Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
Nhiều tác giả
Nhiều tác giả
MỤC LỤC
– Giới thiệu của Hòa Thượng TBHPTW GHPGVN.
Tháng Giêng:
01. Ngày mùng 1 – Bồ Tát Di Lặc
Tháng Hai
02. Ngày mùng 8 – Phật Thích Ca xuất gia: Cuộc ra đi làm nên lịch sử
03. Ngày 15 – Phật Thích Ca nhập diệt:
Hành trình cuối cùng của đức Phật
Kinh Nhiều Cảm Thọ
04. Ngày 19 – Vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát
05. Ngày 21 – Vía đức Phổ Hiền Bồ Tát
Tháng 4:
06. Ngày mùng 4 – Vía đức Văn Thù Bồ Tát
07. Ngày 8 – Phật Đản Sinh
Tháng 7:
08. Ngày 13 – Vía đức Đại Thế Chí Bồ Tát
09. Ngày 15 – Lễ Vu Lan Thắng hội
10. Ngày 30 – Vía đức Địa Tạng Bồ Tát
Tháng 8:
11. Ngày mùng 6 — Tổ Huệ Viễn với pháp môn tịnh Độ
(Kỷ niệm ngày Huệ Viễn Đại sư viên tịch)
Tháng 9:
13. Ngày 30 – Vía đức Phật Dược Sư
Tháng 10:
14. Ngày mùng 9: Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma viên tịch
15. Sơ lược sắc thái thiền Trung Hoa
Tháng 11:
17. Ngày 17 – Vía Phật A Di Đà
18. Kinh Hoa Nghiêm với pháp môn Tịnh Độ
Tháng 12:
19. Ngày 15 – Tam Minh trong ngày Phật thành đạo
LỜI GIỚI THIỆU
Trong nhiều năm qua, Ban Hoằng Pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức nhiều Khoá bồi dưỡng Giảng sư ngắn ngày và các lớp đào tạo giảng sư chánh quy. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên, quý Tăng Ni đang học lớp Đào tạo Cao cấp Giảng sư đã biên soạn quyển sách vía Phật và Bồ tát, gồm những bài giảng về Phật pháp tương đối khá tốt.
Vì vậy, Ban Hoằng Pháp cho phép xuất bản quyển sách này, để làm tài liệu cho các giảng sư nghiên cứu; đồng thời là quyển sách cần thiết giúp cho các Phật Tử trau giồi thêm kiền thức về Phật pháp.
Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn khích lệ quý Tăng Ni viết sách này, nhằm tạo thắng duyên cho quý vị sẽ có những công trình nghiên cứu cao hơn và đóng góp đuợc nhiều lợi ích cho ngành Hoằng pháp trong tương lai.
Mùa Phật thành đạo, Phật lịch 2548 – 2004
HT. THÍCH TRÍ QUẢNG
Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương
Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hiện nay, sự nghiên cứu học Phật của quần chúng rất phổ biến. Và có thể nói nhu cầu tìm hiểu Phật pháp hôm nay trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trước tình hình đó, Ban Hoằng Pháp Trung Ương (BHPTW) tạo điều kiện thuận lợi nhằm đáp ứng nhu cầu học phật của người Phật tử: Mở nhiều đạo tràng tu bát quan trai, các lớp giáo lý dành cho người cư sĩ, các khóa tu ngắn ngày… Và một tổ chức hoằng pháp đáng chú ý nhất đó là chương trình Phật học hàm thụ đã thu hút lượng học viên đăng ký học tập đáng kể, số người tri thức tham gia rất đông. Đây là chương trình xem như có qui mô rộng lớn nhất, đội ngũ biên soạn bài vở rất tốt, có phương pháp sư phạm, nghiên cứu cứ liệu rõ ràng chính xác… Đó là việc đáng vui mừng cho sự phát triển tốt của Phật Giáo Việt Nam.
Để có thêm cán bộ phục vụ cho ngành hoằng pháp, trong gần 10 năm BHPTW mở các lớp đào tạo giảng sư, các lớp hoằng pháp Thiện Hoa, Trí Thủ, và tiếp theo đó là mở hai lớp đào tạo Cao và Trung cấp Giảng sư, là những bước tiến nhảy vọt của ngành hoằng pháp, trang bị kiến thức vững vàng cho tiềm năng trẻ có tâm huyết dấn thân trên con đường phụng sự đạo pháp.
Trước những kỳ vọng lớn lao mà chư tôn đức đã đặt niềm tin vào thế hệ trẻ, chúng tôi, Tăng Ni giảng sinh lớp cao cấp giảng sư, muốn đóng góp chút phần công sức của mình trong công tác hoằng pháp lợi sanh, cùng nhau biên soạn bộ tài liệu diễn giảng về các ngày vía của Phật, Tổ và Bồ Tát tiêu biểu trong năm.
Chúng tôi thiết nghĩ, tập tài liệu này rất cần cho người hoằng pháp, nhằm nâng cao ý thức về tinh thần tôn sư trọng đạo, tưởng nhớ sâu sắc đến các bậc tiền bối đã dày công xây dựng nền đạo pháp, theo chiều dài lịch sử gần ba ngàn năm. Ngoài mục đích đó, chúng tôi còn chú trọng đến ba tiêu chí sau:
1. Một là biểu hiện tấm lòng siêng học, cần tu, nhiệt tình hoằng pháp của các Tăng Ni giảng sinh trẻ, hầu đền đáp công ơn chư tôn đức lãnh đạo Giáo Hội, BHPTW, và nhất là các bậc tôn túc lãnh đạo trực tiếp cưu mang chúng tôi.
2. Giúp cho người Phật tử có thêm tài liệu trong việc nghiên cứu, tìm hiểu ý nghĩa và biết rõ tầm quan trọng của các ngày lễ vía mà các chùa tổ chức lễ kỷ niệm thường niên.
3. Đóng góp một phần tài liệu, nhằm gợi ý cho những vị giảng sư qúa nhiều công việc mà ngày giảng đã cận kề.
Vì vậy, trong tập sách này, chúng tôi cố gắng biên soạn khá công phu, tương đối đầy đủ chi tiết, đồng thời hội nhập với nền tín ngưỡng có từ lâu đời nhưng không vượt ra ngoài Phật pháp.
Khả năng tiềm ẩn của lớp học còn nhiều, chúng tôi chưa khai thác hết những vốn quí ấy. Mặt khác, dung lượng quyển sách không thể tập hợp đủ những bài viết với các đề tài khác nhau, đành tuyển chọn giới hạn.
Đây là tác phẩm in chung đầu tiên không sao tránh khỏi những điều thiếu sót, kính mong các bậc thiện trí thức chỉ giáo thêm cho hoàn chỉnh.
Thành kính ghi ơn Chư tôn sư giáo dưỡng. Nguyện cầu những gì tốt đẹp nhất sớm đến với quí đọc giả hữu duyên với Phật, Bồ Tát.
Ban Biên Soạn
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
BỒ TÁT DI LẶC
Thích Nữ Tuệ Như
A. DẪN NHẬP
Nhìn qua các cuộc bể dâu, người ta lo sợ trước cuộc sống. Sống là đi lần vào cõi chết, hay sống để suy tư tìm kiếm hạnh phúc. Phật giáo phân biệt có hai thứ hạnh phúc. Hạnh phúc với nhục dục ngũ trần và hạnh phúc siêu thoát sanh tử. Trong kinh Phật cũng có câu: “Chúng sanh đa bệnh, y dược đa phương”. Nếu chúng sanh có nhiều chứng bệnh thì y dược cũng có nhiều cách để điều trị. Nếu chúng sanh có đến 84.000 trần lao phiền não thì Phật cũng có 84.000 pháp môn để cứu độ chúng sanh. Ngoài ra Đức Phật Thích Ca còn giới thiệu Đức Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Địa Tạng, Ngài Di Lặc v.v… Đặc biệt Ngài Di Lặc có một hình tượng rất đẹp, rất vui, một vị Bổn Tôn tu pháp, mà còn là một giá trị mỹ học tuyệt vời. Người ta có thể khó phân biệt được các vị Bồ Tát Quán Thế Âm với Đại Thế Chí, Văn Thù và Phổ Hiền, nhưng với hình tượng Di Lặc, dù là người không biết đạo nhìn vào cũng biết ngay đó là Ngài với nụ cười hoan hỷ giải thoát, khiến nhiều người thích chiêm ngưỡng.
Nhân đây chúng tôi xin trình bày sơ lược về những điều tìm hiểu về tiểu sử, truyền thuyết liên hệ đến Ngài Di Lặc Bồ Tát, một vị đạo sư gương mẫu giáo hóa chúng sanh đi vào con đường hiền thiện, minh triết, an lạc thụ hưởng hạnh phúc siêu thế.
B. NỘI DUNG
1. Tiểu sử
Hai chữ Di Lặc xuất phát từ tiếng Phạn Maitreya (Pàli: Metreya). Hán dịch là Từ Thị, A Dật Đa (Ajita), Vô Năng Thắng. Đây là vị Bồ Tát Nhất sinh bổ xứ được Đức Phật Thích Ca thọ ký sẽ thành Phật ở tương lai. Bồ Tát Di Lặc người Nam Ấn, sanh trong gia đình Bà La Môn, sau quy y Phật tu hành chứng duy thức tánh xả báo thân trước Phật Thích Ca. Bồ Tát Di Lặc sanh về cung trời Đâu Suất sẽ trụ trên đó bốn ngàn năm (4.000) – Tính theo năm tháng ở thế gian là sáu mươi ức bảy ngàn muôn năm (607.000.000) sau đó sanh xuống thế giới này tu hành ở trong vườn Hoa Lâm, dưới cội cây Long Hoa thành Phật, hiệu Di Lặc. Theo huyền ký vị Bồ Tát này sanh thân người từ lúc mới phát tâm đã không ăn thịt chúng sanh. Còn theo Đại Phật kinh sớ quyển 1 thì Từ Thị là lấy chữ Từ trong Tứ vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả) của Phật là đầu. Tâm từ đó sinh ra từ chủng tánh Như Lai, có năng lực làm cho tất cả thế gian không đoạn dứt Phật chủng, cho nên gọi là Từ Thị (Thị là tộc chủng, là họ). Từ Thị nghĩa là chủng tánh Từ Bi và hoan hỷ. Hai chữ Di Lặc đôi lúc đã biến thành một hình dung từ, để diễn tả niềm vui hay sự hoan hỷ, như Xuân Di Lặc, nụ cười Di Lặc, cái bụng Di Lặc, có lúc Di Lặc là Bố Đại Hòa Thượng, do đeo bị túi vải; Người ta tạc tượng Ngài khắp nơi. Như thế để biết tín ngưỡng Di Lặc thịnh hành như thế nào ?
Tông Duy Thức Pháp Tướng Tôn Ngài làm sơ tổ. Theo Hoà Thượng Thích Quảng Liên, người biên soạn quyển Duy thức học, thiền viện Quảng Đức xuất bản năm 1972: Vào khoảng thế kỷ V, Bồ tát Vô Trước, Thiên Thân nối tiếp công trình duy thức của Ngài, khéo léo dùng tài hoa sáng tác những bộ luận rất có giá trị làm căn bản cho tông Pháp Tướng, các Ngài thành công trong nhiệm vụ triết học hóa tư tưởng duy thức qua sự trình bày tâm pháp, tâm sở hữu pháp, sắc pháp… năng duyên sở duyên, chủ thể khách thể, đối tượng. Phân tách tâm lý, vậy lý, cũng như sinh lý, kết quả do từ tâm thức tác động và phân biệt, chúng tử sanh hiện hành, hiện hành huân chủng tử.
-Những bộ luận do Ngài Di Lặc trước tác gồm có:
1- Du Già Sư Địa Luận (yogacaryabhuni) được Huyền Trang Pháp Sư dịch ra Hán văn.
2- Đại thừa trang nghiêm kinh luận (Mahayanasutra Lamkara-Sastra).
3- Thập Địa Kinh Luận (Dababhumikasutra Sastea)
4- Biện Trung Luận (Madhymita – Vibhaga).
5- Kim Cang Bát Nhã luận.
2. Ý nghĩa biểu trưng
Vào trong chùa Phật giáo Bắc tông, ở giữa chánh điện có chùa thờ theo thế Tam Thế Phật, Đức Thích Ca ngự ở giữa, bên phải Đức Thích Ca là Phật Di Đà, bên trái là Phật Di Lặc, Phật A Di Đà là Phật quá khứ, Phật Di Lặc là Phật tương lai, và Đức Thích Ca là Phật hiện tại. Theo lối thờ này thì đức Phật Di Lặc ngự trên tòa sen cũng là một ý nghĩa tượng trưng tốt. Bởi vì hoa sen được biểu thị cho đức tánh thanh tịnh và giải thoát. Hoa sen phát xuất nơi ao hồ nước đọng mà vẫn tỏa ra mùi hương thanh khiết. Đó là đặc tính không thể tìm được trong các loài hoa khác. Ngài Di Lặc cũng sống trong cảnh đời nhiều màu sắc, tiếng động mà Ngài vẫn tu hành siêu thoát an lạc.
Tông pháp tướng chủ trương chuyển thức thành trí vô cấu nhiễm gọi vô thức, như câu nói trứ danh của Bồ Tát Di Lặc, do Hám Sơn Đại Sư thần du Đâu Suất Thiên nghe ngài thuyết giảng ghi lại: “phân biệt là thức, vô phân biệt là trí. Dựa vào thức là nhiễm, dựa vào trí là tịnh,. Nhiễm tức có sinh tử, tịnh chẳng có chư Phật.”
Ngài có đôi mắt hồn nhiên, nụ cười hoan hỷ, vui vẻ, thân hình mập phệ biểu hiện sự tự tại an lạc giữa cuộc đời. Cuộc đời vốn đã đau khổ, nước mắt và tiếng khóc quá nhiều và rắc rối lắm rồi! Trầm trọng, căng thẳng, khúc mắc làm gì, cứ mỉm cười nhẹ nhàng hỷ xả trước cuộc sống đó cũng là hạnh phúc.
Rồi cũng có hình tượng một vị Hòa thượng mập mạp, miệng cười toe toét, mặc áo phơi ngực, bày cái bụng to tướng, chung quanh có 6 đứa trẻ quấy nhiễu. Đây là y cứ vào điển tích Bố Đại Hòa Thượng.
Bố Đại Hòa Thượng xuất hiện vào đời nhà Lương ở Trung Hoa, Ngài mặc áo xốc xếch, đi đâu thường mang cái bị lớn, ai cho món gì thì thu nhận món ấy dồn vào bị, gặp những bọn trẻ đem ra phân phát và dạy chúng niệm Phật làm hiền. Chúng thích Ngài lắm! Hôm sắp tịch, Ngài ngồi trên tảng đá bên chùa Nhạc Lâm nói bài kệ:
Di Lặc chơn Di Lặc
Phân thân thiên bách ức
Thời thời thị thời nhơn
Thời nhơn tự bất thức
Dịch:
Di Lặc thật Di Lặc
Phân thân trăm ngàn ức
Luôn luôn hiện vì đời
Người đời tự chẳng biết.
Hình ảnh Ngài Di Lặc có cái bụng bự phình ra tượng trưng cho tâm trống rỗng, năm đứa trẻ bu quanh Đức Di Lặc tượng trưng cho năm trần: sắc, thanh, hương,vị, xúc, (lẽ ra sáu trần, nhưng do pháp trần không có hình tướng nên không biểu hiện được ở đây). Sáu trần như là sáu tên giặc, đứa móc mắt, đứa móc tai… khêu gợi sáu thức, vực dậy chủng tử nghiệp mê lâm, “Kiến nhãn tâm động” nơi tàng thức tâm của người tu Phật, tượng trưng cho phiền não khởi lên do ngoại trần quấy nhiễu, nhưng không quấy phá được nụ cười an nhiên tự tại của “Người rỗi việc”. (Liễu sự nhân). Đó là nét biểu hiện đặc sắc của hình tượng này.
Về mặt đời thường cười bao giờ cũng hay hơn khóc. Giữa biết bao điều hệ lụy của kiếp nhân sinh, những lần được cười thoải mái, cười thanh thản, cười vui tươi… dẫu cho đó chỉ là những phút giây ngắn ngủi cũng hạnh phúc lắm rồi. Từ trước tới nay, người ta đã nghiên cứu trạng thái tâm lý của từng kiểu cười khác nhau.
– Nhà văn Victor Hugo viết: “Nụ cười xua tan mùa đông ra khỏi khuôn mặt con người”.
– Nhà văn Léon-Tolstoi thì nói: “Không có gì làm con người xích lại gần nhau bằng nụ cười hiền lành”.
– Nhà văn Dostoevsyky đã nêu một ý kiến rất thú vị: “Nếu bạn muốn xét đóan và nhận biết tâm hồn một người nào thì bạn hãy tìm hiểu. Không phải cách anh ta im lặng, nói năng, khóc lóc hay đang xúc động bởi những ý tưởng cao thượng, tốt nhất hãy nhìn anh ta đang cười”.
Trong Phật Giáo, nụ cười của Đức Thích Ca được gọi là nụ cười an lạc, nụ cười của Đức Phật Di Lặc là nụ cười hoan hỷ. Nếu trong cuộc sống chúng ta luôn trao đổi với nhau bằnng nụ cười vô nhiễm thì đời sống này sẽ an lạc biết bao.
3. Tâm lý hiện thực:
Hình ảnh của Ngài Di Lặc là căn cứ vào hóa thân Bồ Tát, vừa hàm chứa ý nghĩa sâu xa, nên có người làm thơ hỏi:
“Đảnh lễ thưa cùng Phật Di Lặc
Bụng chứa những gì con muốn biết
Cười rằng tâm ấy vốn như như
Thảy là không không, vượt sanh tử”.
Qua hình tượng Phật Di Lặc tiêu biểu là nụ cười an nhiên tự tại. Phật tức tâm, tâm ấy là tâm chơn như vượt lên mọi chi phối của căn- trần-thức, tức là đã hàng phục được các thứ giặc trong ngoài. Do đã thấy các pháp do nhơn duyên sanh khởi, không thật, chỉ có giả sanh, nên tâm không chấp các pháp, dù sinh diệt bất hoại vẫn không thấy mất còn tăng giảm. Một hôm, Hoà Thượng Bảo Phước gặp Hoà Thượng Bố Đại liền hỏi:
– Đại ý Phật Pháp là thế nào ?
Bố Đại buông bị lớn rơi xuống đất, đứng khoanh tay.
Hỏi tiếp:
– “Chỉ là như vậy, hay lại có việc hướng thượng khác” ?
Bố Đại mang bị lên vai, đi.
Qua hành động trên, chúng ta thấy biểu hiện của Ngài là Hỷ, Xả, đại ý Phật Pháp là buông bỏ tất cả nhục dục ngũ trần cho tâm thanh tịnh, còn đeo đẳng còn chấp chặt thì không thể nào thấu đạt được Phật Pháp. Nhưng, xả bằng cách gắng gượng, xả mà vẫn còn luyến tiếc thì cái xả ấy cũng chưa thật xả. Phật xả bằng cách vui vẻ thích thú, thì cái xả ấy mới thật làm cho tâm khinh an.
Cho đến câu hỏi thứ hai Ngài mang bị lên vai đi. Do vui mà xả, cũng do xả nên được vui: Vì thế, Ngài vui cười mãi dù bất cứ hoàn cảnh nào. Đến như 5 đứa bé chơi đùa nghịch ngợm, đứa móc miệng, đứa chỉ tay vào mắt, đứa ngoáy lỗ tai, đứa chọt vào mũi, đứa đâm vô ngực, đứa lói vào hông, mà Ngài vẫn nở nụ cười tự tại, chuyển hóa chúng thành các đồng tử dể thương; đó là diệu dụng của tâm hướng thượng đại giác ngộ.
4. Tâm linh thông thường
Chúng ta học theo gương Đức Di Lặc, xả tất cả cái chấp ngã, chấp pháp. Ngã pháp đã xả thì lục tặc có phá phách đến đâu cũng không làm não loạn tâm ta. Ta đã thắng được chúng và hàng phục chúng trở thành quyến thuộc công đức. Lúc chúng ta giác ngộ, sáu cơ quan ấy trở thành sáu thứ thần thông (thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, thần túc thông, tha tâm thông, túc mạng thông, lậu tạân thông).
Biết như vậy chúng ta tập sống hỷ xả không cố chấp. Tất cả đều hỷ xả thì lòng chúng ta nhẹ nhàng như quả bóng bay vào hư không, trí tuệ vô nhiễm phát sanh, tâm luôn an lạc vui vẻ hồn nhiên như tâm một đồng tử chưa vướng bụi trần. Được thế, còn gì làm ta đau khổ, như trời cao biển sâu, không còn bực bội, đắm mê, tâm linh được rổng rang tỏ ngộ mặc tình thuyền bè xuôi ngược không lưu lại dấu vết !
5. Ý nghĩa đời Ngài với cuộc sống nhân sinh
Trong nhân sinh quan Phật giáo thì thời gian vô lượng, không gian vô cùng. Hơn nữa đã là Phật thì nơi nào cũng có Phật. Thời gian dẫu trong mỗi sát na thì cũng có sinh – trụ – dị – diệt – xuân sanh, hạ trưởng, thu liểu, đông tàn; Ngày mồng Một Tết Âm lịch là ngày vía Đức Di Lặc. Đó là ý nghĩa của sự sống vui đẹp, hạnh phúc, đồng cảm với tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Một ngày mới người ta nhìn lại qúa khứ, hướng đến tương lai với bao hy vọng cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Do đó chọn ngày kỷ niệm Phật Di Lặc vào thời điểm ấy bằng hình tượng hoan hỷ, được đảnh lễ chiêm bái Ngài thật là hân hạnh và lạc quan. Tin tưởng, hy vọng để làm chất liệu bổ sung năng lượng cho cuộc sống là rất cần. Trong kinh Di Lặc Thượng Sanh Đức Phật nói: “Những ai chuyên tâm tu hành chân chính, tạo nhiều quả phúc tốt đẹp cho mình, cho người thì: “Trong đời vị lai tất nhiên được gặp Đức Di Lặc Phật phù hộ, độ trì, vào hội Long Hoa thính pháp chứng quả xuất thế”.
6. Bồ Tát Di Lặc đản sinh
Một nhà nghiên cứu là ông Phạm Công Thiện đã nói: “Lý tưởng là ảo tưởng”, chỉ cho lý tưởng đó không có cơ sở dẫn đến thực tế. Nơi đây lý tưởng Bồ tát Di Lặc sanh lên trời Đâu Suất, hạ xuống nhân gian thành Phật có ghi trong kinh tạng Nguyên thỉ (Kinh Tuyết Bổn, Trung A Hàm), được giáo lý Đại Thừa phát triển minh họa truyền bá phổ thông.
Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh điển chính thức nói về việc sanh lên cõi trời Đâu Suất, từ cõi trời Đâu Suất, giáng sanh xuống cõi Diêm Phù Đề, thành Phật, quốc độ, thời tiết nhân duyên, chủng tộc, xuất gia, thành đạo và chuyển pháp luân của Bồ tát Di Lặc.
Chúng ta chỉ tìm hiểu hai hệ thống chính liên quan đến lý tưởng đản sanh của Ngài mà thôi.
- Lý tưởng thượng sanh (Kinh Di Lặc thượng sanh Đâu Suất thiên)
Tín ngưỡng thượng sanh cho rằng hiện nay Bồ tát Di Lặc đang nói pháp trên cung trời Đâu Suất. Các Kinh điển thượng sanh diễn tả tỉ mĩ về cõi trời này. Đây là tầng trời thứ tư trong sáu tầng trời cõi dục. Tuy là cõi dục, nhưng cõi trời này có những cái ưu việt mà các tầng trời khác không có. Thiên cung Đâu Suất có hai phần nội viện và ngoại viện. Thiên chúng ở ngoại viện vẫn hưởng thú vui ngũ dục nên để bị đoạ lạc chỉ có tại nội viện, nơi Bồ tát Di Lặc đang thuyết pháp thì gần giống Tịnh độ là nội viện thiên cung Đâu Suất, người nhất tâm giữ giới thập thiện hành thiền định tu sau khi mạng chung sẽ được thăng thiên như ý, Bồ tát Di Lặc không tiếp dẫn, nhưng ai đạo lực đủ sức thì đến, Ngài và thánh chúng tiếp nhận hoan hỷ.
Lý tưởng Bồ tát Di Lặc thượng sanh có rất sớm ở Ấn Độ, ở Trung Quốc có Ngài Đạo An (314-385) Đạo Kiếu, Ngài Huyền Trang, Ngài Khuy Cơ (đời Đường) Đàm Phó, Đàm Võ, các bậc danh tăng ấy cùng hoằng dương tín ngưỡng thượng sanh Đâu Suất và trở thành truyền thống của tông Pháp tướng.
Trong các bộ sám văn được trứ tác thời kỳ này như: Từ Bi Thủy Sám, Tam muội Thủy Sám, Lương Hoàng Sám, chúng ta thấy nói nhiều đến tín ngưỡng thượng sanh. Nhưng từ đời Diêu Tần về sau, khi Kinh Di Đà được dịch sang Trung Quốc thì có rất nhiều người phát nguyện sanh về tây phương Tịnh Độ, do Đức Phật A Di Đà và thánh chúng phương tây có tiếp dẫn người niệm Phật nhất tâm.
- Lý tưởng hạ sanh (Kinh Di Lặc sanh thành Phật)
So với lý tưởng thượng sanh, lý tưởng hạ sanh rất phổ biến. Lý tưởng cho rằng tương lai Bồ tát Di Lặc giáng sinh cõi Diêm Phù Đề, thành Phật dưới cội Long Hoa và thuyết pháp ba hội để hóa độ chúng sanh. Do đó có thuyết “Long Hoa tam hội”. Nếu chúng sanh tu tạo nhân duyên phước báo, trụ sanh ở Diêm Phù Đề. Khi Di Lặc Bồ tát giáng sanh sẽ được trực tiếp giáo hóa.
Đời Tống, vua Minh Đế (465-471) soạn Long Hoa Thệ nguyện văn, ngài Nam Nhạc Hụê Tư soạn Lập Thệ nguyện văn… Đều nói về thuyết Di Lặc hạ sanh.
Do lý tưởng hạ sanh được vua chúa Trung Hoa tôn sùng nên việc khắc tạo tượng Phật Di Lặc ở Trung Quốc cực thịnh và ảnh hưởng nhiều đến các nước Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam…
Nói chung tín ngưỡng hạ sanh được nhiều người tin tưởng không đi sâu vào Duy thức học, đưa đến vài tệ đoan đáng tiếc trong lịch sử phát triển Phật giáo như kẻ gian ngụy tạo Kinh điển, tự xưng Bồ tát Di Lặc giáng sanh để phục vụ mưu đồ xấu, hay cho rằng sắp tận thế, gần đến Hội Long Hoa, để thủ lợi dân chúng không lo làm ăn tu tập, cứ mơ mộng hảo huyền, nghèo đói bệnh tật; đói thiếu cơm ăn, đau không thuốc uống !
7. Tín ngưỡng Di Lặc Bồ tát
Bao giờ đến Hội Long Hoa ? Câu hỏi đó đã có từ hàng ngàn năm trước, càng trở thành cấp bách ở những năm cuối thế kỷ 20. Bây giờ chúng ta bước qua thế kỷ 21, người ta vẫn còn thì thầm bàn tán về Hội Long Hoa xuất hiện Đức Phật Di Lặc ra đời cứu vớt những người tu phước hành thiện, còn kẻ ác sẽ bị quả báo xấu !
Đến nay “Đức Phật Di Lặc” vẫn còn ở tận nơi đâu ! Trời chưa sập, đất chưa tan; nhưng niềm tin của con người vẫn còn đó. Đã có nhiều người nản lòng thối thất đạo tâm !
Từ đời Đường năm 689, Võ Tắc Thiên đã lợi dung danh nghĩa, tự xưng mình là đức Di Lặc tái sanh. Năm 613, Tống Tử Hiền và Hướng Hải Minh tự xưng là Di Lặc xuất thế để tập hợp dân chúng làm loạn v.v…
Thực ra thuyết Di Lặc hạ sanh cũng có những giá trị tích cực, nhằm khuyên người tu nhân tích đức, làm lành lánh dữ để mình và người cùng lợi lạc. Song nếu không khéo tìm hiểu, thì mù quáng ngụy tạo văn kinh thì đó là người kém trí hụê suy xét. Phật đã dạy: “Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”.
Việc Bồ tát Di Lặc hạ sanh như đã nói tính ra phải đến 57 tỷ 60 triệu năm nữa Phật Di Lặc mới ra đời thuyết kinh hóa chúng. Đây chính là lời huyền ký của đức Phật Thích ca
Đời sống vốn ngắn ngủi, đêm vô minh huyền ảo, dầy đặc chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói, môi trường nhiểm ô; Mọi thứ khổ não đe dọa như lưỡi hái tử thần treo lơ lửng trước mạng sống con người. Sống trong nhiều nỗi khổ đau và sợ hãi lo âu, con người thì yếu đuối, nên người ta cần một điểm tựa tinh thần, một chốn quay về, một nơi ủy thác. Ở đó hứa hẹn một sự an lạc trường thọ, hoan hỷ, không có cướp bóc lường gạt. Có phải đó là một thiên đường không tưởng ? Không ! Nó vẫn có đó ! Ở đâu ? Ở ngay trên nụ cười Di Lặc.
Từ bi hỷ xả là Tịnh Độ Di Lặc, trụ nơi vô sở trước (Tâm không dính mắc, an trú chánh niệm, buông xả) là ngồi yên nơi cội Long Hoa, hành trì Giới, Định, Huệ, là lắng nghe ba hội thuyết pháp, và chính cái tâm trí tụê vô nhiễm là Đức Phật tại thế. Sáu mươi tỷ năm cũng ở tại bây giờ, đợi chờ chi, tìm kiếm gì, khi pháp giới hiện ra nơi tâm tõ ngộ Phật tánh.
Mỗi vị Phật chủ về một hạnh, như đức Di Đà chủ hạnh trang nghiêm, đức Thích Ca chủ hạnh thanh tịnh, cũng vậy đức Di Lặc chủ về hạnh hỷ xả. Qúi vị tín ngưỡng Di Lặc ? Hãy có tâm thương yêu và hỷ xả. Nếu như hiện tại Đức Di Lặc có ra đời mà tâm ta sân hận, phiền não, tạo nghiệp tam đồ thì làm sao dự vào pháp hội Long Hoa !
C. KẾT LUẬN
Sống trong thế giới này người giác ngộ tu tiến có cuộc sống tự tại giải thoát, dù ở đâu chăng nữa cũng được hồn nhiên hạnh phúc với Phật tánh hằng hữu. Tại sao người ta mơ ước viển vông, không lo tu tập như Thiện Tài Đồng Tử trong Kinh Hoa Nghiêm học đạo trí huệ với Ngài Văn Thù Bồ Tát, học hạnh Quán Âm lắng nghe tiếng kêu đau thương của chúng sanh xem xét cứu khổ… Được Di Lặc Bồ Tát khảy móng tay 3 lần mở cửa lầu các Tỳ Lô Giá Na, thấy chư Phật ba đời lợi ích chúng sanh. Tỳ Lô Gia Na tiêu biểu cho pháp thân Phật thanh tịnh. Người tu sĩ công phu tự hiển lộ pháp thân thanh tịnh mới được Bồ tát Di Lặc cho thấy Phật Tỳ Lô Giá Na, Di Lặc Bồ Tát là người giữ Tỳ Lô Giá Na lầu các, tức Ngài sử dụng được chơn tâm thông với Phật và chúng sanh, xứng đáng được tôn là Tổ sư Duy thức học.
Pháp sư Đạo An đời Đông Tấn khai thủy, Pháp sư Huyền Trang, Khuy Cơ đời Đường; Thời cận đại, Thái Hư đại sư, Ngài Từ Hàng viên tịch ở Đài Loan đều phát nguyện sinh Trời Đâu Suất gặp Bồ tát Di Lặc. Trước khi được sanh lên các Ngài tu theo hạnh Bồ Tát Di Lặc làm rạng rỡ Phật giáo một thời.
Chúng ta được hành hạnh Từ bi hỷ xả như Bồ Tát Di Lặc còn gì hạnh phúc bằng khi xuân đến giữa đất trời mênh mông, dưới Phật đài, trong mái chùa thân thương đầm ấm với lời kinh tiếng mõ… Xảõ bỏ sầu tư trĩu nặng. Sẽ nhận thức được nụ cười Di Lặc Bồ tát làm rúng động Tam thiên và tô thắm cho hoa mai, hoa cúc, hoa đào mãi mãi xinh tươi giữa mùa xuân đại thể.
SÁCH THAM KHẢO
1. Bách Pháp Minh Môn Luận – Thích Thiện Hoa dịch, NXB Tp. Hồ Chí Minh 1992.
2. Duy Thức Tam Thập Tụng – Thích Thiện Hoa dịch, NXB Tp. Hồ Chí Minh 1992.
3. Duy Thức Học – Thích Quảng Liên, Thiền Viện Quảng Đức, Sài Gòn Xuất bản 1972.
4. Giảng Luận Buy Biểu Học – Thích Nhất Hạnh, Lá bối XB 1996.
5. Kinh Di Lặc Thượng Sanh Đâu Suất Thiên.
6. Kinh Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật.
7. Kinh Trung A Hàm, Đại Tạng Kinh Việt Nam.
8. Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm – HT. Thích Trí Quảng, NXB. Tp. Hồ Chí Minh 1996 PL. 2453.
9. Niệm Phật Sanh Tịnh Độ – Thích Thánh Nghiêm – Thích Chân Tính – NXB Tôn Giáo Hà Nội, PL. 2543.
10. Thiền Đạo Tu Tập (The Parctice of zen), Chang Chen chi – Như Hạnh, Kinh Thi, Sài Gòn XB, 1972.
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
CUỘC RA ĐI LÀM NÊN LỊCH SỬ
(Kỉ niệm ngày xuất gia của đức Phật)
Thích Phước Tiến
A/ DẪN NHẬP
Văn hào Victor – Hugo có nói : “Người ta cần đi vì tiêu khiển, cần trở về vì tìm hạnh phúc”. Vâng, một số người có khuynh hướng luôn chạy tìm hạnh phúc cho riêng mình, bằng mọi cách để hưởng thụ theo đòi hỏi bản năng mà không cần biết điều đó có hợp với nhân bản không, có hưởng thụ hạnh phúc trên đau khổ của người khác không, hoặc hưởng thụ với tâm ích kỷ đến độ không cần biết đến những người đói kém khổ cực xung quanh mình.
Trong một vài trường hợp, cũng có những người luôn đi tìm cái đẹp cho nhân loại bằng giá trị thực tiễn, như ông bà Curie, một gia đình đoạt kỷ lục về giải Nobel, họ chỉ có một mục đích duy nhất là phụng sự cho khoa học và nhân loại. Philippe Semmelweis lấy thân mình làm thí nghiệm để cứu lấy mọi người …. Như vậy, ai dám cho những người đó là sống ích kỷ? Hầu như cả Đông và Tây những người minh triết đi tìm cái đẹp nhân loại bằng một tình thương yêu rọâng lớn là không thiếu. Nhưng đặc biệt nhất mà chúng ta cần phải thấy một cuộc ra đi mang giá trị lịch sử nhân loại mà mỗi khi nhắc đến tên người thì thế giới điều biết với lòng ngưỡng mộ tôn kính cao độ: cuộc ra đi của một vị vương tử trẻ Siddhatha, dòng họ Sakya, thành Kapilavatthu. Đó là cuộc ra đi vô tiền khoáng hậu; sự ra đi ấy không riêng vì lợi ích cho dân chúng thành Kapilavatthu – Ca tỳ la vệ, mà vì nhân loại, vì tất cả chúng sanh trên cõi Diêm Phù Đề. Cho đến ngày hôm nay hay muôn đơì về sau người ta vẫn kính trọng Ngài như một người hy sinh cứu thế đúng nghĩa.
Có thể nói, đức Bồ tát Thích Ca ra đi (xuất gia)là thực hiện đại từ bi, tìm trí tuệ siêu thế, nhằm giải cứu nỗi khổ sinh tử triền miên của vạn loại sinh linh đang phải gánh chịu trên cõi đời này.
Đây là vấn đề lớn, chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu khách quan mới nhận thức đúng chân giá trị của đức Thế Tôn, là bậc thâỳ của trời người, đã đi vào lịch sử hơn 25 thế kỷ.
B/ NỘI DUNG
1. Vài nhận định về ngày ra đi lịch sử
Ai đã từng nghiên cứu về Phật giáo cũng đều biết đức Thích Ca Mâu Ni (Sakya – muni) là một người lịch sử, xuâùt hiện trước Công nguyên từ năm đến sáu thế kỷ. Với ngần ấy thời gian thì không dễ gì có một sử liệu hoàn toàn chính xác, mà những dị số về niên đại xung quanh các sự kiện lịch sư,û của một vị giác ngộ gần ba ngàn năm là điều không thể tránh. Căn bản nhất chính là ngày sanh và mất (Niết bàn) của Ngài cũng có rất nhiều giả thuyết, có những giả thuyết được đưa ra như một nguỵ tạo, nhằm làm giảm đi giá trị của một tôn giáo (tạm gọi là tôn giáo) tầm cỡ như Phật giáo. Những số liệu niên đại về ngày sinh, ngày Niêùt Bàn đang được sử dụng một cách phổ thông nhất, mặc dù đang còn tranh luận, đó là:năm 624 – 544 BC (theo cách tính châu Á) và năm 563 – 487 BC (theo cách tính của người Âu). Nhưng những vấn đề vừa nêu không nhằm vào việc bàn thảo chính trong mục này. Nội dung cần trình bày ở đây chính là ngày tháng xuất gia của Đức Phật.
Căn bản chúng ta đều biết, có hai thuyết truyền thống trong Phật giáo, đó là quan điểm của Phật giáo Nguyên thuỷ và Phật giáo Đại thừa. Theo Phật giáo Nguyên thuỷ, các nhà nghiên cứu đều cho rằng: tất cả những ngày kỷ niẹâm đều là ngày rằm, và ngày xuất gia của đức Phật, chúng ta cũng có thể mặc nhiên xem như là ngày rằm, hay nói khác hơn đó là ngày trăng tròn, tức là vào khoảng những ngày giữa tháng nơi đất Phật. Dường như các sử gia không có chú trọng vào ngày tháng xuất gia của đức phật một cách chính xác, hầu hết chỉ nêu lên sự kiện là ngài đi tu vậy thôi. Một điều cần chú ý là cả luận án tiến sĩ của H.W. SChumann, do cư sĩ Trần Phương Lan dịch, nói về đức Phật lịch sử một cách có khoa học, so sánh chi li, nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng ông cũng không có đề cập đến ngày tháng xuất gia của đức Phật, mà nội dung chỉ nói đại khái là, đêm ra đi chỉ có hai thầy trò Thái tử, nhờ oai thần của chư Thiên mở cổng thành cho họ vượt thành một cách dễ dàng. Lúc ấy Ngài vừa tròn 29 tuổi.
Riêng Phật giáo Đại thừa, chẳng hạn kinh Đại bát Niết Bàn, ghi rõ ngày xuất gia của đức Phật nhằm đêm mùng bảy rạng ngày mùng tám tháng hai âm lịch, hàm ý rằng: hai ngày Đản sanh và xuất gia là chưa viên mãn nên lấy ngày mùng tám làm chủ ý thị hiện của đức Phật. Lúc ấy Ngài vừa tròn 19 tuổi. Còn hai ngày thành đạo và nhập Niết bàn thì lấy ngày rằm, vì công hạnh đã tròn, tức là giác ngộ cùng cực và giáo hoá chúng sanh viên mãn.
2. Động cơ nào thúc đẩy thái tử đi tu
Nói đến đời sống của các vị vua chúa là điều bất khả tư nghì. Đứng về mặt hạnh phúc thế gian mà nhìn, thì chế độ hưởng thụ vật chất rất cao nhưng ít có một đời sống cá nhân nào sung túc bằng đời sống của một vị vương tử. Đó là một cuộc sống được xem như hạnh phúc nhất trần gian, người dân thường có nằm mơ cũng không bao giờ được. Chỉ riêng thành Kapilavatthu, tiện nghi của Thái tử Tất Đạt Đa, chúng ta sẽ thấy đức Phạât mô tả lại đời sống sung túc của mình trong kinh Tăng chi: “Này các tỳ kheo, trong nhà phụ vương ta, các hồ nước được xây dựng lên, trong một hồ có ao sen xanh, trong một hồ có hoa sen đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả phục vụ cho ta. Không một chiên đàn nào ta dùng, này các tỳ kheo, là không từ kàsi đến, bằng vải kàsi là khăn của ta, này các tỳ kheo. Bằng vải Kàsi là áo cánh; bằng vải Kàsi là nội y, bằng vải Kasi là thượng y. Đêm và ngày một lọng trắng được che chở cho ta để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay sương. Này các tỳ kheo, ba lâu đài được xây dựng cho ta, một cho mùa Đông, một cho mùa Hạ, một cái cho mùa mưa. Và ta này các tỳ kheo, tại lâu đài mùa mưa, trong bốn tháng mưa, được những nữ nhạc công đoanh vây, ta không có xuống dưới lầu …”. Qua đoạn kinh mô tả đó , chúng ta thấy Thái tử không có thiếu thốn bất cứ một thứ gì. Như vậy Ngài ra đi hoàn toàn không phải vì tầm cầu ăn mặc hay các nhu cầu vật dục của trần gian, nhằm làm thoả mãn hạnh phúc cho riêng mình. Ngài ra đi với lý do cao quí và thánh thiện.
Với trí tuệ bẩm sinh Ngài nhìn thẩm thấu trong từng sự vật ngay khi chúng còn hiện hữu một cách tốt đẹp chớ không phải đợi đến lúc hư hoại rồi mới buông lên lời bi quan. Trong tác phẩm ánh đạo vàng Võ Đình Cường có diễn tả lời tâm sự giữa Thái tử và Gia–du – đà- la như sau: một hôm Thái tử nhìn chằm chằm vào mắt Gia du đà la và thốt lên lời than thở rằng: “Ta nghĩ đến một ngày chúng ta sẽ già yếu và xấu đi; thời gian sẽ phủ lên đầu chúng ta những lớp tro bạc. Ôi ! đôi mắt em rồi sẽ mờ đục! môi đỏ của em rồi sẽ úa màu! Và hai bàn tay đẹp đẽ thế này sẽ co quắp lại thành như những que củi khô…”. Những chữ “rồi – sẽ” mang một ý nghĩa cho cái nhìn vô cùng chính xác, cái nhìn giác ngộ.
Sau lần đi dạo chơi bốn cửa thành, chứng kiến cảnh sanh già bệnh chết, lúc đó Ngài vỡ lẽ ra một sự thật phủ phàng, những điều Ngài thấy không riêng gì dân chúng, chính bản thân của mình cũng phải tuân theo qui luật tự nhiên đó, không thể cưỡng lại bằng quyền uy hay tiền bạc. Và sự cảm nhận tinh tế hơn về tướng mạo của một vị Sa Môn, hay đó chính là hạt giống được tiềm ẩn trong tâm của một vị Bồ Tát. Chỉ cần nhìn qua hình ảnh của một vị xuất gia theo truyền thống Bà la môn, Siddhattha đã phát biểu rằng: “Đời sống tại gia thật là bất tịnh và thật là chật hẹp, còn đời sống xuất gia tự do như bầu trời khoáng đạt”.
TưØ những cái nhìn như thật, đức Phật bắt đầu khởi lên sự nhàm chán cuộc sống hưởng thụ hạnh phúc ngũ trần. “Với ta, này các tỳ kheo, được đầy đủ về sự giàu sang như vậy, được cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị như vậy, ta suy nghĩ rằng: “Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị già, không vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị gìa, lại bực phiền hổ thẹn ghê tởm, quên rằng mình cũng vậy. Ta cũng bị già, không vượt qua khỏi già, khi người khác già. Ta có thể bực phiền, hổ thẹn ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho ta. Sau khi quan sát về ta như vậy này các ty økheo, sự kiêu mạn của tuổi trẻ được đoạn trừ hoàn toàn”. Rồi đến bệnh chết …v.v….cũng tương tự như trên. Do vậy Ngài bắt đầu khởi tâm yêu thương những người đời. Mặc dù không có một đời sống đầy đủ như Ngài, nhưng họ cũng cố tìm cách bám lấy sự sống giả tạm nầy, họ tranh giành quyền lợi từng chút nhỏ nhặt, để rồi lẩn quẩn trong vòng khổ đau. Họ đang nô đùa vui vẻ mà không biết già bệnh chết đang phủ vây bên mình. Đức Phật từng sánh ví họ như đàn bò trong lò sát sanh, từng ngày phải thay nhau chết nhưng vẫn chẳng hay biết gì, cứ mãi miết vui đùa tranh nhau, húc nhau.
Cho nên đức Phật đã nói trong một vài trường hợp, ngũ dục cũng có vị ngọt nhưng cũng có nhiều lỗi lầm và chúng sẽ đem lại khổ đau (kinh Tăng nhất A hàm).
Và điều kiện cuối cùng, Thái tử yêu cầu phụ hoàng thực hiện cho ngài bốn việc: nếu phụ hoàng thực hiện được thì ngài sẽ bỏ ý định xuất gia, ở lại cai trị đất nước.
– Làm sao cho con trẻ mãi không già.
– Làm sao cho con mạnh mãi không đau.
– Làm sao cho con sống hoài không chết.
– Làm sao cho mọi người hết khổ.
Nghe qua những yêu cầu như thế, vua cha đã hiểu được điều gì sẽ xãy ra và Tịnh Phạn Vương chỉ còn chờ đợi một ngày gần đây sẽ chịu cảnh sống nhớ nhung buồn tẻ trên ngôi vị hoàng đế mà Ngài tưởng ai cũng tham vọng hướng đến để tước đoạt tranh giành. Kể từ đó cuộc ra đi của một vị vương tử trẻ đã được xếp đặt kỹ càng. Rồi cái gì đến nó sẽ đến. Mọi rào chắn của quyền uy tột bực, của sự giàu sang phú quí, của sắc dục hay bức tường thành vững chắc của kinh thành Kapilavatthu diễm lệ cũng không ngăn cản được sự quyết tâm ra đi của thái tử. Đêm mùng 7 rạng ngày mùng 8 tháng hai âm lịch (theo truyền thống Bắc tông) thái tử với người hầu của Ngài là Channa cùng con Kiền trắc vượt thành đi qua lãnh thổ ba vương quốc, thái tử Siddhattha đến dịng sơng Anomà dừng lại . Rồi Ngaì giao ngựa và vàng ngọc trang điểm cho Channa đem về thành Kapilavatthu. Lần đầu tiên trong cuộc đời Ngaì bắt đầu sống ẩn cư không nhà, trong khu vườn xồi gần làng Anupiyà, rồi tiến lên về phía Ràjagaha.
3. Cuộc ra đi đầy quyết tâm.
Khi bàn về cuộc ra đi lịch sử mà chúng ta không bàn đến một vài khía cạnh của tâm lý được diễn biến trước khi khởi hành cũng là một điều thiếu sót.
Những người xuất gia như chúng ta hôm nay thì chẳng có gì đáng để gọi là từ bỏ. Quá chăng chỉ là sự từ bỏ chút ít công danh phú quí, tài sản cỏn con thậm chí cũng chẳng có, hay tạm rời xa cha mẹ, nên một mặt nào đó xem như là thiếu bổn phận chăm sóc đấng sanh thành. Đó là việc tất nhiên. Nhưng chúng ta không phải bận tâm với nhiều mạêt khác. Phần lớn mọi người chỉ có “một túp liều tranh hai qủa tim vàng”, một mảnh vườn nho nhỏ, một đứa con bụ bẩm thơ ngây, là xem như cuộc đời chúng ta sẽ bị sợi dây vô hình cột trói không có ngày thoát thân ra được.
