Pháp – Ý nghĩa bốn lời nguyện

Lời nguyện là lời tự hứa với chính mình và cố gắng thực hiện lời đã hứa.

Ý nghĩa của bốn lời nguyện:

1. Chúng sanh không số lượng thệ nguyện đều độ khắp.

Có nghĩa là: Chúng sanh vô số kể, nguyện sẽ cứu giúp cho được tất cả chúng sanh, thoát khỏi vòng sanh tử.

2. Phiền não không cùng tận thệ nguyện đều dứt sạch.

Có nghĩa là: Phiền não nhiều không kể hết, nguyện với chính mình sẽ dứt bỏ tất cả phiền não.

3. Pháp môn không kể xiết thệ nguyện đều tu học.

Có nghĩa là: Phật Pháp thì rất nhiều, nguyện với chính mình sẽ cố gắng tu và học tất cả các Pháp môn của đạo Phật.

4. Phật đạo không gì hơn thệ nguyện được viên thành.

Có nghĩa là: Phật là cao cả hơn hết nguyện sẽ đạt thành.

Ý nghĩa bốn lời nguyện:

Người Phật Tử chân chính phát nguyện cứu độ hết thảy chúng sanh, diệt trừ hết phiền não, tu học hết các Pháp môn và tu thành đạo quả.

Ý nghĩa của chú Vãng Sinh

VÃNG SINH TỊNH ĐỘ THẦN CHÚ
* NAMO  AMITÀBHÀYA
Nam mô a di đa bà dạ
Quy mệnh Vô Lượng Quang (A Di Đà)
* TATHÀGATÀYA
Đa tha già đa dạ
Như Lai* TADYATHÀ
Đa địa dạ tha
Như vậy, liền nói Chú là

* AMRTODBHAVE  ( AMRÏTA  UDBHAVE  )
A di rị đô bà tỳ
Cam Lộ hiện lên

* AMRTA   SAMBHAVE
A di rị đa tất đam bà tỳ
Cam Lộ phát sinh

* AMRTA  VIKRÀNTE
A di rị đa tỳ ca lan đá
Cam Lộ dũng mãnh

* AMRTA  VIKRÀNTA  GAMINI
A di rị đa tỳ ca lan đa già di nị
Đạt đến Cam Lộ Dũng mãnh

* GAGANA  KÌRTTI  KARE
Già già na, chỉ đa ca lệ
Rải đầy Hư Không

* SVÀHÀ
Ta bà ha
Thành tựu cát tường

Chú Vãng Sinh, gọi đầy đủ là ”bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh Độ Đà La Ni”, được lấy từ ”Vô Lượng Thọ Kinh” (Cầu Na Bạt Đà La đời nhà Tống dịch) cùng với ”Phật thuyết A Di Đà Căn Bổn Bí Mật Thần Chú Kinh” (Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch đời Ngụy Tấn). ”bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh Độ Đà La Ni” còn gọi là ”A Di Đà Phật Căn Bổn Bí Mật Thần Chú”, thông thường gọi là ”Vãng Sinh Chú”

Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh Độ: Tại sao chúng sinh  phải lưu chuyển trong sinh tử, và ở trong tam giới lục đạo luân hồi không ngừng? Là vì nghiệp chướng nặng nề, nghiệp chướng này từ đâu đến? Là do nơi phiền não tham sân si v.v., đã tạo những nghiệp giết hại, trộm cắp, và nói dối, những chủng tử ác nghiệp này từ từ tăng trưởng, hình thành sự thọ khổ của chúng sinh, tuần hoàn không dừng, không có thời gian chấm dứt. Chúng ta muốn dẹp trừng những phiền não không cho sinh khởi, không thọ luân hồi khổ đau, thì chúng ta phải một dạ chí thành trì tụng chú này. Vãng sinh thần chú  trợ giúp chúng ta bạt trừ những nghiệp căn bổn, không cho phiền não sinh khởi, hiện thế được nhiều an lạc hạnh phúc,tương lai nhứt định được vãng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc.Đà La Ni là tiếng Phạn, dịch thành là thần Chú, có nghĩa là ”tổng trì”. ”Tổng” là gôm thâu tất cả pháp, ”Trì” là vô lượng nghĩa. Có nghĩa là thần chú tuy chỉ có vài chữ, nhưng có thể bao gồm hết thảy ý nghĩa của Phật Pháp, cho nên Thần Chú có công đức vô lượng.

Viên Ngộ dịch.

Pour marque-pages : Permaliens.

Les commentaires sont fermés.