Présentation – Giới thiệu

Mục Đích – Châm Ngôn – Điều Luật Gia Đình Phật Tử

Objectif – Devise – Les règles de la Famille de la Jeunesse Bouddhiste

I.  Mục đích GĐPT – Objectif GĐPT

     1. Danh xưng: Đại hội huynh trưởng toàn quốc năm 1951 tại chùa Từ Đàm – Huế, “Gia Đình Phật Hóa Phổ” đổi thành “Gia Đình Phật Tử”. – En 1951 le congrès des dirigeants du mouvement du pays à la pagode Từ Đàm à Huế, a décidé de modifier l’appellation “Gia Đình Phật Hóa Phổ” en  “Gia Đình Phật Tử”.
     2. Mục đích – But:
+ Năm 1964, Đại hội huynh trưởng GĐPT toàn quốc tại Sài Gòn, tu chỉnh mục đích của GĐPT là: “đào luyện thanh thiếu đồng niên thành Phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo” En 1964, le congrès des dirigeants du mouvement GĐPT du pays à Saigon, a annoncé que l’objectif de GĐPT est de : “Bâtir la jeunesse selon la noble discipline du bouddhisme, afin de contribuer à  construire une société selon l’esprit bouddhiste.
+ Năm 2001, Hội nghị Huynh trưởng cấp Dũng, cấp Tấn GĐPT toàn quốc tại chùa Từ Đàm – Huế, tu chỉnh nội quy. Phần mục đích đã thêm bớt một số từ cho phù hợp với thời đại nhưng mang đầy đủ ý nghĩa giáo dục của GĐPT. Mục đích GĐPT: “ Đào luyện thanh – thiếu – đồng niên  tin Phật thành Phật tử chân chính, góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội”.
II. Châm ngôn – Devise GĐPT
     1. Định nghĩa – Définition:
* Châm ngôn là một câu nói ngắn gọn nêu lên những điều làm chuẩn mực, gương mẫu về đạo đức, phẩm hạnh, lối sống, tinh thần cao thượng nhằm khuyến hóa, khích lệ con người làm theo và truyền cho nhau học tập.
* Châm ngôn của GĐPT là: Bi – Trí – Dũng. – Devise de GĐPT est : Compassion – Clairvoyance – Courage
* Châm ngôn của Ngành Đồng GĐPT là: Hòa – Tin – Vui. – Devise des jeunes GĐPT est : Harmonie – Foi – Joie
2. Ý nghĩa Bi – Trí – Dũng – Signification de Compassion – Clairvoyance – Courage:
+ Bi (Từ bi) Từ nghĩa là ban vui cho tất cả chúng sanh, Bi nghĩa là cứu khổ cho tất cả mọi loài. Từ bi là lòng thương yêu cao cả vô biên, thúc đẩy con người luôn sẵn sàng cứu giúp mọi người, mọi loài thoát khổ, được an vui từ vật chất đến tinh thần. Chư Phật ra đời là bởi vì thương tưởng đối với mọi loài chúng sanh phải sống trong vô minh đau khổ, cho nên Đạo Phật là đạo từ bi.
+ Trí (Trí huệ) là hiểu biết sáng suốt, cùng khắp, nhận chân sự thật. Đạo Phật là đạo giác ngộ, đức Phật là hiện thân của trí huệ nên Đạo Phật lấy trí tuệ làm sự nghiệp (duy tuệ thị nghiệp).
+ Dũng (Dũng lực hay hùng lực): là dũng mãnh tinh tiến, không yếu đuối, hèn nhác, luôn chịu khó nhẫn nại, không ngừng tiến bước trên con đường tu học để lợi mình, lợi người và chúng sanh. Chính Đức Phật đã bằng dũng lực vô song, từ bỏ ngôi báu, vợ con để xuất gia tìm đạo và với ý chí kiên cường, Ngài đã chiến thắng nội ma, ngoại chướng để thành chánh giác.   
 3. Ý nghĩa Hòa – Tin – Vui – Signification de Harmonie – Foi – Joie :
+ Hoà thuận: Là thuận thảo với tất cả mọi người, không tranh giành cãi cọ nhau. Trong gia đình em luôn luôn thuận thảo với anh chị em, đến trường em là một học sinh gương mẫu không đánh nhau với bạn học; đến với Ðoàn em luôn luôn hòa đồng với các bạn trong Ðoàn, nghe lời những người bạn lớn, hiểu biết hơn mình, giúp đỡ những em nhỏ mới chập chững vào Ðoàn.