Đối với Gia du đà la, là một điều vô cùng khó khăn cho thái tử. Bởi vì Gia du đà la luôn là mọât người vợ lý tưởng, bổn phận chu toàn , thông minh hiền hoà, luôn tỏ ra đồng tình với tất cả mọi thiện tâm của Thái tử, thì không có lý do gì để phải phiền trách hay bỏ đi. Mỗi khi Thấy thái tử trầm ngâm không nói không rằng, Gia du đà la an ủi: Thiếp có làm gì cho chàng buồn không mà chàng tỏ ra trầm ngâm như vậy? Những lần được hỏi, thái tử đều luôn tự trách những suy nghĩ vẩn vơ của mình, khuyên nàng nên yên tâm, vì nàng là người vợ tuyệt vời. Do vậy, chúng ta phải biết cuộc ra đi của thái tử phải có sự đồng tình một cách trực tiếp hay gián tiếp của Gia du đà la, bởi không có sự đồng tình này, thì đó có thể là một sự chạy trốn một vấn đề gì đó chớ không phải là hy sinh? Cho nên sự ra đi này cũng có một phần hy sinh của công chúa Gia du đà la cùng vun bồi cho lý tưởng cao cả của Thái tử Tất đạt đa.
Bởi có kinh nghiệm trong việc ra đi này nên đức Phật đã dạy trong kinh Tứ thập nhị chương, bài hai mươi điều khó trước tiên nhất: “Bần cùng bố thí nan, hào quí học đạo nan, … nhẫn sắc nhẫn dục nan …”. Như vậy, từ bỏ những vật chất thông thường còn thấy khó huống hồ là từ bỏ tất cả sự phú quí vinh hoa. Đối với tình cảm vợ chồng lại càng là một vấn đề khó xử. Cho nên người không có tâm lượng rộng lớn thì sẽ không thực hiện được ước mơ cao xa. Vì rằng: nếu từ bỏ cái này để được cái kia tốt đẹp hơn trăm ngàn lần mà thấy rõ ràng trước mắt thì ngươi ta sẽ không có gì để ngần ngại; còn đằng này sự từ bỏ sự vinh hoa phú quí để đi tìm một lối sống khổ hạnh, kẻ ăn xin không nhà, mặc dù có lý tưởng, nhưng khi đạo quả chưa thành thì biết mai kia nó là cái gì, trong khi thực tế thì phải chịu khó khổ muôn vàn. Sau năm năm tìm đạo, sáu năm khổ hạnh, suýt nữa Ngài phải bỏ mình bên dòng sông Ni -Liên – Thiền. Đức Phật đã diễn tả lại quá trình tu khổ hạnh như sau:..”Vì ta ăn quá ít mỗi ngày, nên cơ thể ta trở nên hết sức gầy yếu. Tay chân ta như các lĩng tre khơ đầy khúc khỉu. Hai bàn tọa của ta trở thành giống như mĩng trâu, xương sống với cột tủy lồi ra trơng giống chuỗi hạt. Xương sườn ta lộ rõ như rui cột của ngơi nhà đổ nát. Ðồng tử của ta nằm sâu trong hố mắt thăm thẳm giống như ánh nước long lanh từ dưới giếng sâu. Da đầu ta khơ héo nhăn nheo như trái mướp đắng được cắt đem phơi nắng khơ héo nhăn nheo. Nếu ta muốn sờ da bụng thì ta đụng nhằm xương sống vì hai thứ đã dính sát vào nhau. Nếu ta muốn đi đại tiện hay tiểu tiện thì ta ngã úp mặt xuống đất. Nếu ta chà xát tay chân thì đám lơng hư mục rụng xuống trong tay ta”. (MN 12.52 _ MN 36.21)
Nhờ bát sữa của nàng Su già ta Thái tử mới tĩnh ngộ rằng, khổ hạnh cũng không phải là phương pháp tốt để đi đến giác ngộ. Và một lần nữa Ngài kiên thệ dưới cội cây Tất bát la: “Nếu không thành chánh giác, ta nhất định không rời khỏi cội cây này”. Sau bốn mươi chín ngày đêm thiền định, khi sao Mai vừa mọc Ngài đạt được quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Như vậy, bước đường đức Thế tôn đã đi là một sự dấn thân đầy gian lao vất vả. Nếu không có lòng yêu thương chúng sanh vô bờ bến, không có một nghị lực phi thường, không có ý chí sắt thép, không có lòng tin vững chắc thì Ngài không thể vượt qua những thử thách cam go, không thể thành tựu được lý tưởng tối thượng của mình – lý tưởng Giác ngộ. Chính những khó khăn gian khổ mà Ngài dấn thân được mới là một đều đáng trân quí. Thiết nghĩ: những người thường dân chịu cực khổ đã quen, nên gặp những lúc khó khăn chịu cực thêm một chút, chắc có lẽ cũng không đến nỗi. Còn như người giàu sang phú quí, chưa bằng Thái tử, mà vừa gặp khó khăn hoặc hơi chật vật một nhu cầu nào đó trong cuộc sống đời thường thì chắc hẳn người ấy chẳng dễ chịu tí nào. Thế thì, Siddhattha là một vị Thái tử, mọi nhu cầu quá mĩ mãn lại dấn thân vào một hoàn cảnh sống trái ngược như thế mà Ngài chấp nhận và được những người bạn đồng tu, năm anh em Kiều Trần Như, mến phục sức chịu đựng khổ hạnh của Ngài như vậy là tối ưu không ai có thể hơn được, đủ để chúng ta thấy được ý chí sắt thép, nghị lực phi thường của Ngài.
4. Ý nghĩa xuất gia trong đạo Phật
Xuất gia là một hành động vô cùng cao quí, là hình ảnh đẹp của một số tôn giáo được dân gian của mọi thời đại tôn kính ca tụng và giành những gì thanh khiết nhất để khen tặng cho những nhà tu hành; dù là hình thức tu sĩ nào, cũng vẫn được người đời quý kính. Nhưng ấn tượng đẹp nhất trong các tôn giáo vẫn là hình thức tu sĩ Phật giáo. Đây là một cái nhìn rất khách quan theo thông tin đại chúng chớ không phải là ý chủ quan của người viết.
Trước thời đức Phật ra đời ở Aán độ người theo đạo Bà la môn muốn đi tu phải trải qua bốn giai đoạn. Giai đoạn một gọi là học đạo kỳ, tức trong thời tuổi trẻ, người Bà la môn phải học hết các kinh điển Vệ đà; giai đoạn hai gọi là gia cư kỳ, tức là người thanh niên ấy phải lập gia đình, nuôi dạy con cái và phụng sự xã hội; giai đoạn ba là ẩn cư kỳ: khi con cái lớn khôn thì rút lui khỏi cuộc đời trần thế làm mọât ẩn sĩ tu hành và giai đoạn cuối cùng là du hoá kỳ, tức là đem sở tu sở đắc của mình đi hoá độ mọi người. Mặc dù đây cũng là một cách sắp xếp có thứ lớp rạch ròi, theo tinh thần Bà la môn; nhưng với cái nhìn của Thái tử thì có khác đi. Ngài xem đó là một công thức cứng nhắt, không mang đến hiệu quả lắm. Bởi vì, theo Ngài, một là đến tuổi già mới tu thì mọi nhuệ khí minh mẫn để tiếp nhận những điều cao siêu mầu nhiệm sẽ yếu đi vì sức khoẻ kém. Thứ nữa là cuộc đời vô thường đâu hẹn cho bất cứ một ai rồi cũng sống được đến tuổi già!? Đó là một vài quan điểm khác biệt thuở đương thời về ý nghĩa xuất gia. Ý nghĩa xuất gia trong đạo Phật vô cùng quan trọng. Xuất gia có ba nghĩa: một xuất thế tục gia, tức đi ra khỏi nhà thế tục; nói nôm na đó là đi vô chùa tu; hai là xuất phiền não gia, tức là thanh tu gột rửa các tập khí phiền não, các tư tưởng thấp kém, nhiễm ô và nghiã thứ ba là xuất tam giới gia, giải thoát ra khỏi tam giới . Như vậy, nhìn lại quá khứ thì hành động ra đi của thái tử chỉ mới mang một nghiã đầu tiên của xuất gia, tức ra khỏi nhà thế tục. Kể từ khi thành đạo dưới cội Bồ đề thì lúc đó xuất gia được viên mãn cả ba ý nghĩa.
Trong thực tế, có những người mặc dù không ra khỏi nhà thế tục những vẫn đạt được hai ý nghiã xuất gia mang tính quyết định cho chân giá trị giải thoát. Đó là mẫu người lý tưởng, thực hành Bồ tát đạo, bằng hình thức cư sĩ, sống đời thế tục nhưng hoàn toàn cách ly khỏi các ràng buộc của phiền não nhiễm ô, như hình ảnh của Tuệ Trung thượng sĩ, hay cư sĩ Bàng Uẩn … Đó là những hình ảnh tiêu biểu cho hai ý nghĩa xuất gia sau cùng. Cổ đức dạy rằng: “Tuy xử cư gia, bất trước Tam giới. Thị hữu thê tử thường tu phạm hạnh”. Nghĩa là: tuy ở trong nhà thế tục mà cả Tam giới này còn không ràng buộc được; mặc dù có vợ con, nhưng lại là người chuyên tu phạm hạnh. Đó là ý nghĩa cao siêu của hàng đại Bồ tát.
Nhưng dẫu sao đi nữa, một người xuất gia đúng nghĩa theo đạo Phật, phải đủ cả ba yếu tố trên, mới thành tựu cả nội dung lẫn hình thức, có thể làm niềm tin cho tất cả mọi người và giáo hoá chúng sanh được dễ dàng. Đầu tiên việc xuấùt gia của đức Phật là ngài cắt tóc đưa cho Sa nặc mang về. Kể từ đó Ngài trở thành một vị sa môn xuất thế tục gia, sống đời không nhà. Đấy chính là hình ảnh giải thoát đầu tiên của người tu Phật. Cho nên ý nghĩa xuất thế tục gia, trở thành tiền đề cho một bản sắc Phật giáo. Trong kinh Tứ thập nhị chương, đức Phật dạy: “Cạo bỏ râu tóc làm bậc Sa môn, là người lãnh thọ đạo pháp, phải xả bỏ của cải ở đời, mong cầu vừa đủ, giữa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ngủ một đêm, cẩn thận không trở lại (dòng thế tục)”. Tổ Qui Sơn cũng có dạy: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục”. Đây là một trong những ý nghĩa thù thắng của Phạât giáo. Và phần tâm chứng là để hoàn tất cho hai ý nghĩa xuất gia còn lại. Kinh tứ thập nhị chương, đức Phật dạy tiếp: “Những bậc xuất gia làm Sa môn, dứt bỏ ái dục, nhận biết nguồn tâm của mình, hiểu rõ lý mầu của Phật, ngộ pháp vô vi, trong không sở đắc, ngoài không sở cầu…”.
Đó là một vài ý nghĩa cao quí của việc xuất gia và người xuất gia theo Phật giáo.
5. Bài học lớn cho chúng sanh đời sau
a/ Tu phải biết hy sinh
– Hy sinh tài vật:
Người đời sở dĩ khổ tâm nhọc trí cũng chỉ vì cái ăn cái mặc. Khi có được chút ít ăn mặc thì phải khổ công bảo vệ giữ gìn cho có của dư của để. Khi giàu có thì họ lại mong muốn làm giàu hơn nữa, chỉ muốn gom vào mà không muốn bỏ ra. Những người có tâm ích kỷ thì lại lấy thân che của, chẳng biết san sẻ cho ai, dù đó là cha, mẹ, vợ, con. Thế thì, chính người thân của mình mà không dám hy sinh thì làm sao dám san sẻ cho người khác, lại càng không dễ từ bỏ của cải. Cho nên chúng ta kính phục sự hy sinh cao cả của đức Phật, từ bỏ tất cả mà không phải tìm hạnh phúc riêng mình. Trong Bồ tát Anh lạc giới đức Phật nói lên tâm nguyện của Ngài như sau: “Ta nguyện đem thân ta chịu hằng hà sa số khổ đau của chúng sanh, vì nguyện cứu khổ chúng sanh nên ta nguyện thành Phật”. Vậy thì, nếu đã là người xuất gia phải có tâm hy sinh cao cả thì mới mong làm lợi ích cho chúng sanh trên cõi đời này. Vì nghĩ đến lý tưởng giải thoát mà chúng ta quyết xa lìa sự cám đỗ của vật dục thế gian, chính nó là một mối ràng buộc lớn, cũng vì nó mà chúng ta phải tạo nghiệp trầm luân trong sanh tử. Nếu không tập tánh lìa bỏ vật dục thì người xuất gia khó giải thoát ra khỏi tù ngục của Dục giới. Sự hy sinh này không chỉ dừng lại ở chỗ từ bỏ vật chất phù hoa mà còn phải tiến xa hơn nữa là hy sinh thân mình để làm lợi ích cho chúng sinh. Đó mới đúng với tinh thần vị tha vô ngã. Khi có tâm vô ngã thì không còn gì nữa để luyến tiếc trong việc tu hành, dấn thân hoằng pháp lợi sanh, bởi vì khi đạt được vô ngã thì chúng ta có tình yêu thương nhân loại nhiều hơn và đó chính là chân giá trị của tình thương không vướng chấp (vô duyên từ).
– Hy sinh tình cảm
Trái tim màu đỏ:“Ai ra đi mà chưa từng bịn rịn, xa người thương mà dễ mấy ai quên”. Tình đời thế sự là thế. Tình cảm là một mối ràng buộc vô cùng lớn; theo thế gian nó vừa là giá trị thiêng liêng, vừa mang tính ích kỷ bảo thủ. Cho nên người đời cũng lao tâm nhọc trí khổ sở không biết bao nhiêu trong việc đi tìm hạnh phúc ái tình. Khi có được, mấy ai dám từ bỏ như đức Phật để làm một điều gì đó lợi ích cho mọi người. Vì thương yêu chúng sanh không thể kể xiết đức Phật sẵn sàng hy sinh tất cả những tình cảm riêng tư, để đi tìm chân lý mong làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, dẫu biết rằng sự hy sinh đó là một niềm đau lớn cho công chúa Gia du đà la. Cho nên có một đoạn thơ(?) quen thuộc nói lên lời tâm huyết của Thái tử thay lời từ biệt Vợ con:
“…Gia du ơi! Xin em đừng sầu khổ
Để anh tìm đạo lý cứu nhân sinh
Tình ta nay đẹp mai sau khổ
Lưu luyến làm chi một bóng hình
Chiếc áo cẩm bào nay gác lại
Thay vào chiếc áo khách điêu linh
Chén cơm hoàng tộc xin từ biệt
Đổi bát muôn nhà độ chúng sanh
Đêm nay gác cánh tình riêng lại
Mở cánh tình chung trải ánh vàng”.
Điều đó chính là sự biểu hiện một nghị lực phi thường của bậc xuất trần thượng sĩ.
Mang tâm nguyện người tu hành, nói chung, dù là người xuất gia, nếu tái sanh vào trong cõi đời này thì ai cũng mang ít nhiều nghiệp chướng, nhưng có người thành tựu quả giải thoát người không, không phải ai may mắn hơn ai, hay đức Phật gia hộ người này không gia hộ người kia mà tất cả chỉ do tâm lực của mỗi người, khả năng chuyển hoá đúng như pháp, khả năng từ bỏ của mỗi người mà thôi; người có chí, có nghị lực, chiến thắng được những tham lam dục vọng thì thành tựu, còn ai yếu đuối sẽ bị đổ vỡ, đó là những nguyên tắc tất yếu, chớ không phải tu hành là gắng gượng hay mong đợi kết quả một cách cầu may.
b/ Sự khó khăn của người mở lối
Cổ ngôn thường nói: “Vạn sự khởi đầu nan”. Đây là vấn đề khó khăn lớn nhất của bất cứ một ai muốn dấn thân vào con đường sự nghiệp của mình. Chúng ta thử hỏi tất cả những người thành tựu sự nghiệp vẻ vang hôm nay, ai chưa từng phải đối đầu với nhiều nghịch cảnh, nhất là đối đầu với những cái mới mẻ mà mình phải mù tịt. Con đường nào chưa có ai kinh qua mà mình là người tiên phong thì dường như luôn phải chịu lắm gian nan vất vả, có khi phải đổi lấy bằng tính mạng. Vì vậy, cuộc ra đi của đức Phạât chính là cuộc tiên phong đầy gian nan và thử thách, thử thách đầu tiên chính là sự thay đổi hai lối sống vô cùng trái ngược nhau. Chỉ cần nhìn lại qua khứ lịch sử của đức Thế tôn thì lòng kính ngưỡng của chúng ta bao giờ mới hết được. Hôm nay đây, chúng ta đã có sẵn bản đồ trong tay, chỉ cần nỗ lực bước đi thì việc gì mà chúng ta còn phải lưỡng lự chần chừ. Có phải vì thời nay tiện nghi vật chất qúa hấp dẫn, căn cơ chúng sanh cạn mỏng, lòng tham chấp càng sâu dày, ý chí hạ liệt cho nên chúng ta không dám từ bỏ những cái nhỏ nhặt để bước vào con đường làm lợi ích cho chúng sanh. Đó chính là lý tưởng tối thượng, là bức thông điệp mà đức thế tôn muốn gởi cho tất cả hàng đệ tử của ngài. Krisknamurti có viết một bài thơ rằng:
“…Nếu sau này tôi có viết lên những vần thơ để nói
Sẽ chẳng bao giờ nói lên để ca ngợi tình yêu
Vì tình yêu là hình ảnh buổi chiều
Tuy êm ái nhưng sẽ vào đêm tối
Nếu sau này tôi có viết lên những vần thơ để nói
Chỉ nói lên để ca ngợi tình thương
Của những người vì nhân loại quê hương
Của hạnh phúc thoát ra ngoài tội lỗi”
Như vậy, con đường tầm đạo của đức thế tôn thật đáng cho chúng sanh kính phục, nhưng không có nghĩa hôm nay chúng ta đi tìm sự kính phục ngày xưa mà đức Thế tôn trải thân thử nghiệm. Mặc dù thực hành theo lối chỉ dẫn sẵn nó sẽ không có giá trị bằng sự đi tìm như đức Phật, nhưng đã có bản đồ hoàn chỉnh trong tay còn tự đi tìm để vẽ bản đồ khác nữa thì đó chính là chuyện liều lĩnh, phí thời gian. Đã có bản đồ tốt thì chúng ta chỉ cần tiến bước mà đi; lúc đó người có chịu quyết tâm đi đến cùng hay không là chuyện khác. Đức Phật khuyên dạy các hàng tỳ kheo: “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi, hãy tự mình làm hòn đảo cho chính mình”. CoÙ nghĩa là khuyên người hãy tự giác; pháp của Phật là ánh lửa, tâm ta là ngọn đuốc. Hãy thắp đuốc giác ngộ tự tâm mang đi và bảo trì cho ngọn lửa đừng bị tắt, đó là nhiệm vụ của cháu con dòng họ Thích, mang sứ mạng Như Lai truyền đăng tục diệm cho chánh pháïùp được trường tồn trên thế gian này.
C/ KẾT LUẬN
Mỗi năm khi đến ngày kỷ niệm xuất gia của đức Thế tôn, những người con Phật đều nao nao khi nhớ đến hình ảnh người cha tinh thần đầy khả kính. Nếu không có sự ra đi lịch sử xưa, thì ngày hôm nay cũng không có một tôn giaó lớn nhân bản như đạo Phật. Khi chưa tầm ra lẽ đạo, nhưng với niềm tin đức Phạât vẫn không nản lòng từ bỏ lý tưởng ban đầu. Những bước đường gian nan nhiều chông gai thử thách là một bài học lớn khích lệ cho chúng đệ tử của Ngài phải biết trân quí di sản của đạo sư quyết tâm tu hành và truyền bá tư tưởng giải thoát khổ đau cho chúng sanh. Một ngày ra đi lịch sử với đầy tâm huyết, đã đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chẳng những riêng con người mà còn có cả chư Thiên.
Hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, những hình ảnh đã đi vào lịch sử chưa phai nhoà trong tâm trí người con Phật. Mỗi lần hình dung đến những đức tính cao quí thánh thiện của Người là một lần như được sự khích lệ lớn lao, giúp cho hành giả có nhiều nghị lực. Được xem như chính sự gia trì của đức phật, mà mỗi lần vượt qua khó khăn, chúng ta đều khấu đầu trước đức từ tôn xin được kính lễ tạ ơn Ngài. Cho nên, đứng về góc độ lịch sử, nếu bỏ qua sự kiện trong đại này – ngày xuất gia của đức Phạât, là một điều thiếu sót lớn, đối với giá trị tinh thần lại càng bị mất mát nhiều hơn. Cho nên chúng ta cần phải nghiên cứu tìm hiểu, ôn lại mọât cách nghiêm túc và đầy đủ để ngày này trở thành những ngày kỷ niệm trọng đại, đối với cuọâc đời lịch sử của đức Phật, mà tín đồ Phật giáo trong khắp năm châu bốn biển đều trân trọng đón mừng.
Tài liệu tham khảo:
- Phật học phổ thông HT. Thích Thiện Hoa
- Ánh đạo vàng Võ Đình cường
- Lịch sử đức Phật Cồ Đàm Thong Kham.
- Đức Phật lịch sử Trần Phương Lan dịch.
- Phật học khái luận HT. Thích Chơn Thiện.
- Kinh Tăng Chi HT. Thích Minh Châu dịch.
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
HÀNH TRÌNH CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT
Thích An Hải
Theo Kinh Đại Viên Tịch Niết Bàn (Mahapannibbàna Sutta) Bài Kinh Thứ 16, Trường Bộ Kinh (Dighamikaya), tạng Pàlì.- Vào năm 80 tuổi, tâm đức Phật vẫn toả sáng, nhưng thân thể suy yếu, ngài chưa chùn bước truyền dạy giáo Pháp hoá độ chúng sanh. Hành trình cuối cùng của đức Phật từ núi Gijjhakùta (Linh thứu), cận thành Rajagha, Kinh đô xứ Magadha (Ma Kiệt Đà), đức Phật cùng tôn giả Aønandà, đi bộ đến thành Kusinàrà, rừng TaLa Song Thọ.
Mặc dù đức Phật dừng lại nhiều nơi để nghỉ ngơi và thuyết pháp. Nhưng đây là con đường dài mệt mỏi đối với người khỏe mạnh huống chi thân ngài già yếu. Đó cũng là sự thể hiện tác phong trì bình khất sĩ độ sanh, truyền thống đặc biệt của một bậc thầy gương mẫu thời xưa. Rồi ngài cũng đến thành Vesali (Tỳ xá li).
Trước khi đi, tại núi Gijjhakùta (Linh thứu), đức Phật thuyết bảy pháp bất thối của một quốc gia và của giáo hội cho sứ giả của vua Ajàtasattu (A xà thế) là Vassakàra và hội chứng tỳ Khưu Tăng nghe như những lời dặn bảo cuối cùng cảm động dưới ánh sáng trí tuệ của bậc đại thánh giả, nhưng không có vị nào hiểu ý đức Phật sắp nhập diệt. Người ta chỉ ca ngợi nội dung hai bài pháp bất thối cho đời cho đạo. Đức Phật bao giờ cũng thế không áp đặt ai phải tu theo, ngài vạch rõ con đường đi xuống là đau khổ, đi lên là hạnh phúc, tuỳ người nghe chọn lựa.
Đức Phật rời Rajagha, cùng đại đức Aønandà đi đến AmpalathiKa, rồi từ đó đến NaLanda. Nơi đây ngài ngự tại vườn xoài Bàvàrika. Trong dịp này Đại đức Sariputta (Xá Lợi Phất) đến hầu Phật và tán dương trí tuệ xuất thế của bậc đại giác. Thay vì chấp nhận, đức Phật nhắc đến pháp tu diệt trừ Năm triền cái, trú tâm vào Tứ Niệm Xứ, phát triển Thất giác chi, dẫn đến quả Chánh đẳng giác của một vị Phật.
Từ Nàlandà, đức Phật lần hồi đi đến Pàtaligàma. Nơi đây đức Phật thuyết giảng cho chúng tăng nghe 5 điều nguy hại của sự phá giới và 5 điều lợi ích của sự giữ giới. Tại xứ này có hai vị đại thần vương quốc Ma Kiệt Đà là Sunìdha và Vassàkàra, đang chỉ huy dân quân xây thành đắp luỹ để phòng thủ người Vajjan, lúc ấy rất hùng cường thịnh vượng. Đức Phật và tôn giả Aønanda trú trong một căn nhà bỏ trống, nhận thấy Chư Thiên xuất hiện đây đó khắp vùng, ngài nói đó là điềm Kiết tường, trú địa này sau sẽ thành một thị trấn bậc nhất, một trung tâm thương mại lớn có tên gọi là Pàtaliputta và sẽ bị ba nạn nước lửa và phân tranh. Hai vị đại thần Vương quốc Ma Kiệt Đà và dân chúng thỉnh đức Phật và đại chúng tăng về nhà thọ thực. Xong rồi đức Phật nói lên kệ tuỳ hỉ: “Dầu cư trú nơi nào, người khôn ngoan sáng suốt luôn thận trọng, hết lòng nâng đỡ nhau, đó là những người tốt biết tự kiểm soát, hồi hướng phước báu đến những vị trời cư ngụ trong vùng (…) Người được Chư Thiên chiếu cố sẽ hưởng nhiều may mắn!
Hai vị đại thần thuận theo ý dân chúng đặt tên cổng thành này là cổng Gotama để kỷ niệm và chuẩn bị một chiếc đò đưa đức Phật và chư tăng qua sông, vì sông Hằng lúc ấy nước dâng cao, nhưng đức Phật cùng các thánh đệ tử dùng thần thông bay qua sông.
Đức Phật ít khi dùng thần thông, tránh xáo động tâm lý hiếu kỳ, có lẽ lần này quá gấp rút, quỹ thời gian của ngài sắp cạn.
Từ bờ sông Hằng, đức Phật đi đến Kotigàma. Tại nơi đây, đức Phật cho biết do không thấu triệt chơn lý Tứ đế nên chúng sanh phải khổ đau. Những ai thông hiểu và giác ngộ Tứ Đế, sẽ đoạn tận khổ căn sanh tử.
Từ Kotigàma, đức Phật đi đến Nàdika, tại đây ngài ngự trong lò gạch trống hoang. Nhân dịp này, đại đức Aønanda, đến gần đức Phật cung kính hỏi thăm về nơi tái sanh của những người trong làng đã quá vãng. Đức Phật kể lại số phận từng người rồi ngài thuyết kinh Gương Chánh pháp (Dhammàdàsa), nói về gương lành của đệ tử đặt trọn niềm tin nơi đức Phật, đặc tính của pháp và đức hạnh hoàn hảo của Chư tăng. Suy niệm sáng tõ về Tam bảo, trau dồi phẩm hạnh cao thượng với những giới đức đưa đến giải thoát, được bậc thiện trí khen ngợi người thoát ly mọi dục vọng, tâm an ổn trong thiền định, chứng đạt pháp nghĩa, do vậy vị thánh đệ tử nhận biết viễn ảnh của mình.
Từ làng Nàdika, đức Phật đi đến thành Vesàlì phồn thịnh, trú tại vườn xoài của cô kỹ nữ Ambapàli. Người có một nhan sắc kiều diễm hấp dẫn đến độ đức Phật thận trọng khuyên nhắc chư tăng nên chú tâm chánh niệm tỉnh giác. Đức Phật nhận lời thỉnh cầu cúng dường trai tăng của Ambapàli, khước từ lời thỉnh cầu đến sau của các thanh niên quyền quý Licchavì. Họ thương lượng với cô, nếu cô nhường bữa cúng dường trai tăng cầu phúc nầy, cô sẽ được đền bù một số tiền lớn, cô và gia nhân có thể ngồi không hưởng thụ suốt đời. Chẳng những cô không khứng chịu còn phát tâm tịnh tín cúng dường Phật và chư tăng khu vườn xoài rộng lớn thanh lịch để làm Tinh xá. Sau đó cô xin Phật cho xuất gia làm nữ tu, tinh tấn tu hành chứng đệ tứ thánh quả an lạc.
Từ thành Vesali, đức Phật đi đến làng Beluvà, một ngôi làng nhỏ bé cận thành, đức Phật quyết định an cư mùa mưa tại đây.
Trong khi an cư, đức Phật lâm trọng bệnh, ngài khắc chế bệnh trạng bằng thiền định hưởng thọ hạnh phúc Niết bàn. Tôn giả Aønanda biểu lộ sự quan tâm ghi nhận lời “Di giáo” của đức Thế tôn khuyên nhủ tế nhị rất quan trọng, bộc lộ rõ tính chất của Tam bảo, đáng lưu ý:
– Chúng Tỳ khưu, còn mong mỏi gì nữa nơi Như Lai? Như Lai đã thuyết giảng Chánh pháp không có sự công truyền và bí truyền. Như Lai không bao giờ là vị đạo sư còn bàn tay nắm lại. Nếu nghĩ rằng: “Như Lai sẽ là vị lãnh đạo của chúng Tỳ khưu hay chúng Tỳ khưu chịu sự giáo huấn của Như Lai. Như Lai sẽ có lời Di giáo cho chúng Tỳ khưu.
– Này Ànanda, tuổi 80 đủ rồi. Như cổ xe đã cũ kỹ mà còn chạy được bởi các dây chằng chịt cột các bộ phận lại. Thân Như Lai cũng như thế đó, sự sống được duy trì nhờ những sợi dây ràng rịt đó!
– Này Ànanda, chỉ khi nào Như Lai không suy niệm đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy thần trí Như Lai được thoải mái.
– Này Ànanda, thế nào là vị Tỳ khưu biết tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một gì khác; dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.
– Này Ànanda, một vị Tỳ khưu sống chuyên cần tinh tấn, giác tỉnh, chánh niệm, từ khước mọi tham ái trong thế gian, luôn phát triển tâm định với thân-thọ-tâm-pháp.
– Này Ànanda, sau khi Như Lai viên tịch thì vị ấy là tối thượng trong hàng Tỳ khưu, nếu vị ấy vẫn thiết tha học hỏi.
Người chỉ nương tựa chính mình không nương tựa giáo pháp Phật là bậc Độc giác, điều này rất hiếm, phần đông rơi vào giả ngã ảo kiến. Người nương tựa giáo pháp không nương tựa chính mình thì chỉ có hình thức, nội dung rỗng vì tâm lý không gạn lọc. Ý của Phật là các đệ tử phải nương tựa giáo pháp của ngài soi rọi tự tâm, hành giả giác ngộ chân tánh diệu dụng.
Một ngày kia, đức Phật vào thành Tỳ Xá ly trì bình, độ ngọ tại đền Kàpàla, ngài nhiều lần nói cho tôn giả Ànanda nghe, người tu chứng Tứ thần túc có thể kéo dài tuổi thọ thêm một kiếp hay hơn nữa.(Tân Đầu lư phả Tỳ Khưu tu chứng pháp này kéo dài tuổi thọ đến 600 năm). Nhưng tôn giả Ànanda không hiểu Phật ý, ngay lúc ấy không thỉnh Phật Chuyển pháp luân. Đức Phật thông báo: “Ba tháng nữa Như Lai sẽ nhập diệt. Ngài nói kệ:
“Mạng sống hữu hạn hay vô hạn
Tu sĩ từ bỏ không kéo dài
Nội tâm chuyên nhất tu thiền định
Như thoát áo giáp đang mặc!”
Tức thì đại địa chấn động, sấm trời vang dội, tôn giả Ànanda nghẹn ngào cảm xúc nói: “Đức Thế tôn, có Tứ thần túc, xin vì sự tốt đẹp, hạnh phúc của tất cả, con thỉnh cầu ngài sống thêm một kiếp nữa!”. Đức Phật trả lời: “Đã đủ rồi ! Nầy Ànanda không nên khẩn cầu Như Lai nữa!”… Đức Phật giảng về tính cách vô thường của đời sống!
Tin tức được truyền đi nhanh như một cơn bão cao tốc; hàng ngàn đệ tử xuất gia, hàng vạn đệ tử tại gia khắp mọi miền đất nước có in dấu chân giáo hoá của đức Phật, người ta sửng sốt nhìn nhau hỏi: “- Đức Thế tôn, một bậc đạo sư gương mẫu, thương chúng đệ tử như cha hiền thương con dại sẽ ra đi thật sao!” – Chỉ có những vị thánh đệ tử chứng đạo hiểu rõ lý vô thường trầm tư im lặng! Gió như ngừng thổi, cây rừng rủ lá, chim không hót!
– Đức Phật đi đến giảng đường Kùtagàsa, tại khu đại lâm, ngài bảo tôn giả Ànanda, triệu tập chư Tỳ Khưu đang cư trú quanh thành Tỳ Xá ly, đến nghe ngài nói những lời vô cùng quan trọng với Chư Tăng:
– Này chư Tỳ Khưu! Với 37 phẩm trợ đạo, nhân sanh quả giác ngộ, chính Như Lai đã giác ngộ và thuyết giảng, hội chúng khéo học hỏi, thực hành, trau dồi phát triển đầy đủ, truyền bá nếp sống phạm hạnh cao quí đem lại lợi lạc cho chúng sanh cõi người và cõi trời. Này chư Tỳ Khưu, đây là lời ta nhắn nhủ: “Các hành là vô thường, hãy tin tấn lên để tự giải thoát.”
Đức Phật nhìn thành Tỳ Xá ly lần cuối cùng rồi đi với đại đức Ànanda đến làng Bhandagàma. Tại nơi đây đức Phật lại cho biết, do không thấu triệt Tứ đế, tất cả chúng sanh phải khổ đau. Người thông hiểu và giác ngộ Tứ đế, sẽ đoạn trừ được khổ căn sanh tử. Ngài nói kệ:
“Giới-định-tuệ là giải thoát tối thượng
Như lai đã thành tựu những điều ấy
Đã truyền dạy giáo lý cho chúng Tỳ Khưu
Bậc đạo sư đã chấm dứt phiền não khát vọng!”
Đi từ Làng này đến Làng khác; một hôm đức Phật dừng chân tại Bhoganagara, trú vào đền Ànanda, thuyết pháp thoại Mahàpadasa, Bốn điều tham chiếu lớn. Thật ra chỉ có một điều tham chiếu áp dụng cho 4 nơi phát sinh những pháp ngữ của đức Phật. 1). Tỳ Khưu được nghe từ miệng đức thế tôn nói…2). Tỳ Khưu nói tự thân được nghe và thọ lãnh từ nơi Tăng chúng lời Phật…3). Tỳ Khưu được nghe và thọ lãnh từ nơi nhiều vị Trưởng lão tôn túc đa văn biết giữ gìn truyền thống và thọ trì pháp luật đã nói…4). Một vị Tỳ Khưu nói chính tự thân được nghe và thọ lãnh từ một vị Trưởng lão đa văn biết giữ gìn truyền thống và thọ trì pháp luật đã nói… Đây là giáo lý, đây là giới luật, đây là giáo huấn của đức bổn sư.- Những lời ấy, không nên chấp nhận, không nên gạt bỏ ngoài tai, mà phải nghiên cứu tận tường từng chữ, từng tiếng rồi hãy đối chiếu với kinh và luật. Nếu khi so sánh kỹ càng con nhận thấy nó không phù hợp với kinh và luật, con có thể kết luận:- Chắc chắn đây không phải Phật ngôn; Vị ấy hiểu sai con hãy loại bỏ những lời ấy!- Nếu khi so sánh và đối chiếu, những lời ấy phù hợp nhất trí với kinh và luật, con có thể kết luận: “Chắc chắn là Phật ngôn, vị ấy đã hiểu đúng!”
Ngày nay đệ tử Phật áp dụng 4 điều tham chiếu lớn này trắc lượng từ bốn phương tám hướng, tức muôn vạn trường hợp khẳng định xuất xứ Phật ngôn; nếu không, sẽ bị sai lầm đáng tiếc. Vàng thau lẫn lộn, những trò ma giáo lừa bịp đã xảy ra để thủ lợi khá nhiều rồi.
Từ Bhoganagara, đi đến Pàvà, đức Phật trú tại vườn xoài của thợ rèn Cunda,(Thuần Đà) Cunda đã cung thỉnh đức Phật cùng hội chúng Tăng về nhà thọ thực. Với tâm rất trong sạch, Cunda dâng lên đức Phật một vật thực đặc biệt gọi là Sùkaramadda. Có chỗ nói, đó là thịt con heo rừng không già lắm cũng không non tơ, không phải gia chủ cố ý giết nó để dâng lên đức Phật. Có chỗ nói đó là tên của một loại nấm rất ngon. Theo lời chỉ dạy của đức Phật, gia chủ chỉ cúng dường vật thực ấy, sau khi chế biến xong đến ngài, phần còn lại đem chôn sâu xuống lòng đất, vì không ai có thể tiêu hoá được vật thực này. Mọi người ngơ ngác nhìn nhau và đặt dấu hỏi tại sao đức Thế tôn bảo thế? Tuy nhiên lời chỉ giáo của đấng đạo sư được gia chủ nghiêm túc thực hành.
Thọ thực xong, ngài bị ngộ độc lâm bệnh lỵ huyết rất nặng, ngài kham nhẫn chịu đựng, dùng thiền định khắc chế cảm giác đau đớn nên thần sắc an nhiên.
Mặc dù yếu lắm, đức Phật nhất quyết đi bộ đến Kusinàra, nơi ngài sẽ nhập diệt, độ đường khoảng 3 do tuần (9 Km). Chư tăng định võng ngài đi, tác phong của Như Lai không phải thế, Ngài không đồng ý. Đoạn đường cuối cùng có kinh sách ghi chép, ngài phải ngừng nghỉ đến 25 lần. Có một lần ngài dừng lại dưới tàng cây cổ thụ bảo đại đức Ànanda đi tìm nước uống đỡ khát. Đại đức Ànanda, khó khăn lắm mới tìm được một dòng suối nhỏ, nơi ấy có 500 cỗ xe bò vừa đi qua. Nhưng lạ thay, khi đại đức Ànanda đến, nước đục ngầu trở thành trong trẻo.
Nghiên cứu đến đây chúng tôi đau lòng rơi nước mắt. Đấng đạo sư vì cứu khổ sinh tử cho chúng sinh mà khổ thế. Người đời nay nói là nối chí ngài mà hưởng thụ vật chất phù hoa thái quá, lệch hướng không!
Lúc bấy giờ có người tên Pukkusa, thuộc dòng họ Malla. Đệ tử của Àlàvakàlama, đang đi trên đường thấy đức Phật hào quang toả sáng ngưỡng mộ vội đến xin đảnh lễ, tõ ý thán phục thái độ trầm lặng từ bi của ngài.- Sau khi nghe đức Phật thuyết về thiền định thanh tịnh không xao động của người chánh niệm tỉnh giác, Pukkusa tâm đắc, dâng lên ngài hai bộ y kim tuyến sắc vàng óng ánh. Vâng lời đức Phật, Pukkusa cúng dường ngài một bộ và một bộ trân trọng dâng đến đại đức Ànanda.
Sau khi đại đức Ànanda, mặc y kim tuyến cho đức Thế tôn, sửng sờ thấy màu da của ngài sáng ánh rỡ ràng. Khoa học cho biết người thanh lọc tâm trong sạch, máu cũng trong sạch làm cho da ánh lên màu tinh khiết. Đức Phật nói: “Có hai trường hợp màu da của ngài rực sáng khác thường là đêm thành đạo và đêm viên tịch!”- Tôn giả Ànanda vô cùng đau xót!”
Đức Phật cũng cho biết rằng, đêm ấy vào lúc canh ba, ngài sẽ tịch diệt trong khu rừng Sala (Long Thọ), thuộc tiểu Vương quốc Mallà, giữa hai cây Sàla, gần thành Kusinàra!
Đức Phật tắm lần cuối nơi dòng sông Kakuttha thật thoải mái. Sau đó, ngài nói với đại đức Ànanda, trong đời ngài có hai bửa cơm vô cùng phúc báu là vật thực cúng dường Bồ tát trước khi chứng quả chánh giác và vật thực cúng dường lần cuối trước khi Như lai viên tịch.
Này Ànanda, rất có thể có người làm cho Thuần Đà hối hận. Cần phải làm tiêu tan sự hối hận ấy. Phải nói như thế nầy:-“Hiền giả, thật lợi ích và công đức cho ông, vì được Như Lai dùng bữa ăn cuối cùng từ ông cúng dường và nhập diệt. Chính tôi tự thân lãnh thọ lời nói này của đức Thế tôn (…) Ông thật có nhiều phúc báo tốt đẹp trong tương lai như tái sanh nhàn cảnh, tuổi thọ cao, gặt hái nhiều may mắn danh vọng trong cảnh vua chúa cõi Trời, cõi Người.”
Lần hồi đức Phật và tôn giả Ànanda vượt qua sông Hiramàvati, đến Kusinàra, vào giữa khu rừng Sàla, của dòng họ Mallà.- Ngài nằm nghỉ giữa hai tàng cây Long Thọ, đầu hướng về phía bắc, với hình dáng nằm của sư tử chúa sơn lâm và chánh niệm tỉnh giác, nhìn những hoa Long thọ trổ sai mùa rơi rơi xuống. Từ trên cao hoa Mandàrana (Mạn đà la, một loại sen quí của cõi trời), Chư Thiên rắc xuống quanh ngài. Những tiếng nhạc du dương của Thiên giới trổi lên cúng dường Phật. Ngài nói: “Như thế, chưa phải thiết thực tôn trọng, kính cẩn, sùng bái làm vẻ vang Như Lai. Chỉ có đệ tử nào hành trì thành tựu chánh giác vô thượng, tuỳ pháp, sống thực lợi ích chúng sanh, người ấy biết tôn trọng, kính cẩn làm vẻ vang Như Lai.”
Ngày nay, có những ông cha bà mẹ sống mòn mỏi ở một xóm nghèo, suốt đời không biết đến nhạc cổ truyền dân tộc, nói chi đến những làn điệu cách tân. Vừa nhắm mắt lìa đời con cháu rước nhạc Tây, nhạc Tàu đến làm rùm beng. Hoặc có những ông sư sống hẩm hiu dưa muối nơi chùa quê, viên tịch, các đệ tử làm đám lớn, cúng dường trai tăng, chẩn bần, hát Phật…tiền muôn bạc vạn, thật lạ lẫm với Phật ý. Tại sao là Phật tử, người ta cứ biểu dương các pháp hữu vi vô thường, khi vô thường đến, không hành trì thành tựu chánh giác vô thượng dẫn dắt hương linh cha mẹ, đền ơn thầy tổ đạt đến đỉnh cao chân thường an lạc!
Lúc bấy giờ Đại Đức Upavàna, đến đứng trước Thế tôn tõ ý buồn. Với giọng từ bi cố hữu, ngài bảo Đại Đức Upavàna nên đứng sang một bên, Đại Đức Ànanda thấy vậy rất ngạc nhiên vì trước kia Đại Đức Upavàna, từng là một thị giả cung kính phục vụ đức Phật. Ngài giải thích, “Các con phải biết, hiện giờ có nhiều vị Trời đến tề tựu chung quanh nơi đây và than phiền về sự che áng của Đại Đức Upavàna.”
Kế tiếp, đức Thế tôn đề cặp đến 4 thánh tích ghi dấu đậm nét đến đời sống của một đức Như Lai như sau:
– Nơi Bồ Tát đản sanh -Vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni), giáp với Tây Tạng.
– Nơi đức Phật Thành đạo – Buddha Gaya, cách nhà ga xe lửa Gaya khoảng 10 Km.
– Nơi đức Phật Chuyển pháp luân – Isipatana, nay là Sarnath.
– Nơi đức Phật diệt độ – Kusinàrà, nay là Kasi, cách nhà ga Gorakhpur 40 Km.
Ngài cho biết, những ai đang đi chiêm bái một trong những thánh tích ấy với tâm tịnh tính, nếu từ trần sẽ tái sanh vào nhàn cảnh.
Đức Thế tôn khen ngợi 4 đức tánh của tôn giả Ànanda, tương xứng một bực Chuyển luân thánh vương như sau:
– Chúng Tỳ Khưu Tăng luôn hoan hỉ khi được yết kiến Đại Đức Ànanda; sẽ hoan hỉ khi được nghe Đại Đức Ànanda thuyết pháp và sẽ thất vọng buồn nản khi Đại Đức im lặng.
– Chúng Tỳ Khưu Ni và Cư sĩ tại gia luôn hoan hỉ khi được yết kiến Đại Đức Ànanda, sẽ luôn hoan hỉ khi được nghe Đại Đức Ànanda, thuyết pháp và sẽ thất vọng buồn rầu khi Đại Đức làm thinh.
Trong bầu không khí khẩn trương căng thẳng, lời nói Đức Thế tôn như một luồn gió thoảng nhẹ nhàng êm mát. Ngay khi ấy bên ngoài có tiếng ồn náo, vì một Du sĩ tên Subhadda, ( Tu Bạt Đà La). Tuổi thọ rất lớn nói:
– Lâu lắm mới có một đấng Thế tôn toàn giác xuất hiện trên thế gian. Vào canh chót đêm nay ngài sẽ nhập diệt. Tôi có đôi điều hoài nghi muốn hỏi, ngài sẽ giảng dạy giáo pháp để đánh tan mối hoài nghi của tôi, có thể quí thầy cho tôi vào gặp ngài trong giây lát?
Tôn giả Ànanda nói, đạo hữu chớ nên làm rộn, Thế tôn đã mệt mỏi lắm! Tu Bạt Đà La tiếp tục cầu xin, tôn giả Ànanda tiếp tục từ chối và đến lần thứ ba, đức Thế tôn nghe được, bảo tôn giả Ànanda, vị đạo sĩ ấy do vì muốn hiểu biết chớ không phải làm phiền, nên cho ông vào hỏi ngài giải đáp ông sẽ lãnh hội mau chóng.
– Bạch đức Thế tôn, tất cả những giáo sĩ đương thời có thông suốt chơn lý như các ngài nói hay không, hay chỉ có vài vị thông suốt, còn các vị khác thì không?
– Hãy để yên đó Tu Bạt Đà La, không nên bận trí với những việc như thế! Trong bất luận giáo đoàn nào nếu không có Bát thánh đạo thì cũng không có bốn quả Sa môn. Nếu có người hành đúng giáo lý ấy, với đời sống chơn chánh, thế gian sẽ không vắng bóng các bậc thánh ALaHán
Năm hai mươi chín tuổi, Như lai đã ra đi tìm những gì tốt đẹp nhất. 51 năm đã trôi qua kể từ ngày đắp y mang bát, ta là một tu sĩ tịnh tâm tu đức.
Ánh sáng trí tuệ bừng lên với nhận thức chính xác, Tu Bạt Đà La quì xuống bái bạch:
– Lành thay, đức thế tôn! Tựa hồ như có người sửa lại ngay ngắn một vật đã lật đổ, hay khám phá một vật đã được dấu kín (…) giáo lý đức thế tôn truyền dạy làm cho tâm con tỏ sáng. Xin phép ngài cho con thọ lễ quy y Phật, Pháp, Tăng. – Đức Phật dạy:
– Này Tu Bạt Đà la, người xuất gia làm Tỳ Khưu phải trải qua một thời gian thử thách. Tuy nhiên, do sự hiểu biết của con hôm nay, Như lai sẽ mở ra một biệt lệ.
Sau đó, đức Phật bảo tôn giả Ànanda làm lễ xuất gia cho Tu Bạt Đà la, vị lão Tỳ Kheo này đã kiên trì tinh tấn tu tập chứng ngộ chân lý trong những ngày cuối cùng của cuộc đời sống an lạc.
Việc đức Phật giảng giải, quyết trạch cho Du sĩ Tu Bạt Đà La có ý nghĩa trong hay ngoài đạo Phật, nơi nào không có Bát thánh đạo thì không có Tứ quả Sa môn, đủ thấy hiệu quả của Bát thánh đạo là như thế nào. Bát thánh đạo là Diệu đế thứ tư trong Tứ Diệu Đế. Kể từ khi Sơ chuyển pháp luân đến nhập diệt, giáo lý ngài tuyên thuyết rất nhiều, nhưng không ngoài Bát thánh đạo. Bát thánh đạo có ý nghĩa như luân lý, triết lý, đạo đức, giới định tuệ, từ đây làm cho tâm lý hành giả phát sinh con đường Trung đạo đến Bồ Đề Niết Bàn. Thế mà ngày nay có một số vị đàm huyền luận diệu uyên bác, nhưng không thực hành Bát thánh đạo trong đời sống hằng ngày, đủ biết họ đã đi sai đường Phật đã đi.
Xin đừng nhầm Tu sĩ Bạt Đà La quy y cuối cùng này với đức Phật và một Tu sĩ Tu Bạt Đà La đã quy y trước cũng lớn tuổi xuất gia, sau khi đức Phật nhập diệt đã thốt: “ Đức Phật nhập diệt không có gì đáng phiền muộn, từ đây chư Tỳ Khưu muốn làm chi thì làm, không sợ ai khiển trách.” Câu nói ấy làm nhân duyên cho đức Kassapa (Ca Diếp), triệu tập chư thánh tăng kết tập Tam tạng Kinh điển, ba tháng sau khi Phật nhập diệt.
