Phap – Ngôi chùa là nơi ấp ủ nuôi lớn đời sống tâm linh của người học Phật

Ngôi chùa là nơi ấp ủ nuôi lớn đời sống tâm linh của người học Phật

La pagode est un lieu qui nourrit la vie spirituelle d’une personne qui étudie le bouddhisme

Đi chùa – Aller à la pagode

Ngôi chùa là nơi ấp ủ nuôi lớn đời sống tâm linh của người học Phật. Tất nhiên, mọi người phải có bổn phận đóng góp công sức để trùng hưng Tam Bảo qua việc cúng dường hay làm công quả. Mục đích đi chùa không chỉ là để cúng lạy, mà còn phải thêm phần học hỏi chánh pháp, tập tu đức hạnh bởi vì sự sống trong xã hội lúc nào cũng bận rộn, người học Phật không đâu đủ thì giờ nghiên cứu Phật học.

La pagode est un lieu qui nourrit la vie spirituelle d’une personne qui étudie le bouddhisme. Bien évidemment, chaque personne doit être responsable de sa contribution pour maintenir les 3 Joyaux spirituels en développant l’état de générosité par ses actions bénéfiques. Le but de (re)venir au temple ne s’arrête pas uniquement aux offrandes ou aux prosternations, mais il s’étend à l’étude et à la compréhension du Dharma, il s’étend aussi aux développement de la pratique de la voie, car la vie dans la société est un frein à la sérénité, et nous soumet à l’agitation: une personne qui apprend le bouddhisme doit consacrer pleinement son temps à approfondir la compréhension du dharma.

Khi đi chùa, người học Phật nên thường xuyên đem những điều gì mình chưa hiểu ra hỏi với các vị Tăng, Ni một cách thành tâm. Tuy thời gian ngắn ngũi nhưng người học Phật có thể học được nhiều điều trước kia chưa biết, như vậy, việc học Phật sẽ là niềm vui trong cuộc sống và đúng tinh thần học vấn của người học Phật.

Venir à la pagode pour celui qui étudie le bouddhisme, signifie qu’il doit aussi amener des interrogations sur le bouddhisme pour les demander aux Vénérables, dans un esprit sincère. Bien que le temps est court, celui qui étudie le bouddhisme peut beaucoup apprendre sur les thèmes qu’il n’a pas encore connaissance, c’est dans ce but que cette étude apportera un sourire serein dans sa vie quotidienne, et qu’elle reste une motivation pour le pratiquant d’évoluer vers ce savoir.

Mỗi lần đến chùa lễ Phật lòng cảm thấy nhẹ nhàng khoan khoái, những giờ phút này gánh nợ đời oằn oại đôi vai bỗng dưng như mất hẳn. Đây chính là động lực tỉnh ngộ thúc đẩy người học Phật trong tinh thần cố gắng vươn lên, để gây dựng, cội phúc cho mình, cho gia đình, cho những người chung quanh một ngày mai sáng đẹp.

A chaque fois qu’on arrive à la pagode pour se prosterner devant le Bouddha, on est animé d’un état léger et stable, ces instants allègent le fardeau qu’on porte dans le quotidien. Ceci est un pas vers l’éveil de son ignorance, il encourage la personne qui l’étudie à persévérer sur la voie, pour cultiver le fruit du bonheur à soi, à notre famille et, aux personnes de l’environnement des jours baignés dans l’harmonie.

Người học Phật có thể đi chùa, bất cứ ngày nào thấy rảnh việc nhà và nên lấy việc nghiên cứu học hỏi Phật học làm đầu, nếu mọi người đến chùa chỉ biết làm công quả giúp cho chùa không mà không học hỏi giáo pháp tu hành, thì không biết tương lai đạo Phật sẽ đi về đâu?

Không có phần phát triễn Phật học, thì đạo Phật sẽ còn lại một cái xác không hồn là những ngôi chùa. Nếu tiếp tục làm như vậy thì việc xây thêm chùa có ý nghĩa gì chăng ? Xây chùa, trùng hưng tam bảo là mục đích là để cho người học Phật có nơi thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật và học Phật.

Việc tu học là phần quan trọng chính yếu và những phần khác đều là phụ thuộc. Biết quân bình hai việc là tốt : một mặt trao dồi thân thể qua công qủa, một mặt khác là giúp cho sự mở mang trí tuệ bằng Phật học.

Tóm lại, việc học Phật hay làm công quả giúp cho chùa là quyền quyết định cá nhân của mỗi người và không phải chỉ có học Phật hay làm công quả ở chùa mình đã quy y, mà nên đi học Phật hay làm công quả ở bất cứ ngôi chùa nào khác nếu mình muốn.

Đức Phật nói : người học Phật cần phải có trí huệ sáng suốt để biết suy xét cẩn thận những điều lợi và hại qua hành động của mình. Phải xét rõ những nơi mà mình đến học Phật, hay công quả có phù hợp đúng với Chánh pháp Phật dạy hay không ? Nếu xét thấy, nơi nào có lợi ích thiết thực cho việc học Phật của mình, thì mình có quyền đến đó để tu học. Không ai có quyền ngăn cấm mình cả.

Trích trong Tinh Hoa Phật Học của TS Huệ Dân,
Kính bút
TS Huệ Dân

Pour marque-pages : Permaliens.

Les commentaires sont fermés.