+ Tin yêu: Là thương mến, tin tưởng nhau, luôn luôn tin Phật để gần Phật. Em phải thương yêu mọi người như thương yêu chính bản thân em. Em phải tin vào những người lớn, những anh chị Huynh Trưởng, và nhất là em phải tin vào Ðức Phật vì Ngài hướng dẫn em trở thành người tốt.
+ Vui vẻ: Là không buồn giận, luôn luôn vui vẻ tươi cười với mọi người. Em có tính tình vui vẻ sẽ dễ gần gũi với bạn bè, anh chị em. Nũng nịu, giận hờn, la khóc rất khó nhìn, và bạn bè sẽ xa lánh em.
III. Điều luật – Les règles de GĐPT
     1.Quá trình hình thành và cải tiến:
a) Điều luật Gia Đình Phật Hóa Phổ (10 điều)
1/ Phật tử học kinh, niệm Phật.
2/ Phật tử kính mến cha mẹ, thuận thảo với anh chị em.
3/ Phật tử nhơn từ đối với người và vật.
4/ Phật tử lựa bạn tốt và mến thương bạn.
5/ Phật tử vui buồn cùng chia, nhắc nhở nhau tránh dữ làm lành.
6/ Phật tử giữ gìn lời nói ôn hòa ngay thật.
7/ Phật tử thật thà, siêng năng, thứ tự, sạch sẽ.
8/ Phật tử sống giản dị và điều độ.
9/ Phật tử bình tĩnh và lạc quan.
10/ Phật tử làm tròn bổn phận.
b) Điều luật GĐPT (1951):
– Luật của Thanh, Thiếu niên nam, nữ gồm 5 điều:
1/ Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
2/ Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.
3/ Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
4/ Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
5/ Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.
– Luật của Oanh vũ gồm 3 điều:
1/ Em tưởng nhớ Phật.
2/ Em kính mến cha mẹ và thụận thảo với anh chị em.
3/ Em thương người và vật.
c) Điều luật GĐPT hiện nay:
Theo nội quy tu chính năm 2001 bổ sung: Luật của Huynh trưởng và đoàn sinh Thanh, Thiếu niên thay cho luật của Thanh, Thiếu nam, nữ.
1/ Phật tử quy y Phật, Pháp,Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
2/ Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.
3/ Phật tử trau dồi trí tuệ ,tôn trọng sự thật.
4/ Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
5/ Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.
     2. Phân tích  ý nghĩa:
Điều 1: phù hợp với hạnh tinh tấn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Điều 2: thực hiện hạnh từ bi mà Bồ Tát Quán Thế Âm là biểu tượng.
Điều 3: phù hợp với hạnh trí tuệ mà Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là biểu tượng
Điều 4: thực hiện hạnh thanh tịnh của Đức Phật A Di Đà.
Điều 5: thực hiện hạnh hỷ xả của Đức Phật Di Lặc.IV. Kết luận:
Mục đích, châm ngôn, điều luật của GĐPT là kim chỉ nam cho mọi huynh trưởng  và đoàn sinh GĐPT để tu dưỡng rèn luyện mình trở thành một Phật tử chân chính, làm tốt đạo, đẹp đời.CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Em hãy phát biểu mục đích của GĐPT (tu chỉnh năm 2001), giải thích?
2. Nêu ý nghĩa của Châm ngôn: Bi – Trí – Dũng?
3. Nêu 3 điều luật Ngành Oanh, 5 điều luật Ngành Thiếu, giải thích ý nghĩa?
4. Nêu các hạnh tương ứng của chư Phật, Bồ Tát với 5 điều luật của Huynh trưởng và đoàn sinh Thanh, Thiếu niên.

 

Les commentaires sont fermés.