Suy cho cùng ông Tu Bạt Đà La tu hành chơn chánh và ông Tu Bạt Đà La nói lời quấy quá đều là ân nhân cho chúng đệ tử đời sau có gương tốt để soi, có kinh luật luận để tu học!
Đại đức Ànanda, bạch với đức Thế tôn:- Sau khi đức thế tôn diệt độ, nhục thể phải được tôn trọng thế nào?- Đức Phật dạy những lời tối hậu:
Này Ànanda, con không nên bận tâm với việc làm vẻ vang nhục thể Như Lai. Hãy để những người chiến sĩ sáng suốt, những vị Bà la môn và những người cư sĩ trí tuệ tin tưởng vững chắc nơi Như Lai làm việc này.- Hãy chú tâm, tận lực, tinh tấn, cố gắng, cần mẫn trong việc mưu tìm hạnh phúc châu toàn của chính con là quả vị AlaHán!
Đại đức Ànanda, nghe xong lời dạy quí báu của đức thế tôn rồi bước sang một bên đứng khóc và than vản:-“ Than ôi! Ta chỉ là một tu sĩ có pháp học nhưng chưa hoàn toàn giải thoát, cần phải hành nữa. Nhưng sau cùng đức đạo sư đã sắp tịch diệt. Đức thế tôn mà ta vô cùng quí mến!”
Đức Phật cho gọi ngài đến dạy:- Hỡi Ànanda, chớ có phiền muộn. Chớ có khóc than. Như Lai đã từng dạy rằng tất cả chúng ta đều phải phân ly, cách biệt và xa lìa những gì chúng ta ưa thích và quí mến! Nầy Ànanda, con đã tạo nhiều phước báu. Con sẽ sớm thanh lọc mọi ô nhiễm!- Và đức Phật tán dương công đức tôn giả Ànanda, rồi bảo tôn giả vào thành Câu Thi Na, báo tin cho hoàng tộc Malla về sự sắp viên tịch của ngài. Tất cả những người mến mộ Phật hay tin đều khóc than đến đãnh lễ Phật.
Quang cảnh cuối cùng rất cảm động, những lời dạy của đức Phật ngọt ngào, vang vọng đến hôm nay:- “Này Ànanda, sau khi Như Lai viên tịch, nếu trong chúng đệ tử có người nghĩ rằng: Lời nói của bậc đạo sư không còn nữa. Chúng ta không có bậc đạo sư.- Chớ có những tư tưởng như vậy.- Pháp và luật ta đã giảng dạy, sau khi ta diệt độ, chính pháp và luật ấy là đạo sư của các con!”
– “Này Ànanda, chư vị Tỳ Kheo lão niên hãy gọi vị Tỳ Kheo niên thiếu bằng tên họ, hay hiền giả. Vị Tỳ Kheo niên thiếu hãy gọi vị Tỳ Kheo Lão niên là Thượng toạ hay Đại đức.”
– “Nếu chúng Tăng muốn, sau khi Như Lai diệt độ, có thể huỷ bỏ những học giới nhỏ nhặt, chi tiết.”
– “Hành tội phạm đàn mặc tẩn đối với Tỳ Kheo Channa.- Hành tội phạm đàn mặc tẩn là Tỳ Kheo Channa muốn nói gì thì nói, chúng Tỳ Kheo sẽ im lặng không giáo giới”.
Vì đức Phật không nêu rõ giới nhỏ nhặt có thể bỏ, nên đại đức Ca Diếp chủ toạ cuộc kết tập Tam Tạng đầu tiên với sự đồng ý của chúng tăng, không huỷ bỏ một học giới nhỏ nào. Chúng ta vẫn biết nền tảng, căn bản giới luật không bao giờ lỗi thời trong việc rèn luyện chúng sanh trở thành các vị thánh cao quý. Nhưng thời đại hôm nay, có những giới nhỏ nhặt vị Tỳ kheo không giữ cũng không phạm, tức học giới ấy không cần thiết, phải bỏ!
Đức Phật hỏi tiếp:- Này chư Tỳ Khưu, còn điều nào nghi ngờ phân vân về Phật bảo, pháp bảo, hay phương pháp thì nên nói ra, chớ để hối tiếc về sau. Đức Phật hỏi đến ba lần câu hỏi trên, nhưng tất cả Tỳ kheo hiện diện im lặng, tỏ ý không nghi ngờ điều chi, vì 500 vị Tỳ Kheo này đều là thánh tăng từ bậc Dự lưu đến Tứ thánh quả. Đại đức Ànanda, cung kính nói:- Bạch đức Thế tôn, thật kỳ diệu thay (…) con tin tưởng trong chúng Tỳ Kheo này, không còn phân vân gì nữa.- Đức Phật hài lòng nói lời tối hậu: “- Này các Tỳ Khưu, nay Như Lai khuyên bảo các ông: Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn chớ có phóng dật.” -Đó là lời nói cuối cùng của đức Thế tôn.
Từ đó trở về sau, ngài không còn nói câu gì nữa, lấy Niết bàn làm đề mục, nhập định từ Sơ thiền đến Diệt thọ tưởng định. Không gian im lắng, đại đức Ànanda, không chịu nổi hỏi đại đức Anuruddha (A Nậu Đàla) : “Thưa tôn giả, Thế tôn đã diệt độ?- Này hiền giả Thế tôn chưa diệt độ, ngài mới nhập Diệt thọ tưởng định!”- Từ Diệt thọ tưởng định trở lại Sơ thiền, từ Sơ thiền trở lên Tứ thiền, xuất khỏi Tứ thiền – Xuất khỏi Tứ thiền, tức thì ngài viên tịch. Đại địa chấn động, người người sửng sốt, sấm trời vang động!
Toàn dân thành câu Thi Na, long trọng thiết lễ cúng dường đức Phật suốt 6 ngày. Đến ngày thứ bảy, 8 vị tộc trưởng Malla, theo lời tôn giả Ànanda, pháp táng kim thân đức thế tôn như pháp táng một vị Chuyển luân Thánh Vương. Tám vị này gội đầu tắm rửa sạch sẽ, mặc y phục mới tinh tươm, định khiên kim thân đức Thế tôn ra ngoài thành phía nam, nhưng phải theo ý Chư Thiên là đi về phía Bắc, đi qua trung tâm thành câu Thi Na, rồi sẽ về hướng Đông đến đền Makutabandhana và sẽ làm lễ trà tỳ hoả táng tại đây.
Sau khi hoàn tất nghi lễ, bốn vị tộc trưởng Mallà định châm lửa thiêu giàn hoả, nhưng lửa không phát cháy. Vì Chư thiên muốn chờ Đại đức Mahakassapa ( Ma Ha Ca Diếp) cùng với 500 vị Tỳ Khưu đến đảnh lễ Thế tôn xong, lửa trà tỳ tự phát cháy, tất thảy đều cháy sạch, chỉ còn lại duy nhất là xá lợi.
Kim thân đức Thế tôn vừa thiêu xong, thì có một dòng nước từ trên cao chảy xuống và một dòng nước từ dưới đất phun lên tưới tắt giàn hoả. Người dân Mallà dùng nước hoa thơm tưới vào giàn hoả xong rồi thu lượm xá lợi đức thế tôn đặt nơi tôn nghiêm nhất của giảng đường. Dùng cây thương làm hàng rào, dùng cây cung làm bức thành xung quanh, trong 7 ngày tôn trọng, cung kính đảnh lễ, cúng dường với các điệu múa, Càpàla, nhạc, vòng hoa, hương.
Bảy vương quốc ở các vùng lân cận, hay tin đức Phật viên tịch cử sứ giả và quân đội đến tỏ ý mong muốn có được ngọc xá lợi của Phật để tôn thờ. Trong đó bao gồm vương quốc hùng mạnh nhất là xứ Magdana (Ma Kiệt Đà) của vua A Xà Thế, và Tiểu vương quốc Câu Thi Na, họ đều nói một câu duy nhất: “Đức Thế tôn là một người Sát đế lỵ (Dòng hiệp sĩ thống trị) chúng tôi cũng là người Sát đế lỵ xứng đáng được một phần xá lợi của đức Thế tôn, để dựng tháp và tổ chức nghi lễ thờ kính, chiêm ngưỡng”
Khi được nghe nói như vậy, người Malla, ở Câu Thi Na, tuyên bố giữa đại chúng: “ Đức Thế tôn đã diệt độ tại vườn của chúng tôi, chúng tôi sẽ không cho ai một phần Xá lợi nào của đức Thế tôn.
Giữa lúc các nhà quí tộc hiệp sĩ, tay nắm cán thương, tay cầm đốc kiếm tranh đấu gay go thì Bà la môn Dona xuất hiện nói với mọi người:
“Các tôn giả, hãy nghe lời nói của tôi,
Đức Phật chúng ta dạy chúng ta kham nhẫn.
Thật không tốt đẹp nếu có sự tranh giành,
Khi phân chia xá lợi của bậc Thượng nhân.
Chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết nhất tâm.
Hoan hỉ chia xá lợi làm tám phần.
Chúng ta hãy dựng tháp khắp mọi phương,
Để đại chúng mười phương tin tưởng đấng pháp nhãn.”
Không khí trở nên lắng dịu, mọi người tỏ ra hiểu biết, đồng thanh nói:
– Này tôn giả Bà la môn, ngài hãy phân chia Xá lợi làm tám phần đồng đều.- Bà la môn Dona hoan hỉ đáp:- “Thưa vâng các tôn giả”. Sau khi Sứ giả các nước cung kính nhận Xá lợi Phật xong. Bà la môn Dona thưa với chúng hội:
– Các tôn giả, hãy cho tôi cái bình (đựng xá lợi nầy). Tôi sẽ dựng tháp và tổ chức các nghi lễ trang trí cái bình kỷ niệm.- Hội chúng hân hoan dâng cho Bà la môn Dona cái bình từng đựng Xá lợi Phật ấy!
Người Moriyà ở Pipphalivana, nghe tin đức thế tôn diệt độ ở Kusinàrà, liền gởi một Sứ giả đến người Malla xin Xá lợi. Nhưng đã trễ và nghe nói:
– Nay không còn phần xá lợi nào của đức thế tôn, vì xá lợi của đức thế tôn đã được phân chia, các tôn giả hãy lấy tro còn lại – Rồi các vị này lấy than tro còn lại.
Như vậy có mười nơi xây tháp thờ xá lợi, bình đựng tro hoả táng nhục thân Phật như sau:
1. Vua nước Magadha (Ma Kiệt Đà) là Ajàtasathu, con bà Videhi, xây dựng tháp thờ xá lợi đức thế tôn tại Vương xá thành và tổ chức lễ cúng dường.
2. Những người Licchavi ở Vesàli, xây dựng tháp thờ xá lợi đức thế tôn tại Vesàli, tổ chức lễ cúng dường.
3. Những người Sakya ở Kapilavatthu, xây dựng tháp thờ xá lợi đức thế tôn tại Kapilavatthu và tổ chức lễ cúng dường.
4. Những người Buli ở Kallkappa, xây dựng tháp thờ xá lợi đức thế tôn tại Kallkappa, tổ chức lễ cúng dường.
5. Những người Koli ở Ràmagàma, cũng xây dựng tháp thờ xá lợi đức thế tôn tại Ràmagàma, tổ chức lễ cúng dường.
6. Bà La Môn Vethadìpaka, cũng xây dựng tháp thờ xá lợi đức thế tôn tại Vethadìpaka, tổ chức lễ cúng dường.
7. Những người Mallà ở Pàvà, cũng xây dựng tháp thờ xá lợi đức thế tôn tại Pàvà, tổ chức lễ cúng dường.
8. Những người Mallà ở Kusinàrà, cũng xây dựng tháp thờ xá lợi đức thế tôn tại Kusinàrà, tổ chức lễ cúng dường.
9. Bà La Môn Dona, cũng xây dựng tháp thờ bình đựng Xá lợi, tổ chức lễ cúng dường.
10. Những người Moriya ở Pipphalivana cũng xây dựng tháp thờ những than tro xá lợi của Phật, tổ chức lễ cúng dường.
Như vậy có tám tháp xá lợi, tháp thứ chín thờ bình đựng xá lợi và tháp thứ mười thờ tro xá lợi Phật.
Hành trình cuối cùng của đức Phật từ núi Linh Thứu, Vương xá thành đến rừng Ta la song thọ, địa phận thành Câu Thi Na, chậm và dài với nhiều ý nghĩa giáo hoá độ sanh đã dừng lại… Với bao thương tiếc của đệ tử đương thời còn gây xúc động bồi hồi mãi đến hôm nay. PL 2547 năm trôi qua, mỗi năm đệ tử Phật ôn lại một lần, hành trình cuối cùng của một đạo sư gương mẫu khả kính.
Thời gian lâu xa như vậy, có thể nói nước chảy đá mòn, nhưng sự nghiệp độ thế của đức thế tôn, tức tinh thần tu tập, chứng đạo, truyền bá Phật pháp chưa phai nhạt trong tâm môn đồ pháp quyến nhiều thế hệ. Bởi vì đạo Phật là đạo trí tuệ hoá giải khổ đau sinh tử, nơi nào có sinh tử thì nơi đó cần có Phật giáo tiếp hiện độ sinh.
Nếu thế, tại sao đức Phật có sinh tử?- Thân thị hiện của đức Phật là thân người, dù quí báu mạnh khoẻ, thì thân ấy phải có sinh tử. Còn tâm người đã tu chứng Niết bàn, dù đang ở trong sinh tử từng phút giây đều có hoạt lực hoá giải khổ đau. Những điều ấy thể hiện rõ nét từng chi tiết tự tại của ngài khi đại sự sinh tử đến!
Để đạt đến hiệu quả an ổn sáng suốt như đức Phật, chúng ta phải làm sao? – Xin nhắc lại lời cuối cùng của đức Phật: – “ Này chư Tỳ Khưu, nay Như Lai khuyên bảo các ông: Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn chớ có phóng dật!”
– Trong Tương ưng Bộ Kinh có nói: “Nơi mà bốn nguyên tố cấu thành vật chất có đặc tánh dính liền, duỗi ra, đốt cháy và di động, không còn chỗ đứng, thì ở nơi ấy có Niết bàn.”- Tức Niết bàn ở trong tâm vị nào thường phát khởi siêu trí vô nhiễm, vô sanh, bát nhã ba la mật! Như vậy, ngoài tâm thanh tịnh không có Niết bàn. Nếu ngoài tâm có Niết bàn là Niết bàn của người khác, không phải của chính ta. Theo Hoà Thượng Thích Minh Châu- Từ Điển Phật học Việt Nam. Trang 486, có 2 loại Niết Bàn:
1. “Niết bàn có dư y là Niết bàn trong ấy tham sân si được đoạn tận, nhưng còn thân do quả báo đời trước, nên thân ấy còn phải già, bệnh, chết. Như Đức Phật, khi ngài giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề là ngài chứng được Niết bàn có dư y.
2. Niết bàn không dư y, là Niết bàn không còn báo thân nữa, nên thân không bị già, bệnh, chết chi phối. Như Lai đức Phật nhập diệt ở Kusinara, khi ấy đức Phật chứng Niết bàn không có dư y. Thường thường danh từ này được dùng là đức Phật nhập Niết bàn hay nhập Bát Niết bàn để chỉ đức Phật khi mệnh chung.”
Điều này sẽ làm người sơ cơ hiểu lầm:- Niết bàn là cõi chết thê lương! Có thể nói Niết bàn có dư y là Niết bàn còn sanh y, Niết bàn không có dư y là Niết bàn không có sanh y thiền giả tự tại giữ thân hay bỏ tuỳ thích. Người đắc Niết bàn (Hữu dư hay Vô dư) sinh tử chỉ là bóng mây hiện tượng trong bầu trời tâm chân như bao la.
Để kết thúc bài viết nầy, chúng tôi xin dẫn lời Tỳ Khưu Mang Đồng Tử hỏi Phật, trong bộ Trung A Hàm, Kinh Tiển dụ, số 221, như sau:
– Bạch Thế tôn! Thế giới này thường hay vô thường. Hữu biên hay vô biên. Tự ngã với thân khác hay là một. Như Lai sau khi diệt độ còn hay mất. Hay cũng còn cũng mất. Hoặc chẳng phải còn chẳng phải mất?
Đức Phật đáp khẳng định quan điểm truyền giáo:
– Dù thế giới này là thường hay vô thường. Hữu biên hay vô biên. Tự ngã với thân khác hay là một. Như Lai còn mất sau khi nhập diệt còn hay mất thì thực tế chúng sanh vẫn đang bị luân hồi sinh tử khổ. Và vấn đề cấp thiết nhất hiện tại là giải quyết sự luân hồi sanh tử khổ trước (…) Đó là tu tập Tứ Diệu đế, là căn bản phạm hạnh, có thể đưa đến trí tuệ, giải thoát và chứng nhập Niết bàn.
Lược trích Kinh Đại Viên Tịch Niết Bàn.
Tham khảo đối chiếu Kinh sách:
– Cuộc đời Ánh đạo của đức Phật. Cư sĩ Khánh Vân. -NXB.TPHCM. 1994
– Đức Phật và Phật Pháp. Naràda Thera-NXB.TPHCM. 1998
– Đại cương Kinh Trung A Hàm.TT.Thích Thiện Nhơn -Lưu hành nội bộ1993
– Giáo Trình Trường Bộ Kinh.TT.Thích Thiện Tâm-Cơ bản Phật Học TPHCM 1994.
– Những Ngày và những lời dạy
cuối cùng của đức Phật HT. Thích Minh Châu -NXB. Tôn giáo 2003
– Nghi Lễ và Tự Viện Tỳ Khưu Thiện Minh -NXB. TPHCM 2002
– Phật và Thánh Chúng Thích Minh Tuệ -THPG. TP HCM. PL.2538-1991
– Từ Điển Phật Học Việt Nam Thích Minh Châu-Minh Chi -NXB.Khoa học Xã Hội Hà Nội – 1991
Chú Thích:
* Bảy Pháp bất thối của một quốc gia:
1. Dân Vajjì thường tụ họp đông đảo với nhau.
2. Dân Vajjì thường tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết.
3. Dân Vajjì không dám ban hành những luật lệ chưa được ban hành, không huỷ bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống và cổ lệ đã được ban hành.
4. Dân Vajjì biết tôn kính, đãnh lễ, cúng dường và nghe lời dạy của các bậc trưỡng lão trong bổn quốc.
5. Dân Vajjì không bắt bớ và cưỡng ép những người nữ phải sống với mình.
6. Dân Vajjì biết tôn kính, đãnh lễ, cúng dường các tự miếu nội ngoại thành và không xao lãng những nghi lễ cổ truyền.
7. Dân Vajjì bảo hộ, che chở và ủng hộ nhiệt thành các vị thánh A La Hán ở tại bổn xứ, khiến cho các vị A La Hán chưa đến sẽ đến được sống an lạc.
* Bảy Pháp bất thối của hội Chúng tăng:
1. Chư Tỳ Khưu thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau.
2. Chư Tỳ Khưu thường tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết và làm việc tăng sự trong niệm đoàn kết.
3. Chư Tỳ Khưu không dám ban hành những luật lệ chưa được ban hành, không huỷ bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng những điều học đã được ban hành.
4. Chư Tỳ Khưu biết tôn kính, đãnh lễ, cúng dường và nghe theo những lời dạy của các bậc tôn túc, trưởng lão, niên cao lạp trưởng.
5. Chư Tỳ Khưu không bị chi phối bởi tham ái và bị tác thành một đời sống khác ( bị lôi cuốn trong sanh tử luân hồi)
6. Chư Tỳ Khưu ưa thích chỗ độc cư nhàn tịnh.
7. Chư Tỳ Khưu tự thân an trụ Chánh niệm, khiến các bậc đồng phạm hạnh chưa đến muốn đến ở và các bậc đồng phạm hạnh đã đến được sống an lạc.
* Năm điều nguy hại của sự phá giới:
1. Tài sản bị tiêu hao do sống phóng dật.
2. Tiếng dữ đồn xa.
3. Tâm tư dao động, sợ hãi khi vào hội chúng đông người.
4. Khi mạng chung, tâm thức bị rối loạn.
5. Tái sanh vào khổ cảnh, ác thú, địa ngục.
* Năm điều lợi ích của sự giữ giới:
1. Có đủ tài sản do sống không phóng dật
2. Tiếng lành đồn xa.
3. Tâm tư ổn định, không bị giao động khi vào chỗ đông người.
4. Khi mạng chung, tâm thức không tán loạn.
5. Tái sanh vào lạc cảnh, thiện thú, thiên giới.
* Cảm thọ của đức Thế tôn khi kinh qua các tầng thiền định và nhập diệt. (Xem lược giải kinh Nhiều Cảm Thọ).
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
(Avalôkitesvara)
Thích Nguyên Bình
A. DẪN NHẬP
Mỗi đức Phật ra đời đều có hai chúng; Tuỳ tùng chúng và Ủng hộ chúng. Tuỳ tùng chúng là các vị Thanh Văn Đại A la hán thường theo thính pháp tỏ bày công hạnh lớn, tiêu biểu cho hạnh nguyện bao la của thánh chúng. Ủng hộ chúng là chỉ cho các bậc Đại Bồ Tát với hạnh nguyện ủng hộ Phật pháp sâu dày. Các Ngài là bậc thượng thủ trong chúng Bồ tát, là những vị Nhất Sanh Bổ Xứ hay Cổ Phật quá khứ hiện thân với hạnh nguyện hộ trì xiển dương chánh pháp cho Đức Phật hiện tại, trùng tuyên các pháp môn vi diệu khế hợp với tâm nguyện chúng hữu duyên hay làm nhân duyên phát khởi pháp hội cho Phật nói vi diệu Pháp. Khi Đức Phật nói pháp đại thừa, các Ngài thị hiện minh chứng cho kinh. Mỗi vị Bồ Tát là tiêu biểu cho một pháp hành, một công hạnh, một hạnh nguyện sống động của chơn tâm, cho chúng sanh noi dấu. Hàng Phật tử chúng ta biết nhiều đến các vị Bồ tát qua kinh giáo đại thừa và qua các hình tượng phụng thờ nơi thiền môn như Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Chuẩn Đề, Di Lặc… Trong đó! Bồ tát Quán thế Âm là vị Bồ Tát được phụng thờ nhiều nhất. Đến chùa nào, hoặc tư gia nào của Phật tử (theo Bắc truyền)hầu như chúng ta đều thấy hình bóng từ ái của Ngài được thờ phụng tôn kính.Ngài là vị Bồ tát gần gũi hữu duyên với chúng sanh đúng như lời Phật dạy trong Kinh Địa Tạng: “Ôâng với chúng sanh trong cõi Ta Bà có nhân duyên lớn…” Tuy nhiên, phần đông chúng sanh chỉ biết đến ngài qua truyền thuyết, sự tích dân gian hoá và niềm tin, chứ ít người rõ tâm nguyện hành trạng và công đức của Ngài để y theo đó tu hành trong chánh tín. Những ai là Phật tử kính thờ và muốn noi theo hạnh nguyện của Ngài thì phải biết công hạnh và diệu đức của Ngài nương theo đó tu hành theo hạnh Quán Âm thực hành đại từ bi, nương nơi thần lực nhiếp hộ của ngài, tiến tu bước vào vô thượng giác.
B. NỘI DUNG
1. Định nghĩa và tên khác
Quán thế Âm là dịch nghĩa từ chữ phạn Avalo Kitevara, Ngài còn tên khác là Quán Tự tại Bồ tát, Hiện Âm Thanh Bồ tát, Duyệt Âm Bồ tát, Cứu Thế Bồ tát.
Vì Bồ tát quán sát các pháp thế gian tùy theo thế tục giả âm thanh ngôn thuyết, nên gọi là Quán Thế Âm.
Do Bồ tát tu hạnh Đại bi, Đại Từ cứu tế chúng sanh như con một , thường hằng quán sát âm thanh, nếu chúng sanh nào đau khổ nhất tâm xưng niệm danh hiệu Ngài. Bồ tát nương theo âm thanh đó cứu giúp chúng sanh hết khổ được vui nên có tên là Quán Thế Âm.
Lại vì Bồ tát nhân nơi cảnh Lý Sự Vô Ngại quán sát các pháp thấy rõ năm uẩn, sáu trần, mười tám giới thảy đều không tướng, thân tâm tự tại, xa lìa điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn, nên gọi là Quán Thế Tự Tại hay Quán Tự tại Bồ tát.
Chữ Quán là xem xét, thế là thế gian. Do tu pháp Nhĩ căn Viên thông thường hằng xoay tánh nghe phản văn tự kỷ, lắng nghe nội tâm mình ngộ được chơn tâm thanh tịnh, tâm nghe thông suốt mười phương, sáu căn dung thông như nhất. Cho nên, tự tại nghe suốt tất cả âm thanh thế gian, mỗi mỗi phân biệt rõ ràng, có thể phân thân cứu độ chúng sanh thọ khổ não chí thành xưng niệm danh hiệu.
Gọi là Hiện Âm Thanh Bồ Tát vì Bồ Tát nương nơi âm thanh đau khổ của chúng sanh mà hiện thân cứu khổ ban vui, nên có tên là Hiện Âm Thanh Bồ Tát hoặc Cứu Thoát Bồ Tát.
Gọi là Duyệt âm Bồ tát vì Ngài xem xét âm thanh đau khổ của chúng sanh trong thế gian mà cứu độ mà có tên.
Theo Kinh Pháp Hoa phẩm Phổ môn: “Gọi là Quán Thế Âm Bồ tát vì Bồ Tát ở thế giới Ta bà làm lợi ích chúng sanh, nếu có chúng sanh thọ khổ nhất tâm cầu danh hiệu của Ngài, Bồ tát quán sát âm thanh đó, giúp họ thoát khổ, nếu có sở cầu đều như ý.” Vì Bồ tát cứu khổ ban vui cho chúng sanh nên Ngài còn có tên khác là Thí Vô Uý tức bố thí sự không sợ sệt cho chúng sanh.
Tiền thân: Theo kinh Đại Bi Đà Ra Ni, tiền thân của Bồ tát Quán Thế Âm là Cổ Phật quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai.Vì thương xót chúng sanh và tâm nguyện ủng hộ chư Phật nên Ngài thị hiện thân Bồ Tát.
Theo Kinh Bi Hoa, Bồ tát Quán Thế Âm là con trai thứ ba của vua Vô Tránh Niệm nhân thấy vua cha bỏ ngôi đi tu và hai anh phát đại thệ nguyện tu hành cúng dường Phật và Hiền thánh tăng, nên Ngài phát tâm tịnh tín cúng dường Đức Phật và tăng chúng. Sau đó, theo lời khuyên của đại thần Nguyệt Xứng, Ngài thành kính phát tâm Bồ đề cầu vô thượng đạo.Vì chí nguyện và tâm thành kiên cố, Ngài được Phật thọ ký đạo Vô Thượng Bồ Đề. Hiện tại Ngài là Bồ tát Nhất sanh bổ xứ tại Tây Phương Cực Lạc thế giới.
Theo Nam Sơn Luật Sư truyện, Ngài Đạo Tuyên Luật sư hỏi Tỳ Sa Môn Thiên vương về tiền thân của Quán thế Âm Bồ tát. Thần thưa:” Quá khứ tiền thân của Bồ tát là công chúa Diệu Thiện con thứ ba vua Diệu Trang Nghiêm. Vì lòng thành kính mộ đạo dốc chí muốn xuất gia tu hành nên không chịu lấy chồng, Vua cha giận dữ lưu đày, đánh đập, định chém… nhưng Ngài vẫn thoát chết, kiên tâm tu hành, chứng đạo Bồ đề.
Ngoài ra theo các truyền thuyết ở Việt Nam Triều Tiên, có sự tích Quan Âm Thị Kính tu thành Quán Âm hạnh. Các tiền thân công hạnh hoá độ của ngài được ghi chép khá nhiều qua các truyện ký trong Đại tạng và Tục tạng.
Công hạnh hoá độ Bồ tát Quan thế Âm tiêu biểu cho đức đại từ đại bi cứu khổ ban vui cho chúng sanh. theo Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn: Nếu ai trì niệm danh hiệu của Ngài sẽ không bị các tai nạn lửa cháy nước trôi lại tránh khỏi các tai nạn quỉ La Sát, Dạ Xoa, không bị gông cùm xiềng xích, dao gậy đánh đập đâm chém, thoát khỏi đường hiểm nạn, an vui không sợ hãi, lìa tham sân si, được con trai con gái như ý nguyện.Đây là do công hạnh từ bi mẫn thế không thể nghĩ bàn của Bồ Tát dùng đức vô uý làm an ổn chúng sanh, nhiếp thủ chúng sanh phát khởi chánh tín, bước vào nẻo đạo.
Đứng về Sự thì đây là thệ nguyện của Bồ Tát Quán thế Âm, một vị Bồ Tát có thật, có nhân duyên rất lớn với chúng sanh cõi Ta Bà. Ngài vận dụng tất cả phương tiện đưa chúng hữu duyên vào đạo bằng cách thị hiện ba mươi hai ứng hoá thân cứu độ chúng sanh với tâm vô trụ chấp, dung thông vô ngại khắp pháp giới mười phương. Chúng sanh nào chí thành thường niệm danh hiệu hay tưởng niệm đến Ngài, một lòng không loạn, chí thành chuyên nhất thì đều được cảm ứng, vượt qua các hiểm nạn. Đứng về mặt lý sự viên dung và các sự cảm ứng được lưu truyền trong dân gian cũng như kinh giáo, tục tạng.v..v.. trong quá khứ cũng như hiện tại. Có thể nói danh hiệu ngài là diệu dược giải tỏa cho chúng sanh tất cả nỗi bất an đau khổ trên cõi đời, nếu tưởng niệm với tâm chí thành chơn chánh. Người niệm danh hiệu Ngài đến vô niệm tương ưng lợi mình lợi người mới được Ngài ảnh hiện gia bị nhiếp hộ vượt qua mọi khổ nạn, như kệ nói: “Chúng sanh tâm cấu tậân, Bồ tát ảnh hiện trung.”
Vì vậy, hàng Phật tử chúng ta phải chí thành tưởng niệm danh hiệu ngài bằng tâm chuyên nhất không tạp loạn mới được lợi ích lớn, hằng an vui trong sự hộ trì của Bồ Tát, từ đó tự phát huy tự lực tu hành của chính mình. Ngược lại! những ai trì niệm với tâm giải đãi biếng lười thì không có kết quả hiện tiền như ý, Bởi vì: “Có thật cảm Phật ngài mới ứng, Niệm lơ là Phật chứng vào đâu, Ví như người té xuống sâu, không lo kêu cứu ai hầu cứu cho.” (Thanh sĩ) Người trì niệm trong sự tán loạn lăng xăng tạp niệm thì không thể tiếp nhận được sự gia bị của Bồ tát, nhưng cũng gieo được duyên lành ở vị lai. Do đó, người tu hành muốn nương vào tha lực cần phải nỗ lực phát huy tự lực chính mình, mới có thể thành tựu tự tha hợp nhất thẳng tiến đạo Bồ đề.Ngày nay, đi đến đâu, chúng ta cũng thấy hình ảnh tượng thờ của ngài. từ chùa chiền, am, cốc cho đến tư gia Phật tử. Có thể nói tiếng niệm danh hiệu Quán Thế Âm có rất nhiều trong lòng người Phật tử bình dân theo đại thừa giáo pháp.
Theo lý mà nhận định thì niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm là niệm đức Đại Bi do được thần lực Ngài gia bị nhiếp hộ, cho nên không bị bát nạn (Vua Quan cấm đoán, giặc giã, hoả hoạn, lũ lụt, bệnh tật, bị người cản trở, phi nhân cản trở, ác thú quấy nhiểu.) xâm tổn. Chuyển đổi được tâm tánh xấu ác của tự thân và chúng sanh làm cho tâm được thanh lương mát mẻ, không bị gông cùm xiềng xích trói buộc, không bị tất cả phiền não ngăn che, thành tựu tất cả công đức lành, đầy đủ phước đức trí huệ và giải thoát giác ngộ viên dung. Bởi vì, niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát là lắng nghe tiếng lòng của tự tâm, bằng thanh tịnh tâm không kẹt trong âm thanh giả tướng, rõ suốt tất cả âm thanh nhiệm mầu giải thoát vi diệu của nguồn tâm là không tịch nên dứt trừ tất cả âm thanh khổ não, khiến cho tự thân người niệm được thấm nhuần an lạc trong chánh pháp. Vững tin và tiến tu đạo nghiệp không thoái chuyển.
Theo các kinh Đại Thừa như “Nhất thiết công đức trang nghiêm kinh”, “Phổ Hiền Đà Ra Ni Kinh” “Thanh Tịnh Quán Thế Aâm Bồ Tát Kinh”.Khi Đức Phật Thích Ca Mưu Ni thuyết pháp, Bồ tát thường hiện thân đến nghe pháp ủng hộ hầu bên các đức Phật. Trong Kinh Đại A Di Đà quyển thượng, Quán Vô Lượng thọ Kinh quyển hạ Quán thế Âm Bồ tát thọ ký kinh, Bồ tát thường đứng hầu bên Phật A Di Đà ở tại Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, giáo hoá chúng sanh.
Theo kinh Hoa nghiên Phẩm nhập Pháp giới Bồ tát quán thế Âm thường trụ Phổ đà lạc ca sơn tại Nam hải ở tại thế giới Ta Bà hoá độ chúng sanh. Ngài Thiện Tài đồng tử khi cầu đạo với năm mươi ba vị thiện tri thức tới vị thứ hai mươi bảy là Bồ Tát Quán Thế Âm dạy tu pháp “Bồ tát đại bi hạnh giải thoát”, để giáo hoá và cứu độ tất cả chúng sanh khổ đau phiền não được giải thoát an lạc. Qua đó, chúng ta thấy Bồ tát ứng hiện khắp mười phương thế giới hoá độ chúng sanh. Đúng như kinh Pháp hoa Phẩm Phổ môn khen ngợi :
Trong mười phương cõi nước, không cõi nào chẳng hiện.
Vô lượng các ác thú, địa ngục quỷ súc sanh,
Khổ sanh già bệnh chết, hiện thân, khổ liền diệt.
Sự hiện thân của Bồ tát trên cuộc đời là tiêu biểu cho sự thắng diệu an ổn tốt đẹp lợi lạc chúng sanh. Phẩm Phổ Môn cho biết tuỳ theo căn tánh chủng loại nghiệp cảm thích mến của chúng sanh mà ngài thị hiện thân hình hoá độ chúng sanh. Đáng dùng thân nào độ thoát thì ngài dùng thân đó hoá độ đem lại sự an lạc cho mọi người và dìu dắt tất cả chúng sanh vào tuệ giác vô thượng.
2. Hình ảnh tôn thờ
Trong các nơi có Phật giáo Đại Thừa truyền bá, Hình tượng ngài được tôn thờ kính cẩn với rất nhiều tướng trạng sai biệt. Hình tượng thường gặp nhất là hiện thân nữ nhơn như mẹ hiền thương con, đầu đội khăn, tay cầm tịnh bình, tay cầm nhành dương liểu hoặc bắt ấn với pháp y màu trắng. Tương truyền hình ảnh nầy xuất hiện vào thời Tống (Trung Hoa) niên hiệu Tuyên Hoà 1197.Trước đó, tượng thờ của ngài dưới hình tướng nam tử. Vì tất cả Bồ tát đều hiện thân đại trượng phu đầy đủ ba mươi hai tướng tốt trang nghiêm. Hình ảnh thứ hai là Quan Âm Nam Hải hay Từ Hàng Đại Sĩ ngồi tại vườn trúc tía một mình, hay có Thiện Tài, Long Nữ đứng hầu.
Ngoài ra chúng ta còn gặp hình tượng Ngài dưới dạng ngàn mắt ngàn tay, hình ảnh nầy căn cứ theo kinh Đại bi đà la ni khi ngài hiện thân nói tâm chú. Tại miền bắc nước ta, có pho tượng Ngàn tay ngàn mắt cổ xưa nổi tiếng có giá trị nghệ thuật ở chùa Bút tháp.
Một hiện thân khác của Bồ Tát Quán thế âm là hiện tướng Tôn Na Tôn giả hay Chuẩn Đề Bồ tát, mười tám tay cầm đủ khí giới binh trượng tiêu biểu cho việc thâu nhiếp và vận dụng viên thông mười tám giới. Chúng sanh bị căn trần thức trói buộc trong sanh tử. Bồ tát thì vận hành các giới tự tại để tế độ chúng sanh nói ra diệu pháp Chuẩn Đề bí mật, thông cả nhãn nhĩ viên thông giáo hoá chúng sanh.
Một hình tượng khác mà hàng Phật tử hằng gặp là Tiêu diện đại sĩ (Quỷ vương) thân ốm tong teo, tay cầm phướng dắt cô hồn uổng tử thọ thí tại các trai đàn. Tương truyền, tôn giả A nan một đêm toạ thiền, thoạt thấy quỷ nầy đến bảo: ông thọ mạng sắp hết phải cầu Phật nói chú thí thực, làm lễ thí chúng quỷ thần đói khát mới thoát khổ. Xả thiền khi trời sáng, Ngài bạch Phật tự sự, cầu Phật dạy bảo Phật nói đó là Bồ tát Quán thế Âm thị hiện để nhắc nhở ôâng thỉnh ta nói pháp cứu độ hữu tình (Kinh Diệm khẩu đà la ni).
Ngoài ra còn các tôn tượng như Như Ýù Luân Quán thế Âm đeo chuỗi anh lạc tiêu biểu cho thành tựu diệu pháp, chúng sanh nguyện cầu như y.ù Mã Đầu Quan Thế Âm hay Đại Trì Lực Vương tiêu biểu dùng tâm đại từ hiện tướng sân hận, thị hiện nghịch hạnh nghịch duyên độ chúng sanh.
Quan Âm Thập Nhất Diện là tiêu biểu cho đức đại từ bi, hiện thân cứu khổ của bậc Đẳûng giác. Mười một đầu chỉ cho Thập Địa và Đẳng giác Trước khi vào Đẳng Giác Phải trải qua những cuộc thử thách gian nan nên tiêu biểu mặt quỷ dữ. Hành giả tu hành phải qua địa vị nầy mới thành tựu kim cang địa viên thành Phật đạo. Ngoài ra, còn có nhiều hình tượng khác biệt như Quan Thế Âm đứng trên đầu rồng…. mỗi hình tượng tiêu biểu cho công hạnh hoá độ qua tâm cảm của chúng sanh.Sai biệt tuy có muôn ngàn nhưng tất cả đều có một nét chung đồng là Quan Âm tượng trưng cho đức đại từ đại bi giáo hoá chúng sanh đem lại niềm an lạc.Vì thế, phần đông tôn tượng của ngài được biểu hiện dưới dạng đấng mẹ hiền, chứ thật sự, hiện thân của Ngài hầu bên đức Phật A Di Đà thị hiện thân tướng đại trượng phu đầy đủ tướng hảo như chư Phật. Do đó khi thấy hình tượng Bồ tát được thờ khác biệt, hàng Phật tử đừng chấp trước vào hình tướng, phải tìm hiểu rõ đó là do hạnh nguyện sâu dày của Bồ tát thị hiện ra ứng hoá thân mà có các hình tượng như thế; tất cả đều do tâm đại từ bi thương chúng sanh ứng hiện ra.
3. Pháp tu của Bồ Tát Quán Thế Âm
Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm, Bồ tát Quán Thế Âm trình bày do tu pháp chánh định Kim Cang Như Huyển Tam Muội thành tựu nhĩ căn viên thông “Do tánh nghe của tôi tròn sáng khắp cả mười phương, nên cái tên Quán Thế Âm khắp cả mười phương cõi nước. Lại do nhơn tu của tôi, tại trong tánh nghe phát ra bản tánh Diệu Minh, Viên chiếu cả mười phương”.
“Nghe” mà gọi là “quán” là vì theo cái nghe mà thoát ra ngoài nhĩ căn, ngưng tụ nơi tâm và mắt, nên đối với quả môn cũng hay quán xét âm thanh của chúng sanh; căn môn đều lẫn dùng vậy.
Do nghe hiểu sáng suốt tu hành chơn chánh vào chánh định Ban đầu quán tánh nghe, dùng tánh nghe sáng suốt lắng nghe tự tâm lìa các duyên trần vào dòng Viên Thông. Bởi do sáu căn dong ruổi theo sáu trần, đó là không theo dòng, mà quán trở lại căn tánh, nên gọi vào được dòng Viên Thông. Khi được vào dòng Viên Thông liền xa lìa trần cảnh, nên gọi là không còn tướng bị nghe nữa. Động, tức duyên theo trần cảnh ; tịnh, tức là giải thoát, khi vào được dòng Viên Thông. Sợ e xen dính với tướng định mà ở đây chỉ là diễn bày đạt sâu vào căn tánh thì hai tướng động và tịnh rõ thật giả lập, xoay tánh nghe vào trong, tướng nghe và âm thanh không còn , sanh diệt đã hết, tịch diệt hiện tiền. Bỗng nhiên vượt ngoài thế gian và xuất thế gian được hai món thù thắng. Trên cùng khế hợp bản giác diệu tâm của mười phương chư Phật đồng một Từ lực. Dưới hợp cùng với tất cả chúng sanh trong lục đạo đồng một bi ngưỡng.
“Bồ tát Quán Thế Âm nói :Nhờ tu pháp Kim cang tam muội của Đức Quán thế Âm Như Lai lắng nghe tánh nghe như huyễn của mình mà tôi được từ lực đồng với chư Phật mười phương có năng lực thị hiện ba mươi hai ứng thân cùng khắp mười phương hoá độ chúng sanh theo tâm tưởng của họ, người nào đáng dùng thân nào được độ thoát , tôi hiện thân đó mà nói pháp mầu khiến chúng sanh đó được giải thoát. Do thành tựu đại bi lực khế hợp mười phương chúng sanh trong sáu nẻo, cho nên chúng sanh tưởng niệm đến tôi được mười bốn công đức vô uý :
1-/ Chúng sanh quán sát niệm danh hiệu được giải thoát .
2-/ Vào lửa không cháy,
3-/ Vào nước không chết đuối.
4-/ Vào chỗ nước hiểm ác , chúng quỷ không gia hại được.
5-/ Không bị các tai nạn về dao gậy.
6-/ Các loài ma quỷ không thấy và hãm hại được.
7-/ Không bị gông cùm trói buộc.
8-/ Giặïc cướp không thể cướp bóc.
9-/ Xa lìa tham dục.
10-/ Xa lìa sân nhuế.
11-/ Xa lìa ngu si.
12-/ Cầu con trai được con trai.
13-/ Cầu con gái được con gái.
14-/ Trì niệm danh hiệu Ngài bằng thọ trì danh hiệu 62 ức Bồ tát.
Phật hỏi pháp viên thông, Con do tu Viên chiếu tam muội nơi nhĩ căn mà duyên tâm được tự tại. Nhân tướng nhập lưu được tam ma địa thành tựu quả Bồ đề.
Pháp tu viên thông nầy, Bồ Tát Văn Thù đại diện cho Phật quán xét trong hai mươi lăm pháp tu ca ngợi Nhĩ căn Viên thông là ưu việt bậc nhất. Không bị chướng ngại vật ngăn cách, dù có ngủ mê, tánh nghe vẫn hiện tiền. Trong thế giới Ta Bà nhiều khổ đau chướng ngại, Chúng sanh nếu muốn được viên thông tam muội nên tu pháp Nhĩ Căn Viên Thông là tối thắng đệ nhất. Quán Thế Âm chính là niệm tánh nghe của tự tâm nhiệm mầu hay chơn tâm thanh tịnh trùm khắp pháp giới. Chúng sanh mê đắm trong trần cảnh thường chạy theo âm nhạc du dương tình tứ êm dịu hay tranh đấu kích động, ưa tiếng tốt giọng hay, ghét âm thanh xấu dở . . . mãi đắùm trong âm thanh sắc tướng nên không nhận được bản tâm. Bồ tát lắng nghe tự tánh của mình, quay cái biết về tâm lìa nhơn ngã chấp trước thành tựu quả diệu giác. Ai kính thờ Bồ tát tưởng nhớ Ngài nên tu pháp nầy, tự thân thực hành được an vui lợi ích, đó là cách tôn kính thù thắng nhất.
Một trong những pháp tu của Bồ tát Quán Thế Âm là thọ trì Pháp Đại Bi Tâm Đà La Ni. Theo Kinh Đại Bi Tâm đà la Ni, khi thọ trì thần chú nầy hành giả sẽ đầy đủ tâm đại bi, xoá các vọng nghiệp, đoạn trừ Vô minh hoặc chuyển thức thành trí, hiển lộ chơn tâm thanh tịnh. Đây là con đường tắt đốn siêu thánh địa, nhập Mật Tạng đà la ni. Thuở xưa, khi Bồ tát còn ở bậc Sơ Địa, vừa nghe qua Đức Quán Thế Âm Như Lai nói đà la ni nầy Từ Sơ Hoan Hỷ Địa, Ngài Vượt chứng đệ Bát Bất Động địa. Nếu chúng sanh nào thọ trì tâm chú nầy chắc chắn sẽ tròn đủ đại bi tâm, thành tựu công đức như Ngài. Ngoài ra Ngài còn nói các thần chú như Quan Âm Linh cảm chơn ngôn , Lục tự đại Minh chơn ngôn (Án Ma ni Bát di hồng) nhưng gần gũi và thâm thuý vi diệu nhất đối với hàng Phật tử vẫn là Bát nhã tâm kinh qua bản dịch của Pháp sư Huyền Trang. Trong Kinh nầy, Bồ tát chỉ rõ cho chúng sanh thấy Ngũ Uẩn đều không, sáu trần sáu thức mười tám giới cho đến tất cả các pháp Tứ đế, Mười hai nhân duyên trí huệ chứng đắùc đều không tướng. Tất cả các pháp thể tánh không sanh diệt rốt ráo không có thật thể của các pháp thế gian và xuất thế gian. Nhưng không phải là ngoan không cũng không phải là cái không thê lương vắng lặng sự sống như thế gian thường nghĩ , mà đây là cảnh chơn không diệu hữu, trong không có có, trong có có không. Nó hàm tàng vô lượng cảnh giới và diệu pháp mầu nhiệm. Nhờ hành thâm Bát nhã tánh định Bồ tát vượt khỏi tất cả lầm mê của phàm phu thế gian và nhị thừa. Thể nhập chơn như tánh. Ba đời chư Phật đều do hành thâm bát nhã nầy mà chứng đạo bồ đề.Kinh nầy là tâm yếu vào đạo là cốt tuỷ củûa sáu trăm quyển Bát Nhã.Vì thế, nhà thiền lấy đó làm nền tảng tu hành thọ trì hằng ngày để huân tập khí phần bát nhã. Ai muốn thành tựu diệu hạnh như Ngài cần phải tham chiếu và thực hành Bát Nhã tâm kinh mới có thể siêu xuất thánh phàm.
4. Lợi ích kính thờ
Qua tiền thân và công hạnh hóa độ của ngài chúng ta thấy Bồ tát Quán Thế Âm do tu Nhĩ Căn Viên Thông và hành thâm bát nhã mà thành tựu đại từ bi tâm nhiếp hoá chúng sanh. Lại cũng do tỏ suốt nguồn tâm nói các môn đà la ni hoá độ chúng sanh. Cho nên, được phần đông chúng sanh kính thờ trì niệm. Do bố thí cho chúng sanh mười bốn pháp không sợ sệt, phân thân hoá hiện khắp mười phương theo lòng nguyện cầu của chúng sanh ban vui cứu khổ. Đặc biệt trong thế giới Ta Bà nầy, chúng sanh thọ hưởng ân đức sâu dày của Ngài rất lớn. Những chuyện truyền kỳ cảm ứng về việc thấy hình, nghe danh ứng hiện cứu khổ ban vui cho chúng sanh thoát khỏi tai ách của Ngài vô số không thể tính kể.Theo Kinh Pháp hoa phẩm Phổ môn Ai nhiếp tâm kính niệm chí thành đều ứng nghiệm vô cùng. Người phụng thờ danh hiệu của ngài bằng thọ trì danh hiệu sáu mươi hai ức Bồ tát. Được thủ hộ vào chánh pháp vĩnh tiến trên đường đạo, tròn đủ phước đức trí huệ lần lần tiến vào Phật đạo. Thế nhưng, Bậc trí giả đừng nên quá mong cầu sự gia bị của ngài, quên đi tự nỗ lực của chính mình. Muốn vượt bậc, cận kề tâm nguyện của ngài, phải tu pháp nhĩ căn viên thông Phản văn tự kỷ dùng thiền định chiếu soi Uẩn, Xứ, Giới thảy đều giai không, Chánh pháp Niết bàn cũng không, lìa bỏ các khái niệm điên đảo vọng tưởng thì thành tựu tất cả Phật pháp, chứng thành quả vị như Bồ tát. Thọ trì pháp tu của Ngài chính là kính thờ phụng hành cúng dường Ngài thù thắng nhất. Người niệm danh hiệu của Ngài là niệm đức Đại Bi, trải đủ công đức, đưa hành giả vào chánh đạo. Vì thế, mong rằng tất cả Phật tử nên kính thờ và thực hành pháp tu của Ngài để trở thành một bậc viên thông đại sĩ làm lợi lạc hóa độ chúng sanh như Ngài.
C. KẾT LUẬN
Hạnh Bồ tát vốn vô biên nhưng tất cả không ngoài Bát nhã trí và tâm từ bi hỷ xả. Bồ tát Quán Thế Âm tu pháp Kim Cang Như Huyển Tam Muội, dùng bát nhã trí hiện rõ pháp thân hiện tướng từ bi độ chúng sanh như mẹ hiền thương con dại. Tương truyền ngài là Vị Cổ Phật quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai, là vị Đẳng Giác Bồ Tát sẽ thành Phật ở vị lai hiện thân tiêu biểu cho đức Đại Từ Bi. Hàng Phật tử khi đã rõ công hạnh vô biên của ngài, nên y theo tâm thành thờ kính tu hạnh nguyện Quan Âm để cho đức từ bi trí huệ của ta nẩy nở tự thân trở nên an lạc giải thoát bao đau khổ luyến ái luôn đeo bám ta từ vô thỉ. Đó là tâm nguyện mà chư Phật và Bồ tát Quán Thế Âm mong muốn ta thực hành. Ai là người kính thờ Ngài nên đúng theo Chánh Pháp đặt niềm tin lìa bỏ tà ngụy hư vọng mong cầu, để được an trú trong chánh pháp thẳng tiến vô thượng Bồ đề diệu quả.
Tài liệu tham khảo:
Kinh Pháp Hoa
Kinh Hoa Nghiêm
Kinh Lăng Nghiêm
Kinh Đại Bi Đà La Ni
Tâm kinh bát nhã
Sự tích Phật A Di Đà và bảy vị Bồ tát. Nhà xuất bản Tôn giáo năm 2001
Huệ quang Đại tự điển.
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
HÌNH ẢNH BỒ TÁT PHỔ HIỀN TRONG PHẬT GIÁO
Thích Pháp Huệ
A. DẪN NHẬP
Trong cuộc sống, Phật tử chúng ta thường hay ca ngợi và thán phục trước những tấm lòng hy sinh cao cả, qua hạnh nguyện thể hiện tình thương, giúp đời của những người đi theo lý tưởng phụng sự xã hội. Hạnh nguyện đó, ít nhiều cũng đã hé mở cho những thân phận cùng khổ một tia sáng hy vọng, một niềm tin hướng thượng giữa đời thường. Thế nhưng, tình thương yêu và nghĩa cử cao đẹp đó vẫn còn nằm trong hữu hạn, với những điều kiện mong cầu. Song, tìm hiểu qua kinh điển Phật giáo Đại Thừa, chúng ta thấy có nhiều vị Bồ tát, hạnh nguyện lợi tha thật vô cùng rộng lớn.
Ở đây, sự nổi bật về hạnh nguyện độ thế, chúng ta thấy có Bồ tát Phổ Hiền, một vị Bồ tát mà tín đồ Phật giáo thường hay tôn trí, thờ phụng trong các ngôi chùa ở những nước châu Á có sùng mộ Phật giáo phát triển.
Là người Phật tử chân thành, chúng ta hiểu thế nào về hình ảnh của vị Bồ tát này để niềm tin không rơi vào ý thức thần linh, siêu hình, huyền ảo.
B. NỘI DUNG
I. Định nghĩa
Giải thích danh hiệu
Theo Phật giáo Đại Thừa, Bồ tát Phổ Hiền là nhân vật lý tưởng, xuất hiện từ pháp thân và báo thân Phật. Từ phẩm tính cao thượng của bậc giác ngộ, Ngài đã xuất hiện như một người bình thường có đầy đủ nguyện lực và công hạnh rộng lớn. Để nhận chân được hình ảnh vị Đại sĩ này, chúng ta sẽ tìm hiểu qua các phần dưới đây.
a) Danh hiệu
Danh hiệu Bồ tát này nói cho đủ theo âm Hán là Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát Ma ha tát.
Đại Hạnh là hạnh nguyện sâu rộng, cùng khắp tất cả mười phương Pháp giới mà kinh Hoa Nghiêm thường ẩn dụ là biển hạnh (Phổ Hiền Hạnh Hải).
Phổ Hiền – Dịch từ thuật ngữ Phạn Sàmantabhadra – Dịch âm là Tam Mạn Đà Bạt Đà La hoặc Tam Mạn Đà Bạt Đà, Bật Thâu Bạt Đà, dịch nghĩa là Biến Cát. Nghĩa là thân tướng và công đức của vị Bồ tát đó có khắp mọi nơi, thuần nhất, diệu thiện.
Bồ Tát (BodhiSattva): Dịch âm là Bồ Đề Tát Đóa, hay là Ma Ha Đế Tát Đóa, theo các nhà dịch cũ gọi là Đại Đạo Tâm Chúng Sanh, Đạo Chúng Sanh v.v… Còn theo cách dịch của Ngài Huyền Trang trở về sau, gọi là Đại Giác Hữu Tình, Giác Hữu Tình. Nghĩa là vị có đại tâm cầu đạo nên gọi là Đạo Tâm Chúng Sanh. Vị cầu Đạo, cầu Đại Giác do đó cũng gọi là Đạo Chúng Sanh. Đại Giác Hữu Tình, Giác Hữu Tình là vị tự mình nỗ lực giác ngộ và hướng dẫn chúng sanh đều được giác ngộ. Tát đóa có nghĩa là dũng mãnh, dũng mãnh cầu Bồ Đề nên gọi là Bồ Để Tát Đóa. Hoặc gọi là Khai Sĩ, Cao Sĩ, Đại Sĩ (vị có nhân cách, năng lực khai thị cho tất cả chúng sanh đồng giác ngộ).
Ma Ha Tát – Nghĩa là to, lớn, nhiều. Đây là chỉ cho phẩm tính phổ biến sâu rộng của Hạnh Nguyện và đủ tư cách làm bậc thượng thủ hướng dẫn chúng hội phát tâm tu tập vô lượng hạnh nguyện của các đức Như Lai. Do đó, danh hiệu Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát Ma Ha Tát có nghĩa là vị Bồ tát có vô lượng công đức và hạnh nguyện, trùm khắp mười phương cõi nước.
b) Xuất hiện
Căn cứ những sưu khảo của các nhà nghiên cứu Phật học, thì danh hiệu Phổ Hiền được thấy xuất hiện đầu tiên trong kinh Mạn Đà La Bồ Tát, về sau xuất hiện nhiều ở các bản kinh khác. Đặc biệt, đất nước Trung Hoa có những truyền thuyết về Bồ tát Phổ Hiền; họ cho rằng đức Phổ Hiền Bồ tát thị hiện hóa thân tại núi Nga Mi Sơn (một trong 4 đại danh sơn Trung Quốc thuộc tỉnh Tứ Xuyên) và trên núi có Chùa Quang Tướng là Linh Tràng của Bồ Tát Phổ Hiền thị hiện giáo hóa.
Ở Việt Nam, cũng có một số chùa có tôn trí hình tượng Bồ Tát Phổ Hiền, cưỡi voi trắng 6 ngà hầu bên phải đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài Phổ Hiền là một trong những vị Bồ Tát mà Phật Giáo đồ Việt Nam rất tôn kính.
c) Truyền thuyết
Về sự tích tiền thân Bồ Tát Phổ Hiền, kinh Bi Hoa có nói “Trích Lục Phật học tạp chí tử Bi Âm” (tập 200-204), minh họa:
Xưa ! Tiền thân đức Phổ Hiền có tên là Năng Đà Nô, người con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm. Nhờ phụ vương khuyên bảo, thái tử đã phát tâm cúng dường đức Phật Bảo Tạng và chư Tăng trong 3 tháng hạ.
Thuở ấy quan đại thần là Bảo Hải, thấy thái tử phát tâm dũng mãnh như thế nên khuyên rằng: “Nay điện hạ đã có lòng làm các việc công đức, vậy hãy hồi hướng về đạo Vô thượng bồ đề, cầu được thành Phật hơn là cầu phước báo hữu lậu, nơi cõi trời, cõi người”.
Thái tử nghe quan đại thần nói như vậy, liền bạch lên đức Phật Bảo Tạng: “Bạch đức Thế Tôn ! –Nay tôi làm các công đức, tất cả đều xin cúng dường lên đức Như Lai và đại chúng, xin hồi hướng công đức này hướng về đạo Vô thượng chánh giác, nguyện phát tâm Bồ Đề, tu tập vô lượng hạnh nguyện Bồ Tát, giáo hóa mọi loài chúng sanh, cầu chứng ngôi Phật đạo. Và xin hồi hướng để được cõi Phật trang nghiêm, thanh tịnh, tất cả đều tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanh sẽ đồng như cõi của Phật Phổ Hiền”. Khi Phật Bảo Tạng nghe thái tử phát những thệ nguyện, Ngài liền khen ngợi và thọ ký, đồng thời đặt hiệu cho thái tử là: Kim Cang Trí Tuệ Quang Minh Công Đức. Sau nhiều kiếp tu hành, thực hiện các thệ nguyện viên mãn, rồi đến thế giới Bất huyến phương Đông thành Phật hiệu là Phổ Hiền Như Lai.
Từ khi phát những hạnh nguyện đó và nhờ nhiều đời sinh ra nơi nào cũng tinh tấn tu hanh đạo Bồ Tát nên Ngài đã thành Phật và đang hóa thân vô số ở các thế giới để giáo hóa chúng sanh.
II-Hạnh nguyện và biểu trưng.
a-Hạnh nguyện.
Nói đến hạnh nguyện Bồ Tát Phổ Hiền, kinh Hoa Nghiêm phẩm 40 đã nêu lên 10 Hạnh nguyện và những Hạnh nguyện này tiêu biểu cho tất cả Hạnh nguyện của Bồ tát. Thế nên, Hạnh nguyện đó còn gọi là Phổ Hiền Hạnh Hải.
1. Thường lễ kính các đức Phật (nhứt giả lễ kính chư Phật)
Các đức Như Lai là những bậc toàn giác, là những vị đã viên mãn hai phần Tự Lợi và Lợi Tha. Sự lễ kính mười phương ba đời tất cả Phật tức là bày tỏ niềm tôn kính về nhân cách, công đức và hạnh nguyện viên mãn của những bậc đã Giác Ngộ. Song, muốn đạt được năng lượng an lạc trong lễ bái, hành giả cần phải giữ 3 nghiệp (thân, miệng, ý) thanh tịnh; mỗi lễ thân và tâm hằng nhiếp sâu vào tánh pháp giới. Khi thân tâm chúng ta và đối tượng lễ đã đồng một thể vắng lặng, thì sự cảm ứng sẽ viên dung, vô ngại, không thể nghĩ bàn. Sự lễ kính này không phải đồng nghĩa với khái niệm cầu xin để được ban ơn, giáng phước mà chính là sự trở về cội nguồn tuệ giác, phát triển vô lượng hạnh nguyện, công đức vốn có nơi bản tâm. Điều này, trong luận Khởi tín, tổ Mã Minh cho đây là hai điều kiện cần thiết của lộ trình khai mở tri kiến Phật, đó là sự trỗi dậy, phát huy của bản thể chân như (nội huân chân như), sự tác động mạnh mẽ của phần tướng, dụng chân như (ngoại duyên chân như).
2. Thường xưng tụng công đức của Như Lai (Nhị giả xưng tán Như Lai)
Công đức Như Lai hội tụ từ vô lượng kiếp tu Bồ tát hạnh. Xưng tụng công đức đó cũng tức là khen ngợi, bày tỏ lòng tôn kính các đức Phật. Công đức Như Lai vô lượng nên lòng tôn kính và ca ngợi của Bồ Tát cũng không cùng tận. Sự ca ngợi này còn có nghĩa học hỏi, noi gương, trở về nhận ra những công đức tiềm ẩn nơi Như Lai Tạng tâm của hành giả, để khai thị, hiển bày, làm điểm tựa và chuyển hóa những ý niệm nhiễm ô, ác dục thành thanh tịnh, trong sáng.
3. Thường thờ phụng và cúng dường tất cả chư Phật (Tam giả quảng tu cúng dường)
Thờ phụng cúng dường các đức Phật là làm tăng trưởng công đức tự tâm, trong đó bao hàm cả ý nghĩa học hỏi, noi gương đức tính của bậc giác ngộ. Đây là lý tưởng tôn thờ cái đẹp, cái toàn thiện, với mục đích gieo trồng các hạnh lành để trang nghiêm nguồn sống vĩnh cữu. Như trong tất cả pháp cúng dường, Bồ Tát thường cúng dường bằng cách thực tập theo giáo pháp. Do đó, kinh Hoa Nghiêm, phẩm nhập pháp giới, Bồ Tát Phổ Hiền kêu Thiện Tài bảo: “Thiện nam tử ! Trong những cách cúng dường, pháp cúng dường là giá trị hơn hết”. Bồ tát cúng dường pháp tức sống theo lời Phật dạy, phát triển các điều lành, siêng làm lợi ích chúng sanh. Đồng thời, trong lộ trình hành đạo luôn thực hành các hạnh nghiệp của Bồ Tát và mọi hành động đều chẳng bỏ mất tâm Bồ đề. Sự cúng dường pháp như thế, Bồ tát từng bước thành tựu nhân cách của Như Lai.
4. Thường sám hối các nghiệp từ vô thủy đế nay và tuân giữ tịnh giới (tứ giả sám hối nghiệp chướng)
Sám hối là ăn năn và ngừa lỗi. Nghiệp là chỉ cho sự tạo tác của ý nghĩ, lời nói và hành động. Bồ tát thường hay sám hối các nghiệp nhiễm ô nhiều đời. Và bên cạnh đó còn tuân giữ tịnh giới để phát huy định và huẹâ. Vì bản chất của giới là ngăn ngừa các ác, lậu, Bồ tát tuân giữ tịnh giới sẽ không bị các sự lỗi lầm phát sinh, ngự trị trên mảnh đất tâm. Và một khi, không còn sinh khởi các ác, dục, ái là tâm đã thanh tịnh. Hơn nữa, hành giả tu tập, sám hối các nghiệp, giữ gìn tịnh giới là để tự hoàn thiện nhân cách, cũng như tính hiệu quả trong lộ trình thực hiện hạnh nguyện độ sanh. Song, pháp sám hối của Bồ tát là luôn quán nghiệp chướng vốn không hình tướng, không có chủ thể, thần linh quyết định. Đã tự gây tạo tội, phước thì tự thọ nhận kết quả khổ đau hoặc an vui. Vì thế, nếu không tạo tác thì sẽ không có kết quả thọ báo. Đó là phương pháp quán tội tánh vốn không để đạt vô sanh.
5. Thường tùy hỉ công đức của tất cả Phật, Bồ tát cho đến 6 loài (Trời, Người, A Tu La, Địa, Ngục, Ngạ quỉ, Súc Sanh) và 4 sanh (Noãn, Thai, Thấp, Hóa) (ngũ giả tùy hỉ công đức)
Trong con đường thực hành Bồ Tát Hạnh, Bồ tát thường tùy hỉ, nghĩa là tâm thường hoan hỉ với vô lượng công đức của các đức Phật, Bồ Tát và các loài chúng sanh. Đây là hạnh nguyện dẫn tâm đến thánh thiện, bình đẳng, không còn phân biệt, vướng chấp theo 4 tướng (tôi, người, các loài và mọi cảm thọ).
6. Thường lễ thỉnh tất cả Phật giảng nói giáo pháp (lục giả thỉnh chuyển pháp luân)
Giáo pháp là kim chỉ nam cho người tu hành, là thuyền bè đưa người qua bể khổ. Vì hạnh nguyện lợi tha, Bồ tát thường thỉnh Phật giảng nói giáo pháp để chúng sanh nương theo tu hành. Do đó, trong các kinh Đại Thừa, Bồ tát Phổ Hiền thường đại diện chúng hội thưa, thỉnh Phật chuyển pháp luân.
7. Thỉnh cầu Phật, Bồ tát chớ nhập Niết Bàn, mà trụ ở thế gian để nói pháp (thất giả thỉnh Phật trụ thế)
Niết Bàn là chỉ cho cảnh giới tịch diệt, tức tâm thức đã chuyển hóa tham, sân, si trở về vô lậu, thể nhập bản thể, đưa đến trạng thái vắng lặng hoàn toàn. Thường khi hóa duyên đã mãn, các đức Phật và Bồ tát đều nhập Niết bàn. Nhưng vì lợi ích chúng sanh, Bồ tát luôn thỉnh Phật trụ thế để nói pháp. Sự thỉnh cầu như thế, không ngoài ý nghĩa là “Thành tựu chúng sanh, tịnh Phật quốc độ” mà kinh Duy Ma Cật đã khai mở cho hàng Bồ tát cầu Phật đạo.
8. Thường theo Phật Tỳ Lô Giá Na học giáo pháp (bát giả thường tùy Phật học)
Phật Tỳ Lô Giá Na là pháp thân của tất cả các đức Như Lai, là bản thể tịch diệt, trong sáng của muôn loài. Giáo pháp từ pháp thân này lưu xuất nên Bồ tát phải theo Phật để học pháp. Hơn nữa, các đức Phật và Bồ Tát đều lấy tánh giác làm nhân tu để đạt quả chứng, do đó theo đức Phật Tỳ Lô Giá Na học pháp còn có nghĩa là hành giả nội hướng, trở về sống với nguồn tuệ giác để thành tựu hạnh nguyện tam muội (chánh định).
9. Ứng theo sự khác biệt của các loài chúng sanh mà làm các việc cúng dường (cửu giả hằng thuận chúng sanh)
Đây là con đường mở bày phương tiện độ sanh, thực hiện 4 nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự) giữa lòng cuộc đời. Sự tùy thuận các loài, tức Bồ tát quán sát căn cơ các nghiệp cảm thọ của từng loại chúng sanh, từng cá nhân để giáo hóa và đưa chúng sanh tướng, chúng sanh tâm trở về thể nhập bản giác.
10. Hồi hướng công đức cho tất cả chúng sanh để thành tựu quả Phật (thập giả phổ giai hồi hướng)
Mục đích của Bồ Tát là phát nguyện độ sanh, đem công đức hồi hướng về quả vô thượng Bồ Đề cầu thành Phật. Và tất cả những hạnh nguyện trên đều hướng đến mục tiêu chung đó. Vì thế, đây là hạnh nguyện phổ biến, và cũng là nền tảng của tất cả hạnh nguyện.
Như vậy 10 hạnh nguyện trên là bản thể hạnh nguyện của Bồ Tát trong lộ trình thực hiện độ sanh, thành tựu quả Phật. Hay nói cách khác, đó là hạnh nguyện nhiếp tất cả hạnh nguyện.
b-Hình ảnh biểu trưng
Qua sự tìm hiểu về hạnh nguyện, chúng ta đủ xác định rằng Bồ Tát Phổ Hiền là tiêu biểu cho nhân cách và bản hạnh rộng lớn của các vị Bồ Tát cũng như đức tính siêu việt của Phật. Vì vậy, ở góc độ biểu trưng, Ngài Phổ Hiền biểu thị cho lý, định, hạnh, tức thể hiện lý trí, định hụê, hạnh chứng của Như Lai. Đó là con đường lấy hạnh nguyện độ sanh, cầu vô thượng Bồ đề làm cơ sở để xây dựng viên mãn 2 phần lý trí và định huệâ. Đồng thời, trong sự tác động qua lại đó, hạnh nguyện đã tự bao hàm cả lý và định.
Tuy nhiên, để thấy được sự thống nhất này, lý là khái niệm thuật ngữ chỉ thể tánh – nơi lưu xuất muôn pháp. Định là tam muội. Hạnh là chỉ cho hạnh nguyện thâm sâu mà chúng ta đã tìm hiểu. Nếu xét ý nghĩa tương quan nhân qủa trong 3 môn vô lậu (giới, định, tuệâ) thì hạnh nguyện nhiếp giới vô lậu, tam muội nhiếp định vô lậu, lý nhiếp huẹâ vô lậu, tuy 3 nhưng đồng một thể. Bởi vậy, lý, định, hạnh là cội nguồn của chư Phật, là bản thể của tâm sinh lý và sự vật hiện tượng. Bồ tát tu tập thể nhập được bản thể này gọi là đã vào được biển tánh của Như Lai (tánh hải). Vì vậy, Bồ tát Phổ Hiền cũng là hạnh nguyện, công đức được hiển bày từ biển tánh, tức pháp thân Phật.
Thế nhưng, biển tánh kia, ở bậc Thánh không thêm, phàm không bớt. Khi mọi niệm hành giả đều thanh tịnh, sáng suốt, diệu thiện, thì tự nó đã tương ưng với lý, định và hạnh của Phổ Hiền. Những niệm sáng như thế, luôn vượt lên tất cả mọi trạng thái vô minh, phiền não và chuyển hóa toàn bộ tâm lý nhiễm ô trở thành thanh tịnh. Từ đó, ý nghĩ, lời nói, hành động đều biểu lộ nhân cách của Bồ Tát; Tức sự hóa độ của đức Phổ Hiền cũng là hiển thị cho tất cả những niệm tỉnh sáng, rộng lớn, thánh thiện tự chuyển hóa, dẫn đạo các niệm vọng khởi của phàm phu chúng sanh nhận nhập bản giác bình đẳng, thành tựu Phật đạo. Và do hành động trên nền tảng lý, định, hạnh, nên độ chúng sanh nhưng chẳng có chúng sanh nào để độ. Vì tất cả đều là diệu dụng nhiệm mầu của biển tâm, của vô trú tâm. Thế nên, kinh Hoa Nghiêm, phẩm Phổ Hiền dạy:
“Ở khắp các thế giới
Niệm niệm thành chánh giác
Mà tu hạnh Bồ Tát
Chưa từ có thối chuyển”.
Hơn nữa, Ngài Phổ Hiền là đại biểu cho nhân cách Bồ Tát đẳng giác nên sự diệu dụng đã trở nên vô ngại. Chính hình ảnh ngồi trên lưng voi trắng (bạch tượng), đã thể hiện rõ sức mạnh của sự diệu dụng đó. Voi là loài thú có sức mạnh. Hình ảnh cưỡi voi trắng 6 ngà là muốn nói lên rằng sức mạnh kia kết tinh từ vô lượng hạnh nguyện, vô lượng công đức thanh tịnh, trong sáng.
Vì vậy, những ẩn dụ biểu trưng đã đưa nhân cách Bồ tát Phổ Hiền lên giá trị siêu việt.
III- Khai mở đời sống con người và xã hội
1. Xác định giá trị con người
Từ ý nghĩa, mục đích Ngài Phổ Hiền thể hiện, ít nhiều đã giúp hành giả chúng ta trở về hoàn thiện lại đời sống tự thân. Vì Bồ Tát và chúng sanh phàm phu đều đồng có đức tánh Phổ Hiền, nhưng các ngài tự phát huy và hoàn thiện tuyệt đối, còn chúng sanh thì vẫn rong ruổi theo những ảo vọng, chết sống trong ham muốn, giận hờn, khát dục. Điều này đã cho chúng ta thấy rằng, nguyên nhân làm con người mãi trầm luân, bất an, sợ hãi, khủng hoảng và khổ đau là do nhận thức sai lầm.
Nhưng tại sao chúng ta lại quên đi phẩm tính và nhân cách siêu việt vốn đầy đủ ở chính tâm mình để chạy theo bóng dáng hư ảo, huyền hoặc như tin không nhân quả, không đời sau, cầu xin thần thánh ban ơn giáng phước v.v… Đó phải chăng chúng ta đã tự phủ nhận những khả năng ưu việt, những giá trị nhân bản của đời sống ? Không – sở dĩ có những quan niệm sai lầm như thế, đều do sự ngộ nhận của ý thức, lấy giả làm thật, nhận vọng làm chơn. Hiện tại, đời sống con người đang đắm mình trong dục lạc. Bao nhiêu yêu thích, chiếm hữu, hận thù, tranh chấp luôn có mặt trên từng ý nghĩ, lời nói, hành động, tất cả đều do tác nhân đó gây ra. Nhưng muốn giải thoát chúng, tất nhiên chúng ta không chỉ lý luận mà phải tự trở về với ánh sáng tuệ giác để thấy con người thật của chính mình (chân tâm).
Và khi đã có định hướng, đòi hỏi phải tự nỗ lực khai mở bản tâm và hành động trong tinh thần bao dung, vô ngã. Khi thấy rõ được nguồn tâm, lấy hạnh nguyện lợi ích chúng sanh, cuộc đời làm mục tiêu hướng thượng tức là chúng ta đã xác định được con đường hướng đến Vô Thượng Bồ Đề. Tuy nhiên, sự khai mở đó phải thiết lập bằng trí vi diệu, tức là huẹâ Phổ Hiền mới đủ lực dụng nhập cảnh giới Phật. Do đó, kinh Hoa Nghiêm, phẩm Phổ Hiền dạy rằng:
“Trí vi diệu rộng lớn
Thâm nhập cảnh Như Lai
Nhập rồi chẳng thối chuyển
Gọi là Phổ Hiền huẹâ”.
Hay nói trên phương diện chuyển hóa từng ý niệm:
“Trong một niệm rõ biết
Chư Như Lai xuất hiện”.
Ở đây, hình ảnh Bồ Tát Phổ Hiền trở thành bài học thực tiễn, giúp chúng ta vươn tới xây dựng lại đời sống và phát triển những hạnh nguyện lợi tha để trang nghiêm tự thân. Hành giả thực hiện hướng đi này tức là bước vào con đường hoàn thiện nhân cách mình trở thành một đức Phật. Song, phải dụng tâm bằng cách nào ? Điều này chúng ta nên thực tập qua kinh nghiệm của Bồ Tát Phổ Hiền:
“Tâm trụ nơi thế gian
Thế gian trụ nơi tâm
Nơi đây chẳng vọng khởi
Phân biệt hai chẳng hai,
Chúng sanh thế giới kiếp
Chư Phật và Phật pháp
Tất cả như huyễn hóa
Pháp giới đều bình đẳng.
Ở cõi mười phương cõi
Thực hiện vô lượng thân
Biết thân từ duyên khởi
Rốt ráo không chỗ chấp…”
Khi nào mọi niệm tâm chúng ta chuyển hóa nhuần nhuyễn mà không rơi trong phạm trù một – hai, có – không là mới tuỳ duyên hóa thân vô ngại trong pháp giới bình đẳng. Đó là đời sống của những vị đã phát vô lượng hạnh nguyện, từng niệm tỉnh sáng vượt lên trên mọi trú chấp về tôi và của tôi, tâm đạt an lạc và giải thoát hoàn toàn. Ở đây, giá trị và vai trò con người đã đưa lên ngôi vị tuyệt đối trong việc quyết định đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Xây dụng xã hội ổn định – thịnh vượng
Xã hội là khái niệm thuật ngữ chỉ đời sống hoạt động, quan hệ, giao tiếp giữa người với người trong những cộng đồng dân cư mà chúng ta thường gọi là làng, xã, vùng, miền v.v… Và trong một xã hội có nhiều thành phần, nghề nghiệp, tín ngưỡng tôn giáo. Cấu trúc tư tưởng và hình thái xã hội sẽ tùy thuộc vào những quan niệm, những đời sống bao hàm các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, phong tục tập quán, văn hóa và tín ngưỡng của từng cá nhân, gia đình, làng xã…
Một xã hội ổn định và thịnh vượng, trong đó không thể có quá nhiều thành phần, nghề nghiệp suy thoái đạo đức. Thế nên, Phật giáo bước đầu xây dựng xã hội là hoàn thiện từ cá nhân, gia đình rồi mới mở rộng ra làng, xã. Điều này có nghĩa mỗi người đóng vai trò quyết định để hình thành những kiểu mẫu xã hội. Ở đây, nhân cách của Bồ tát Phổ Hiền có giá trị khai mở đời sống tỉnh thức và lợi tha cho cá nhân, gia đình cùng mọi cộng đồng. Vì nếu nhìn từ gốc độ xã hội, Ngài Phổ Hiền là một nhân vật lý tưởng không những hoàn thiện đời sống cá nhân mà còn là mẫu người lý tưởng của xã hội hiện đại. Như chúng ta đã tìm hiểu về phẩm tính và nhân cách của Ngài, đây là vị Bồ tát có nhiều hạnh nguyện siêu việt hơn tất cả các Bồ Tát, trong đó trọng tâm đều lấy sự lợi ích muôn loài để thành tựu Phật đạo.
Xã hội ngày nay tinh thần đạo đức truyền thống đang bị khủng hoảng, luân lý đạo đức dường như bắt đầu nhường chỗ cho tội ác, gây rối, phá hoại. Hiện tại chúng ta đang sống vì mục đích riêng tư nhiều hơn là lợi ích cho xã hội. Đây là cách sống mở rộng ý thức về cái tôi và quyền sở hữu. Từ nhận thức và hành động như thế, tâm lý cá nhân đã nảy sinh ra ý thức đấu tranh, ích kỷ, ganh ghét, hận thù. Đời sống như vậy, bên cạnh sự chiến thắng chắc chắn tâm hồn phải luôn phòng ngự, lo âu, khủng hoảng và bất an. Vì tất cả đều đi cùng chung trên một quỹ đạo nhân qủa; thắng, thua, thành, bại, hạnh phúc hay khổ đau đều do mỗi chúng ta quyết định lấy, chứ không do một ai có thẩm quyền giúp cho…
Tuy nhiên, muốn có đời sống an lạc, hạnh phúc, tất nhiên mỗi chúng ta phải trở về thực tập nhân cách của Bồ Tát Phổ Hiền. Đó là hành giả đi vào cuộc đời làm tất cả việc bằng tinh thần lợi mình, lợi người, tức là thiết lập lời nói và hành động đều vì lợi ích cho tha nhân và xã hội. Đây được coi là quy luật tương quan nhân quả, nghĩa là kết quả hạnh phúc của chúng ta là phát xuất từ hạnh nguyện đem đến hạnh phúc cho chúng sanh, cuộc đời và ngược lại chúng sanh có an lạc nên ta cũng được an lạc. Để học hỏi và vận dụng điều đó, chúng ta hãy nhìn qua hình ảnh Bồ tát Phổ Hiền:
“Bồ Tát lìa mê đảo
Tâm tịnh thường tương tục
Khéo dùng sức thần thông
Độ vô lượng chúng sanh…”
(Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Phổ Hiền)
Qua lời kệ tụng trên, hành giả học Bồ tát ở sự lìa mê đảo. Mê đảo là sự nhận thức không đúng với chân tướng của các pháp, tức nhận thức đã bị chi phối bởi vô minh và dục ái. Thế nhưng, khi lìa mê đảo tâm sẽ trở về trạng thái thanh tịnh. Tâm có thanh tịnh là có thần thông tự tại trong các pháp, có vô lượng phương tiện để giáo hóa chúng sanh. Điều này bao hàm các ý nghĩa là do tâm thường vắng lặng phiền não nên thấy rõ căn tánh từng loại chúng sanh để Bồ Tát tìm mọi phương pháp chuyển hóa.
Cũng như thế, chúng ta làm lợi ích cho cuộc đời, trước nhất phải giữ tâm tĩnh lặng, thấy tường tận tâm lý, hoàn cảnh, đời sống của từng cá nhân, gia đình và xã hội để có phương pháp giúp đỡ hiệu quả. Song, muốn lìa mê đảo, muốn có tâm tĩnh lặng như Bồ Tát, chúng ta phải hành động trên tinh thần giúp đời nhưng lòng không vướng bận và mong cầu thiện quả hữu lậu. Vì vậy, nếu trong một xã hội, tất cả đều hoàn thiện tự thân như thế, chắc chắn xã hội đó sẽ được phồn vinh, thịnh vượng.
IV-Bồ Tát Phổ Hiền dưới góc độ siêu hình
1. Khái niệm trừu tượng
Nói đến danh hiệu, cũng như hình ảnh và nhân cách của Bồ tát, chúng ta hoàn toàn chỉ nhận thức trên khái niệm. Thế nhưng, khái niệm chỉ là phương tiện, là cái vỏ để giúp người Phật tử hình dung ra được vị Bồ Tát mà mình đặt niềm tin sùng kính, ngưỡng vọng. Song, sự sùng tín đó không ngoài tinh thần ca ngợi, học hỏi, noi gương. Tuy nhiên, dường như người tín đồ chỉ muốn vị Bồ tát mình tôn thờ phải ở một thế giới nào đó cao hơn cõi Ta Bà này. Từ đó, những quan niệm trừu tượng mãi đóng khung và lẩn quẩn trong những ý nghĩa huyền hoặc, siêu hình. Vì họ cho rằng nhân cách và hình ảnh như thế chắc chắn không phải là con người bằng da bằng thịt như chúng ta. Khi đó Bồ tát Phổ Hiền là nhân vật kiểu mẫu để giúp hành giả hóa thân đi vào cuộc đời với hạnh nguyện lợi tha.
2. Lý tưởng
Như người ta nói, lý tưởng là mục đích mà con người ở bất cứ xã hội nào đều muốn vươn tới, đạt được. Cũng như thế, Bồ tát Phổ Hiền là nhân vật lý tưởng. Hướng về Bồ Tát với niềm tôn kính là để tự hoàn thiện nhân cách của chúng ta, chứ không phải chỉ biết ca tụng, tán dương. Quan niệm này rất nhiều Phật tử trí thức chấp nhận. Đối với bản thân người viết vẫn coi đây là cái nhìn trọn vẹn về ý nghĩa sùng tín và lễ bái các vị Bồ Tát trong Phật giáo Đại Thừa. Nói như thế, không có nghĩa là phủ nhận, vì mọi hành giả đều có khả năng hóa thân.
3. Tín ngưỡng bình dân
Song song với quan niệm Bồ Tát Phổ Hiền là nhân vật lý tưởng, lại có những Phật tử coi Bồ Tát Phổ Hiền như vị thần, thánh linh thiêng, có khả năng ban ơn, giáng phước. Đây là cái nhìn hoàn toàn tín ngưỡng, nó phù hợp với những quan niệm của các tôn giáo thần quyền.
Đúng là trong hệ thống kinh điển mật giáo, Bồ tát Phổ Hiền được coi là vị có năng lực vô biên và có nhiều phương pháp quán tưởng tu tập về vị Bồ tát này. Nhưng đó là mật mã, những giá trị tuyệt đối về tâm linh. Hành giả cứ thực tập những công thức của các vị đạo sư mật giáo hướng dẫn, chắc chắn sẽ đạt được vô số diệu dụng, cũng như chứng nhập pháp thân, thành tựu Như Lai địa. Điều này, nếu ai chưa đi vào con đường thể nghiệm thì không nên có ý tưởng phê phán. Vì lộ trình đi vào cõi đạo có vô số pháp môn và nhiều cách thể nhập.
Đối với Phật tử chưa nắm vững nguyên lý và phương tiện tu hành trong hệ thống mật giáo, khi phát khởi niềm tin và sùng tín Bồ Tát Phổ Hiền nên có nhận thức chánh kiến, bằng không sẽ rơi vào tà kiến và chủ nghĩa thần linh, giáo điều. Tuy nhiên, ngày nay đa phần Phật tử chúng ta tôn thờ và tín ngưỡng Bồ tát rất dễ rơi vào những ý thức mê tín hơn là đúng với tinh thần chánh pháp.
Nói như thế, tinh thần tín ngưỡng đó không phải không lợi ích, nhưng sự lợi ích chỉ giúp an ổn tạm thời ở mặt tâm lý. Nếu hành giả cứ sống mãi với khuynh hướng này, tâm thức sẽ đưa đến cảm giác nhàm chán, chai lỳ. Thế nên, chỉ có con đường phát huy tuệ giác, trang bị đời sống bằng vô lượng phước thiện và công đức mới mong có được kết quả an lạc và hạnh phúc vĩnh cửu đời này và đời sau.
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, Bồ tát Phổ Hiền là nhân vật biểu thị cho vô lượng phẩm tính của pháp thân Phật. Từ hạnh nguyện rộng sâu, Ngài đã thành Phật và tiếp tục hóa thân vào các cõi để dìu dắt muôn loài phát tâm, lập nguyện thành Phật. Với những truyền thuyết, hạnh nguyện và tính biểu trưng đã xây dựng Bồ tát Phổ Hiền siêu việt cả tư tưởng lẫn nhân cách. Mẫu người như thế, đương nhiên có giá trị khai phóng, chuyển hóa đời sống con người và xã hội hoàn thiện về đạo đức, luân lý cũng như nhân cách vô hành. Chúng ta hướng về Bồ Tát Phổ Hiền bằng tấm lòng ca ngợi và thực hành theo Ngài chứ không phải sự cầu mong ban ơn, vì Bồ tát Phồ Hiền là vị đạo sư hướng dẫn chúng sanh tu hành. Với ý nghĩa này, tự thân mỗi người đóng vai trò quyết định.
Để có kết qủa tốt đẹp, chúng ta phải thể hiện đời sống tự thân noi gương tu học, chứ không nên lẩn quẩn theo những quan niệm siêu hình, lý tưởng hoặc thờ phụng theo dạng mê tín. Nếu vái lạy, cúng dường Bồ Tát để cầu giúp những việc làm có lợi cho mình và hại người thì không những không lợi ích mà còn phải đọa lạc khổ đau.
Vì lẽ đó, ngày vía Bồ Tát Phổ Hiền, chỉ cần kính dâng lên lòng chí thành thanh tịnh và nguyện sống như Ngài, chắc chắn trong đời sống của chúng ta sẽ đạt được an lạc và giải thoát./.
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
HÌNH ẢNH BỒ TÁT VĂN THÙ TRONG
PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA
Thích Pháp Huệ
A/ DẪN NHẬP
Mỗi năm đúng vào ngày 04/04 Âm lịch là ngày vía đức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, một vị Bồ Tát được coi là bậc thượng thủ trong hàng Bồ tát. Về sự tín ngưỡng, tôn trí, thờ phụng ở những ngôi chùa Việt Nam, chúng ta thường thấy Ngài đứng hầu phía tay trái Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tay cầm kiếm và ngồi trên lưng con sư tử xanh. Tuy nhiên, là người con Phật, chúng ta phải đặt niềm tin và sự hiểu biết về Bồ tát Văn thù Sư Lợi như thế nào cho đúng với tinh thần Phật giáo ? Ở đây chúng tôi cùng qúy vị từng bước tìm hiểu hình ảnh, tư cách và tính biểu trưng của Bồ tát để sự tôn kính thờ phụng không những có lợi ích cho tự thân và xã hội mà còn không rơi vào ý nghĩa thần linh, siêu hình, tà kiến.
B/ NỘI DUNG
I. Định nghĩa
1. Giải thích danh hiệu
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nói cho đủ theo âm Hán là Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát.
Đại Trí là trí tuệ (pràjnà) thấu triệt tường tận chân lý tuyệt đối. Trí này có khả năng soi rọi, chuyển hóa vô minh, phiền não, dục ái, nhiễm ô thành thanh tịnh, đưa nhận thức vượt lên mọi phạm trù đối đãi, đạt giải thoát toàn diện.
Văn Thù Sư Lợi là dịch âm từ tiếng Phạn Manjusri. Các nhà cựu dịch gọi là Văn Thù Thi Lị, còn tân dịch gọi là Văn Thù Thất Lị, gọi tắt là Văn Thù. Nếu dựa trên cơ sở các kinh Đại Thừa, chúng ta lại thấy rằng: Vị Bồ tát này có rất nhiều tên gọi khác nhau. Như kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Niết Bàn gọi là “Diệu Đức”. Diệu Đức có nghĩa là vị Bồ tát có bất khả tư nghì các thứ công đức vi diệu. Hoặc kinh Vô Hành gọi là “Diệu Thủ”. Đó là vị Bồ Tát có bất khả tư nghì công đức và đứng đầu trong hàng Bồ Tát. Đối với kinh Quán Sát Tam Muội, kinh Đại Tịnh Pháp Môn thì gọi là “Phổ Thủ” – có nghĩa là tư cách Ngài đứng đầu trong chúng hội Bồ tát, thỉnh Phật tuyên thuyết nghĩa lý các kinh liễu nghĩa. Còn kinh A Mục Khư, kinh Phổ Siêu có danh xưng là “Như Thủ” – Vị Bồ tát thường hay thuyết minh về nghĩa lý thật tướng. Hay kinh Đại Nhật gọi là “Diệu Cát Tường”, có nghĩa là Bồ Tát Văn Thù vì có bất khả tư nghì công đức vi diệu nên thường biểu hiện các điều tốt lành.
Bồ tát theo từ điển Phật học Hán Việt giải thích: Bồ tát – theo thuật ngữ Phạn Bodhisattva – gọi đầy đủ là Bồ-đề-tát-đóa, hay còn gọi là Ma-ha-đế-tát-đóa dịch là Đại Đạo Tâm Chúng Sanh, Đạo Chúng Sanh (cựu dịch), hoặc còn dịch là Đại Giác Hữu Tình, Giác Hữu Tìnhv.v… nghĩa là người có đại tâm cầu đạo, nên gọi là Đạo Tâm Chúng Sanh. Người cầu đạo, cầu đại giác do đó còn gọi là Đạo Chúng Sanh, Đại Giác hữu Tình. Còn tát-đóa nghĩa là dũng mãnh, dũng mãnh cầu bồ đề nên gọi là Bồ-đề-Tát-đóa. Hoặc dịch là Khai sĩ, Cao sĩ, Đại sĩ v.v… đó là dịch theo nghĩa. Tên gọi chung: Chúng Đại Thừa Cầu Phật Quả.
Ma Ha Tát có nghĩa là đại – rộng lớn, đó là chỉ cho phẩm tính toàn diện về mặt trí tuệ của bậc đã giác ngộ, có đủ tư cách làm vị thượng thủ, hướng dẫn chúng hội Bồ tát thắp sáng trí tuệ và thực hiện hạnh nguyện độ sanh giữa lòng cuộc đời.
Như vậy, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát tức là vị đã tự tu tập và chứng ngộ, có trí tuệ siêu việt, có bất khả tư nghì công đức vi diệu, đủ khả năng làm bậc thượng thủ trong chúng hội Bồ tát, A La Hán và chúng sanh phàm phu, hướng dẫn tất cả chín cõi nhập tri kiến Phật.
2. Nhân vật
a/ Tiểu sử
Căn cứ vào kinh Văn thù Sư Lợi Bát Niết Bàn, thì Bồ tát này đã sanh vào nhà Bà La Môn Phạm Đức, ở tụ lạc thuộc nước Xá Vệ. Khi Bồ tát thị hiện, ngôi nhà bỗng hóa thành hoa sen. Điều đặc biệt là Bồ tát cũng sanh từ hông phải. Và sau đó đã xuất gia, học đạo với đức Phật Thícch Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, kinh này không nói rõ thời gian và niên đại xuất hiện của Bồ tát nên cũng khó xác chứng cụ thể. Vì vậy, nhân vật trên có phải là Bồ tát Văn Thù được giới thiệu trong các kinh Đại Thừa hay không vẫn còn là câu hỏi dành cho các nhà sử học Phật giáo.
b/ Truyền thuyết
Đứng ở góc độ truyền thuyết và đã được ghi lại trong Thánh Điển, thì cho rằng: xưa – Bố tát Văn Thù khi chưa thành đạo, Ngài là con thứ 3 của vua Vô Tránh Niệm, tên là Vương Chúng Thái tử.
Nhờ sự khuyên bảo của phụ vương, trong ba tháng hạ, thái tử đã phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và tăng chúng. Thuở ấy có quan đại thần tên là Bảo Hải thấy vậy mới khuyên thái tử rằng: “Nay điện hạ đã có lòng tu phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, vậy hãy vì tất cả chúng sanh mà cầu trí tuệPhật; đồng thời đem công đức đó hồi hướng lên Vô Thượng Bồ Đề, thì chẳng có phước đức nào sánh bằng được.
Qua lời khuyên đó thái tử liền hướng về chắp tay bạch với Đức Phật và phát 25 lời thệ nguyện.Trong 25 lời thệ nguyện đó chúng ta thấy bao hàm ý nghĩa với mục đích là lấy chúng sanh làm đối tượng hóa độ, lấy sự viên mãn những công hạnh cầu trí tuệ Phật và quả vị Vô Thượng Bồ Đề. Hoặc còn gọi là “Thành tựu chúng sanh, Tịnh Phật quốc độ” (nói theo kinh Duy Ma). Và chính khi thái tử phát ra 25 thệ nguyện, Đức Phật Bảo Tạng đã khen ngợi rằng: “Hay thay! Hay thay! Ngươi là đại trượng phu, trí tuệ sáng suốt, tỏ biết mọi lẽ, phát nguyện rất lớn và rất khó khăn; làm những việc công đức rất sâu rộng không thể nghĩ bàn. Chính ngươi là bậc đại trí tuệ nhiệm mầu, mới làm đặng mọi việc như vậy”. Rồi Đức Phật Bảo Tạng đã đặt hiệu cho thái tử là Văn Thù Sư Lợi. Sau vô lượng hằng sa kiếp sẽ thành Phật hiệu là Phổ Hiện Như Lai (còn gọi là phổ kiến) làm bậc đạo sư ở thế giới thanh tịnh vô cấu bảo chân thuộc phương Nam. (muốn đọc 25 lời thệ nguyện Văn Thù hãy tìm sự tích các đức Phật và Bồ Tát trong tạp chí Phật học Từ Bi Aâm tập 200-204).
Bên cạnh đó, còn có truyền thuyết cho rằng: “Bồ Tát Văn Thù là một vị cổ Phật, thành Phật đã vô số kiếp. Về qúa khứ, Ngài là Phật Long Chưởng thượng tôn vương Như Lai”. Song hiện tại sở dĩ Ngài hóa thân thành một vị Bồ tát là vì phương tiện tùy cơ ứng hóa, cứu độ chúng sanh, hộ trợ đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền bá chánh pháp. Như thế, đủ thấy Bồ Tát Văn Thù là vị đã đạt đến cảnh giới ứng thân vô ngại. Hay nói cách khác, từ phẩm tính và trí tuệ siêu việt đã đẩy nhân cách Văn Thù Sư Lợi lên bậc mô phạm về trí tuệ, liễu đạt pháp. Do đó, trong hàng Bồ Tát Ngài luôn là bậc thượng thủ không những hướng dẫn nhận thức của Bồ Tát mà còn giúp các vị A La Hán và chúng sanh phàm phu thể nhập thực tại tuyệt đối siêu việt của tất cả pháp.
c/ Hình ảnh biểu trưng
Trong Phật giáo, nhất là Phật Giáo Đại thừa, những nhân vật và hình tượng, ngoài ý nghĩa lịch sử, truyền thuyết, nó còn mang tư tưởng triết học, ẩn dụ và biểu trưng. Người học Phật chúng ta nếu không nắm bắt được tinh thần này, thì chắc chắn sự nhận thức sẽ dễ rơi vào định kiến, cực đoan và bị các quan niệm tôn giáo hữu thần đồng hóa. Ở đây Bồ tát Văn Thù ngồi trên con sư tử xanh đều có những tính cách ẩn dụ và biểu trưng. Thế thì, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là biểu trưng cho ý nghĩa gì ? Căn cứ vào sự luận giải của các vị cổ đức, chúng ta thấy rằng: Bồ tát Văn Thù là tiêu biểu cho căn bản trí hay nói cách khác là biểu thị cho trí, tuệ, tâm chứng. Căn bản trí là trí tuẹâ nhận thức các pháp, thấy được tính bình đẳng không hai, chứng đắc thật tướng. Lại nữa, tay cầm kiếm là tượng trưng cho trí tuệ sắc bén. Hình ảnh con sư tử xanh là biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Vì con sư tử xanh là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lực hơn tất cả các loài thú khác. Cho nên, lấy con sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí tuệ. Đó cũng là trí của Phật. Bồ tát Văn Thù nhờ trí này nên đã chuyển hóa những vô minh, phiền não, những ý niệm chấp ngã, pháp trở về vô lậu và chứng chân thật tính.
Điều này được chứng minh qua kinh Thủ Lăng Nghiêm, như khi Ngài A Nan bị Ma Đăng Già, đức Phật đã bảo Bồ tát Văn Thù đem thần chú đến để cứu giải. Ở đây chúng ta thấy tại sao đức Phật không sai vị Bồ Tát khác mà lại bảo Bồ tát Văn Thù. Trên cơ sở đó chỉ có ý nghĩa đơn giản là nhờ trí tuệ siêu việt của Bồ tát Văn Thù mới có khả năng chuyển hóa được tất cả những tâm lý mê lầm lúc ấy của ngài A Nan.
Hơn nữa, trong kinh Pháp Hoa, khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni hiện thần biến tướng để thuyết giảng diệu pháp, thì chính Bồ tát Di Lặc cũng phải hỏi Bồ tát Văn Thù về ý nghĩa này. Do đó, chỉ có đại trí mới thấu suốt được sự diễn bày của đức Phật. Và để chứng minh thêm về năng lực nhận thức của trí tuệ qua kinh Duy Ma Cật. Đó là khi Bồ tát Văn Thù đến thăm bệnh, Duy Ma Cật chào rằng: “Qúy hóa thay ! Ngài Văn Thù Sư Lợi mới đến, tướng không đến mà đến, tướng không thấy mà thấy”. Ngài Văn Thù Sư Lợi nói: “Phải đấy cư sĩ ! Nếu đã đến tức là không đến, nếu đã đi tức là không đi. Vì sao ? Đến không từ đâu đến, đi không đi về đâu, hễ có thấy tức là không thấy”.
Qua sự đối đáp đó, các Ngài đã thể hiện dạng ngôn ngữ vượt ngoài phạm trù, tư biện. Và với những bậc đại sĩ bao giờ cũng hiểu lòng nhau. Ở đây, xa hơn thế nữa là Bồ Tát Văn Thù đã đồng cảm với cư sĩ Duy Ma Cật trên cái nhìn toàn diện về bản thể chân thật của thân tâm và thế giới hiện tượng. Sự nhận thức như vậy, tất nhiên phải vượt lên trên mọi trú chấp về ngã và hữu ngã, cũng như mọi phạm trù tư duy thường và đoạn kiến. Còn đối với nhận thức của kẻ phàm phu tiểu trí như chúng ta chắc chắn sẽ khó hiểu được diệu nghĩa ấy.
II. Ý nghĩa giáo dục và chuyển hóa
Ở đây, trên tinh thần giáo dục và chuyển hóa, chân dung và phẩm tính của Bồ Tát Văn Thù đã trở thành bài học ứng dụng trong đời sống thực tiễn. Thế nên, tư cách của Bồ tát Văn Thù thường có ý nghĩa khai thị và thức tỉnh cho tất cả chúng sanh. Tuy nhiên, nếu đặt vấn đề khai thị của Bồ tát Văn Thù, thì lẽ đương nhiên phải khẳng định rằng: tất cả chúng ta đều có đầy đủ căn bản trí, đầy đủ trí, tụê, chứng. Nhưng căn bản trí hay trí, tụê, chứng đó sở dĩ không phát huy hết công dụng là vì chúng ta không chịu nội tỉnh, không chịu trở về nhận ra kho tàng trí tụê của chính mình. Khi hành giả nhận ra kho tàng trí tuệ tức là nhận ra đức tính Văn Thù ở chính tự tâm, nhận ra được niệm tỉnh sáng của bản giác tự tại vô ngại. Thế nên, đồng là căn bản trí, đồng là trí, tuệ, chứng nhưng Bồ tát Văn Thù đã thắp sáng và thể hiện đến tận cùng, còn ngược lại chúng ta thì vẫn cứ nằm trong vô minh, phiền não, khổ đau.
a/. Sự chuyển hóa của tự thân
Kinh Đại Bát Niết Bàn, đức Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Trong khi đó “con người là một sinh vật ưu việt hơn hết, có khả năng xây dựng mọi điều tốt đẹp cho mình và chúng sanh” (Kinh Hoa Nghiêm). Người tín đồ tu theo Phật giáo, lý tưởng và mục đích chính là tự xây dựng mình thành một đức Phật. Nhưng trong lộ trình tu tập để thành một vị Bồ Tát, thành một đức Phật, đòi hỏi tự thân hành giả phải nỗ lực giữ gìn tịnh giới, thực tập thiền định và quán chiếu, thấy được các pháp là huyễn hóa, giả danh, không thật, bình đẳng để thể nhập vào thực tại tuyệt đối. Và hành giả nhờ có định và quán sâu nên trí tuẹâ từng bước phát huy, đến một mức độ nào đó sẽ đạt đến nhận thức của căn bản trí. Chính nhận thức này sẽ tự chuyển hóa tất cả những vô minh, giận dữ, phiền não, ái dục, kiến chấp trở về với sáng suốt, bình đẳng và thanh tịnh. Con người lúc này không còn trú chấp trên ý niệm tôi và của tôi, đạt đến nấc thang giác ngộ và giải thoát hoàn toàn ngay trong đời sống hiện tại.
Từ đó, chúng ta thấy rằng, một hành giả nếu tu tập tương lai cũng sẽ là một Bồ tát Văn Thù. Hay nói cách khác, người tu hành khi đã thắp sáng căn bản trí thì tự họ có thể nghiễm nhiên trở thành hóa thân của Văn Thù. Ý nghĩa này mở ra cho chúng ta thấy có vô lượng Văn Thù hóa thân và mọi hành giả đều có khả năng đóng vai trò như thế. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây, là sự nỗ lực của hành giả có chuyển hóa và phát huy trí tuệ đạt đến như Bồ Tát Văn Thù hay không?
Trên tinh thần này, mặc dù sự hóa thân là hình ảnh lý tưởng nhưng đó là kim chỉ nam để mọi người tu chúng ta tự mình xây dựng tư cách và phẩm tính trong đời sống thực tiển của tự thân. Điều này, không những hàng tín đồ Phật giáo thực hiện được mà ngay cả những người không theo Phật giáo vẫn có khả năng hướng đến. Nếu nói trí tụê ở cấp độ phàm phu là giúp con người tiếp cận mặt tri thức kinh nghiệm, phân tích các khái niệm về tâm sinh lý và sự vật hiện tượng thì ngược lại căn bản trí đưa con người tiếp cận ngay bản thể của tri thức. Khi một người đã thể nhập được bản thể cũng tức là đã giải thoát mọi đau khổ. Vì vậy, chỉ cần có căn bản trí, người ấy sẽ nhận thức đúng, sẽ có một đời sống sinh động, đủ khả năng làm chủ chính mình. Có thể nói đời sống kia đã đạt đến an lạc và giải thoát, đồng thời luôn hy sinh và đem tình thương đến với cuộc đời, đến với chúng sinh đang sợ hãi; khủng hoảng, bất an, giúp cho tất cả đều an lạc và hạnh phúc.
Sự hóa thân như thế dĩ nhiên sẽ đem đến cuộc đời bằng sự sống an lành, nụ cười vui, niềm tin và hy vọng, chứ không phải như là hình ảnh đàn áp, khủng bố, oán thù đang diễn ra trong xã hội đầy biến đổi bất an như hiện nay.
b/ Xây dựng đời sống xã hội
Thuật ngữ xã hội là một khái niệm chỉ cho một nhóm người, một tổ chức, tập thể, cộng đồng đang sinh sống với nhau. Phật giáo chủ trương xây dựng xã hội là xây dựng từ con người. Điều đó, xác định với chúng ta rằng, con người tốt đẹp xã hội sẽ tốt đẹp. Hay nói cách khác, con người là những thành viên của xã hội, nên khi cá nhân có trí tuệ, đạo đức, có sự an bình, tự do thì tất nhiên xã hội cũng sẽ thịnh vượng và phát triển.
Sự thắp sáng căn bản trí trong đời sống, mọi cá nhân sẽ tự nhận ra mình là một nhân tố tương quan cấu thành xã hội. Những nhận thức đạt đến trạng thái tâm bình đẳng vô nhị, hành động và lời nói chúng ta sẽ không còn phân hóa, chia rẽ mà thể hiện đời sống bao dung, vị tha. Bởi, chính mọi người luôn có trí Văn Thù nên tự nhận ra mình đang hiện hữu trong tất cả, tất cả đang hiện hữu trên tự thân của mình.
Khi Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là hình ảnh biểu thị cho bậc đại trí, vị đã thấu suốt được chân tánh của các pháp, đã thiết lập được đời sống tịnh lạc và giải thoát cho tự thân, thì hành giả chúng ta phải tự trở về hoàn thiện chính mình để đạt được đời sống đó. Bởi vì, sự nhận thức của phàm phu, ý thức đời sống văn hóa, giáo dục và xã hội hoàn toàn bị phóng thể, ích kỷ, chia rẽ và khát dục. Chính điều đó đã tác động xã hội làm cho đời sống xã hội nảy sinh ra những tâm lý phiền muộn, lo âu, sợ hải, bất an; những hình thái giết hại, trộm cắp, gây rối, nghiện ngập chất say v.v… và dường như một số thành phần xã hội đang lâm vào trạng huống như thế.
Để xây dựng một xã hội ổn định và phát triển, hơn bao giờ hết tất cả chúng ta phải tự hóa thân mình thành những vị Bồ Tát Văn Thù để dẫn đạo tình thương, trí tuệ làm cho xã hội hướng đến đời sống an lạc và hạnh phúc. Đây không phải là sự kêu gọi cho lý tưởng mà mục đích là thực tiễn hóa đời sống. Nếu con người đã hóa thân được như vậy, sẽ đem lại phúc lạc cho xã hội hiện tại và tương lai biết bao nhiêu!
III. Góc độ siêu hình
Nói đến siêu hình là chỉ cho những điều gì đó thuộc khái niệm trừu tượng, khó thấy, khó nhận thức. Ở đây, dưới lăng kính siêu hình chúng ta thấy có 3 khía cạnh nhận thức về Bồ tát Văn Thù.
a/ Vai trò nhận thức của trí tuệâ
Trong lộ trình tu tập của Bồ tát và chúng sanh phàm phu, đều coi trí tụê là điều kiện dẫn đạo tình thương và các pháp lành, vì trí tụê này vượt ngoài mọi nhận thức hữu hạn, đóng khung. Do đó, căn bản trí của Bồ tát Văn Thù cũng tức là phẩm tính của bậc đã giác ngộ hoàn toàn như đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sự khác nhau ở tên gọi hay công dụng của căn bản trí chỉ là do y cứ trên cơ sở đã phát huy hay còn ẩn tàng trong vô minh mà thôi. Vì thế, nếu nói đức Phật và Bồ tát Văn Thù đã viên mãn về căn bản trí thì chúng sanh phàm phu dù chưa đạt được nhưng vẫn có khả năng vươn tới. Điều đó xác định tính nhân bản và giá trị loài người ưu việt hơn tất cả các loài vật khác.
b/ Phương diện lý tưởng
Như chúng ta đã biết, Phật giáo vốn là đạo lý vô thần, đạo của trí tuệ và tình thương chân thật. Nếu các tôn giáo tôn thờ, nương tựa vào các hình tượng, các vị thánh của họ là để cầu được ban ân, cứu rỗi khi còn sống cũng như sau khi chết thì trái lại Phật giáo coi hình tượng Bồ Tát Văn Thù chỉ là hình ảnh để phát khởi niềm tin và phát khởi sự nỗ lực tu học cho tự thân mọi tín đồ. Do đó, sự nương tựa, tôn kính phát xuất từ tinh thần sùng mộ về trí tuệ và đức hạnh, trong đó bao hàm cả ý nghĩa noi gương, sống theo. Đây là tinh thần thánh hóa, Phật hóa đời sống tự thân của mọi người, hoàn toàn vắng mặt mọi chủ nghĩa thần linh, giáo điều.
c/ Thuần tín ngưỡng
Nếu trọng tâm của sự thờ cúng Phật giáo là hoàn toàn đặt trọng tâm trên cơ sở lý tưởng, thì một số tín đồ lại biến sự thờ phụng đó thành chủ nghĩa thần linh. Có nghĩa là họ coi Bồ tát Văn Thù như một vị thần, thánh có nhiều quyền lực ban những gì họ cần. Quan niệm này rất gần với những nhận thức của các tôn giáo hữu thần. Trong khi dó, hạnh phúc hay khổ đau chính do tự mỗi người quyết định chứ không phải thần linh. Sự thờ cúng nếu chỉ đặt trên ý tưởng và niềm tin mù quáng thì chính họ đã rơi vào tà kiến. Tu theo Phật nhưng lại hành nhân tà thì làm sao thành Phật ? Điều đó không khác nào kinh Lăng Nghiêm diễn tả: “Nấu cát mà mong thành cơm”. Tuy nhiên, việc thờ cúng, lễ lạy và sống theo các điều lành thì cũng có những lợi ích nhất định. Vì các kinh nguyên thủy cũng như Đại thừa đều cho rằng: các thiện thần đều luôn theo ủng hộ những người tu hành, biết hướng tâm đến điều thiện, biết gạn lọc tâm ý và tu tập 3 môn: giới, định, tụê. Thế nhưng không khéo chúng ta rơi vào tà kiến, chẳng những không an lạc, giải thoát mà còn làm mất dần các pháp lành. Thế nên, có những Phật tử đi chùa đã Quy Y Tam Bảo và thọ trì 5 giới cấm với thời gian gần 20 năm, nhưng vẫn than rằng tại sao đời sống của tôi vẫn không an lạc ! Nhưng nhận thức đã rơi vào vô minh, hành động bị nô lệ bởi dục vọng, suốt ngày chỉ cầu thần thánh cứu giúp , khi đó đời sống tự thân chỉ làm các điều ác thì thử hỏi làm sao có kết quả an lạc và hạnh phúc được ? Chính điều họ làm đã đi ngược với tinh thần Phật giáo. Vì trong Khế kinh đức Phật dạy: “Như Lai là vị đạo sư dẫn đường, là vị thầy cho thuốc, chúng sanh đi theo hướng Như Lai chỉ, uống thuốc Như Lai trao thì sẽ hết khổ đau, sẽ đạt được an lạc và giải thoát”. Vì vậy, việc cầu tha lực (cầu Bồ Tát Văn Thù gia hộ) đi đôi với tự lực (hướng về bản giác) sẽ có kết quả hơn là chỉ biết vái lạy thánh thần mà tâm thì lại không tin nghiệp báo, nhân quả.
IV.Nhận định
1. Tích cực
Khi hình ảnh Bồ tát Văn Thù đã trở thành lý tưởng cho sự hướng đến của nhận thức toàn diện và siêu việt, cũng tức là đặt vị trí con người trong vai trò quyết định kết quả của sự an lạc, giải thoát hay khổ đau. Nói một cách khác, hành giả có quyền xây dựng đời sống chính mình bằng tự lực tu tập. Ở đây Bồ tát Văn Thù là tấm gương sáng trên con đường học hạnh và chuyển hóa tự thân. Khi nhận thức theo ý nghĩa này, chúng ta chỉ cần trong đời sống hằng niệm tỉnh giác, là chân trí đó sẽ bừng sáng như đức Văn Thù. Từ đó, cũng là người, nhưng đủ khả năng hóa thân làm lợi ích cho chúng sanh, cuộc đời.
2. Tiêu cực
Ngượi lại, nếu những quan niệm chúng ta chỉ rơi vào ý nghĩa đức tin, sùng kính, coi Bồ tát Văn Thù là đấng thiêng liêng để cầu nguyện van xin, còn đời sống lại tạo ra hành động và lời nói gây đau khổ lầm than cho mọi loài, thì tự thân không những phải gánh lấy hậu quả đau khổ, bất an, sợ hãi lại còn chẳng bao giờ đạt được an lạc và hạnh phúc. Chính vì thế, niềm tin thuần là tín ngưỡng chỉ đem lại sự an ổn tạm thời ở mặt tâm lý, nhưng về lâu dài, sự khổ đau sẽ kết nối dần ra và nhân lên, tâm lý ta sẽ bị ý thức thần linh khống chế, đánh đổ. Sống theo ảo tưởng, rong ruổi theo những điều huyền hoặc là đời sống khởi đầu cho những ý thức tha hóa, cuồng loạn, lường gạt chính mình, liên lụy đến người.
C.KẾT LUẬN
Tư cách và sự biểu thị của Bồ tát Văn Thù là hình ảnh lý tưởng trong Phật giáo. Người tu hành phải tự mình trở về bản giác để phát huy những khả năng trí tuệ vốn có. Đó là sự thắp sáng trí tuệ chân thật trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Bởi vì, mọi hành giả đều có đầy đủ căn bản trí như Bồ tát Văn Thù, có năng lực thiết lập nguồn sống tịnh lạc và giải thoát cho tự thân và chúng sanh. Điều này cũng đồng nghĩa là mọi hành giả tu tập tương lai sẽ là hóa thân của Văn Thù để dẫn đạo tình yêu và lý tưởng đạt đến thánh thiện.
Nếu chúng ta sống với trí tuệ từ bi như thế, bất cứ xã hội nào cũng sẽ rất cần. Vì chúng ta đi vào cuộc đời là để trao truyền bức thông điệp “hiểu biết và tình thương”, thực hiện lý tưởng bình đẳng trong đời sống giữa người với người, giữa người với đời sống xã hội.
Và chỉ khi nào người Phật tử thể hiện được điều đó thì Phật giáo đồ mới xây dựng được niềm tin, hy vọng và nguồn an lạc cho mọi người./.
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
Ý NGHĨA PHẬT ĐẢN
Thích Nữ Như Vạn
A/ DẪN NHẬP
Ngày Phật Đản Sanh là ngày quan trọng nhất mà toàn thể Phật Giáo đồ bằng lòng thành kính thiết tha hướng về đấng giác ngộ, một bậc thầy đem lại sự an lạc thanh cao cho toàn thể nhân loại. Vì vậy ngày rằm tháng tư, phần lớn ai cũng muốn tìm hiểu về ý nghĩa Đản Sanh của bậc giác ngộ cách dây hơn 25 thế ky,û tại xứ Ấn Độ vào một buổi bình minh không khí trong lành, tiết trời tươi mát, hoa tươi tỏa hương thơm ngào ngạt, chim hót líu lo như chào đón đóa hoa Linh Thoại ngàn năm nở một lần.
Vì sứ Ấn Độ bấy giờ sự phân chia giai cấp trầm trọng như BàLa Môn và Sát Đế Lợi nắm trọn quyền hành trong nước về văn hóa, học thuật, chính trị vv…. Còn hai giai cấp Phệ Xá và Thủ Đà La phải phục tùng theo mệnh lệnh hai giai cấp trên nên,ï tha thiết trong ngóng một vị cứu tinh. Bồ Tát Hộ Minh từ cung trời Đâu Suất vì lòng bi nguyện xuất hiện thế gian nhằm đáp ứng mọi nguyện vọng thâm sâu, thầm kính của con người. Ngài đem trí tuệ, tình thương san bằng những hố thẳm đau thương, giúp cho người giải thoát vòng kiềm tỏa khổ đau.
Thế nên, ngày Phật Đản sanh đã đánh dấu trong nhân loại một lịch sử vẻ vang mãi đến hôm nay. Hòa trong niềm vui chung mừng đón bậc siêu nhân xuất hiện tại thế gian, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa ngày Phật Đản.
B/ NỘI DUNG
I/ Định nghĩa
Phật Đản hay đản sanh là lễ mừng Phật sanh ra đời, một đấng siêu nhân đầy đủ cung cách phi phàm vì lòng đại bi dùng nguyện lực xuất hiện tại nhân gian là một người có thật trong lịch sử.
Từ đó ý nghĩa thanh cao thoát tục của Phật giáo được phổ biến, như trong kinh Pháp Hoa nói Ngài thị hiện ra đời là vì một nhân duyên lớn “ khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” nên ngày rằm tháng tư, ngày Phật Đản hay lễ Vesaka Bồ Tát Hộ Minh từ cung trời Đâu Suất đản sanh tại thế gian rất quan trọng xem như đó là ngày khai sinh đạo Phật. Nhân đây chúng ta tìm hiểu cụm từ tương đương Phật đản là giáng sanh, thị hiện. Giáng sanh: Bậc thánh từ cõi cao quý sanh xuống nhân gian. Thị hiện: Bậc thánh tùy trường hợp hiện ra hóa độ chúng sanh hữu duyên.
II/ Thân thế
Tại miền bắc Ấn Độ nơi cung thành CA TỲ LA VỆ (kapilavastu) ngày nay là xứ Népal, quốc vương trị vì là vua TỊNH PHẠN đã 45 tuổi và hoàng hậu là MAYA 40 tuổi rất mực nhân từ, đức hạnh, hòa ái; vua là bậc minh quân, hoàng hậu là bậc mẫu nghi trong thiên hạ của thời đại bấy giờ. Vua và hoàng hậu tha thiết mong mõi có một Thái Tử anh minh tài đức nối ngôi vua.
Sau ngày khai đàn tha thiết cầu tử, vua Tịnh Phạn truyền lệnh chẩn bần giúp người khốn khổ, hợp với nguyện lực giáng sanh của Bồ Tát Hộ Minh, sau đó Hoàng Hậu về hoàng cung trong giấc ngủ mơ thấy voi trắng sáu ngà chui vào hông phải. Theo thông lệ nước Ấn Độ người phụ nữ đến ngày sinh nở trở về quê mẹ, Hoàng Hậu cũng thế nhưng mới cách thành Ca Tỳ La vệ khoảng 15km tại vườn Lâm Tỳ Ni là tiếng phạn, pali: Lumbini nay là Rumindai Trung Hoa dịch là hoa quả đẳng thắng diệu sự cụ túc, lạc thắng viên quang giải thoát xứ, khả ái, hoa hương, đoạn, diệt, diêm … là khu vườn hoa nằm giữa Câu Lợi ( Koliya) và Ca Tỳ La Vệ (kapilavastu) thuộc trung Ấn Độ. Khi Hoàng Hậu Maya đến cảm thấy nhẹ nhàng phong cảnh vui tươi đưa tay nâng đóa hoa vô ưu lúc ấy Thái Tử Sĩ Đạt Ta khai hông bên hửu hoàng Hậu sinh Thái Tử, hài nhi đứng thẳng chân bước 7 bước trên 7 đóa hoa sen và thanh thoát tuyên thuyết“thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”.
Theo tư liệu khảo cứu H.WSCHUMANN có viết: “Hoàng Hậu Màya đã 40 tuổi, ngay trước thời kỳ lâm sản đã lên đường trở về quê song thân ở Devadaha để sanh con và nhờ thân mẫuYasodharà bảo dưỡng, cuộc hành trình bằng xe ngựa hay xe bò cọc cạch lắc lư trên con đường đất bụi nóng bức khiến cho việc lâm sàn xảy ra sớm trước khi về đến Devadaha”.và đã diễn tả quang cảnh lúc ấy là “Gần làng Lumbini giữa trời không có thầy thuốc nào lo việc hộ sản, Hoàng Tử ấu nhi Siddhattha sanh ra đời vào khoảng tháng 5 năm 563 TCN”. Qua đó cho ta thấy rằng Thái Tử Sĩ Đạt Ta đản sanh dưới tàng cây vô ưu tại vườn Lâm tỳ Ni … lối hành văn nghiên cứu mô tả không nhuốm màu sắc thần ky øcủa tôn giáo khiến ta cảm thấy xót xa!
* Ý nghĩa 7 bước trên 7 đóa hoa sen có nhiều bản kinh nói đến như:
– Kinh Đại Bản trong Trường Bộ trang 453 đã viết “Này các Tỳ Kheo, pháp nhỉ là như vậy, vị Bồ Tát khi sanh ra Ngài đứng vững thăng bằng, mặt hướng về phía bắc bước đi 7 bước một lọng trắng được che trên”.
– Kinh Phổ Diệu (Đại Chánh 3, thượng 494) có ghi “lúc bấy giờ Bồ Tát từ hông phải sanh ra hốt nhiên thân trụ trên hoa sen báu, bước đi 7 bước trên đất mà diễn nói phạm âm”.
* Đặc biệt câu: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn “ thì có nhiều bản kinh sai khác như:
– Kinh Thái Tử Thụy Ứng Bản Khởi, thượng (Đại Chánh 3, 473 hạ) ghi: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã vi tôn, tam giới giai khổ, hà khả lạc giả”.
– Kinh Tu Hành Bản Khởi thượng (Đại Chánh3, 462 hạ) ghi: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã vi tôn ,tam giới giai khổ ngô đương chi an”.
– Kinh Đại Bổn Duyên trong kinh Trường A Hàm Đức Thế Tôn giới thiệu nhân duyên của 7 Đức Phật trong đó đức Thích Ca Thuyết; “Ta nay là bậc chí chơn Như Lai, sanh trong dòng Sát Đế Lợi, họ Cồ Đàm” hay “ thân phụ của ta tên là Tịnh Phạn, thuộc dòng Sát Đế Lợi, mẹ tên là ĐẠI THANH TỊNH DIỆU, kinh thành vua trị vì là CA TỲ LA VỆ. Rồi Ngài thuyết về sự Đản Sanh của Bồ Tát Tỳ Bà Thi và cũng là thường pháp của chư Phật : “…Ngài sanh ra từ hông bên phải, cõi đất chấn động, hào quang chiếu sáng khắp nơi còn lúc mới nhập thai chỗ tối tăm nhất cũng đều nhờ ánh sáng ấy”. Hoặc Ngài nói : “Lúc sanh ra từ hông bên phải của mẹ thì chuyên niệm không loạn và mẹ Bồ Tát lúc ấy, tay vịnh cành cây, không ngồi, không nằm”. Hay đoạn : “ Ngài từ hông bên phải Đản sanh và bước xuống đất, đồng thời bước 7 bước, không cần người nâng đỡ. Ngài nhìn khắp 4 phương và đưa tay lên nói rằng: “ trên trời dưới đất, duy chỉ có ta tôn quí, ta muốn độ chúng sanh thoát khỏi sanh già bịnh chết”. Như vậy có rất nhiều kinh nói về câu: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” nghĩa là: “ Trong cõi trời người chỉ có ta là tôn quý”.
III/ Ýù nghĩa ngày Phật Đản
a/- Từ khi Thánh mẫu thọ thai thấy voi trắng 6 ngà là biểu trưng cho Bồ Tát vì nguyện lực vào đời cứu độ chúng sanh với tâm thanh tịnh, bình đẳng, không còn những nhiễm ô của thế gian có thể lay chuyển lòng son của bậc tìm được đạo giác ngộ với hạnh nguyện độ sanh dùng pháp lục độ vào đời hóa độ cho đến khi thành Phật quả.
b/- Thánh Mẫu tay cầm cành hoa vô ưu là biểu trưng cho sự chánh niệm, chuyên tâm không loạn thì tâm hoa sẽ phát sanh, đó là trí huệ vô lậu phá tan màn vô minh phiền não, đã dẫn dắt con người từ vô thỉ kiếp mãi đến hôm nay. Thếâ nên, người học Phật chuyên tâm không loạn đi vào chánh định phát sanh trí huệ thì ưu bi sầu não sẽ không còn và sự an lạc, hoan hỷ, hạnh phúc sẽ hiện ra, nên ngày Phật đản sẽ mở khai cho chúng sanh thế giới một con đường tự do, bình đẳng.
c/- Khai hông bên hữu là biểu trưng cho lý trung đạo không cố chấp vào một pháp, là tâm vô trụ chấp siêu khỏi thiện ác phải quấy vv…khi vượt ngoài đối đãi sống theo lý trung đạo, Chẵng những thế mà còn tượng trưng cho tinh thần tùy duyên bất biến, là thuận sanh là tâm luôn luôn phát sanh những điều chơn thiện là tâm bất nhị vượt ngoài pháp đối đãi thế gian, khi Phật đản sanh đã diễn bøày ý nghĩa tu tập giải thoát khổ đau sinh tử, mãi đến đời Lục Tổ vẫn dặn dò chúng ta tu tập khi 6 căn tiếp xúc 6 trần, 6 thức thành 18 giới đều từ tự tánh khởi ra ứng dụng .
– Tự tánh tà mê khởi 18 pháp tà .
– Tự tánh chánh khởi 18 pháp chánh.
– Ứng dụng thiện thì gọi là Phật dụng .
– Ứng dụng ác thì gọi là chúng sanh dụng…
d- Ý nghĩa hoa sen : khi Phật Đản sanh đứng trên hoa sen đây là một loài hoa được mọc từ đáy ao hồ vươn lên, tỏa hương thơm ngào ngạt; Hình tượng chư Phật, chư Bồ Tát đặt trên hoa sen là một sáng tác nghệ thuật tuyệt mỹ về hình thức lẫn ý nghĩa hóa giải nhiễm nhơ. Hoa sen có 5 đặc tính thù thắng như:
1/- Vô nhiễm :Sanh nơi bùn mà chẳng có mùi bùn đất, lại tặng cho đời sắc hoa tươi thắm, tỏa hương thơm thanh khiết.Như vậy Phật xuất hiện vào đời vì nguyện lực cứu độ chúng sanh, dù ở cõi đời ngũ trược ác thế nhưng không nhiễm sự uế trược của đời, không làm phai mờ bản tâm thanh tịnh “cư trần bất nhiễm trần”.
2/- Nhân quả: Hoa sen khi có búp sen là có gương sen và trong gương sen có hạt sen. Khi gương sen còn non có hạt non, khi gương sen già thì hạt cứng. Cũng vậy, nhân quả luôn gắng liền nhau gieo nhân ắt phải có quả; nên nói nhân lành hưởng quả lành, nhân ác chịu quả xấu; nhưng vì thời gian tạo nhân có những duyên đối lập thì quả không thành tựu, như hạt sen trong gương cũng có hạt chắt và hạt lép vì nhân quả nhà Phật phải xét qua bốn yếu tố như: nhân quả đồng thời, nhân quả khác thời, một nhân không thành quả, nhân quả thông cả ba đời.Vậy hoa và quả đồng thời phô bày và phát triển, nói lên đạo lý nhân quả, là một chơn lý!
3/- Thanh tịnh:hoa không bị ong bướm hút nhụy, luôn nở vào lúc nửa đêm, hoa sen là loài hoa có khả năng tịnh hóa vùng nước chung quanh, nên ao hồ trồng sen nước rất trong. Đây là chỉ cho giáo pháp Đức Phật có vô lượng pháp môn tu nếu ai thực hành theo lời Phật dạy là con đường quay trở về bản tâm thanh tịnh chính mình, một cách rốt ráo sẽ được giải thoát an vui.
4/- Trang nghiêm : Nước Ấn Độ người nữ thường dùng các loài hoa trang điểm trên tóc, nhưng đặc biệt hoa sen chỉ dùng cúng Phật Thánh, trang nghiêm nơi tôn thờ, cũng như giáo pháp của Phật là ly dục nên được thanh tịnh dùng để trang nghiêm pháp thân.
5/- Lý sự viên dung: Hình dáng của gương sen tròn , mỗi hạt sen riêng từng ô dường như không quan hệ với nhau nhưng cùng chung một gương sen, nên pháp Phật tương nhân tương duyên gồm cả sự lý viên dung, cả quyền và thật, cả xuất thế và nhập thế..vv… Chẳng những thế mà mầm, cọng, lá, ngó, hoa đều có công năng làm dược liệu và thực phẩm; thế thì ngoài 5 đặc tính trên hoa sen còn mang đến cho con người nhiều lợi ích khác.
e/ Ý nghĩa số 7 trong Phật Giáo
Khi đản sanh Thái Tử bước 7 bước rồi dừng lại .Vậy con số 7 có ý nghĩa gì? Nếu nói theo kinh Đại Bát Nê Hoàn 3 nêu ý nghĩa tứ phương thất lộ như sau:
– Bảy bước về phía đông biểu thị bậc đứng đầu dẫn đạo chúng sanh .
-Bảy bước về phía nam là thị hiện vì chúng sanh làm phước điền vô thượng .
-Bảy bước về phía tây là thị hiện thân sau cùng vĩnh viễn đoạn tận cái khổ sanh lão bịnh tử.
-Bảy bước về phía Bắc là thị hiện đã hóa độ các loài hữu tình sanh tử.
Như vậy thuyết 7 bước, có nhiều kinh nói đến như sau:
– Theo tư tưởng kinh Hoa Nghiêm toàn thể vũ trụ trên, dưới, trong, ngoài, phải, trái và chính giữa. Từ vật nhỏ như vi trần đến vật lớn như núi tu di tất cả không ngoài con số 7 như:
-Thất Đại là địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức.
– Thất thánh tài là tín, tấn, giới, tàm quý, văn, xả, huệ.
– Thất chúng là tỳ kheo, tỳ kheo ni , thức xoa , sa di, sa di ni ,ưu bà tắc , ưu bà di.
Thất Phật là Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Phù, Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp và Phật Thích Ca.
– Thất thánh quả là Tư đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm , Ala hán , Duyên giác , Bồ Tát , Phật là quả vị tối cao.
– Trong 37 phẩm trợ đạo chia làm 7 khoa là Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ Đề phần, Bát chánh đạo phần.
Con số 7 còn tượng trưng cho sự thành tựu sinh hóa cả vũ trụ không gian là đông,tây, nam, bắc; thời gian là quá khứ, hiện tại, vị lai . ngay cả trong sự sống chết của con người như lập đàn Dược Sư Thất Bảo để cầu an, hay tổ chức thất thất trai tuần để cầu siêu.Vì thế con số 7 đã gắn liền ý nghĩa với sự hình thành và phát triển của nhân sinh và thế giới trong vũ trụ quan qua tầm nhìn Phật Giáo .
f/- Ý nghĩa chữ NGÃ
Bảy bước chân ấy đã làm rung chuyển vũ trụ ,với một người sơ sanh đặc biệt tay chỉ trời tay chỉ đất vang tiếng pháp âm:
“Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”
Đối với chữ “NGÔ trong bối cảnh lịch sử Ấn Độ thời Phật đản sanh là một phạm trù vô cùng quan trọng giữa khi 62 học thuyết chấp ngã và vô ngã, giữa khi nhân loại chấp thủ ngã và ngã sở bị chìm sâu vào vòng sanh tử khổ đau, thì chơn ngã là tiếng nói của bậc giác ngộ vào đời đem sự an lạc giải thoát cho muôn loài. Chính quan điểm này đã diễn biến qua các tông phái phổ cập nhân gian . Khi người thoát khỏi ngã kiến, ngã ái, ngã mạn, ngã si thì đó là một bậc A La Hán. Theo tư tưởng kinh Niết Bàn có ghi: Bốn đức thường, lạc, ngã, tịnh hoàn toàn đối lập với sự chấp của phàm phu. Như vậy, chữ NGà ở đây không nằm trong phạm trù của cái ta chấp ngã mà NGà của bậc siêu nhân là chơn ngã là tánh thực của muôn loài. NGà là danh tự pháp, hiển lộ chân thật pháp. Bởi vì danh tự không nắm bắt, không chỗ tru,ù nhưng qua ngôn ngữ thì chúng ta nhận được chơn thường, chơn ngã, chơn lạc, chơn tịnh của tất cả chúng sanh căn bản trong sáng thanh tịnh, từ đó phát khởi tất cả những ý niệm cao đẹp tuyệt vời là điều tất nhiên của một đấng giác ngộ vượt cả không gian, thời gian .Chỉ người đạt chơn ngã mới là bậc tối thượng, là bậc đáng tôn kính. Đây là một ý niệm triết lý, nhưng cũng là một chơn lý trong sự xuất hiện bậc Thế Tôn ở thế gian.
– Ý Nghĩa của ngày Phật Đản biểu trưng cho một quá trình tu tập của một hành giả trên bước đường giác ngộ đến khi đạt thành Phật quả.
Nói đến ngày Phật Đản là chúng ta liên tưởng đến một hài nhi chào đời, dáng vẻ thanh lịch giữa sự vui mừng cuả mọi người nơi hoàng cung, với tay chỉ trời, tay chỉ đất hiển nhiên như người thông thiên đạt địa đủ năng lực diễn bày vạn pháp ở thế gian. Thánh mẫu tay cầm cành hoa vô ưu là trên đường đạt thành Phật quả chúng ta luôn luôn an trú trong chánh niệm, không để sự ưu tư, sầu não làm phá hoại thánh hạnh. Nhưng việc sanh bên hữu vào thời ấy; chúng ta thấy theo quan điểm Bà La môn được sanh từ đầu Phạm Thiên, Sát Đế Lợi sanh từ vai Phạm Thiên thì Thái Tử cũng có thể sanh từ hông của Phạm Thiên. Mẹ là vị Đại Phạm Thiên trong đời!
Theo phong thổ Ấn Độ, vừa hết xuân qua hạ là lúc khí trời mát mẻ, điều hòa. Bình minh là bắt đầu một ngày mới mang sức sống tưng bừng cho muôn loài, bóng đêm dần tan, những tia sáng rọi vào bầu trời quang đản cho cây cỏ xanh tươi và người ấm áp. Các họa sĩ, các nhà nghệ thuật kết hợp ý biểu trưng từ một con người bình thường nhưng rất phi thường, một ngày mới sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho mọi ngườiđồng tiến đến quả vị giải thoát.
– Sự việc xảy ra trong ngày Phật Đản không phải là hoàn toàn huyền thoại mà biểu trưng từ hiện thực Đức Phật là một người có thật trong lịch sử. Các nhà khảo cổ tìm được trụ đá vua A Dục khắc ngày Phật Đản là ngày trăng tròn tháng tư. Nhằm giải quyết đáp ứng nguyện vọng, đem lại sự bình đẳng cho mọi người. Muốn có sự lợi ích hiện thực chúng ta phải mở rộng lòng Từ Bi yêu thương muôn loài như không khí trong lành ban cho vạn vật không điều kiện, bình minh vẫn vươn lên, tâm hỷ phát sanh cũng thế khi ban vui cứu khổ; ý muốn người được thành công hạnh phúc thì Đức Thế Tôn vui theo nhưng không trụ chấp, trên tinh thần xả vô nhiễm trang nghiêm thanh tịnh. Ngài là người thực hiện giải phóng nhân loại khỏi vòng trói buộc bảo thủ của giai cấp. Hiện nay trong các lãnh vực xã hội đều có sự tham gia của hai phái nam và nữ sự rèn luyện kỷ năng đúng tiêu chuẩn phục vụ xã hội hóa, công nghiệp hóa.
* Ý nghĩa ngày Phật Đản biểu thị qua tâm linh mỗi chúng ta vì Phật dạy tất cả chúng sanh đều có Phật tánh nên hằng ngày, hằng giơ,ø từng sát na chúng ta không phiền não, ưu sầu vì thấu rõ nhân quả, điều tâm cho thanh tịnh sáng suốt, lý sự không ngăn ngại trang nghiêm pháp thân, thấu rõ vạn pháp vô ngã, luôn hướng về chơn ngã thì ngay lúc ấy Phật tâm của mỗi chúng ta đản sanh.
– Ngài sinh ra ở vườn Lâm Tỳ Ni làm cho Lâm Tỳ Ni nổi tiếng thơm muôn thuở. Chư thiên tán hoa cúng dường, người người trân trọng vv… thể hiện phước báo túc nghiệp của Ngài thù thắng, lớn lên thông minh hơn người cả hai mặt tài và đức không thua kém một ai. Khi thấu đáo chơn lý Ngài làm rung động các giáo đoàn Bà La Môn, Ngài là nhà lãnh đạo xuất sắc kiến lập Tam Bảo tại thế gian trong thời gian không lâu đã thâu nhận 1.250 đệ tử sống an trụ trong chánh pháp, rất nhiều chúng sanh chứng thành thánh quả.
Chính vì thế ngày Phật Đản rất có ý nghĩa an lạc trong cuộc sống nhân sinh. Bởi vì nếu học Phật, tu Phật chúng ta sẽ thấu hiểu Phật và chúng sanh đều bình đẳng. Nhưng Phật đã giác ngộ vì Ngài thấu đạt cội nguồn sanh tử, ra khỏi sanh tử một cách tự tại còn chúng ta vì mê nên phải tu tập ngay trong cuộc sống đầy đắm nhiễm mà Phật nói cõi đời là Ngũ trược ác thế. Nhưng Ngài thể hiện một đóa hoa sen vươn lên tỏa hương thơm ngào ngạt một mùi hương ngược gió đó là hương đức hạnh do thành tựu hạnh xả ly, tịch tịnh như Phật Học Giáo Khoa Thư có dạy: “Tụng niệm thời gieo hạt giống trí huệ, lễ bái thời ba nghiệp thanh tịnh khiến cho tâm ta hòa vào tâm Phật, cầu tâm Phật nhập vào tâm ta, cả hai hỗ trợ tương nhiếp thời đồng cảm ứng với nhau vậy”.
Để ngày Phật đản luôn hiện hữu trong đời sống, chúng ta nên luôn tôn trọng sự tự do chọn lựa của mỗi người tìm về tánh sáng thanh tịnh cùng hỗ trợ nhau khai mở trí giác. Như kiến giải kinh Pháp Hoa ai cũng có khả năng thành Phật nhưng phải gia công tu Bồ Tát hạnh đến viên mãn mới có thể đạt quả vịvô thượng chánh đẳng chánh giác. Sinh hoạt giáo hội trong các thời kỳ thực hành theo lời Phật dạy với tinh thần bình đẳng, tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc màu da đều được phát tâm nương ngôi Tam Bảo tiến tu và sự đạt thành đạo quả không phải giàu, nghèo, trí, ngu,…mà là do sự giác ngộ của mỗi người, sẽ có được những thành quả khác nhau.
Như vậy, quang cảnh ngày Phật đản có nhiều thuyết nhưng không ngoài ý chính đã trình bày phần trên, tuy nhiên hằng năm ngày ấy cũng giúp cho hằng triệu triệu con tim hiểu được Bồ Tát vào đời vì nguyện lực cứu độ chúng sanh và đạt thành đạo quả, đồng thời tỏ lòng tri ân, biết ân bậc giác ngộ. Từ đó, người tu Phật tạo được hai thứ phước điền lớn là kỉnh điền và ân điền, dù rằng hằng ngày Phật tử vẫn đến chùa lễ Phật nhưng với tâm niệm bình thường đặc biệt ngày Phật Đản nhắc ta liên tưởng đến Phật nơi tự tâm phải sống với thực tại, sống có giá trị lợi ích cho mọi người bằng khả năng, hiểu biết, sự tu tập và tăng tiến đạo hạnh…
C/ KẾT LUẬN
Rõ ràng ngày Phật Đản sanh biểu thị cùng tột cho cội nguồn tâm linh là chơn ngã, thì chúng ta cũng nên sanh những niệm khởi như Phật đản sanh, luôn vững chắc cầm cành hoa vô ưu lý tưởng không phiền não, sầu lo, giận dữ do tham, sân, si trói buộc. Thuận sanh những tư tưởng, việc làm, lời nói thuần thiện có tầm vóc cao nhất của xã hội, Phật tâm liền sanh ra. Nhân ngày Phật Đản chúng ta cùng nguyện cho đến tận đời vị lai ,trong từng sát na được sanh giống Phật .Vì sao? Vì “Tâm sanh tất chủng tử pháp sanh” mà chúng sanh trú trên pháp tướng sanh, còn chư Phật Thánh đã dựng lên phong cảnh, tức biểu trưng sâu thẩm cội nguồn tâm linh. Sanh là phát từ niệm thiện khởi, luôn luôn giữ chánh niệm, tâm trí thanh tịnh vô ưu, không bị phiền não trói buộc,nếu rời chánh niệm đó là tà niệm sẽ sầu lo, đau khổ, nên là đệ tử Phật chúng ta luôn cầm cành hoa vô ưu thanh thoát.
Qua ý nghĩa ngày Phật Đản là ngày bậc giác ngộ sinh ra trong nhân thế đem ánh sáng từ bi, trí huệ gieo rắc cho mọi người nương theo phát triển đạo đức. Sự xuất hiện trên đời của Ngài như một bài pháp nhứt thừa tại nhân gian chỉ bày y chơn ngã, làm sáng tỏ viên ngọc quí Phật tánh thanh tịnh bất biến trong mỗi người. Bởi vì chỉ chơn ngã độc tôn con người mới xây dựng được một cuộc sống an lạc giải thoát; Hôm nay chúng ta không đủ duyên lành gặp bậc đại giác ngộ xuất hiện nơi đời ,nhưng được hân hạnh dự lễ Phật đản nên cố gắng noi gương sáng của Ngài tinh tấn sống đời phạm hạnh; được như vậy chắc chắn hiện đời an lạc, đời sau không còn phải sanh ra do nghiệp lực dẫn dắt,mà được vào đời với chí nguyện cao cả làm lợi ích cho mình và người đồng an vui phúc lạc.
Tham khảo theo
– Đức Phật Lịch Sư .û Bản dịch trần Phương Lan, VNCPHVN 1997.
– Kinh Trường A Hàm. Bản dịch Hòa Thượng Thích Minh Châu, xb 1991.
– Kinh Trường Bộ. Bản dịch Hòa Thượng Thích Minh Châu, xb 1991.
– Suối Nguồn 6. Tu Viện Huệ Quang lưu hành nội bộ, xb 2000.
– Kinh Pháp Bảo Đàn. Bản dịch NS Thích Nữ Trí Hải, 1979 viện Phật Học Vạn Hạnh.
– Đoàn Trung Còn, Tự Điển Phật Học, Sài Gòn 1966.
– Hòa Thượng Thích Trí Quảng, Tư Tưởng Phật Giáo, NXB Tôn Giáo 2001.
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ
Thích Nguyên Liên
A. DẪN NHẬP
Đảnh thượng bảo bình hiện Phật sự
Nhất mao khổng trung kiến thập phương
Cử túc chấn kích chư quốc độ
Phổ nhiếp tịnh nhân quy lạc bang.
Nghĩa:
Bình báu trên đầu hiện Phật sự
Trong lỗ chân lông thấy mười phương
Giở chân chấn động các cõi nước
Khắp nhiếp chúng sanh về lạc ban.
Bài kệ tán thán oai lực và hạnh nguyện tiếp độ chúng sanh cao cả của Bồ tát Đại thế chí, vị Bồ tát có nhân duyên rất lớn đối với chúng sanh trong thế giới Ta bà. Ngài là vị Bồ tát đã thành Phật trong kiếp quá khứ, nhưng vì tình thương chúng sanh bao la mà thừa nguyện tái lai, thị hiện làm thân Bồ tát để trợ giúp Phật A di đà giáo hoá và tiếp dẫn chúng sanh khổ đau trong mười phương thế giới.
Hôm nay nhân ngày vía kỷ niệm Bồ tát đản sanh (13-7), chúng ta thử ôn lại một vài nét về nhân hạnh tu hành và công hạnh độ sanh của Bồ tát, qua đó để học theo hạnh nguyện của Ngài, ngõ hầu ứng dụng vào đời sống để thành tựu lý tưởng tu hành của bản thân. Lý tưởng đó chính là tinh thần “Thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sanh”.
B. NỘI DUNG
I. Nhân hạnh tu hành của Bồ tát
1. Ý nghĩa danh hiệu và địa vị của Bồ tát
a) Ý nghĩa danh hiệu
Bồ tát Đại thế chí còn gọi là Đắc đại thế Bồ tát, Đại tinh tấn Bồ tát, Vô biên quang Bồ tát… Đại thế chí Bồ tát vì Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, làm cho chúng sanh trong mười phương thế giới thoát khổ thành tựu quả vị Vô thượng bồ đề. Đắc đại thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới điều phục và tiếp độ hạng chúng sanh cang cường khó độ. Đại tinh tấn Bồ tát vì Bồ tát có sức tinh tấn vĩ đại, điều phục các phiền não và giáo hoá chúng sanh không bao giờ mệt mỏi. Vô biên quang Bồ tát vì nơi thân Bồ tát có màu vàng tử kim chiếu khắp mười phương thế giới, chúng sanh nào có duyên thấy liền được thấy ánh quang minh tịnh diệu của vô lượng chư Phật ở khắp mười phương thế giới.
b) Địa vị của Bồ tát
Ngài là vị Bồ tát đã thành Phật trong kiếp quá khứ, nhưng vì bi nguyện độ sanh mà thị hiện thân Đẳng giác Bồ tát, là một trong Tây phương tam thánh, vì trợ hoá đức Phật A di đà tiếp dẫn chúng sanh mà hiện thân làm vị Tỳ kheo.
Bồ tát thường đứng bên tay phải của đức Phật A di đà đối diện với Bồ tát Quán thế âm, để biểu thị Ngài là một trong các vị thượng thủ trong chúng hội Bồ tát.
Bồ tát Quán thế âm biểu thị cho tinh thần đại bi, Bồ tát Đại thế chí biểu thị cho tinh thần đại trí, qua đó nhằm nói lên ý nghĩa người tu hành cần phải có bi trí viên mãn mới thành tựu được Phật đạo.
2. Thân tướng của Bồ tát
Theo kinh Quán vô lượng thọ, Bồ tát thân cao tám mươi muôn ức na do tha do tuần, da màu vàng tử kim, trong thiên quang của Bồ tát có 500 hoa báu, mỗi một hoa báu có 500 đài báu, trong mỗi đài đều hiện quốc độ tịnh diệu của mười phương chư Phật, nhục kế như hoa Bát đầu ma, giữa nhục kế có một hình báu, khác hình tượng Quan thế âm Bồ tát.
Theo phẩm A lợi đa la đà la ni a lỗ lực, hai Bồ tát đều toàn thân màu vàng, phóng hào quang trắng, tay phải cầm phất trần trắng, tay trái cầm hoa sen, thân hình Bồ tát Đại thế chí nhỏ hơn Ngài Quán thế âm.
Còn trong Hiện đồ mạn đồ la thai tạng giới Mật giáo, Ngài là vị thứ hai ở phương trên trong viện Quan âm, ngồi trên hoa sen đỏ, thân màu trắng, tay trái cầm hoa sen mới nở, tay phải co ba ngón giữa đặt trước ngực. Mật hiệu là Trì luân kim cương, hình Tam muội da là hoa sen mới nở.
3. Tiền thân và nhân hạnh tu hành của Bồ tát
a) Tiền thân
Theo kinh Quán Vô lượng thọ, vô lượng hằng sa kiếp về trước thời Phật Bảo tạng, Ngài là thái tử Ni ma và Bồ tát Quán thế âm là thái tử Bất huyền con của vua Vô tránh niệm. Bấy giờ vua Vô tránh niệm cùng với hai vị thái tử đến đạo tràng cúng dường Phật Bảo tạng. Sau khi nghe Phật thuyết pháp, vua cùng hai vị thái tử phát Bồ đề tâm… được Phật thọ ký tương lai sẽ thành Phật.
Vua Vô tránh niệm tương lai sẽ thành Phật hiệu là A di đà Như lai ở thế giới Tây phương Cực Lạc, thái tử Bất huyền sẽ thành Phật hiệu là Biến xuất nhất thiết quang minh công đức sơn vương Như lai, còn thái tử Ni ma sẽ thành Phật hiệu là Thiện trụ công đức bảo vương Như lai.
b) Nhân hạnh tu hành
Theo chương Niệm Phật viên thông trong kinh Thủ lăng nghiêm, Bồ tát Đại thế chí khi còn ở nhân địa tu hành, do chí tâm niệm Phật mà được nhập vào Vô sanh pháp nhẫn, cho nên nay dẫn dắt chúng sanh niệm Phật ở thế giới Ta bà về Tây phương tịnh độ.
II. Hạnh nguyện độ sanh của Bồ tát
1. Bi nguyện cứu độ chúng sanh
Lý tưởng tu hành của Bồ tát là “ Thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sanh”. Muốn thành tựu lý tưởng cao cả đó, trên bước đường tu hành chư vị Bồ tát đều phát thệ nguyện.
Nguyện là nguyện vọng, nguyện ước là kết quả mà bản thân mong cầu đạt được. Bồ tát có lập nguyện mới kham làm những việc khó làm, nhẫn những điều khó nhẫn, vì thế nguyện là nền tảng của muôn công đức lành, là chánh nhân để thành tựu quả vị Phật.
Nguyện có Tổng nguyện và Biệt nguyện. Tổng nguyện của chư Phật Bồ tát là Tứ hoằng thệ nguyện: “ Chúng sanh vô biên thề nguyện độ, Phiền não vô tận thề nguyện đoạn, Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Tuy nhiên ngoài Tổng nguyện, mỗi vị Phật Bồ tát đều có Biệt nguyện.
Như đức Phật A di đà lấy thế giới Cực lạc để tiếp độ tất cả chúng sanh trong mười phương thế giới, nếu chúng sanh nào xưng danh hiệu Ngài đều được Ngài tiếp dẫn vãng sanh. Bồ tát Quán thế âm với đại nguyện “Tầm thanh cứu khổ”, chúng sanh nào gặp phải khổ nạn một lòng xưng danh hiệu, Ngài sẽ hiện thân đến cứu khổ…
Bồ tát Đại thế chí thì thệ nguyện độ chúng sanh tội chướng cực nặng trong mười phương thế giới, bất cứ chúng sanh nào trì niệm thánh hiệu Ngài sẽ được Ngài hiện thân cứu độ và khi lâm chung Ngài sẽ hiện thân đến tiếp dẫn vãng sanh Tây phương, đây là thể hiện lòng thương xót chúng sanh đặc biệt của Bồ tát.
2. Xiển dương pháp môn Niệm Phật
Bồ tát Đại thế chí với bi tâm vô tận thương xót các chúng sanh trong mười phương pháp giới, Ngài dùng trí tuệ quán sát căn tánh thấy chúng sanh trong thời Mạt pháp phần nhiều nghiệp mỏng chướng dày, căn lành nông cạn, ngoài pháp môn Niệm Phật khó có thể thành tựu đạo quả giải thoát, vì thế Bồ tát đặc biệt xiển dương pháp Niệm Phật.
Trong kinh Lăng nghiêm, chương Niệm Phật viên thông, khi đức Phật Thích Ca hỏi về pháp tu, Bồ tát cho biết mình tu theo pháp môn Niệm phật mà thành tựu. Bồ tát bạch Phật “ Con nhớ hằng sa kiếp về trước, có đức Phật ra đời hiệu là Vô lượng quang, lúc ấy mười hai đức Như lai thành Phật trong một kiếp, đức Phật sau hết hiệu là Siêu nhật nguyệt quang, dạy cho con pháp môn Niệm Phật… Bản nhân của con là dùng tâm niệm Phật mà vào Vô sinh pháp nhẫn, nay ở cõi này tiếp dẫn những người niệm Phật vãng sanh Tịnh độ…”
Muốn thành tựu pháp niệm Phật để khi lâm chung được vãng sanh Tịnh độ, theo Bồ tát là trong khi niệm Phật phải có tâm chuyên nhất. Bồ tát dạy “ Thập phương chư Phật thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con… Nếu tâm chúng sanh tưởng Phật nhớ Phật, thì hiện tiền hay đương lai nhất định thấy Phật, cách Phật không xa, không cần tu phương tiện nào khác mà được thành Phật…”
Nghĩa là yếu quyết tu niệm Phật của Bồ tát không ngoài điểm “ Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối nhau, được Tam ma địa, đó là bậc nhất”. Đây là điều vô cùng quan trọng, mà người tu Tịnh độ trong khi niệm Phật phải lưu ý, mới thành tựu được ước nguyện vãng sanh.
3. Tinh thần Đại hùng đại lực đại từ bi
Đại hùng đại lực đại từ bi là một trong các tinh thần quan trọng mà người tu Bồ tát đạo muốn thành tựu quả vị Bồ đề phải có, có đại hùng mới dám xả ly những tham muốn ngũ dục lạc của thế gian, có đại lực mới kham nổi công hạnh Bồ tát đạo “ làm những việc khó làm, nhẫn những điều khó nhẫn”, có đại từ bi mới có thể làm tròn hạnh nguyện giáo hoá chúng sanh cang cường nan điều nan phục.
Với tinh thần đó, Kinh Thuû Laêng Nghieâm, tôn giả A nan sau khi được Phật chỉ cho thấy được chân tâm rộng lớn, Ngài đã đối trước Phật phát đại nguyện.
“…Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập
Như nhất chúng sanh vị thành Phật
Chung bất ư thử thủ Nê hoàn
Đại hùng đại lực đại từ bi.”
Tạm dịch:
“…Đời ngũ trược con nguyện vào trước
Nếu có chúng sanh chưa thành Phật
Con nguyện không thọ hưởng Niết bàn
Đại hùng đại lực đại từ bi.”
Công hạnh đặc trưng của Bồ tát Đại thế chí là tinh thần đại hùng đại lực đại từ bi, với tinh thần đó ngày nay Ngài tuy đã thành Phật nhưng vẫn thừa nguyện tái lai, thệ nguyện vào cõi ngũ trược ác thế để giáo hoá chúng sanh cang cường. Bồ tát luôn tâm nguyện “ Nếu ta không vào địa ngục giáo hoá chúng sanh thì ai vào”.
Vì thế hôm nay chúng ta tuy còn là phàm phu nhưng cần phải học theo hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi của Bồ tát. Có học theo hạnh nguyện đó chúng ta mới có thể giữ vững lập trường tu hành, mới thực hiện trọn vẹn tinh thần Tứ hoằng thệ nguyện, khi chúng sanh cang cường vẫn thệ nguyện độ, phiền não đầy daãy vẫn thệ nguyện đoạn, pháp môn vô lượng vẫn thệ nguyện học, Phật đạo dài xa vẫn thệ nguyện thành.
C. KẾT LUẬN
Việc đoạn trừ phiền não, thoát ly sanh tử, thành tựu Phật đạo, giáo hoá chúng sanh là mục tiêu rốt ráo của người học Phật, đó cũng là mục đích tột cùng mà Bồ tát Đại thế chí tuy đã thành Phật nhưng không an trụ Niết bàn hưởng thọ pháp lạc, vẫn hiện thân Bồ tát vào cõi Ta bà ác trược để giáo hoá chúng sanh. Với lý tưởng độ sanh cao cả, với tinh thần đại hùng đại lực đại từ bi, ngày nào chúng sanh trên cuộc đời này còn đau khổ thì ngày đó Bồ tát vẫn còn miệt mài làm công việc giăng lưới trong bể cả sanh tử để gạn bắt tất cả chúng sanh đưa lên bờ Niết bàn, như trong kinh Hoa nghiêm diễn bày.
Trưởng đại giáo võng
Cần sanh tử hải
Lọc thiên nhân long
Chí Niết bàn ngạn.
Nghĩa:
Bủa giăng màn lưới pháp Đại thừa
Trùm khắp trong bể cả sanh tử
Gạn bắt tất cả người trời rồng
Đem về để trên bờ Niết bàn.
Chúng ta là hàng hậu bối cần học theo hạnh nguyện độ sanh vĩ đại của Ngài, luôn cụ bị trong mình tinh thần vô uý để vượt qua bao cam go chướng nạn trên con đường hành Bồ tát đạo, để khỏi bị thối khuất tâm Bồ đề, để mong viên thành Phật đạo, giáo hoá chúng sanh. Có như thế mới không phụ công ân giáo dưỡng của đức Phật Thích Ca, không phụ hạnh nguyện tiếp dẫn của Bồ tát Đại thế chí và trên hết là không cô phụ tánh linh của mình.
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
VU LAN THẮNG HỘI
Thích Hữu Thiện
A. DẪN NHẬP
Hằng năm, đến đầu tháng 7, âm lịch, đệ tử Phật xuất gia và tại gia cư sĩ đều náo nức tổ chức lễ hội Vu lan. Đây là điểm nổi bật tư tưởng Phật giáo thâm nhập nhân gian trở thành truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Khắp nơi trên đất nước ta, nơi nào có chùa chiền, Tịnh xá, thiền Viện, niệm Phật đường v.v… Nói chung là các cơ sở Phật giáo dù nhỏ hay lớn đều có lễ Vu lan thắng hội. Bởi lẽ, đạo Phật du nhập vào Việt Nam rất lâu, kể từ thế kỷ thứ nhất, Phật giáo được truyền bá đến Giao Châu. Kinh đô của Giao Châu đặt ở Luy Lâu, trung tâm đồng bằng sông Hồng, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc Việt Nam. Xưa còn gọi Luy Lâu là chùa Dâu, trung tâm này được xây dựng từ đời Triệu Đà,179, trước Tây lịch. Để nhắc chùa Dâu (pháp vân Tự), đất Bắc có câu ca dao:
“Dù ai mua đâu bán đâu
Hể trông thấy Tháp chùa Dâu thì về.”
B. NỘI DUNG:
Nhân đây chúng ta tìm hiểu ý nghĩa Vu Lan thắng hội. -Vu Lan thắng hội, là hội báo hiếu tốt đẹp nhất, cũng gọi Vu Lan bồn hội. Do tích tôn giả MuÏc Kiền Liên, đại đệ tử của đức Phật thấy mẹ rơi vào đường ngạ quỉ đói khổ, chịu nỗi khổ như người bị treo ngược huyết mạch đảo lộn, về Tịnh xá bạch hỏi đức Phật tìm cách cứu độ. -Đức Phật bảo vào ngày Chư Tăng mãn mùa an cư Kiết hạ làm lễ tự tứ, tăng tuổi đạo, cũng là ngày Phật Đà hoan hỉ, người đem trăm thức ăn ngon dâng cúng, nhờ vào phước báo này và sự chú nguyện của chư Phật, Bồ tát, thánh hiền tăng sẽ cứu được cha mẹ bảy đời sanh vào nhàn cảnh.
Trung Quốc, từ năm Đại Đồng vua Lương Võ Đế, đã bắt đầu dựng lễ Vu Lan Bồn. Xưa các nước theo văn hệ Trung Quốc cũng đều noi theo làm lễ hội nầy.
Như vậy, lễ Vu Lan thắng hội có từ ngày tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ và truyền xuống theo con đường hoằng pháp độ sanh của chư vị Bồ tát thánh hiền tăng, từ Tây Trúc (Ấn Độ) đến Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên v.v… Phật giáo tùy duyên thích nghi vào mỗi quốc gia hình thành lễ hội Vu Lan với các ý nghĩa như sau:
1.-Ý nghĩa Vu Lan
Theo từ điển Phật học Hán Việt, Phân viện nghiên cứu Phật học, NXB. Khoa Học Xã Hội, năm 1998, trang 1456, Vu Lan Bồn, Uilambana (hành sự), còn gọi Ôlam bà noa, dịch đảo huyền. Theo phép nước Tây Trúc, vào ngày tự tứ của Chư Tăng, đặt cổ bàn linh đình, dâng cúng Phật Tăng để cứu cái khổ treo ngược (đảo huyền) của người đã mất. Xưa nói cái bồn, chậu đựng thức ăn là không đúng!
Vu Lan Bồn kinh sớ, của Tông Mật nói: Vu Lan là từ ngữ của Tây Vực, nghĩa là đảo huyền, bồn là âm của Đông Hạ vẫn là đồ dùng cứu chửa. Nếu nói theo cách nói của địa phương thì phải nói cứu đảo huyền bồn.
Vu Lan bồn tâm ký của Nguyên Chiếu, quyển thượng, bác lại: “Theo ứng pháp sư kinh nghĩa thì tiếng Phạn Ô lam bà noa dịch là đảo huyền. Nay xét ô lam tức Vu Lan. Bà noa là cái chậu. Thế là ba chữ đều là tiếng Phạn. Nhưng âm thì có xê xích sai lầm”.
Như vậy, ngày lễ Vu Lan, là ngày người con hiếu noi gương tôn giả Mục Kiền Liên dâng tiệc cúng dường chư Phật, Bồ Tát, Tăng nhờ đạo lực của quí ngài chú nguyện giải cứu khổ treo ngược cho vong nhân cha mẹ bảy đời, xuất phát từ kinh Vu Lan bồn, do Đôn Hoàng Bồ Tát Trúc Pháp Hộ (Dharmarksa) dịch năm 265 đời Vũ Đế nhà Tây Tấn, Trung Quốc. Ở Việt Nam có bản dịch sang Quốc ngữ do hòa thượng Huệ Đăng, hệ Thiên thai chuyển ngữ đang lưu hành rộng rãi?
Kinh Vu Lan, nói về sự tích tôn giả Mục Kiền Liên là người con hiếu hạnh, thế danh là La Bốc, cha ngài là phó tướng của Triều Đình cũng là trưởng giả giàu có, mẹ ngài là bà Thanh Đề thường sanh tâm hủy báng Tam bảo. Sau khi cha qua đời, hết thời kỳ thọ tang, ngài xin mẹ mở cửa kho chia gia sản thành ba phần: -Một phần để mẹ chi tiêu, một phần cúng dường Sa môn Tam bảo hồi hướng cầu siêu thân phụ, một phần để ngài đi buôn bán xứ xa kiếm lời về dâng mẹ, cũng làm những việc như trên.
Bà Thanh Đề đồng ý cho con xử lý số tài sản của chồng để lại, nhưng bà không tin nhân quả, lại làm khác đi. Sau bao năm làm ăn xứ người, La Bốc trở về nhà với tâm hiếu hạnh tôn kính mẹ. Rõ ra, khi con đi rồi bà Thanh Đề không tu tạo phúc duyên, không ăn chay niệm Phật, không cúng dường trai tăng 500 vị như bà đã viết thư báo tin cho con, lại còn sai bảo gia nhân đánh mắng Sa môn –Khất sĩ xuất hiện trước cổng nhà, mua trâu dê cắt tiết tế thần làm điều mê tín. Vài tháng sau bà Thanh Đề ngã bệnh, mụt nhọt nổi lên khắp người, máu mủ chảy ra hôi thúi, thức ăn đưa vào miệng trào ra hết, bảy ngày sau bà trút hơi thở cuối cùng. An táng mẹ xong, ngài La Bốc xét thấy mẹ mình tánh hạnh không tốt sẽ thác sanh khổ cảnh nên xuất gia tu tập hồi hướng công đức cho mẹ sinh nhàn cảnh. Đoạn đầu ngài tu theo đạo Bà la môn, về sau tu theo Phật pháp đắc đạo. Một hôm tôn giả Mục Kiền Liên đi hành hoá trên bờ sông Hằng, thấy một đoàn ngạ quỉ xuống sông uống nước. Loài quỉ này bụng to như bao chỉ xanh đầy thóc, tay chân như cây sậy, cổ họng nhỏ như cây kim, thấy thức ăn ngon ăn không được, nước miếng đổ ra đầu đứt, rồi mọc lại đầu khác ( như cây chuối con bị chặt ngang thân) đau đớn khổ sở. Cũng có quỉ đầu to như cái đấu, lưỡi dài khắp châu thân, máu trong huyết quản cứ vận ngược từ dưới lên đau khổ lắm. Tôn giả xót thương người tạo nhân quả xấu, chạnh nhớ đến mẹ già liền mở pháp nhãn nhìn xuống cõi âm thấy mẹ đang bị đoạ trong loài ngạ quỉ. Động lòng hiếu thảo, ngài vận dụng thần thông bay vào địa ngục dâng bát cơm nóng cho mẹ. Bà Thanh Đề tay tả che đậy, tay hữu bốc ăn, lửa trong miệng bà bốc cháy; có bản dịch nói cơm hoá ra than lửa !
Tôn giả Mục Kiền Liên dùng mọi cách cứu mẹ, không hiệu quả, ngài về tịnh xá thỉnh ý Phật.
Đức Phật bảo tôn giả Mục Kiền Liên, ngày chư tăng mãn hạ làm lễ tự tứ, đến cúng dường Tứ sự, nhờ chư Tăng chú nguyện mẹ ngài sẽ thoát ly khổ cảnh sinh về nhàn cảnh. Ngài Mục Kiền Liên y giáo phụng hành. Bà Thanh Đề và các vong nhân đồng cảnh khổ nhờ từ lực của Tam bảo được siêu thoát khỏi kiếp ngạ quỉ sinh Thiên nhàn lạc. Từ ấy đến nay đệ tử Phật noi gương tôn giả Mục Kiền Liên chọn ngày chư Tăng mãn hạ làm hiếu sự. Ngày mãn hạ cũng là ngày Tự Tứ.
2-Ý nghĩa Tự Tứ
Chư Tăng ni sau ba tháng an cư hòa nhập vào đời sống tập thể tiến tu Tam vô lậu học. Đối với chư tôn thiền đức lãnh đạo Hạ trường, vị tăng ni tự kiểm điểm lại mình sau thời gian tu học có sai phạm lỗi lầm gì không, nếu có nên phát khởi ý tứ xin sám hối. Hoặc tự mình không hay biết, nhờ chư tôn đức thấy, nghe, nghi có lỗi chỉ dạy cho sám hối để ba nghiệp thanh tịnh. Con không phàn nàn oán trách chi hết. Đó là thái độ Khiêm cung hướng thượng.
Tự tứ có nghĩa là cầu người khác chỉ lỗi của mình ra, để biết mà sám hối.
Sám hối là ngăn lỗi trước ngừa lỗi sau. Đã là chúng sinh ít nhiều gì người ta cũng có lỗi lầm của chính mình không hay biết. Lời tục nói , chuyện ngoài đường thì sáng, chuyện trong nhà thì quáng.
3- Ngày Tăng thọ tuế
Ngày tự tứ cũng là ngày Tăng thọ tuế. Nghĩa là ngày Tăng –Ni nhận thêm một tuổi đạo. Người đời kể từ ngày sinh tròn một năm tăng một tuổi. Người đạo Phật xuất gia mỗi năm tròn một hạ tăng một tuổi, cũng gọi ngày tết đạo. Tăng ni dự Hạ trường đức hạnh lớn thêm lên, nới rộng phúc điền cho chúng sanh gieo trồng căn lành. Nhân đấy, người con hiếu phát tâm cúng dường Tứ sự: Thức ăn, y phục, toạ cụ, thuốc men để chư tăng có phương tiện hành đạo, các ngài thọ nạp tịnh tài, tịnh vật, hồi hướng công đức chú nguyện cho người dâng cúng được như ý mong cầu: “Cha mẹ hiện tiền tăng long phước thọ, cha mẹ quá khứ trực vãng tây phương”. Vì xét thấy đời sống vô thường bấp bênh vô định, thân người khó được, Phật pháp khó tìm, nên ngày tăng thọ tuế của chư tăng như một cơ duyên tốt, người phật tử tranh thủ gieo trồng căn lành, những mong hưởng quả thiện.
4-Ngày Phật Đà hoan hỉ
Ngày Tăng thọ tuế cũng là ngày Phật mừng vui: Triết lý Phật giáo là triết lý nội quan phản chiếu phàm tâm bất định vô thường, khổ, vô ngã để đạt đến chân như tự tánh thường, lạc, ngã, tịnh. Chư vị Tăng ni vâng lời Phật dạy tạm ngưng ba tháng hành hoá, tránh dẫm đạp côn trùng mùa mưa, khép mình vào thanh qui trường hạ trau dồi giới đức, tiến tu Tam vô lậu học, tâm không còn tuôn chảy, phiền não lậu hoặc, lập hạnh khiêm cung mong cầu đại chúng chỉ lỗi để tu sửa. Đệ tử tại gia phát tâm làm hạnh hiếu, theo tinh thần uống nước nhớ nguồn, giống như cha lành thấy các con biết vâng lời dạy bảo gìn giữ gia phong nề nếp nên Phật rất vui, hoan hỉ.
5- Ngày xá tội vong nhân
Ngày Phật Đà hoan hỉ cũng là ngày xá tội vong nhân, ca dao có câu:
“Tháng sáu buôn nhãn bán trâm
Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân.”
Vong nhân là người đã mất thân này, mà thần thức (linh hồn) còn chất chứa tội nghiệp sâu nặng nên chưa thể sanh qua cảnh giới khác hạnh phúc. Cũng gọi vong linh, vong hồn hay thần thức. Suy xét về sự còn mất khó hiểu này Vũ Đình Liên chua xót hỏi:
“Hỡi người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ !”
Hỏi không cần giải đáp. Đúng là một tiếng than dài não ruột. Phật giáo căn cứ vào sự hành nghiệp của mỗi người sống mà biết người chết ấy sanh vào đâu, vui hay khổ. Nguyễn Du trong bài: “Văn Tế Thập loại chúng sinh” đã than:
“Hương lửa đã không nơi nương tựa
Hồn mồ côi lần lửa mấy niên
Còn chi ai khá ai hèn
Còn chi mà nói kẻ hiền người ngu.”
Ở Trung Hoa, có truyền thuyết nói về cúng cô hồn, tế độ vong nhân như sau: -Vua Đường Thái Tông là một người gầy dựng sự nghiệp Đế Vương bằng thanh gươm yên ngựa, tâm lý ám ảnh về sự chết của tướng sĩ và thường dân vô tội nên thường nằm mộng thấy cô hồn đến đòi mạng: “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”- Vua Đường kinh sợ quá cầu kiến pháp sư Huyền Trang nhờ cứu giúp. Ngài Huyền Trang căn cứ vào pháp Duy thức học, giải thích cho vua Đường biết hiện tượng cô hồn là thần thức của người chết oan ức chưa được siêu sinh, gọi là oan hồn uổng tử, có nhiều loại cô hồn. Sau đó, Vua Đường nhờ pháp sư Huyền Trang làm lễ giải oan cho họ. Nương theo Kinh Vu Lan bồn, pháp sư Huyền Trang tổ chức trai đàn tụng Kinh trì chú cầu nguyện vào ngày rằm tháng bảy, sau đại lễ Vu Lan. Bắt đầu từ đây có tục lệ cúng cô hồn, xá tội vong nhân.
Tiếp theo, vào đời Tống Bất Không Tam Tạng, chuyên tu mật giáo ở núi Mông, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngài mở mắt tuệ thấy các loài cô hồn đói khát đến xin ăn. Động lòng từ bi, ngài cho cô hồn thức ăn và đọc những câu thần chú biến thực biến thủy của Phật giúp mọi loài cô hồn được no dạ. Sau đó ngài lập ra pháp Mông Sơn thí thực, theo tích này các chùa chiền công phu chiều đều có cúng cô hồn. Lễ cúng cô hồn ngày rằm tháng bảy chỉ là một ngày kỷ niệm cúng lớn. Trong văn Mông Sơn thí thực có bài kệ nói lên ý chính của lễ cúng cô hồn như sau:
Mãnh hoả diệm diệm chiếu thiết thành,
Thiết thành lý diệm nhiệt cô hồn.
Cô hồn nhược yếu sinh Tịnh độ,
Thính tụng Hoa Nghiêm bán Kệ Kinh:
-Nhược nhơn dục liễu tri,
Tam thế nhứt thiết Phật,
Ưng quán Pháp giới tánh,
Nhứt thiết duy tâm tạo.
Nghĩa là:
Thành sắt địa ngục lửa tràn đốt cháy,
Cô hồn trong ấy khổ đau thay.
Nếu các cô hồn muốn sanh Tịnh độ,
Tụng nửa Kệ Hoa Nghiêm thoát khổ nầy:
-Nếu người muốn rõ biết,
Chư Phật trong ba đời,
Hãy quán pháp giới tánh,
Tất cả đều do tâm.
Trí giả Đại Sư giải thích, tâm lý chúng sinh có mười pháp giới:
1. -Nhơn sanh vào địa ngục là sân hận.
2. -Nhơn sanh vào ngạ quỉ là tham lam.
3. -Nhơn sanh vào súc sanh là mê si.
4. -Nhơn tánh cương trực nóng nảy sinh thần
5. -Nhơn nửa thiện nửa ác sinh người.
6. -Nhơn tu thập thiện sinh thiên.
7. -Nhơn Thinh văn tu Tứ Diệu Đế được quả Tứ Thánh
8. -Nhơn Duyên giác tu Thập Nhị Nhơn Duyên được quả Bích Chi Phật.
9. -Nhơn tu Lục độ, được quả Bồ Tát.
10. -Nhơn tu Nhứt thừa Phật đạo tự giác, giác tha, giác hạnh Viên mãn thành Phật.
Theo lời Phật dạy, thân thể con người hiện hữu trên đời là kết hợp của ngũ uẩn: Sắc thuộc phần xác: Bốn nguyên tố của đất, nước, lửa, gió. Xác thân của người Thọ nóng lạnh, không nóng không lạnh v.v… Tưởng là tri giác; Hành là sự suy nghĩ, hành động. Thức là sự phân biệt.-Khi chết mất xác thân, tức phần xác tan hủy, thì tinh thần (hồn) thọ , tưởng, hành còn lưu lại trong tâm thức, vong nhân vẫn cảm thấy khổ vui như khi sống. Nếu lòng tham còn, thói quen như đói muốn ăn, không có cái ăn cũng khổ. Hoặc có cái ăn, mà không có miệng để ăn cũng khổ!
Việt Nam ta cũng như các nước Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ… xưa ảnh hưởng văn hệ Trung Quốc, quê hương thứ hai của Phật giáo, tín ngưỡng cúng cô hồn rằm tháng bảy, xá tội vong nhân không có chi lạ.
6- Thời điểm làm lễ Vu Lan
Bấy giờ chúng ta có thể đặt câu hỏi: -Lễ Vu Lan rằm tháng bảy, có đúng với lễ Vu Lan phát xuất từ Phật giáo Ấn Độ không?
-Ý nghĩa Vu Lan của Phật giáo Bắc Tông, không khác Phật giáo Nam Tông, nguyên thỉ, nhưng ngày tháng có khác. Hoà thượng Thích Trí Quảng nói: “Phật giáo Nam Tông chủ trương kế thừa hình thức giống y Phật giáo Nguyên thỉ ở Ấn Độ, thời Phật tại thế nên tổ chức an cư Kiết hạ từ tháng sáu đến tháng chín, lấy ngày rằm tháng chín, làm lễ Tự tứ, giữ y theo lịch Ấn Độ, một năm có ba mùa, tháng năm đến tháng chín là mùa mưa. Trái lại, Phật giáo Bắc Tông chú trọng về phần kế thừa tư tưởng, khi Phật giáo du nhập vào quốc gia nào, tuỳ theo sinh hoạt văn hoá truyền thống nơi đó mà uyển chuyển kết hợp giáo lý cho mọi người thăng hoa giải thoát.”( Cảm Niềm Đức Phật)
Phong tục tập quán Trung Quốc từ lâu đời mỗi năm có ba ngày lễ lớn trong dân gian là lễ Thượng nguyên rằm tháng giêng, lễ Trung nguyên rằm tháng bảy, lễ Hạ nguyên rằm tháng mười. Khí hậu Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam có bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông. Miền Trung-Nam Việt Nam mỗi năm có hai mùa mưa nắng. Đầu tháng 4 âm lịch mưa mùa trút xuống, chư Tăng noi gương Phật dừng bước hành hoá tránh dẫm đạp côn trùng, an cư Kiết hạ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy, mãn hạ tổ chức Vu Lan Tự tứ, cúng vong nhân và làm lễ Báo Hiếu theo Bắc Tông Đại Thừa Phật giáo.
Ở Việt Nam Phật giáo Nam Tông-Bắc Tông không chống trái nhau về vấn đề Vu Lan tháng bảy; cũng có nơi dung hội lại lễ Vu Lan báo hiếu từ rằm tháng 7 đến rằm tháng 9, gọi là mùa Vu Lan báo hiếu.
7- Ngày lễ Vu Lan cũng là ngày báo hiếu
Báo hiếu là đền đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ nói mấy cũng không cùng. Nơi đây chỉ trình bày sơ lược:
Khi người mẹ thọ thai có nhiều điều kiêng cử. Không dám làm việc nặng nhọc sợ động thai. Không nhìn hình ảnh xấu xa hay nói lời thô tục, sợ ảnh hưởng sắc đẹp, tính tình của con. Ăn uống không dám quá no, sợ bao tử lấn ép thai nhi chật chội. Lúc đau, có những món thuốc uống vào lành bệnh ngay, mà vì sợ kỵ thai không uống phải chịu đau đớn dai dẳng.
Trong khi bà mẹ lo bảo vệ bào thai từ li từ tí thì ông cha phải lao động gấp hai gấp ba để chuẩn bị tiền bạc, củi lửa, thuốc men chờ ngày sinh đẻ. Ca dao có câu:
“ Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”
Ngày nay khoa học thực nghiệm đã làm cho ta thấy rõ: Cơ thể con người mỗi phút giây tít tắc sát na có nhiều tế bào sinh tế bào diệt. Tế bào diệt được thảy ra ngoài theo các lỗ chân lông, tức mồ hôi. Trong bảy năm cơ thể hoàn toàn tái tạo. Người mẹ sinh con ba lần hao tổn tinh huyết, thân nhiệt tăng sức đề kháng mạnh hơn, cơ thể hoàn toàn tái tạo. Trong ba lần sanh, mẹ mất hơn bốn năm tuổi thọ.
“Mười tháng thì đến kỳ sanh
Nếu con hiếu thuận xuôi mình ra luôn
Bằng ngổ nghịch làm buồn thân mẫu
Nó vẫy vùng đạp quấu lung tung.
Làm cho cha mẹ hãi hùng
Sự đau sự khổ khôn cùng tỏ phân
Khi sanh đặng muôn phần khoái lạc
Cũng ví như được bạc được vàng.
(Kinh Báo Hiếu phụ mẫu Ân)
Công sanh thành khổ khó như thế, công dưỡng dục cũng gian lao không ít. Ca dao có câu:
“Đã mang chín tháng mười ngày
Giờ thêm bồng ẳm đủ rày ba năm.”
Hài nhi được cha mẹ chuyền tay nhau bồng ẳm, nâng niu chiều chuộng, vắt từng giọt sữa, nhai từng miếng cơm, mớm từng muỗng cháo. Còn cha phải bóp trán suy nghĩ, lo toan, đổ mồ hôi sôi nước mắt xuống cánh đồng hay trong xưởng thợ v.v…Dầm sương giang nắng, gió táp mưa sa. Bao nhiêu thứ ngọt ngon cha mẹ đều dành cho con trẻ. Cho đến trong giấc ngủ từng đêm: “chỗ ướt mẹ nằm,chỗ ráo con lăn.” Có đôi lúc con tiểu tiện trên mình cha mẹ, cha mẹ không buồn, còn thương yêu lo lắng khi trái gió trở trời. Đến khi con khôn lớn phải dạy bảo và đưa vào trường học chữ nghĩa. Hằng ngày con đến trường với bộ quần áo đẹp, thẳng nếp sạch sẽ, quà bánh sum suê, thì cha mẹ phải lao tâm khổ trí, cằn cổi héo mòn, mong con được mở thông trí tuệ, khôn sáng không thua các bạn. Con đến tuổi trưởng thành cha mẹ gầy dựng sự nghiệp, hôn phối cưới vợ gả chồng lo lắng đủ thứ. Vì con suốt đời cha mẹ hy sinh tận tụy, hết lòng. Dù cha mẹ nghèo khó hay giàu sang, lắm khi tạo ác nghiệp cũng vì con. Như thế, người biết nhớ nghĩ đến công ơn cha mẹ mới là con hiếu.
Hiếu cũng có nghĩa là yêu thích, trân trọng, tôn quí cha mẹ bằng tất cả tấm lòng của người con muốn đền đáp công ơn sanh dưỡng. Đặc biệt không nuôi dưỡng cha mẹ với những ác pháp. Báo hiếu hay việc làm hiếu sự phải xuất phát từ trái tim xao xuyến rung động sâu sắc về ơn cha nghĩa mẹ là bóng mát thân thương trong cuộc đời con trẻ.
Đạo Phật là đạo trí tuệ siêu thế, bất biến tùy duyên, dung hoá được các nguồn tư tưởng tinh hoa nhân loại, đồng thời siêu thoát tất cả, nên chúng ta cần hiểu cách báo hiếu theo một nghĩa rộng. Báo hiếu theo truyền thống văn hoá dân tộc, báo hiếu theo tinh thần nhân bản, báo hiếu theo tư tưởng giải thoát.
a) Báo hiếu theo tinh thần văn hoá dân tộc qua ca dao
– Hiếu dưỡng: Là dưỡng nuôi cha mẹ từ vật chất đến tinh thần không cho thiếu sót. Vật chất là món ăn, thức uống, quần áo mặc, chỗ ở khang trang tốt đẹp; tinh thần là làm cho cha mẹ vui lòng hướng thiện. Nuôi cha mẹ về phần vật chất quà bánh ê hề, cơm ngon, áo tốt mà không quan tâm đến tinh thần lành mạnh, làm cho cha mẹ buồn khổ, khác nào nuôi gia súc, không thể gọi hiếu nghĩa. Vậy người con hãy nên hôm sớm gần gũi cha mẹ trong mái ấm gia đình, phụng dưỡng cha mẹ từng muỗng cơm, bát nước, theo thời tiết đắp lạnh quạt nồng. Khi cha mẹ ốm đau phải chạy thầy kiếm thuốc, điều dưỡng đúng phép, vâng lời hay lẽ phải làm cho cha mẹ vui lòng đến ngày nhắm mắt, cư tang để hiếu, làm công đức lành hồi hướng đến vong linh cha mẹ.
“Thức khuya dậy sớm chuyên cần
Quạt nồng đắp lạnh giữ phần đạo con.”
– Hiếu thảo: Là dâng món ngon vật lạ đến cha mẹ khi mình có được. Hiếu dưỡng nói về sự báo đáp của người con ở bên cha mẹ. Hiếu thảo nói về người con biết ơn đền ơn cha mẹ dù ở gần gủi hay phải đi xa. Vì theo đuổi công danh sự nghiệp, ở quê vợ quê chồng hay hoàn cảnh trắc trở nào cũng không quên ơn cha mẹ. Ca dao có câu:
“Khôn ngoan nhờ đức cha ông
Lớn lên phải nhớ tổ tông phụng thờ
Làm con chớ có hững hờ
Phải đem hiếu thảo mà thờ từ nghiêm.”
Từ là nói đến lòng lành của mẹ, mẹ hiền. Con có hiếu cũng thương, con bất hiếu cũng thương. Nghiêm là nói đến sự nghiêm khắc của cha. Nếu không có tình thương đại lượng của mẹ, sự giáo hoá khuôn phép của cha, người con khó làm nên trong xã hội. Xã hội nào bao giờ cũng thích tốt ghét xấu. Tâm hiếu thảo được thể hiện tốt qua sự thăm viếng lo lắng cung dưỡng cha mẹ chu đáo. Như lời hát ru:
“Mẹ cha ở túp liều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm nuôi mẹ mẹ già yếu răng.”
Hiếu dưỡng nói về sự báo đáp thâm ân của người con ở bên cha mẹ. Hiếu thảo nói về bổn phận người con ở bên cha mẹ cũng như xa cha mẹ.
– Hiếu hạnh: Là người con làm hiếu sự phải có phẩm hạnh tốt từ gia đình thân quyến đến xã hội, tổ quốc nhân sinh. Người con hiếu hạnh không bao giờ làm điều gì xấu hư hại gia phong lễ giáo mất mặt cha mẹ, gieo điều chẳng lành cho tông tổ. Khi lâm vào nghịch cảnh cũng không thay lòng đổi dạ. Không vì lợi riêng bất kính bề trên bất nghĩa: nếu mình đối xử tốt với cha mẹ, với mọi người thì con cháu cũng noi gương. Con cái là bản sao của cha mẹ, cũng là đạo lý nhơn quả. Ca dao:
“Nếu mình hiếu với mẹ cha
Thì con cũng hiếu với ta khác gì
Nếu mình ăn ở vô nghì
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công.”
– Hiếu đạo: Người con dùng đạo lý báo đáp công ơn cha mẹ tổ tiên nòi giống. Đạo lý ghi lại trong ca dao nói lên phần tinh túy của Tam giáo: Nho giáo chỉ cho trung hiếu tiết nghĩa, lão giáo chỉ cho sự phóng khoáng, Phật giáo chỉ cho ý niệm giải khổ an lạc. Tuy nặng nề tín ngưỡng dân gian hơn là triết lý cao siêu, cũng biểu thị được cái hay đẹp của hiếu đạo, như bài hát ru:
“Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá
Ngó xuống biển thấy cặp cá đang đua
Đi về lập miếu thờ Vua
Lập am thờ Phật lập chùa thờ cha.”
Qua đây chúng ta thấy hiếu tâm phát khởi hiếu hạnh. Trong hiếu hạnh có hiếu dưỡng, hiếu thảo, hiếu đạo, là phương cách báo hiếu theo truyền thống văn hoá dân tộc qua ca dao.
b) Báo hiếu theo tinh thần nhân bản của đạo Nho
Thánh Nho nói: “Thiên Kinh vạn điển hiếu nghĩa vi tiên: Ngàn Kinh muôn sách lấy hiếu nghĩa làm đầu.” Kinh thi cũng có câu: Phụ hề sanh ngã, mẫu hề cúc ngã; ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hiệu thiên võng cực: Cha là nguyên nhân chính tác động mẹ sinh ta, mẹ nuôi dưỡng ta. Hỡi ôi ! Cha mẹ sinh dưỡng thân ta rất khó nhọc. Muốn đền đáp ân đức cha mẹ, khó như với tay lên trời cao chẳng cùng. Ca dao cũng có câu:
“Nhớ ơn chín chữ cù lao
Ba năm nhủ bộ biết bao nhiêu tình.”
Chín chữ cù lao là gì ?- Một sinh, hai cúc, ba phũ, bốn xúc, năm trưởng, sáu dục, bảy cố, tám phục, chín phúc:
1. Sinh: Sinh đẻ khổ khó
2. Cúc: Chở che nâng đỡ chiều chuộng
3. Phũ: Phũ dụ, vuốt ve bồng bế
4. Xúc: Cho bú mớm lao nhọc
5. Trưởng: Nuôi cho lớn lên
6. Dục: Dạy cho điều hay lẽ phải
7. Cố: Đoái tưởng ngóng trông
8. Phục: Phục vụ chăm sóc tận tụy
9. Phúc: Tâm phúc, bảo vệ gìn giữ.
Cù là siêng năng, lao là lao nhọc. Cù lao: Cha mẹ siêng năng lao nhọc nuôi dưỡng thân con, giáo dục con nên người. Truyện Kiều cũng có câu:
“Duyên hội ngộ, đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn.
Để lời thệ hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.”
Nhà thơ Nguyễn Du mô tả tâm trạng lo âu khắc khoải của nàng Kiều trước khi quyết định bán mình chuộc cha làm hiếu sự.
Sách Minh Tâm dẫn lời thầy Mạnh Tử dạy Ngũ Kỳ:
1. Cư tắc chí kỳ Kính: Ở kính trọng bậc thân sanh
2. Dưỡng tắc chí kỳ lạc: Dưỡng nuôi cha mẹ lòng vui
3. Bịnh tắc chí kỳ ưu: Cha mẹ bệnh hết lòng lo lắng
4. Tử tắc chí kỳ ai: Cha mẹ chết lòng buồn khổ
5. Tế tắc chí kỳ nghiêm: Cúng tế trang nghiêm chu tất.
Con không kính trọng cha mẹ, chắc cha mẹ đã có lỗi lầm gì, còn công sanh dưỡng giáo dục, chỉ có kẻ vong ơn bội nghĩa mới khinh thường cha mẹ! Người nuôi dưỡng cha mẹ, tỏ ra buồn phiền là người ích kỷ bỏn xẻn, không thể nào ban ơn cho ai. Một khi họ ban ơn giúp đời thì đó cũng là một thủ đoạn ! cha mẹ bệnh con không lo lắng là người không yêu thích song thân mình, người đó có thể quí thương ai được, một kẻ thiếu nhân tâm thì chuyện ác gì họ cũng có thể làm. Cha chết lòng con vui là vì rãnh được một món nợ, được thụ hưởng tài sản hay được chia của là người có lòng tham quá đáng, thú tính cũng từ đó nẩy nở. Cúng tế cha mẹ có sơ sót thì là người bất cẩn khó làm nên. Như sách gia Ngữ ghi chuyện đời Xuân Thu, họ Công Sách sắp tế lễ, trong các lễ vật bỏ quên không đặt con sinh. Khổng Tử nghe chuyện nói:- “Trong hai năm nửa, họ Công Sách sẽ mất chức quan.” Quả nhiên một năm sau họ Công Sách mất chức quan thật. Môn Sinh hỏi: Vì lẽ gì thầy biết trước hay vậy?- Khổng Tử nói: “Việc tế lễ là việc người con hiếu tỏ lòng thương nhớ cha mẹ, mà lúc sắp tế bỏ quên con sinh, thì các công việc khác bỏ quên sơ sót chắc nhiều, không mất quan không có lý.”
c) Báo hiếu theo đạo Phật qua tư tưởng giải thoát
Có một số người nhìn vào hạnh từ khước hạnh phúc thế gian, xuất gia tầm đạo của đức Thế Tôn và đời sống cô đơn biệt lập của chư vị Tăng ni nơi chùa chiền am cốc rồi vội vàng kết luận: “Đạo Phật vô tình quá, không nghĩ đến công sanh đẻ dưỡng nuôi của cha mẹ.” Sự thật thì khác hẳn, đức Phật rất quan tâm đến vấn đề báo hiếu. Rãi rác trong các Kinh điển Phật giáo ngài đều có đề cặp đến ơn cha, nghĩa mẹ, bổn phận làm con đền ơn báo hiếu một cách thống thiết. Kinh Nhẫn Nhục hệ Nguyên thỉ Phật dạy: “Thiện cùng cực không gì hơn hiếu, ác cùng cực không gì hơn bất hiếu.” Kinh Tập Bảo Tạng, hệ Đại Thừa phát triển: “ Làm con đối với cha mẹ đem lễ mọn cúng dường được phước vô lượng, làm chút điều bất thiện cũng tội vô lượng.” Kinh Tứ Thập Nhị chương: “Phàm người phụng thờ quỷ thần, không bằng phụng thờ cha mẹ. Cha mẹ là vị thần tối thượng !”
Nghiên cứu lời Phật dạy về báo hiếu, chúng ta thấy ngài dạy từ cách báo hiếu thế gian, ý nghĩa như ca dao và Thánh Nho, rồi ngài lưu ý đến đạo lý nhân quả, tu tâm dưỡng tánh dẫn đến xuất thế gian thành Phật đạo mới trọn vẹn tâm hiếu.
Kinh A Hàm đức Phật dạy:
“ Nuôi dưỡng cha mẹ đừng cho thiếu thốn
Làm việc gì cũng trình cha mẹ biết trước
Cha mẹ làm việc gì, con phải thuận theo, không trái ý.
Không dứt nghiệp chánh của cha mẹ.”
Tuy là Phật dạy hiếu dưỡng, hiếu thảo, hiếu hạnh tuỳ thuận thế gian, nhưng có khác ở chổ: “ Không làm trái lịnh chánh của cha mẹ, không dứt nghiệp chánh của cha mẹ.”- Chánh là đối lại với tà, cũng là Bát chánh đạo. Đi vào con đường tà dù có báo hiếu cha mẹ cũng khổ đau. Đi vào con đường chánh báo hiếu cha mẹ sẽ được an lạc!
Tăng Chi Bộ Kinh tập I, trang 75, đức Phật dạy: “Những ai đền ơn báo hiếu bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường cha mẹ với các vật chất của cải tiền bạc, không đủ đền ơn cha mẹ… Đối với cha mẹ không có lòng tin Phật pháp, khuyến khích an trú vào thiện giới. Cha mẹ xan tham khuyến khích an trú vào bố thí, cha mẹ theo ác trí tuệ, khuyến khích vào trí tuệ. Đó là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha.”
Cũng trong Tăng Chi Bộ Kinh, tập I trang 124, đức Phật còn dạy, người con hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ, nhiếp phục thân khẩu ý thanh tịnh, trở thành bậc chân nhân được chư thiên khen ngợi như sau:
“Ai hiếu dưỡng cha mẹ
Kính trọng bậc gia trưởng
Nói những lời nhu hòa
Từ bỏ lời hai lưỡi
Chế ngự lòng sân tham
Là con người chân thật
Nhiếp phục được phẫn nộ
Với con người như vậy
Chư thiên Tam Thập Tam
Gọi là bậc chân nhân.”
Những ai thực hành hiếu đạo được đức Phật khen ngợi: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.”- Đã là Phật là có bốn đức tính từ bi hỉ xả, mười danh hiệu, thập lực vô uý v.v… xót thương cứu giúp muôn loài. Kinh Phạm Võng Bồ Tát giới xác định: “Chưa từng có một chúng sinh không là mẹ cha ta trong nhiều đời nhiều kiếp luân hồi sinh tử.”
Nay chúng ta phát Bồ Đề tâm tu hành theo hướng dẫn của Tứ Hoằng thệ nguyện:
“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô lượng thệ nguyện thành.”
Chúng ta noi theo đường chánh của Phật Bồ Tát: “ Còn một chúng sanh chưa thành Phật, quyết không nhập Niết Bàn.” Cũng gọi là hiếu đạo. Muốn được như thế, phải thực học, chơn tu, thật chứng, tâm đạt đến chơn như thật tướng, hạnh hướng thượng mới cầu toàn lợi ích chúng sanh, mỗi hành vi sáng tõ trí bát nhã tự tánh cũng là đạo hiếu.
C. KẾT LUẬN
Ngày lễ Vu Lan thắng hội rằm tháng 7, là một ngày lễ truyền thống văn hóa về hiếu hạnh rất quan trọng. Ngày mà người Phật tử tại gia hay tăng lữ xuất gia làm hiếu sự, cho đến thánh Tăng, Bồ Tát, Phật đều tham dự chứng minh, chú nguyện cho âm siêu dương thới. Theo Kinh Vu Lan:
“Vì ngày ấy thánh tăng đều đủ,
Dầu ở đâu cũng tụ hội về.
Như người thiền định sơn khê,
Tránh điều phiền não chăm về thiền na.
Hoặc người đặng bốn tòa đạo quả,
Công tu hành nguyện thỏa vô sanh.
Hoặc người thọ hạ kinh hành,
Chẳng ham quyền quí ẩn danh lâm tòng.
Hoặc người đặng lục thông tấn phát,
Và những hàng Duyên-Giác thanh văn.
Hoặc chư Bồ Tát mười phương,
Hiện hình làm sãi ở gần chúng sanh”
Ca dao cũng nhắc nhở:
Dù ai mua đâu bán đâu
Vu Lan tháng bảy rủ nhau mà về.
Ta về với mái ấm gia đình tõ lòng biết ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục, tưởng nhớ tổ tiên nòi giống, người đã cho ta huyết thống hình hài, non sông gấm vóc.
Ta về với chùa chiền thân yêu thăm thầy tổ, bước lên chánh điện đốt nén nhang thơm, quỳ xuống trước đấng tam tôn, nghe lòng dâng lên niềm hiếu kính.
Hòa nhập vào lễ hội Vu Lan, kính nhờ hồng ân Tam bảo chú nguyện cho cha mẹ, thân quyến, chúng sanh kẻ còn người mất an vui hạnh phúc là ta biết mình có phần nào hiếu nghĩa.
Trong ba cõi sáu đường vui khổ Nhân Thiên dừng lại đi xuống rất dễ. Phấn đấu tu hành vượt lên khó. Người con báo hiếu khó khăn nào cũng vượt qua. Muốn Chư Phật xót thương cứu giúp mình phải tự độ mới có tha độ.
Ý thức ngày lễ Vu Lan thắng hội, Tự tứ , tế độ vong nhân, cốt tủy vẫn là ngày báo hiếu. Chúng ta thiết lập trai nghi phẩm vật, tịnh tín cúng dường chí thành thông thánh.
Đã có việc phước hữu vi rồi, chúng ta nương Kinh Bát Nhã Ba La Mật, tu huệ vô vi, nhiếp phục khát ái tham sân si phát triển hạnh lành thành tựu công đức báo hiếu như tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ, làm gương sáng cho đời tiếng thơm muôn thuở.
Chú thích:
1. – Mười danh hiệu:
1) Như Lai: Người đi theo con đường Như thực đến quả chánh giác.
2) Ứng cúng: Xứng đáng được Nhân thiên cúng dường.
3) Chánh biến tri: (Samya Ksam Buddha). Người có trí biết rõ mọi pháp.
4) Minh hạnh túc: Hạnh tam minh cụ túc. Biết quá khứ, hiện tại, vị lai ứng sử đúng đắn sáng tõ vì tâm đã sạch phiền não sai lầm.
5) Thiện thệ: Thệ nguyện của bậc đại từ bi. Dùng nhất thiết trí làm cổ xe lớn đi trên đường Bát chính đến Niết bàn.
6) Thế gian giãi: Hiểu được mọi sinh diệt của các loài hữu tình nơi cỏi thế gian.
7) Vô thượng sĩ: Trong tất cả các pháp Niết bàn là vô thượng, trong tất cả chúng sinh Phật là vô thượng.
8) Điều ngự trượng phu: Phật dùng lời dịu dàng tha thiết từ trí vô lậu chế ngự được các bậc trượng phu.
9) Thiên nhân sư: Thầy dạy bảo người đời điều hay lẽ phải.
10) Phật, Thế Tôn: Đấng giác ngộ được thế gian tôn kính.
2. – Thập lực: Mười sức mạnh biểu hiện trí đức Như Lai:
1) Trí lực biết sự vật nào có đạo lý hay không.
2) Trí lực biết rõ nhân quả nghiệp báo ba đời của chúng sanh.
3) Trí lực biết tất cả pháp thiền định giãi thoát.
4) Trí lực biết mỗi căn tín chúng sinh để giáo hóa.
5) Trí lực biết mọi tri giãi của tất cả chúng sanh.
6) Trí lực biết đúng mọi cảnh giới khác nhau của tất cả chúng sanh.
7) Trí lực biết hết các đạo lý mà người tu hành sẽ đạt đến kết quả.
8) Trí lực vận dụng thiên nhãn thấy suốt sinh tử thiện ác của chúng sinh.
9) Trí lực biết rõ túc mạng của chúng sinh hữu lậu và vô lậu Niết bàn.
10) Trí lực biết rõ mọi vọng hoặc tàn dư tập khí đoạn diệt vĩnh viễn.
3. – Vô sở uý: Điềm tĩnh không sợ hãi. Do ngài có nhất thiết trí cắt đứt tất cả phiền não, biết rõ sinh diệt hoặc nghiệp chướng pháp, Ngài thuyết rõ chính đạo giới định tuệ diệt tận chư khổ não.
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
ĐỊA TẠNG BỒ TÁT
Thích Nguyên Bình
A. DẪN NHẬP
Bồ tát Địa Tạng là vị Bồ tát gần gũi quen thuộc với chúng sanh qua lời thệ nguyện : “Địa Ngụïc chưa không thề chẳng thành Phật, chúng sanh chưa độ tận thề không chứng quả Bồ đề”. Với đại nguyện thậm thâm ấy, Bồ tát thường tuỳ duyên ứng hiện vào cõi Ta Bà hoá độ chúng sanh bằng vô số hình tướng nhân duyên mà chúng sanh không hề hay biết. Phần đông, người Phật tử biết đến Ngài qua hình tướng một vị Tỳ kheo tay cầm minh châu, tay cầm tích trượng, đầu đội mão Tỳ Lô quán đảnh đứng hoặc ngồi trên con Đề Thính, dắt chúng mê tình thoát chốn u đồ, đưa người tỉnh giác về nơi bảo sở. Thế nhưng ! Địa Tạng Bồ tát là con người có thật hay huyền thoại ? Là Bồ tát hiện thực giữa cuộc đời hay hạnh nguyện tiêu biểu mà đức Phật nêu lên cho chúng ta y theo đó tu tiến mà viên thành Bồ Tát đạo ?
B. NỘI DUNG
Theo phẩm Tự kinh “Đại phương quảng thập luân” và “Chiêm sát Thiện ác nghiệp báo” quyển thượng, Bồ tát Địa Tạng thương xót tất cả chúng sanh chịu khổ trong đời ác ngũ trược nên thị hiện vô số thân trong ba ác đạo để giáo hoá giúp họ tiêu tai tăng phước và thành tựu thiện căn lành, theo kinh Địa Tạng, Ngài được Đức Thế tôn phó chúc cứu độ các chúng sanh sau khi Thích Tôn diệt độ cho đến khi Di Lặc Thành Phật, Kinh Địa Tạng cho biết ; BồTát Địa Tạng đã viên mãn Bồ Tát Đạo từ lâu, nhưng vì thệ nguyện cứu tế chúng sanh trong ba cõi, cho nên, Ngài chưa chịu thành Phật. Có thể nói ! nơi nào có khổ đau thì nơi đó có mặt của Bồ tát. Đứng trên lý thì Địa chỉ cho đất tâm thanh tịnh (Chơn Tâm) hàm chứa tất cả công đức, hay Như Lai tâm hàm tàng đủ nhiễm tịnh. Khi nhiễm là có tất cả chủng tử thiện ác nghiệp báo tập khí .Tịnh thì gồm thâu tất cả công đức tạng vô biên phước báo, trí huệ, tam muội biện tài. Chúng sanh ai cũng có sẵn kho tàng trân bảo vô giá nầy! nhưng không biết ứng dụng, cứ theo vọng nghiệp, lẩn lộn trong sáu nẻo luân hồi.
Bài tựa Kinh Địa Tạng nói: “Địa là dầy chắc, tạng chứa đủ.” rõ ràng là chỉ cho chơn tâm hay Phật tánh của chính mình. Kinh Địa Tạng Thập Luân nói : “An nhẫn bất động giống như Đại địa, vắng lặng sâu kín giống như cái kho nên gọi là Địa Tạng.” Kinh Phương Quảng Thập Luân ví dụ : Địa Tạng là kho báu dấu kín trong lòng đất !
Bồ Tát Địa Tạng là người rõ biết tự tâm xưa nay hằng thanh tịnh không có mê ngộ và chơn vọng tròn đủ tất cả các công đức khi mê thì bị nghiệp kéo lôi, khi tỉnh giác đủ muôn công đức diệu pháp hiện tiền. ai ai cũng sẵn đủ nó. Thế nhưng ! xưa nay quen theo vọng nghiệp nên Phật Tánh hay chơn tâm ẩn khuất trong dòng vọng thức sanh diệt vì không hay không biết mình có Phật tánh nên không ứng dụng được nguồn tâm. Hình ảnh nầy được Kinh Pháp Hoa ẩn dụ cho cùng tử lang thang ôm châu đi làm thuê mướn, nào hay mình sẵn có Như Ý Bảo Châu có thể mặc tình ứng dụng.
Vì thế, Bồ Tát Địa Tạng hiện thân trong cõi Ta Bà với hình tướng Tỳ Kheo, cởi con đề thính, (hoặc đứng trên toà sen) tay cầm tích trượng, tay cầm bảo minh châu vô giá, đầu đội mãoTỳ Lô quán đảnh.
Theo truyền thuyết ! Đề thính là con linh thú, khi mọp xuống trong giây lát thì biết rõ tất cả sự việc trong trời đất. Thế nhưng, thú nầy hình như chưa thật sự hiện hữu tại nhơn gian bao giờ. Lại nữa ! Tại sao Bồ Tát lại cởi thú, mất đi lòng từ bi bình đẳng, làm sao có thể hành bồ tát hạnh, đem từ bi hỷ xã ban rải cho nhơn sanh. Thật ra, cỡi thú là tiêu biểu cho người đã tự chứng ngộ hay nhiếp phục được tâm mình. Chúng sanh bị vọng tâm hay thú tánh vật dục sai khiến bức bách. Bồ tát cởi linh thú Đề Thính là ngụ ý cho người đã nhiếp tâm thanh tịnh, an lập các thức thành tựu thiền định. Cho nên, tâm linh thông thấu suốt vạn pháp. Bởi vì tất cả pháp quy tâm, tâm nhiểm sanh ra muôn pháp thế gian nhiễm ô. Tâm thanh tịnh thì sanh ra tất cả pháp thanh tịnh thù thắng. Đó là huyền nghĩa Địa Tạng cỡi Đề thính ! điều nầy không khác Văn Thù cởi sư tử tiêu biểu cho trí huệ thù thắng dõng mảnh, giáo hoá người không chướng ngại, hay Phổ Hiền cỡi bạch tượng sáu ngà. là Trí huệ hạnh đức tròn đủ, hành lụïc độ …. Như vậy, Bồ tát Địa Tạng cỡi Đề Thính là Bậc đã hiện bày được Căn bản Trí, tâm thanh tịnh hiện tiền, không còn gợn bóng vọng trần. Nên nghe được tất cả âm thanh khổ đau trong địa ngụïc mà phát tâm cứu tế như lời phó chúc trong kinh Địa Tạng của Đức Thích Ca Mưu Ni: “Nếu có chúng sanh nào sắp đoạ địa ngục khi vừa đến cửa ngục có thể niệm một danh hiệu Phật hay Bồ tát , thời Ôâng nên dùng thần lực phá tan địa ngục ấy chớ để cho họ ở trong địa ngục một phút giây nào cả. Huống là để cho họ phải chịu khổ đau trong ngàn muôn ức kiếp ?”.
Đứng về huyền nghĩa, người tu hành phải thường hằng sống với thanh tịnh tâm . Tuy vẫn mang thân tướng phàm tụïc như bao chúng sanh khác nhưng tâm hình khác tục, thường hằng phản quan tự kỹ, rõ biết từng tâm niệm của chính mình, thế nào là thiện ác chơn vọng. Chúng sanh mê nên không rõ bổn tâm của mình cùng Phật không sai khác, mãi theo vọng nghiệp luống chịu luân hồi. Cho nên, hiện tại nhân xấu quả ác làm tâm ta khổ đau. Vị lai vào ba ác đạo chịu khổ không cùng. người tu phải đế thính, lắng nghe từng niệm khởi của tự tâm. khi tâm thanh tịnh sáng suốt, có thể thấy nghe khắp mười phương thế giới mà không chạy theo vọng trần không tạo ác duyên. Đó là phá tan địa ngục, cứu độ tất cả chúng sanh. Vì mỗi niệm là một chúng sanh. chỗ nầy không một niệm khởi hiện cùng với ý Phật dạy trong kinh Kim cang “Độ tất cả chúng sanh vào Vô Dư Niết Bàn mà không có chúng sanh nào được độ”.
Hình ảnh Địa Tạng Bồ tát đầu đội mão Tỳ Lô thân tướng xuất gia trang nghiêm tay cầm tích trượng minh châu là ngụ ý bậc Đại Bồ tát đã diệu dụng được chơn tâm, do trí căn bản đã hiện bày. Tỳ Lô giá na tức Đức Đại Nhật Như Lai hay Phổ Quang Minh Trí ( Kinh Hoa Nghiêm ). Như vậy, căn cứ vào huyền nghĩa biểu trưng chỉ có Bồ tát từ Thập Địa trở lên, bậc đã Ứng dụng được Trí Định hay Trí Ba La Mật (Căn Bản và Sai Biệt trí hiệp nhất ) làm lợi lạc chúng sanh mới thật sự là người xứng đáng đội mão Tỳ Lô Quán Đảnh. Ngày nay, người hành nghi lễ đội mão nầy không rõ nguồn tâm, không ứng dụng được trí, kẹt trong danh tứơng, thì đi vào mê tín, chớ không thể làm lợi lạc tha nhân. Chúng sanh ai cũng sẵn có Căn bản trí, hay Chơn tâm Phật tánh, nếu y theo đây tu hành, việc thành Bồ Tát hay Phật nào có xa vời.
Gậy báu là tiêu biểu cho Phương Tiện Trí ứng dụng vào đời phá tan Địa ngục . Người mê thường tự tạo địa ngục nhân cho mình mà không tự biết. Thí dụ : hằng ngày trong gia đình có việc bất hòa chửi mắng ấu đả nhau đó là nhân A Tu La. Hoặc có người mắng con mình là quân đầu trâu mặt ngựa, quỷ sứ v..v… đánh đập mắng nhíếc mà không biết chỉ dạy giáo huấn chúng tường tận. Rõ ràng là chúng ta đang tạo cảnh địa ngục ngay tại tư gia. Người thường không rõ cho địa ngục là cảnh giới ở tận đâu đâu trong lòng đất. Kẻ tà kiến si mê chấùp là không có địa ngục, nào hay nó ở ngay trong mảnh đất tâm ta! Trong Kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy : “Nên quán tánh pháp giới, tất cả do tâm tạo” là chỗ nầy. Người Phật Tử tu tâm cũng ngay đây tu hành. Ngài Địa Tạng cầm tích trượng và minh châu là tiêu biểu hai trí viên dung (căn bản và sai biệt) khi ứng dụng trí vô nhiễm không có mê lầm phiền não. Nghiệp không sanh cho nên nói là phá tan địa ngục cứu toàn chúng sanh. Như bài tựa Kinh Địa Tạng nói : “Lòng từ do chứa hạnh lành, trải bao kiếp số độ sanh khỏi nàn, trong tay đã sẵn gậy vàng, dộng tan cửa ngục cứu toàn chúng sanh. Tay cầm châu sáng tròn vìn, hào quang soi khắp ba ngàn đại thiên ..v..v..” Tay cầm tích trượng là nắm vững pháp Phật, việc tự độ đã xong, lại nguyện độ sanh, cứu tế chúng sanh bằng Phương Tiện, Nguỵện, Lực, Trí. (Theo kinh Hoa Nghiêm Ở Thất Địa Bồ tát đã tu Phương Tiện Ba La Mật, Ở Bát địa bồ tát tu Nguyện, Cửu địa Bồ tát tu Lực Thập địa tu Trí) tay cầm châu sáng là chỉ cho chơn tâm thường thanh tịnh .
Chúng sanh ai cũng sẵn có Phật tánh sáng suốt thường hằng như lời cổ đức nói:
“Không sanh không diệt xưa nay chơn,
Ai hay Phật tánh phóng hào quang.
Phàm phu sống uổng ngàn đời trước,
Lẩn lộn bùn nhơ chẳng xuất trần.”
Người người tự sẵn đủ bảo châu nhưng nào ai rõ biết và ứng dụng nó làm lợi lạc tự thân và tất cả sanh chúng. Địa Tạng Bồ tát rõ biết và ứng dụng được tâm nầy. Vậy Địa Tạng là ai ? trên lịch sử, Bồ tát Địa Tạng chưa hề có mặt vào thời Phật tại thế chỉ xuất hiện trong các kinh giáo Đại Thừa qua lời dạy Đức Thế Tôn , Như vậy, đây chỉ là lý tưởng Bồ Tát như Văn thù Phổ hiền Quan Âm…. hoặc cũng có thể, do hạnh nguyện cửu trụ u đồ với thệ nguyện sắt đá, .nên Bồ tát không xuất hiệân tại nhân gian, mà ở các cảnh giới ác đạo, chỉ khi nhân duyên hội đủ, nói hạnh mầu tuyên dương chánh pháp như khi Phật nói kinh Địa Tạng tại cõi trời Đao Lợi, Bồ tát mới hiện thân minh chứng. Bởi vì ! Địa Tạng chính là Chơn Tâm hay Như Lai ẩn khuất hàm tàng trong dòng thức tâm sanh diệt. Ai rõ suốt nguồn tâm, ứng dụng được diệu trí, độ tận chúng sanh tâm của mình và có thệ nguyện lớn làm an lạc tất cả chúng sanh giới, người đó là Địa Tạng. Theo tinh thần Đại Thừa, Ngài Địa Tạng Bồ tát vừa là huyền nghĩa cho diệu pháp tu hành, mà cũng là con người hiện thực như bao nhiêu vị Bồ Tát khác. Điển hình như hạnh Quán Âm, nếu không có Công Chúa Diệu Thiện và Thị Kính là những người hiện hạnh tu hành thì mọi người sẽ cho đây chỉ là pháp tu về Nhĩ căn viên thông hay lý tưởng Bồ Tát. Chính nhờ sự hiện thân hành đạo mà hạnh mầu Bồ Tát được toả sáng khắp nơi trong tâm khảm quần chúng.
1. Nhân hạnh quá khứ qua kinh giáo
Theo kinh Địa Tạng, Tiền thân của Ngài Địa Tạng là một vị trưởng giả tử, vì muốn được thân tướng trang nghiêm tốt đẹp như Chư Phật nên thệ nguyện độ tất cả chúng sanh bị khốn khổ. Trên quá trình tu hành Bồ Tát Đạo đó, vì thấy chúng sanh mê lầm trầm luân trong sanh tử khổ, trong lúc họ tự sẵn có đức tướng thanh tịnh của Như Lai mà không biết ứng dụng nên Ngài phát thệ độ tận tất cả chúng sanh. Bởi vì ! trong mắt thanh tịnh của Bồ tát, tất cả chúng sanh là bà con quyến thuộc cha mẹ anh em của nhau của từ vô lượng kiếp đến nay, vì mê lầm không nhận biết, lại bức bách tổn hại nhau, Có kiếp Ngài là Bà La Môn Nữ cứu mẹ, có lúùc ngài là Quang Mục Nữ lập nguyện lớn cứu mẫu từ nên thệ độ tận chúng sanh giới. Chỉ khi nào ! tất cả chúng sanh thành Phật đạo, lúc đó Ngài mới viên thành thệ nguyện chứng bồ đề.
Như vậy, tiền thân Bồ Tát cũng như bao nhiêu người khác, nhưng do Từ Bi, Trí Huệ phát đại tâm đại lực và thệ nguyện rộng sâu, cho nên, Ngài trở thành Bồ Tát tế độ quần mê. Lẽ ra, Bồ Tát đã thành Phật từ lâu nhưng do bổn nguyện sâu dày, nên hiện tướng Bồ Tát tế độ quần mê không mệt mỏi.
2. Ứng tích hiện thân và kinh thờ
Tại Ấn Độ không thấy có tín ngưỡng Bồ tát Địa Tạng riêng lẻ mà Ngài Địa Tạng được tôn thờ đứng đầu trong Địa Tạng viện thuộc Thai tạng giới (Hiện tượng giới) mạn đà la với mật hiệu là Bi Nguyện Kim Cang hay Đại Nguyện Kim Cang.Ngoài ra Bồ tát Kim Cang Tràng trong bốn vị Bồ tát thân cận Đức Bảo Sanh Như Lai trong Kim Cang giới (Tâm thức giới; Chơn tâm) Mạn Đà La được coi là đồng thể khác tên của ngài Địa Tạng. Do chỉ được đề cập đến trong kinh giáo chứ không còn dấu tích được phụng thờ tại Ấn Độ. Vì thế, các nhà nghiên cứu nghi ngờ Ngài chỉ là người được hình tượng hoá trong giáo pháp Đại Thừa chứ không phải là người thật trong lịch sử.
Tại Trung Hoa, Bồ tát Địa Tạng là một trong bốn vị Đại Bồ Tát được quần chúng sùng tín phụng thờ bậc nhất. (Quán thế Âm Bồ Tát tại Phổ Đà sơn, Văn thù Bồ Tát tại Ngũ Đài sơn, Đức Phổ hiền tại Nga Mi Sơn). Tương truyền, núi Cửu Hoa Tỉnh An Huy Trung Hoa là nơi Bồ Tát Địa Tạng ứng tích hiện thân hóa đạo tại núi nầy.
Theo Tống Cao tăng truyện quyển hai mươi, Bồ tát Địa Tạng ứng tích giáng sanh vào dòng Vua nước Tân La họ Kim tên Kiều Giác, sau khi xuất gia tu hành, Ngài đến Trung Hoa vào thời Đường Huyền Tông tu hành và hoằng đạo tại núi Cửu Hoa rồi thị tịch tại đây. Nhục thân Ngài không hư hoại được đặt trong tháp. Về sau, nơi đây phát triển thành một đạo tràng thánh tích thờ Bồ tát Địa Tạng với hàng ngàn chùa chiền am viện, nguy nga đồ sộ. Thế nhưng, trải qua bao thăng trầm chiến tranh lịch sử và sự tàn phá của thời gian. Ngày nay, chẳng còn lại là bao. Thế nhưng, những chùa tháp tại Cữu hoa sơn hiện còn đã chứng minh một thời kỳ cực thịnh tại đây.
Ở Nhật Bản tín ngưỡng và phụng thờ ngài Địa Tạng Bồ tát bắt đầu từ thời đại Bình An đến thời Liêm Thương thì cực thịnh mãi cho đến ngày nay với các pháp hội Địa Tạng Giảng thiết trai cúng dường, ca ngợi công đức của Ngài rộng lớn vô cùng.
Theo huyền sử, do lòng bi nguyện sâu dày, Bồ Tát Địa Tạng hiện thân vua Diêm la ở địa ngục giáo hoá chúng sanh nên có tên khác là U Minh Giáo Chủ, dưới ngài là Thập điện Diêm vương coi việc hành phạt răn dạy kẻ tội đồ. Như vậy, theo ứng tích thì Ngài Kim Kiều Giác là người hiện hạnh tu hành theo đại nguyện của Bồ tát Địa Tạng, nhờ công đức giáo hoá của ngài và các vị thánh tăng mà núi Cửõu Hoa trở thành đạo tràng tu hành và phụng thờ Địa Tạng Bồ tát. Người xưa thường bảo : “Nhơn năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhơn ; Người hay hoằng truyền đạo, chứ đạo chẳng thể tự hoằng truyền” nếu ngài Kim Kiều giác không tu hành xiển dương được diệu đạo thì ngài Địa Tạng chẳng thể được quần chúng biết đến rộng sâu kính thờ thâm tín tại Trung Hoa, Do đó, người xuất gia và Phật tử chúng ta phải lưu ý điều nầy làm sao cho mạch đạo sáng soi, giáo hạnh nhất như chiếu sáng là điều cần yếu.
3. Pháp tu theo Ngài Địa Tạng Bồ tát
Căn cứ vào kinh giáo, chúng ta thấy rõ nhân hạnh tu hành của ngài Địa Tạng lúc đầu chỉ là mọât người bình thường như bao chúng sanh khác. Thế nhưng, do hiếu hạnh sâu dày và lòng thâm tín Tam Bảo bằng trí huệ vững chắc. Cho nên, lúc đầu lập thệ nguyện rộng sâu cứu mẹ hiền lấy đó làm chánh nhân viên thành Phật đạo. Theo mười Ba la mật của Bồ tát, Ngài Địa Tạng lúc đầu do tín tâm thanh tịnh và thệ nguyện sâu dày hành đạo. Có thể nói khởi điểm tu nhân của Ngài từ Đại Nguyện. Nếu ngài Mục kiền Liên được tôn xưng là đại hiếu, thỉnh Phật nói pháp Vu Lan Bồn độ mẫu thân, nhờ sức mười phương hiền thánh tăng cứu mẹ hiền thoát chốn u đồ, thì Bồ Tát Địa Tạng nhờ cúng dường Tam Bảo và sức niệm danh hiệu Phật cho mẹ hiền thoát khổ nơi địa ngục, rõ chốn thác sanh tường tận. (Bà La Môn nữ) khi là Quang Mục nữ , vì muốn cứu mẹ thoát khổ địa ngục vị lai cúng dường vị La Hán và một lời nguyện dắt mẫu từ vào Bồ Đề đạo, nhập Bồ Tát Hạnh . Qua đó! chúng ta thấy rõ muốn báo hiếu từ thân đâu có phải chỉ hành pháp Vu Lan Bồn mới cứu được hai thân. Pháp Vu Lan thuộc về bố thí cúng dường cho hiền thánh, là pháp đầu tiên trong mười ba la mật (Bố Thí , Trì giới, Nhẩn nhục, Tinh tấn, Thiền định,Trí huệ, Phương Tiện, Nguyện, Lực, Trí.) Ngài Địa Tạng chỉ một lời đại nguyện cũng cứu được mẫu từ .Như vậy, nếu người muốn báo hiếu từ thân thì hành Pháp nào trong Thập Độ đều có thể cứu tế cửu huyền. Thế nhưng ,Giới, Nhẫn, Tấn, Thiền, Trí thì chỉ có ai nhất tâm tu hành mới thọ trì được, còn bốn độ sau ; Phương Tiện, Nguyện, Lực, Trí nếu không thệ nguyện lớn như Bồ Tát thì không sao hành được. Bố thí cúng dường dể hơn cả vì nương vào tha lực của thập phương hiền thánh tăng với tâm chí thành tha thiết của người con hay thân quyến, nhưng cũng rất khó vì làm sao gặp thánh hiền tăng chứng minh siêu xuất chốn u đồ. Thời nay dễ gì hội ngộ Thánh Hiền Tăng. Cho nên, hiếu tử nào noi theo gương hạnh Địa Tạng Bồ Tát tu hành thì dù ở tại gia, cửu huyền quyết định cũng siêu thoát khổ cảnh. Nếu thọ trì Kinh Địa Tạng cũng có thể siêu giới ngoại, chẳng còn vương vấn nẻo u đồ. Theo kinh Địa Tạng, một trong những nhân tu hành của ngài Địa Tạng là hai vị Vua tu Thập thiện, nguyện cứu độ tất cả chúng sanh. Môt vị phát nguyện thành Phật là Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai .Một vị nguyện nếu không trước độ chúng sanh bị khốn khổ chứng thành Phật Đạo thì thệ không thành chánh giác, là Địa Tạng Bồ Tát. Vua tu thập thiện là biểu trưng cho người rõ được Chơn tâm ( Tâm Vương ) trở về thể vắng lặng thanh tịnh, nhờ hành thập thiện (Giới ba la mật), nguyện độ tận chúng sanh tâm (mỗiVọng niệm là một nhơn chúng sanh) nên trí căn bản hiển lộ đó là Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai lại phát nguyện độ tận chúng sanh giới, hành lợi tha nên gọi là Địa Tạng. Tuy nói hai vua nhưng kỳ thật không hai. Mà đây là chỉ cho tự lợi và lợi tha, hai hạnh phải tu viên mãn nhất như mới chứng thành Phật đạo. Nếu không độ tận chúng sanh tâm vào Vô Dư Niết Bàn hay trở về niệm vô sanh bất động thì Căn bản trí đâu thể hiển lộ. Độ tận chúng sanh tâm hay chuyển tất cả tâm niệm phiền não thành bồ đề công đức trang nghiêm, đó là Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai. Theo Hoa Nghiêm, chỗ này tương đồng Lục Địa. Thế nhưng ! Nhất thiết trí hiện bày chưa phải là Phật, dừng ở đây chỉ là Độc Giác nên phải tu Phương Tiện, Nguyện, Lực, Trí, độ tận chúng sanh mới thành Phật đạo. Địa Tạng Bồ tát tu Nguyện Ba La Mật chỉ với một lời thệ nguyện sắt đá. Nếu ngài Mục Kiền Liên thiết lễ cứu độ thân mẫu một đời thì ngài Địa Tạng rõ biết tất cả chúng sanh xưa nay là cha mẹ quyến thuộc thân bằng của nhau nên phát nguyện lớn : “Từ nay cho đến tận thuở vị lai, tôi nguyện dùng tất cả phương chước để cứu tế tất cả chúng sanh bị khổ não, lìa tất cả khổ,chứng đạo bồ đề, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật đạo. Nếu một chúng sanh chưa thành Phật thì tôi chưa thể chứng bồ đề”. Ngài Mục Kiền phải nhờ sức oai thần của mười phương Thánh Hiền Tăng cứu mẹ hiền , nhưng Địa Tạng Bồ tát chỉ một lời nguyện thậm thâm đã cứu mẫu từ vào Bồ Tát vị, thoát khỏi sáu nẻo luân hồi trong một kiếp. Muốn thế phải lập thệ nguyện sâu dày, y Trí căn Bản mà tu. Kinh Địa Tạng cũng ngầm chỉ rõ phải y Căn bản Trí tu hành qua lời Thế Tôn hỏi Văn Thù Sư Lợi, mà Văn Thù chính là Căn Bản Trí hàm tàng đủ Lục độ. Y Căn bản trí mà tu Đại Nguyện thì bồ đề đạo thọ mới trọn đầy.
Như vậy, để tu theo hạnh nguyện của Địa Tạng Bồ tát, người tu phải:
– Rõ biết mình và tất cả chúng sanh sẵn có chơn tâm thường trụ là Phật tánh thanh tịnh, hay Viên Giác Tánh tròn đầy, xưa nay không thiếu cũng không dư.
– Độ tận tất cả chúng sanh tâm, là trở về chơn tâm thanh tịnh của chính mình bằng cách tu Lục Độ cho chơn tâm hiển lộ ; Căn Bản Trí hiện.
– Khởi lòng Đại Bi lập đại nguyện cứu độ tất cả chúng sanh giới vì rõ biết xưa nay tất cả chúng sanh là cha mẹ anh em thân bằng quyến thuộc của nhau bằng cách tu Phương Tiện, Nguyện, Lực, Trí hay Ma ha Bát nhã ba la mật, viên thành Sai Biệt Trí để từ đó thành tựu Nhất Thiết Chủng Trí.
Đức Thế Tôn phó chúc cho Ngài Địa Tạng độ tận chúng sanh từ nay cho đến khi Ngài Di Lặc thành Phật, hay mỗi người tu Phật phải rõ bản tâm mình, y đấy tu hành, độ tận chúng sanh tâm thì mới có thể chuyển thức thành trí viên thành đạo quả bồ đề.
Người thường, noi theo công hạnh thậm thâm của Ngài kính lễ Bồ Tát để có phước báu, không đọa ác đạo, thường sanh trời người, hưởng an lạc tối thắng hoặc thọ trì danh hiệu, được tất cả nguyện cầu đều như ý. Thế nhưng, dễ lạc vào mê tín thần quyền và cũng không phải là sở nguyện Bồ Tát ! Kính lễ thọ trì danh hiệu của Ngài với tâm chí thành cầu gia bị chúng ta tu hành chứng quả Bồ Đề, có đủ ý chí và nguyện lực tu hành đạo Bồ tát là điều thiết yếu mà Bồ tát muốn gia bị hộ trợ cho Ta. Trên lộ trình ngộ nhập bản tâm, viên thành Phật đạo người tu phải tự mình nổ lực, Thế nhưng, ở bước đầu tu tập và suốt lộ trình đi nếu không có thần lực minh gia thì ít người thành tựu. Lại nữa, nếu rõ Địa Tạng là bản tâm thanh tịnh hạnh và nguyện khế hợp thì mình và Bồ Tát vốn không hai, khi tu hành thành tựu, Hành giả sẽ trở thành Hoá thân của Bồ tát ngay tại thế gian nầy. Hình ảnh Ngài Kim Kiều Giác là một minh chứng điển hình cho Bồ Tát tại nhân gian. Vì thế! Phật đã khen ngợi : “Địa Tạng vô lượng oai thần đó, trăm ngàn muôn kiếp thuật chẳng rồi, rộng tuyên đại sĩ đầy sức nọ, Như người nghe đến Địa Tạng danh, thấy hình chiêm lễ phát lòng thành, hương hoa ăn uống dâng y phục, trăm ngàn báu đẹp hưởng điều lành , nếu hay đem công hồi ( hướng) pháp giới, rốt ráo thành Phật sanh tử khỏi. . .” . Bồ tát là ai ? Là người có đạo tâm rộâng lớn. Có người cho là Bồ Tát là huyền thoại mà không tự hiểu, nếu tự thân chúng ta lập hạnh, tu nhân như vậy là Địa Tạng, hành hạnh, tu pháp như vậy là Chuẩn đề hay Văn thù, Phổ Hiền, Quán Âm vv… Ngay đức Thích Ca Mưu Ni theo kinh giáo, thời quá khứ là vị tiều phu gặp Đức Phật hiệu là Thích Ca Mưu Ni nên cúng dường cùng phát nguyện: nguyện đời sau con thành Phật cũng hiệu là Thích Ca Mưu Ni, cõi nước, chúng hội đều không khác Phật hiện tại. Do nhân ấy mà viên thành Phật đạo. Hạnh đó, Đức Phật thấy rõ, Trong quá khứ, vô số hiền thánh đã xứng tánh lập nguyện, hành đạo khế hợp chân lý, thành Phật Bồ Tát, nên ứng cơ nói ra tất cả hạnh nguyện cho người sau y đây lập hạnh tu hành thành Phật. Cho nên, người tu hành có thể y hạnh nguyện người xưa mà tu hay quán sát tất cả hạnh nguyện chư Phật và Bồ tát lập ra mật hạnh cho mình tu hành để viên thành Phật đạo.
4. Ngày vía Địa Tạng
Theo truyền thống, ngày vía Địa Tạng Bồ tát là ngày ba mươi tháng bảy hằng năm. Thế nhưng, chưa rõ đây là ngày khánh đản hay thị tịch của Ngài. Ở Việt Nam, ngày nầy khá thầm lặng chỉ có một ít chùa có truyền thống tổ chức. Nhưng ở các nước như Trung Hoa Nhật Bản, Triều Tiên v,v, nơi mà tín tâm Đại thừa vững mạnh, hay mảnh đất thiêng nơi đạo tràng Bồ tát như Cữu Hoa Sơn thì là ngày hội lớn, với bao nghi thức trang nghiêm. Theo thông thường rằm tháng bảy là trung nguyên Địa quan xá tội chi kỳ do Bồ tát Địa Tạng phóng xả cứu tế làm chủ tể, hình như, đây là sự pha trộn giữa Lão giáo và Phật giáo. Còn theo Nhật Bản ! vào ngày hai mươi bốn hằng tháng thiết trai cúng dường cầu phước hay kỳ siêu gọi là Địa Tạng giảng.
5. Ích lợi người tu hành theo hạnh nguyện hay kính thờ Bồ tát
Một việc làm nào đều có kết quả của nó, người Phật Tử thuần thành không phải là người có niềm tin mù quáng, mà chánh tín trên tinh thần trí huệ, thấy rõ việc làm và kết quả của mình một cách chính xác. Theo kinh Địa Tạng người tín thờ lễ lạy cúng dường ngài Địa Tạng Bồ tát thì vượt khỏi tội khổ trong ba mươi kiếp. Do nhân kính lễ người thành tựu diệu đức chơn tâm nên sanh tín tâm lành, ngừng nghĩ không tạo ác nghiệp trong thời gian nên có phước báu như thế và trăm lần sanh lên cõi Trời Đao Lợi. Người đó sẽ được hai mươi tám điều lợi ích :
1/- Các hàng Trời rồng ủng hộ .
2/- Quả lành ngày càng tăng thêm.
3/- Chứa nhóm nhân bậc thánh .
4/- Không còn thối chuyển đạo Bồ Đề.
5/- Đồ ăn mặc dồi dào đầy đủ.
6/- Các bệnh tật không còn đến thân.
7/- Không bị các tai nạn về nước và lửa.
8/- Không bị hại vì trộm cướp.
9/- Người khác thấy sanh lòng kính ngưỡng.
10/- Các hàng quỷ thần thường phù hộ.
11/ -Đời sau sẽ được chuyển thân nam.
12/- Hoặc làm con gái các vị đại thần.
13/- Thân tướng trang nghiêm xinh đẹp.
14/- Được sanh về các cõi trời.
15/- Hoặc làm bậc vua chúa đế vương
16/- Trí huệ sáng suốt thấy rõ .
17/- Mọi sự mong cầu đều toại nguyện..
18/- Bà con thân quyến đều được an vui hòa thuận.
19/- Không gặp các tai hoạ bất ngờ,
20 /- Dứt sạch các nghiệp báo ở ba đường dữ
21/- Đến đâu cũng không gặp điều trở ngại.
22/- Đêm nằm thường chiêm bao những điều an lành.
23/- Bà con thân thuộc đãqua đời đều được thoát khổ.
24/- Theo phước báo đời trước mà thọ sanh.
25/- Các bậc thánh hiền thường khen ngợi ủng hộ.
26/- Căn tánh thông minh sáng suốt.
27/- giàu lòng Từ Bi bác ái.
28/- Cứu cánh sẽ được thành Phật.
C. KẾT LUẬN
Tóm Lại, công đức kính lễ Địa Tạng Bồ tát hay Chơn Tâm vô tận. Nếu ai phát nguyện tu trì trở thành Địa Tạng Bồ Tát hay thành tựu được diệu tâm công đức còn vô lượng hơn phước báu hữu vi. Mục đích ra đời giáo hoá của Đức Phật và Địa Tạng Bồ Tát không ngoài chỉ cho chúng sanh tu hành, ngộ nhập và ứng dụng chơn tâm thanh tịnh sẵn có của chính mình. Người mê vì không tin mình sẵn có bản tâm thanh tịnh nên Phật và Bồ Tát phải nhọc lòng thị hiện giáo hoá bằng nhiều phương tiện dẫn lần vào bảo sở .
Như vậy, theo tinh thần kinh Địa Tạng Bồ Tát và các kinh giáo, thì Địa Tạng là mật hạnh của chư Bồ Tát. Đức Thế Tôn từ mẫn nói ra bổn hạnh ấy cho chúng sanh cỏi Ta Bà rõ biết. Hạnh đó, được nhiều vị Bồ tát noi theo với tên là Địa Tạng, xứng tánh lập hạnh tu hành theo hạnh được tên. Công hạnh rộng lớn của ngài. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện và Địa Tạng Bồ tát Thập Luân kinh nói rất rõ ràng. Trong Văn Khuyên Phát Bồ Đề Tâm ngài Thật Hiền nói: “Có lập nguyện mới độ tận chúng sanh, có phát tâm mới viên thành Phật đạo”. Chúng sanh không tin mình có chơn tâm thanh tịnh, ứng dụng diệu tâm nầy lại cứ mãi duyên theo căn trần thức tạo vọng nghiệp khổ đau nên mãi chìm trong sanh tử luân hồi xuống lên ba cõi sáu đường. Vậy ! người có chí tu học Phật Pháp chớ mãi ỷ lại nơi cầu sự gia bị của Bồ tát mà quên đi tự nỗ lực tấn tu chính bản thân mình. Đạo lớn chỉ ở ngay trước mắt, nếu nhất tâm tu hành khế hợp hạnh nguyện thì không cần cầu Bồ Tát cũng gia bị cho Ta. Ngược lại ,van cầu không khế hợp chân lý không đúng chánh pháp thì không bao giờ nhận được sự hộ trì của Bồ Tát ; người Phật tử xuất gia hay tại gia sau khi rõ biết hạnh nguyện và công đức của ngài Địa Tạng Bồ tát hãy y chơn tâm thanh tịnh của mình kính lễ tu tập như Ngài sẽ thành tựu vô lượng công đức.
Nguyện cho tất cả người con Phật khai mở kho tàng vô giá tự tâm thành tựu đại nguyện thậm thâm của chính mình dìu dắt tát cả chúng sanh đều trọn thành Phật đạo. Mỗi năm, ngày ba mươi tháng bảy là ngày lễ khánh đản của Ngài nhắc nhở chúng ta hãy nhớ đến hạnh nguyện thậm thâm của Bồ tát Địa Tạng, cùng nhau phát đại nguyện độ sanh theo chí nguyện riêng của mình, dõng mãnh tấn tu đồng trang nghiêm Tịnh Độ, biến địa ngục A tỳ thành Cực Lạc, đồng viên thành Vô Thượng Đại Bồ Đề.
Tài liệu tham khảo:
Kinh Địa Tạng Bồ tát
Kinh Hoa Nghiêm
Huệ quang đại tự điển
Lịch sử Phật A Di Đà và bảy vị Bồ tát.
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
TỔ TUỆ VIỄN VỚI PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
Thích Phước Tiến
A/ DẪN NHẬP
Từ khởi nguyên, mục đích của đạo Phật là ban vui cứu khổ. Vì chúng sanh căn tánh đa dạng, nên đức Phật phải phương tiện với nhiều pháp môn bằng câu chăm ngôn quen thuộc. Đó là “chúng sanh đa bệnh Phạât Pháp đa phương”. Cho nên giáo pháp của đức Phật được phương tiện chia ra làm mười tông (theo cách thành lập tông của Trung Hoa), mỗi tông phái nhằm thích hợp với một số căn tánh chúng sanh. Hầu hết các tông phái này được phát triển ở Trung hoa, dù Thiền, Tịnh hay Mật… cũng đềâu có chung một mục đích là làm sao cho tất cả chúng sanh đều được giác ngộ.
Hiện nay trong mười tông phái, một số tông phái tạm thời lắng dịu, nhưng Thiền, Tịnh, Mật, mặc dù có những lúc thăng trầm, nhưng luôn luôn được thịnh hành.
Riêng tông Tịnh độ là con đường duy nhất giúp cho chúng sanh trong thời Mạt pháp tìm đường thoát khỏi khổ đau sinh tử luân hồi. Trong kinh Vô Lượng thọ Đức Phật đã huyền ký : “Đời tương lai kinh đạo diệt hết, ta dùng lòng từ bi thương xót, riêng lưu trụ kinh này trong khoảng một trăm năm. Nếu chúng sanh nào gặp kinh này, tuỳ ý sở nguyện, đều được đắc độ”. Ngài Ấn Quang đại sư, môït bậc cao tăng cận đại ở Trung Hoa, cũng đã bảo: “Thời mạt pháp, chúng sanh nghiệp nặng tâm tạp. Nếu ngoài môn Niệm Phật mà tu các pháp môn khác, nơi phần gieo phước báo căn lành thời có, nơi phần liễu thoát luân hồi thời không. Tuy có một vài vị cao đức hiện kỳ tích phi thường, song đó đều là những bậc Bồ tát nương theo bản nguyện mà làm mô phạm dẫn dắt chúng sanh đời Mạt pháp”.
Đặc biệt nhất, ở Việt nam, Tịnh Độ tông được đại đa số quần chúng áp dụng và đem lại kết quả lớn. Vì lợi ích thiết thực cho số đông, kể từ khi được truyền vào, nên pháp môn Tịnh Độ nghiễm nhiên trở thành pháp môn tu tập cốt tuỷ mà người học Phật Việt nam. Vì là pháp môn dễ tu dễ đắc, nhưng cũng dễ mắc phải những sai lầm về nhận thức và hành trì, cho nên người học phật cần phải tìm hiểu rõ chân giá trị hầu làm lợi ích trên con đường tu tập giải thoát.
B/ NỘI DUNG
Tịnh độ tông hay các tông phái khác phần lớn hầu như đều được phát triển ở Trung Hoa. Trung hoa được xem như là cái nôi của Phật giáo Đại thừa và nhất là Việt Nam chịu ảnh hưởng truyền thống tu tập của Phật giáo Trung hoa rất sâu sắc. Mặc dù Tịnh Độ Tông xuất xứ từ Ấn Độ, nhưng được đơm hoa kết trái ở Trung quốc do sự xiển dương hoằøng truyền của chư vị Tổ sư, điển hình là Ngài Tuệ Viễn . Vì vậy, Tịnh Độ tông ở các nước như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam … xem Ngài (Tuệ Viễn) là vị Tổ đầu tiên có công truyền bá pháp môn này. Để hiểu rõ được pháp môn tu tập thâm áo của tông Tịnh độ, trước hết chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về cuộc đời và sự nhiệp hoằng truyền tông chỉ của sơ tổ, Tuệ Viễn Đại sư.
1. Sơ lược tiểu sử
Huệ viễn đại sư họ Cổ, nguyên quán ở xứ Lâu phiên, quận Nhạn Môn, tỉnh Sơn Tây Trung Quốc. Sinh ra tại miền Thạch Triệu, năm Giáp ngọ, niên hiệu Diên hy, đời vua Thành Đế nhà Tấn. Không rõ cha mẹ tên họ là gì.
Thuở nhỏ Ngài đã thuần phong nếp sống Nho gia. Khoảng mười ba tuổi, Ngài đã làu thông các học thuyết Nho gia, lão trang, tư tưởng bách gia chư tử… Mặc dù cả một kho tàng triết lý truyền thống sẵn có nhưng cũng không làm thoả mãn được ý chí tìm tòi của Ngài.
Lúc bấy giờ có pháp sư Đạo An khai đạo tại chùa Nghiệp Trung, non Thái Hằng thuộc dãy núi Hằng sơn. Tăng tín đồ quy tụ về nghe pháp rất đông.
Vì lòng hiếu kỳ muốn tìm hiểu các lý giải cao thâm nên Ngài tìm đến chùa Nghiệp Trung thọ học giáo pháp. Khi nghe Ngài Đạo An giảng kinh Bát nhã, tâm trí Ngài được khai thông tỏ ngộ diệu lý sâu mầu. Ngài bèn than rằng: “Nào ngờ Phật thừa thâm diệu! Bấy lâu nay uổng công ta đeo đuổi theo bả rác Khổng, Mạnh, Lão, Trang!”.
Sau đó, Ngài (Tuêï Viễn) xin quy y thọ giáo xuất gia với Pháp sư Đạo An, được pháp hiệu là Tuệ Viễn.
Niên hiệu Thái Nguyên thứ sáu, Đại sư vân du đến xứ Tầm dương, thuộc tỉnh Giang Tây, thấy cảnh núi lô sơn thanh u, hợp nơi hành đạo nên đến lập tịnh xá lấy hiệu là Long Tuyền (Suối rồng).
Vì mến đức đại sư, lại thêm đồø chúng tu học ngày càng đông, cần phải có phương tiện rọâng rãi để hành đạo, Quan Thái sử Hoàn y phát tâm cất chùa cho Ngài ở phía đông núi Lô sơn lấy tên là Đông Lâm thần Vận tự.(Sở dĩ có tên thần vận là vì tương truyền trong đêm trước khi xây dựng chùa cảm ứng thần linh, vận chuyển các loại vật tư cây to, gạch đá… đủ xây dựng chùa nên mới có tên là thần vận).
Kể từ khi cảnh trí lô sơn được hoàn tất, Ngài luôn khuyến khích đồ chúng chăm tu tịnh độ. Để phân biệt thời khắc tu niệm, Đại sư cho người đào ao trồng hoa sen trắng, trên mặt nước thả mười hai cánh sen bằng gỗ, dẫn nước suối ra vào. Cứ mỗi giờ nước chảy đẩy qua một cánh sen. Đại chúng y theo đó mà định thời khoá tu hành. Có rất nhiều bậc đại trí thức bốn phương, vì mến danh đức của đại sư cũng lần về xin được bàn luận Phật pháp và dự theo chúng tu học như: Giác Hiền, Phật Đà Gia Xá, Lưu Di Dân, Vương Kiều Chi …
Ngài dịch thuật, chú giải, trước tác rất nhiều kinh luận. Đặc biệt nhất là bộ Sa môn bất bái Vương giả luận, gồm năm thiên đã làm cho triều đình lúc bấy giờ phải nể phục chấp nhận.
Trải qua ba lần thấy thánh tướng hiện, chắc chắn là thời cơ vãng sanh đã đến, mọi việc đã được đại sư chuẩn bị kỹ càng.
Vì biết trước được thời giờ vãng sanh, nên trải qua mấy ngày lâm bệnh, mặc cho mọi người khuyên can, đại sư vẫn không cơm cháo thuốc thang gì. Sau đó Ngài quy tựu đồ chúng căn dặn: “Ta ở Lô sơn này, trong mười một năm đầu, ba lần thấy Phật và thánh chúng hiện thân. Nay lại thấy Phật thọ ký. Chắc chắn ta sẽ được sanh về tịnh độ”.
Sau khi dặn dò và soạn quy chế cho đại chúng xong, vào ngày mùng sáu tháng tám Ngài cáo biệt đồ chúng an tường viên tịch, thọ 83 tuổi.
2. Mục đích của đạo Phật
Đức Phật đã nói : “Ta ra đời vì lợi ích cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì an lạc và hạnh phúc cho chư thiên và loài người” (Tăng chi bộ kinh). Như vậy sự có mặt của đức Phật trên cõi đời này với mục đích duy nhất và cao cả đó là làm lợi ích quần sanh; nếu không có chúng sanh khổ nạn đang ngược xuôi lặn hụp trong biển đời sanh tử, thì đức Phật cũng không bao giờ xuất hiện.
Vì vậy, xuyên suốt bề dày lịch sử, đạo Phật đến đâu điều mang thông điệp hoà bình hạnh phúc đến đó. Sự có mặt của đạo Phật luôn đồng nghĩa với sự thái bình thịnh trị của mọi quốc gia, mọi xứ sở.
Vì vậy, dù là pháp môn nào, miễn đem lại lợi ích thiết thực cho chúng sanh, giúp mọi người quy hướng về đường ngay lẽ phải, thì người đó đang thực hiẹân hoài vọng quý báu của ba đời chư Phật, đang nêu cao tông chỉ của đạo Phật.
Cho nên sứ mạng thiêng liêng của chư vị thánh đệ tử là hoăøng truyền chánh pháp, tìm mọi phương tiện khéo léo để dẫn dắt chúng sanh quy hướng về đạo Phật. Đứng về mặt tuyệt đối mà nói, thì đạo phật chẳng có tông chỉ, tông phái, pháp môn nào riêng biệt cả; nhưng đứng về mặt phương tiện, thì có vô lượng pháp môn mà người con Phật cần phải hiểu rõ ràng và khách quan. Dùng bốn hoằng thệ nguyện cũng đủ để chứng minh cho lòng từ bi bình đẳng, trí tuệ siêu việt, không câu nệ chấp mắc vào pháp môn:
“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”.
Điều đó đủ để chúng ta thấy rằng, giáo lý của đạo Phật thậm thâm vi diệu, lại mênh mông rộng lớn. Và có như vậy, đạo Phật mới độ khắp chúng sanh, mới có thể độ tận được vô lượng căn tánh chúng sanh trên cõi đời này. Do đó, qua quá trình độ sanh tông Tịnh Độ đã tự khẳng định được chân giá trị của mình, đã cho mọi người thấy được lợi ích thiết thực của một pháp môn phương tiện vi diệu nhiệm mầu, mà các tổ của những tông phái khác như Ngài Nhất Nguyên, Thiên Như, Ngẫu Ích, Triệt Ngộ, Liên Trì… và còn vô số người đã phát tâm mật tu Tịnh Độ để được vãng sanh. Bấy nhiêu đó cũng đủ để thấy được sự thâm diệu của pháp môn, nhằm giúp cho tất cả chúng sanh hữu duyên gặt hái được kết quả tốt. Hoà thượng Thiền Tâm có viết trong quyển Niệm phâït thập yếu: “Thuốc không bắc nam, hết bẹânh là thuốc hay. Pháp không thấp cao hạp cơ là Pháp diệu”.
3. Tịnh độ là gì ?
Tịnh độ hay còn gọi là Tịnh Thổ, Cực Lạc, Tịnh Cảnh, Tây Phương, là cảnh giới hoàn toàn an vui không còn sự thống khổ. Những ai được vãng sanh về cực lạc thì chắc chắn sẽ vĩnh viễn không còn rơi đoạï trong tam đồ.
Trong kinh A Di đà, đức phật giải thích cho ngài Xá Lợi Phất rằng: “Xá Lợi Phất! Bỉ độ hà cố danh vi cực lạc? Kỳ quốc chúng sanh vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc,
cố danh cực lạc”. Nghĩa là đức Phật nói với ngài Ngài Xá Lợi Phất rằng: vì sao gọi là cực lạc? Bởi vì chúng sanh nơi ấy không có các khổ bao vây, chỉ toàn thọ hưởng niềm an vui nên gọi là cực lạc.
Tịnh độ là phiên âm Hán Việt. Theo chiết tự tịnh là trong sạch , vắng lặng, không có nhiễm ô; độ là cõi nước, một quốc độ hay một thế giới nào đó.
Như vậy, Tịnh Độ là một cõi nước trong sạch, một thế giới hoàn toàn thanh tịnh không có nhiễm ô.
Qua phần giải thích về Tịnh Độ, chúng ta nhận thấy đã là một thế giới thì phải có đầy đủ các yếu tố về con người, chim muông, hoàn cảnh sống là lẽ đương nhiên! Điều này được giải thích rõ trong kinh A di đà.
4. Có cõi Tịnh Độ không
Như trên đã trình bày, Tịnh Độ là một cõi nước, nhờ nguyện lực và công đức tu tập nhiều đời của Phật A Di Đà mà có ra mọât thế giới thù thắng vào bậc nhất “mười phương cõi Phật cảnh nào cũng thua” – Sám Di Đà. Nhưng nhiều người cho rằng Tịnh Độø không có thật, nó chỉ là viễn tưởng hay mọât sự khéo léo của người truyền giáo, muốn mê hoặc quần chúng yếu vía, không có tinh thần tự lực. Có những người lý luận rằng: khoa học đã tiến bộ, người ta tìm đến sao Hoả, cung trăng … nhưng đâu thấy cõi nước nào là Tịnh Độ ?
Đây là những lập luận hết sức nông nỗi của mọât số người chưa nghiên cứu kỹ về Tịnh Độ, không có niềm tin vào lời dạy từ ngàn xưa của Phật, của tổ.
Để làm sáng tỏ vấn đề đang được tranh luận, trước hết người viết trình bày một vài sự kiện căn bản trong đạo Phật.
– Nếu khoa học lý giải được tất cả thì chúng ta cần gì phải tu học theo Phật pháp. Hơn nữa, hành giả nào tu phật mà việc gì cũng lấy khoa học làm luận cứ thì chúng ta trở thành công cụ của khoa học, nô lệ theo khoa học, chứ không còn là môït người chuyên tu Phật nữa. Khi khoa học không tìm thấy không có nghĩa là không có mà chúng ta phải nhìn nhận sự rất giới hạn của khoa học. Xưa kia khi chưa có kính hiển vi ngươì ta có tin lời Phật nói trong một bát nước có tám muôn bốn ngàn con vi trùng không? Hay khi chưa có viễn vọng kính, khoa học có tin lời Phật nói hằng hà sa số thế giới không? Mặc dù không ai tin, nhưng với tuệ giác thấy biết như thật, đức Phật đã nói . Đến hơn hai mươi thế kỷ sau người ta mơí công nhận lời Phật dạy.
Cách nay khoảng mười lăm năm, báo chí đăng về sự kiện người ngoài hành tinh đi vào trái đất của chúng ta. Do sự cố đĩa bay, người ngoài hành tinh bị rơi xuống tại Philipin (Phi luật tân). Nhà chức trách Phi luật Tân đã bắt được một người với da dẻ kích thước, thể trọng, màu da… được báo chí diễn tả lại rất chi tiết. Những nhà bác học của Liên xô cũ bị mất tích. Giới khoa học và những nhà chuyên trách căn cứ vào một vài sự kiện và kết luạân rằng: những người này do những người ngoài hành tinh bắt đi để nghiên cứu về con người trong trái đất. Kể từ đó các nhà khoa học cố tìm cho ra thế giới xa xăm của những người ngoài hành tinh, nhưng cho đến nay họ có tìm thấy tí gì về dấu vết của những con người đó chưa? Như vậy chúng ta dám khẳng định rằng không có không ? Nếu không có thì tại sao họ xuâùt hiện trên trái đất của chúng ta ? Một thế giới như vậy mà còn tìm không thấy thì làm sao thấy được cõi Cực Lạc.
Phần tiếp theo là quan điểm siêu hình của Phật giáo.
– Trong thế giới siêu hình gồm có cõi chư thiên , Thế giới A tu la, địa ngục và ngạ quỉ. Đây là những thế giới mà trong kinh thường đề cập tới. Trong kinh Tam Di Đề, Tạp A Hàm …., nói về giai thoại giữa tiên nữ và tỳ kheo Tam di đề như sau: “Khi thấy tỳ kheo Tam Di Đề tắm trên một dòng sông vào buổi sớm, tiên nữ nói với tỳ kheo ấy rằng, tại sao lại bỏ hạnh phúc thực mà lại đi tìm hạnh phúc ảo”. Qua đó dẫn đến cuộc đối đáp giữa tỳ kheo và tiên nữ. Sau cùng tỳ kheo ấy dẫn tiên nữ đến gặp Phật và được đức phật giáo hoá. Tiên nữ phát tâm quy y và làm đệ tử của đức thế tôn. Trong kinh Bát nhã kể lại câu chuyện Ngài Tu Bồ Đề ngồi nhập định không tánh, được chư thiên khen ngợi tung hoa cúng dường. Khi xả định, Ngài thấy xung quanh mình đầy hoa. Ngạc nhiên ngài hỏi: ai rải hoa xung quanh ta nhiều quá vậy ? Chư thiên đáp rằng: “Ngài thuyết kinh Bát Nhã hay quá, chúng con tung hoa cúng dường”. Ngài tu bồ đề hỏi lại: “ta có nói gì đâu mà cho rằng thuyết kinh Bát Nhã ?” Chư thiên đáp: “Ngài không nói, con không nghe, đó chính là Chơn Bát Nhã”. Những việc đối đáp giữa chư thiên và đức Phật hay các thánh đệ tử trong kinh điển còn rất nhiều. Như vậy, trong các kinh, hệ tư tưởng Nguyên Thuỷ cũng như Đại Thừa, đều thừa nhận có sự hiện hữu của chư Thiên. Chính trong lịch sử của đức Phật có đoạn: sau khi thành đạo, vì nhớ đến ân sinh dưỡng của mẫu thân, hoàng hạâu Ma da, Đức Phật hiện thân về cõi trời Đao lợi, thuyết pháp cho mẹ nghe. Sau khi nghe pháp xong, hoàng hậu Ma Da chứng được thánh quả.
– Bên cạnh đó cũng có những cõi nước của các loài chúng sanh thấp kém hơn loài người, đó là cảnh giới của các loài sống trong địa ngục và ngạ quỉ. Chúng là những loài bị tội khổ nên mới chiêu cảm quả báo xấu . Đối với những loài như thế, mắt thường của phàm phu hay viễn vọng kính của các nhà khoa học không thể thấy được.
Như vậy, chư Thiên hay cảnh giới của Địa ngục, Ngạ quỉ là cảnh giới siêu hình nhưng không phải là không có. Muốn thấy được cảnh giới này, chỉ có huệ nhãn của Phật hay của chư thánh đệ tử chứng được thiên nhãn thông hoặc những bậc tu hành đắc đạo mới nhìn thấy được.
Thế thì, những cảnh giới, cho dù mắt thường hay viễn vọng kính của các nhà khoa học không thể thấy, nhưng dựa vào lời Phật dạy chúng ta tin là có. Trong khi cảnh giới Tịnh Độ cũng là lời Phật nói nhưng tại sao chúng ta cho là không có? Có phải vì mâu thuẫn tông phái , mặc dù thấy kết quả tốt, nhưng chúng ta lại cực kỳ bài xích về pháp môn tu cũng như cảnh giới của tịnh độ?
Lại nữa, cái gì nó cũng có nhân quả. Tu năm giới thì sinh cõi người, tu thập thiện về cõi trời. Làm nhiều điều tội ác thì rơi xuống tam đồ… thì tại sao tu niệm Phật lại không được về cõi tịnh? Đây là những điều chúng ta tự mâu thuẫn với giáo lý của Phật. Nếu theo suy lý điều này không thể có thì các điều khác cũng tương tự. Nếu không nhất quán với nhau, mai này khuyên tu năm giới thập thiện … thì ai tin tưởng để quy hướng về. Đó là một vài minh chứng về sự thật hiển nhiên cho tông Tịnh Độ.
5.Phương pháp căn bản của người tu Tịnh Độ
Theo phương pháp truyền thống, tu tịnh độ phải có lòng tin sâu, nguyện thiết và hành thâm.
Người tu tịnh độ đầu tiên phải có lòng tin vào pháp môn, tin vào khả năng tiếp dẫn của Phạât A di đà. Và điều tất yếu chính là tin vào khả năng vãng sanh nơi chính mình. Ngài Thân loan nói: “Bản nguyện Di Đà không phân biệt người già, trẻ, kẻ thiện, ác. Phải biết tín tâm là cội gốc. Mục đích của bản nguyện Di Đà là cứu vớt chúng sanh tội ác sâu nặng, phiền não lẫy lừng. Nếu như tin bản nguyện Phật thì không cần thiện hạnh khác. Không có thiện hạnh nào hơn niệm Phật. Chẳng cần sợ ác hạnh, vì nó không ngăn ngại được bản nguyện Di Đà, làm trở ngại chúng sanh ác hạnh vãng sanh”( Thán Dị Sao – Cư sĩ Định Huệ dịch)
Hai là nguyện: Bởi không có nguyện, thì không thể nhất tâm hướng về mục đích. Cho nên nguyện là để tâm được chuyên nhất trong việc hành trì và đem tất cả tâm lực hướng về mục đích của mình đang mong muốn. Nguyện được xem như là một ước mơ mà mình luôn nuôi dưỡng nên quyết lòng thực hiện cho được hoàn thành. Vì vậy kinh Hoa Nghiêm nói “tín vi công đức mẫu”, lòng tin là mẹ sinh ra các công đức.
Ba là hạnh: Hạnh tức là thực hành. Đứng về mặt thực hành thì Tịnh độ tông có bốn phương pháp thực hành căn bản:
- Thật tướng niệm Phật: Tức là nhập vào đệ nhất nghĩa tâm, niệm tánh bản lai của chính mình hay nói khác hơn đó chính là niệm về tự tánh Di đà. Đây là phương pháp hành trì của bậc thượng căn thượng trí.
- Quán tưởng niệm Phật: Dựa vào kinh Quán vô lượng thọ, quán tưởng y báo và chánh báo nơi cõi cực lạc. Trong kinh này có dạy mười sáu pháp quán, nếu quán tưởng được thuần thục thì lúc nhắm hay mở mắt hành giả đều thấy cảnh Cực Lạc hiện tiền.
- Quán tượng niệm Phật: Dùng tâm lực chuyên chú vào kim thân của Phật A di đà, quán sát kỹ càng từng tướng tốt của Phật, ghi nhận từng nét một cách kỹ càng. Quán tưởng như vậy cho đến khi thuần thục, thì dù lúc nhắm mắt hay mở mắt đều thấy rõ hình tượng của Phâït luôn hiện tiền trước mắt.
- Trì danh niệm Phật: Đây là phương pháp hành trì thông dụng của hầu hết những người tu tịnh độ. Chỉ dùng miệng niệm hay niệm thầm bốn chữ A di đà Phật hoặc sáu chữ Nam mô A di đà Phật. Đem tâm chuyên chú trì niệm hồng danh của Phật lần lần tâm được lắng yên tỏ sáng, dễ dàng được nhất tâm.
Riêng trì danh niệm Phật là phương pháp đặc trưng cho tông Tịnh Độ. Trong quyển Niệm Phật Thập Yếu, Hoà thượng Thiền Tâm có trình bày mười phương thức trì danh niệm Phật như sau: 1/ Phản văn trì danh; 2/ Sổ châu trì danh; 3/ Tuỳ tức trì danh; 4/Truy đảnh trì danh; 5/ Giác chiếu trì danh; 6/ Lễ bái trì danh; 7/ Ký thập trì danh; 8/ Liên hoa trì danh; 9/Quang trung trì danh; 10/ Quán Phật trì danh. Hoà thượng cho rằng: “Trì danh niệm Phật gồm khắp ba căn(thượng, trung, hạ), lại đắc hiệu mau lẹ, ai cũng có thể thực hành. Trì danh nếu tinh thành sẽ có cảm cách, hiện tiền thấy ngay chánh báo y báo cõi Cực lạc, tỏ ngộ bản tâm, đời nay dù chưa chứng thực tướng, sau khi vãng sanh cũng quyết được chứng”.
Nhưng một điều chúng ta cần để ý: Trong kinh A di đà đức Phật dạy khi lâm chung nếu muốn được vãng sanh thì “Tâm bất tham luyến, ý bất điên đảo”. Như vậy, nếu hàng ngày tu Tịnh Độ, miệng niệm Phật và đọc các bài nguyện về Cực Lạc theo thời khoá hàng đêm thì chưa chắc gì chúng ta được vãng sanh. Bởi vì chúng ta niệm bằng miệng, hành trì theo thời khoá một cách siêng năng, nhưng tâm không có muốn xa lìa các bám chấp về tiền tài, sự sản, tình cảm … thì lúc lâm chung cũng khó bề mà được vãng sanh. Do đó, hai vấn đề vô cùng thiết yếu trong lúc hành trì của người tu Tịnh Độ, đó là tâm Hân và Yểm. Hân là ham muốn, Yễm là chán ghét. Nghĩa là người hành trì theo pháp môn tịnh độ thì phải có tâm chán cõi ta bà ham về tịnh độ. Nếu hàng ngày luôn có tâm chán Ta Bà ham về Tịnh Độ một cách thắm thiết, một ngày nào đó thuần thục trong việc quán chiếu và hành trì, thì khi lâm chung chắt chắn sẽ được vãng sanh, sẽ được Phật Di Đà và chư thánh chúng tiếp dẫn vãng sanh về Cực Lạc. Vì lẽ đó, hoà thượng Trí Tịnh có bút hiệu là Hân Tịnh (ham thích về cõi Tịnh), để nói lên cái cốt tuỷ tu Tịnh Độ của Ngài. Ngài có làm bài thơ nói lên tâm huyết tu Tịnh độ:
“Nhớ đến Tây Phương giọt lệ tràn
Ta bà đau khổ lắm thương tang
Người ơi xin hãy suy hơn thiệt
Niệm Phật mau đi, kẻo lỡ làng”.
Đây là những phương pháp quán chiếu và hành trì thiết yếu của người chuyên tu Tịnh độ. Chỉ cần thực hiện những điều cốt tuỷ này chúng ta sẽ đạt lợi ích lớn, sẽ rút ngắn lại khoảng cách con đường về cực lạc.
5. Tại sao cần phải cầu nguyện vãng sanh
Để thấy được ý nghĩa tại sao cần phải cầu nguyện vãng sanh, người viết xin lược nêu hai ý căn bản trong quyển Niệm Phật Thập Yếu của hoà thượng Thích Thiền Tâm.
– Đường sanh tử nhiều nguy hiểm: Với tuệ nhãn, đức Phật đã thấy tất cả chúng sanh từ vô lượng kiếp đã trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi, đã từng chịu muôn ngàn đau khổ trong con đường sanh tử. Vì không có người dẫn đường nên chúng sanh đành chấp nhận số phận hẩm hiu mà không biết phải làm gì hơn là phó mặc cho kiếp đời trôi nổi. Kể từ khi đạo giác ngộ được ra đời, chúng sanh có cơ hội để giúp cho tự thân mình thoát ly ra được. Mặc dù vậy, cho đến hôm nay chúng ta vẫn đang sống một kiếp đời phàm phu trôi nổi. Nhưng có một điều may mắn là trong kiếp đời hiện tại chưa phải mang lông đội sừng đó là cơ hội duy nhất để được tiếp cận giáo lý mầu nhiệm này. Nhưng gặp được giáo lý cao thâm mà tu tập mong cầu phước báo hữu lậu nhơn thiên, được trở lại trong cuộc đời để tận hưởng những dục lạc thường tình là không đúng; cho dù chúng ta phát tâm tu để được hưởng phước của chúng sanh ở cõi trời thì cũng không phải là nguyện vọng chính yếu của ba đời chư Phật. Ngài Tỉnh Am nói người phát tâm tu như vậy gọi là Tà.
Bởi vì dù làm chúng sanh cõi trời thì vẫn còn bị luân hôì sanh tử. Cho nên cốt tuỷ của đạo Phật là làm sao cho chúng sanh thoát khỏi luân hôâì sanh tử, không còn rơi vào trong Tam đồ khổ nữa mới là đúng với bản hoài của chư Phật.
– Cần giải thoát ngay trong hiện tại.
Mặc dù trong giáo pháp của Phật có nhiều pháp môn tu, pháp môn nào cũng đưa hành giả đến chỗ giải thoát, chỉ khác chăng là mau hoặc chậm vậy thôi!
Tu thiền cũng giúp cho chúng sanh tỏ ngộ thiền cơ, tức tâm thành Phật. Vì là phương pháp tu hành tự lực, không có sự tiếp dẫn của chư Phật, duyên ngộ đạo chưa đến lúc chín mùi, thì hành giả phải tái sanh trở lại trong kiếp người mong manh để tiếp tục tu trì cho đến khi ngộ đạo. Nhưng đường sanh tử lắm gian nan, cho dù hạt giống tu hành có đó, nhưng thiếu duyên thì cũng khó bề đơm hoa kết trái. Cổ đức ứng nói: “Nếu tu hành mà không được giải thoát, thì sự tu tập kiếp này trở thành kẻ thù của kiếp thứ ba”. Bởi vì, nhờ tu hành được nhiều phước báu, đời sau sanh ra hưởng phú quí vinh hoa. Sống trong giàu sang sung sướng thì ít có cơ duyên học đạo, “Hào quí học đạo nan – Kinh Tứ thập nhị chương”, tạo nghiệp trong đường sanh tử, chết rồi sa đoạ chốn Tam đồ. Đó không phải là kẻ thù của kiếp thứ ba sao ? Tương truyền rằng: Tô Đông Pha, Hàn lâm học sĩ triều Tống, học rộng nghe nhiều, tài hoa lỗi lạc, tư chất thông minh. Tiền kiếp giữa Ông và thiền sư Phật Ấn là bạn đồng tu trong núi Vân Cư. Do vì chưa giác Ngộ được Phật tâm nên chuyển kiếp là một vị học sĩ Việân hàn lâm, thông minh, tài hoa lỗi lạc. Vì vậy, trong kiếp đời hiện tại, ông trở thành người đối kháng Phật pháp, tham đắm dục lạc, có đến bảy vợ. May nhờ có Phật Ấn, bạn đồng tu từ kiếp trước, tìm phương cứu độ, nên mới quy hướng trở về Phật pháp. Gần cuối đời, Ông có mướn thợ vẽ tượng Phật A Di Đà, đi đâu cũng mang theo bên mình. Có ai hỏi thì ông đáp: “Bức tượng này là công cứ của tôi đấy. Và những chuyện tương tự như vậy là không thiếu trong nhà thiền.
Qua đó đủ để chúng ta chiêm nghiệm được pháp môn tu thù thắng giải thoát trong hiện đời. Cũng vì vậy, xưa kia các Tổ thiền tông mật tu Tịnh độ hoặc chuyển hẳn pháp môn Tịnh tu. Ngài Thiên Như thiền sư đã khuyên dạy: “Mạt pháp về sau, các kinh diệt hết, chỉ còn lưu bốn chữ A di đà Phật để cứu độ chúng sanh. Nếu kẻ nào không tin, tất sẽ bị đoạ địa ngục”. Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ thiền sư, thấy được sự thù thắng một đời vãng sanh Tịnh độ nên đã quay về con đường tu tịnh và có làm bài kệ Tứ liệu giản để so sánh như sau:
“Có thiền không tịnh độ
mười người, chín lạc lộ
Ấm cảnh khi hiện ra
Chớp mắt đi theo nó”.
Không thiền có tịnh độ
Muôn tu, muôn thoát khổ
Vãng sanh thấy Di đà
Lo gì không khai ngộ.
Có Thiền có Tịnh độ
Như thêm sừng mãnh hổ
Hiện đời làm thầy người
Về sau thành Phật Tổ.
Không Thiền không Tịnh độ
Giường sắt, cột đồng lửa
Muôn kiếp lại ngàn đời
Chẳng có nơi nương tựa”.
– Vì thệ nguyện của đức Phật Di Đà.
Trong bốn mươi tám lời nguyện của Phật A di đà, nguyện thứ 18 là: “Lúc tôi thành Phật, chúng sanh trong mười phương có lòng tin ưa, muốn về cõi nước tôi, nhẫn đến mười niệm, nếu không được vãng sanh, thời tôi không ở ngôi chánh giác, trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng huỷ báng chánh pháp”.
Nguyện 19: “Lúc tôi thành Phật, chúng sanh mười phương phát bồ đề tâm tu các công đức nguyện sanh về cõi nước tôi. Nếu tôi chẳng cùng chư thánh chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi chánh giác”.
Do vậy, tu theo pháp môn niẹâm Phật, ngoài khả năng tự mình, còn có được sự gia hộ tiếp dẫn của Phật A di đà, lo gì không được vãng sanh. Trong luận Thập trụ tỳ bà sa, Ngài Long Thọ cho rằng nếu có người muốn nhanh đến chỗ bất thối chuyển, người đó phải hết lòng cung kính tâm niệm danh hiệu của Phật A di đà.
Như thế đủ thấy, tu Tịnh Độ là một pháp môn thù thắng, là pháp môn dễ tu, dễ chứng, phù hợp với mọi trình độ căn cơ, là con đường duy nhất giải thoát trong một đời.
6. Làm sao để biết mình được vãng sanh
Vãng sanh là mục đích duy nhất của người tu Tịnh Độ. Do đó hiện tượng vãng sanh thật vô cùng quan trọng, nhằm xác định hiệu quả tu tập của hành giả. Đối với người tu niệm Phật điều cần thiết là phải tự chứng nghiệm biết nhất định mình sẽ được vãng sanh. Người tu thiền mà thấy cảnh giới lạ như Phật hay các thánh cảnh, đó là ma chướng, không nên mừng hay đeo đuổi theo các cảnh lạ. Nhưng với người tu tịnh đọâ, thì đó chính là nhờ công năng tu tập, niệm Phật thuần thục, công đức viên mãn, tự tâm là tịnh, nên các cảnh tịnh hiện lên, là điềm tốt báo cho hành giả chắc chắn được vãng sanh.
Ngài Tuệ Viễn, sơ tổ tông tịnh độ, mười một năm trước khi vãng sanh ba lần thấy được thánh tướng và nhiều điềm lành. Vào đêm 30 tháng bảy, năm Nghĩa Hy thứ hai, Ngài ngồi nhập định nơi Bát Nhã đài. Vừa xuất định mở mắt ra, thấy đức A di đà và chư thánh chúng hiện ra trước mắt. Đức Phật Di đà bảo với Ngài rằng: “vì bổn nguyện lực nay ta đến an ủi ông, sau bảy ngày ông sẽ sang về nước của ta”.
Hôm sau Tổ Tuệ Viễn thuật lại mọi việc cho chúng đệ tử nghe và Ngài khẳng định rằng: “Ta ở Lô sơn này, trong mười một năm, ba lần thấy Phật và thánh chúng hiện thân. Nay lại thấy Phật thọ ký. Chắc chắn ta sẽ được sanh về Tịnh Độ”. (Đường về cực lạc– HT Thích Trí Tịnh)
Trước khi thị tịch, Ngài tỉnh Am đại sư đã hai lần thấy Cực lạc tam thánh hiện, nên Ngài khẳng định với đồ chúng rằng: “Tôi nhất định sẽ vãng sanh”.
Như vậy, đối với người tu tịnh độ, điều tiên quyết nhất là phải được tiếp dẫn vãng sanh. Mà muốn chứng nghiệm được khả năng vãng sanh của mình, thì ngoài công phu tu tập, chuyên tâm niệm Phật thì hành giả tịnh tu cần phải thấy được hảo tướng như đức Phật Di đà thọ ký, hay các thánh cảnh hiện ra hoặc ao báu, hoa sen năm sắc… Tất cả đó là những điềm lành, để báo hiệu rằng người đó nhất định sẽ được vãng sanh.
C/ KẾT LUẬN
Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phạât A di đà và chuyên tâm trì niệm danh hiệu Ngài thì nhất định sẽ được vãng sanh. Khi về nước Cực lạc, dù là đới nghiệp vãng sanh hay sanh vào nơi biên địa của Tịnh độ, thì điều tiên quyết nhất là chúng ta không còn rơi đoạ trong tam đồ khổ nữa, một sớm một chiều rồi cũng được hoa sen thuần hoá, hoàn toàn thanh tịnh, hội nhập trong hàng thánh chúng nơi Cực lạc tây phương.
Những điều này đã được các bậc thầy Tịnh độ tiên phong tu tập chứng đắc làm niềm tin, khích lệ cho tất cả chúng sanh đồng phát tâm tu tập, đồng được vãng sanh. Tổ Tuệ Viễn được xem là sơ tổ của Tông Tịnh độ. Người đã vì sự giải thoát an lành cho chúng sanh mà lập nên nhiều phương tiện. Lô sơn là một minh chứng, đã ghi dấu cho một bậc Tổ đức đã vì chúng sanh mà từ một viễn cảnh Tịnh độ, Ngài đã hình thành nên mọât Tịnh độ hiện thực nơi chùa Đông lâm, tứ chúng đông không tả xiết đã qui kết trong tinh thần tịnh tu của bạch liên xã.
Từ đó chúng ta nhận thấy nhân duyên Tịnh độ với chúng sanh đời Mạt Pháp thật vô cùng lớn. Xin đừng vội nghe nghững lời bàn phiếm của thiên hạ về Tịnh độ hoặc sự chỉ trích bôi nhọ của một số người nông nổi, rồi đâm ra hoang mang nghi ngờ.
Những biện minh về thật hư của Tịnh độ nhằm xác định cho cõi Tịnh độ phương Tây trang nghiêm thanh tịnh vào bậc nhất trong mười phuơng. Học thuyết về “ duy tâm tịnh độ” là một Tịnh độ triết lý, mặc dù nó là tinh hoa chuyển tải ý nghĩa thực dụng trong đạo Phật nhưng không thể khế hợp với đa dạng căn tánh chúng sanh, làm cho người bình dân phải ngán ngẫm cho đường lối hành trì đơn độc đi vào biển tâm mênh mang sâu thẳm không chỗ nương nhờ. Đó là một vách ngăn lớn, làm hụt hẫng cho những người bước chân vào cửa thiền muốn tìm một nơi nương tựa trên lộ trình giải thoát. Cho nên Tịnh độ tín ngưỡng, mặc dù là pháp môn phương tiện, nhưng đó là phương tiện thù thắng trong tất cả mọi phương tiện, nhằm đưa mọi chúng sanh điều có thể tiếp cận được với con đường giải thoát hầu đem lại lợi ích cho mình và tha nhân.
Tài liệu tham khảo:
–Đường về cực lạc HT. Thích Trí Tịnh
–Niệm Phật thập yếu HT. Thích Thiền Tâm.
–Niệm Phật tam muội HT. Thích Thiền Tâm dịch
–Pháp môn tịnh độ HT .Thích Trí Thủ
–Thập tam tổ Liên tộng HT .Thích Thiền Tâm.
nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
Ý NGHĨA PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
Thích An Hải
Pháp môn Tịnh Độ là cửa vào nước Phật A Di Đà thanh tịnh, không có Ngũ trược ác thế thống khổ. Như trong Phật thuyết A Di Đà Kinh, bản dịch của Pháp Sư Cưu Ma la Thập (Kumarajva) (344-413) đức Phật nói với trưởng lão Xá Lợi Phất: “Tùng thị Tây phương quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới danh viết Cực lạc kỳ độ hữu Phật hiệu A Di Đà, kim hiện tại thuyết Pháp: -Từ đây về bên tây phương kia mười muôn ức Phật độ, có một thế giới tên là Cực lạc, có Phật A Di Đà hiện đang thuyết Pháp”.
Pháp môn Tịnh Độ cũng được gọi là pháp môn niệm Phật nhất tâm cầu sinh Tây Phương cực Lạc thế giới.- Pháp môn niệm Phật có từ thời đức Phật bổn sư Thích Ca trụ thế, là đệ tử Phật niệm 10 danh hiệu Phật hành y theo Phật là: “Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, minh hạnh túc, thiện thệ, thế gian giải, vô thượng sĩ, điều ngự trượng phu, thiên nhân sư, Phật thế tôn”.
Pháp môn Tịnh độ phổ biến rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản v.v… Đầu tiên, do ngài Tuệ Viễn (334-416 TL). Đời Đông Tấn, Trung Hoa và 123 vị thiện trí thức kết hội niệm Phật ở núi Lư Sơn, và đời đời người tu Tịnh độ nối tiếp nhân rộng ra.
Từ thế kỷ thứ tư đến thế kỷ 19, tông Tịnh Độ xây dựng trên cơ sở Tam kinh Nhất luận là kinh Vô lượng thọ, kinh Quán Vô lượng Thọ ( hai kinh này có trong kinh Đại Bảo Tích), kinh Phật thuyết A Di Đà và Vãng sinh Tịnh Độ luận. Đến thế kỷ 20 ngài pháp sư Ấn Quang, được tôn là tổ sư Tịnh Độ, thị tịch vãng sanh có điềm lành, quán sát căn cơ thời hiện đại mở rộng việc xây dựng Tịnh độ nhân gian thêm hai kinh nữa là Phẩm Phổ Hiền Hạnh nguyện, Hoa Nghiêm Kinh và phẩm Đại Thế chí niệm Phật viên thông, kinh Thủ Lăng Nghiêm. Ngoài ra còn nhiều bản kinh đề cập đến Tịnh độ như Duy ma, Bát Nhã, Pháp Hoa v.v…
Trong cõi Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà chi tiết có 4 cõi:
1. Phàm thánh đồng cư Tịnh Độ:- Cõi của cư sĩ và chư tăng ni niệm Phật nhất tâm được tiếp dẫn sanh về chung ở.
2. Phương tiện Hữu dư Tịnh Độ:- Cõi của Thánh Nhị Thừa Thinh văn, Duyên giác hồi hướng niệm Phật sanh về chung ở.
3. Thật báo Trang nghiêm Tịnh Độ:- Cõi của chư vị Bồ Tát chứng thật tướng pháp, hồi hướng niệm Phật sanh về chung ở. Mỗi vị ở hư không lầu các.
4. Thường tịch quang Tịnh Độ:- Cõi chư Phật các nơi niệm Phật A Di Đà hồi hướng vãng sanh về chung ở.
Như vậy pháp môn Tịnh độ cũng là pháp môn Tổng trì đà la ni, thu nhiếp được các căn cơ từ thấp đến cao.
Người tu Tịnh độ ở thế giới chúng ta cũng có ba thành phần: Tịnh độ tâm, Tịnh độ nhân gian và Tịnh độ vãng sanh Cực lạc thế giới. Thiết nghĩ, tổng hợp lại ba thành phần nêu trên là ba chặn đường nối tiếp của người tu Tịnh độ tiến triển. Phân tích khái lược như sau:
1. Tịnh độ tâm: Do danh hiệu Phật A Di Đà, dịch từ phạn ngữ Amitabaha, có nghĩa là Vô lượng thọ,Vô lượng quang, Vô lượng công đức… các vị ấy thấy tâm thanh tịnh của một vị Phật sanh ra tất cả phúc tuệ, nghiên cứu kinh Trung bộ 68, Đại Thiện Kiến Vương Trường Bộ kinh số 17. Mahassdarsan; kinh Duy ma, kinh Thủ Lăng Nghiêm và ý nghĩa cao nhất của các kinh Tịnh độ niệm Phật thiền. Thường phát biểu câu nói nổi danh của kinh Duy ma: “Dục đắc tịnh độ, tuỳ kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh: “Muốn được vãng sinh Tịnh Độ, trước hết tâm người phải tịnh thì cõi Tịnh độ hiện ra!”
2. Tịnh độ nhân gian: Là những người có chí lớn phát bồ đề tâm, hành lục độ vạn hạnh, trang nghiêm Tịnh độ tại thế, hồi hướng vãng sanh Cực lạc thế giới, các vị này noi gương tiền thân đức Phật A Di Đà, theo Kinh Vô Lượng Thọ, là Vua Vô tránh niệm, vô tranh dùng đức độ trị dân tu phước hành thiện, xuất gia thờ Phật Thế Tự Tại Vương là thầy. Rút kinh nghiệm 210 ức cõi nước Phật phát 48 điều nguyện được Phật chứng minh trãi qua nhiều kiếp cùng với người đồng hạnh nguyện kiến tạo cõi An dưỡng quốc chuyển hoá thành Cực lạc thế giới.- Pháp tu này căn cứ vào Kinh A Di Đà Phật thuyết: “Người niệm Phật một ngày, ba hay bảy ngày được nhất tâm bất loạn, đến khi lâm chung, tâm bất điên đảo tức đắc vãng sanh”… Vị này thông suốt 7 khoa đạo phẩm, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng và các môn chánh định tam muội. Hoặc tu phép quán thứ 14, Quán kinh, có lòng từ bi không giết hại, giữ trọn giới luật, oai nghi, đọc tụng kinh điển đại thừa, tu học Lục niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giới, niệm Thiên… tiếp cơ độ chúng, hay trang nghiêm Tịnh độ tại thế, toàn tâm toàn ý theo như bậc thượng, bậc trung của kinh Vô lượng thọ, quyển hạ. Vị ấy cũng có thể niệm Phật thu thúc 6 căn thanh tịnh như Bồ tát Đại Thế Chí, lắng nghe xem xét cứu khổ như Bồ tát Quán Thế Âm chứng viên thông, kinh Thủ Lăng Nghiêm và hành Thập niệm Phổ hiền theo kinh Hoa Nghiêm, hồi hướng vãng sanh một trong ba phẩm thượng, của Chín phẩm liên hoa, Quán kinh.
3. Tịnh độ vãng sanh Cực lạc thế giới
Thành phần này đa số người tu Tịnh độ, phải đi qua các chặng đường chuyển tiếp như: Tín- Nguyện – Hạnh, Nhất tâm, Vãng sinh biết ngày giờ, có hào quang, xá lợi v.v…
a)- Tín nguyện hạnh: Theo Đại sư Liên Trì trứ tác kinh Di Đà sớ sao và Ngẫu Ích Đại sư trứ tác kinh Di Đà yếu giải, thì Tín-Nguyện- Hạnh là ba món lương thực hành hương về Tịnh độ, như đãnh lư đồng thiêu hương cúng Phật có ba chân, thiếu một đảnh lư hương ngã đổ, hành giả không được tiếp dẫn vảng sanh.
- Tín: có sáu nghĩa: Tin tự, tin tha, tin nhơn, tin quả, tin sự, tin lý:
– Tin tự: Tin mình có Phật tánh, nhưng bị phiền não vô minh ngăn che mờ ám.
– Tin tha: Tin đức Phật A Di Đà có Phật tánh sáng suốt xây dựng cõi Cực lạc, có chư Thượng thiện nhơn câu hội tu học, giảng pháp, cảnh trí như ý, thắng diệu.
– Tin nhơn: Phát nguyện sinh cõi Cực lạc niệm Phật, giữ giới làm các công đức lành…
– Tin quả: Thì quả sẽ được tiếp dẫn vãng sanh, thành Phật.
– Tin sự: người thực hành các sự tướng theo Bồ Tát Thiên Thân dạy trong Vãng sanh Tịnh độ luận, như: Tán thán, khen ngợi công đức Phật; lễ bái Phật và Thanh Tịnh Đại hải chúng; quán sát cuộc đời nhơ khổ, thân bất tịnh, tâm điên đảo nhàm chán, ưa thích cõi Cực lạc thanh tịnh, thân liên hoa hoá sanh, tâm chánh định an ổn; hồi hướng công đức lành gieo duyên Tịnh độ, chấm dứt các yếu tố sanh vào Tam giới khổ; phát nguyện, thề nguyền, mong muốn được Phật tiếp dẫn vãng sanh.
– Tin lý: Nếu người làm được các sự tướng chí thành và chuyên tâm niệm Phật nhất tâm thì chân lý hiển lộ Di Đà tự tánh Duy tâm Tịnh độ.- Các sự tướng nơi cõi Tịnh độ như Phật Di Đà giáo chủ thọ mạng vô lượng, công đức vô lượng, dân chúng nơi ấy cũng thế! Đất bằng vàng, thảo mộc bằng châu, ao thất bảo, nước bát công đức v.v… Khi chân tâm hiển lộ, người ấy dùng trí tuệ bát nhã ba la mật suy xét sẽ thấy những việc hy hữu của cõi Cực lạc lưu xuất từ tánh không diệu dụng.
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là mẹ sanh các công đức lành phải vậy!”
- Nguyện: Là mong muốn, thề nguyền cầu sanh Tây phương Cực lạc như con thơ nhớ mẹ, như khách đi xa nhớ nhà, như tù nhân mong ra khỏi ngục. Nguyện có hai nghĩa:
– Mong muốn thiết tha sanh về Cực lạc từng phút từng giây, đối chiếu vui khổ hằng ngày, như ở đây có chướng duyên, Cực lạc không chướng duyên. Thân ngũ uẩn thức dậy miệng hôi, thân liên hoa miệng thơm, cảnh trí đường phố bụi bậm, bên kia đất bằng vàng, thảo mộc bằng châu, môi trường trong sạch, không có độc tố v.v…
– Phát bồ đề tâm cầu thành Phật, xét thấy nơi cõi Ta bà tu hành rất khó. Ở cõi Cực lạc tu tiến dễ dàng, thuận tiện.- Vâng lời đức Phật Thích Ca cầu sanh cõi Phật Tây phương, tu học cho kết quả; Vâng lời đức Phật A Di Đà trở lại Ta bà phụ tá đức Phật Thích Ca giáo hoá chúng sanh, xong rồi về Cực lạc thế giới an dưỡng. Vì theo Đại Nhật Kinh sớ q.1: Bồ đề tâm gọi là trí nhất hướng chí cầu nhứt thiết trí, trí Phật tròn sáng, nếu không được như thế thì không thực hiện được Tứ hoằng thệ nguyện.
- Hạnh: Nơi đây có thể ví dụ: Tín là tin vào kết quả cuộc hành trình vượt qua sông mê biển khổ. Nguyện là chí nguyện quyết đi theo con đường đã định, khó thế nào cũng không chùn bước. Hạnh là sau khi chuẩn bị chu đáo, thuyền trưởng ra lệnh thuỷ thủ nhổ neo trương buồm lướt sóng.
– Chánh hạnh: Là chuyên niệm Phật.
Theo Phật học phổ thông, quyển nhất. Khoá thứ II, bài thứ X. Tịnh độ, trang 365, có nói về bốn cách niệm Phật như sau:
1.- Trì danh niệm Phật: “Một lòng nhớ nghĩ danh hiệu Phật, là niệm “Nam mô A Di Đà Phật” khi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống cũng niệm!- Niệm Phật trong mọi trường hợp, khi thức, buổi tối trước khi đi ngủ cũng niệm, niệm cho đến lúc ngủ quên, bừng mắt dậy là niệm không xen hở. Pháp này xuất phát từ kinh A Di Đà Phật thuyết.
2.- Tham cứu niệm Phật: Niệm danh hiệu Phật, môi miệng không khua động ra tiếng, chỉ niệm Phật trong tư tưởng. Xem xét khi câu niệm Phật khởi lên từ đâu, hình dáng thế nào, câu niệm Phật rơi xuống đi về đâu; Biết được chỗ đi, đến, về của danh hiệu Phật sẽ minh tâm kiến tánh. Pháp này đồng với Công Án Thiền.
3.- Quán tưởng niệm Phật: Hành giả hình dung đức Phật A Di Đà cao một trượng sáu, đứng trên hoa sen tay kiết ấn, tay duỗi xuống tiếp dẫn và quán thân mình đang ngồi trên hoa sen chờ tiếp dẫn. Quán như thế lâu ngày thuần thục đi đứng nằm ngồi nhắm mắt mở mắt đều thấy Phật, tâm chuyên nhất không nghĩ tưởng điều khác để được cảm ứng. Pháp này xuất phát từ pháp quán thứ 9, Quán Kinh.
4.- Thật tướng niệm Phật: Tâm chúng sinh có hai đặc tướng chơn và vọng. Dứt vọng về chân thường xuyên là sống với chân như thật tướng, đồng với pháp thiền tịch mà chiếu chiếu mà tịch: Thường soi mà vắng, thường vắng mà soi. Vô lượng quang, Vô lượng thọ, Vô lượng công đức giới – định – tuệ từ đây phát sanh! Quán Kinh, phép quán thứ 8, Tượng Phật và Bồ Tát cũng có câu: “Tâm ấy làm Phật, tâm ấy là Phật!”
Từ bốn phép niệm Phật vừa nêu trên, các bậc thầy Tịnh độ còn phát minh nhiều cách niệm Phật khác nữa, hành giả tuỳ theo căn cơ của mình mà chọn lựa, tựu trung là đến chỗ nhất tâm bất loạn.- Ba pháp trì danh, tham cứu, quán tưởng đi từ sự đến lý. Riêng pháp niệm Phật thật tướng, người niệm đi thẳng vào chân lý, thông suốt biển tánh nguồn tâm: Niệm một niệm Phật lìa một niệm chúng sanh cho đến khi Phật tánh hoàn toàn sáng tõ.
– Trợ hạnh: Là hạnh phụ trợ cho hạnh chính. Có 4:
1. Thiền tịnh: Niệm Phật làm chính thiền có tu chứng làm phụ.
2. Giáo tịnh: Niệm Phật làm chính, học tụng kinh nghĩa làm phụ.
3. Mật tịnh: Niệm Phật làm chính, trì chú làm phụ.
4. Thuần tịnh: Chuyên niệm Phật, không xen pháp môn khác.
Và còn phải tu ba phước: “1. Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng , giữ lòng từ bi không giết hại, tu 10 nghiệp lành. 2. Thọ trì Tam quy, giữ vẹn các giới, đừng sái phạm oai nghi. 3. Phát lòng bồ đề, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh điển đại thừa, khuyến tấn người tu hành. Ba điều như thế gọi là Tịnh nghiệp”. (Quán Kinh)
b) Nhất tâm: Là một tâm hướng về Phật A Di Đà Phương Tây niệm cho trong sáng thanh tịnh. Quyết tâm rời khỏi Ta bà Thế giới phiền não đi sinh sống ở Tịnh độ Cực lạc. Như lời Phật dạy trong Kinh Vô lượng thọ, quyển hạ: “Các chúng sinh nghe danh hiệu Phật Vô lượng thọ, giáo chủ cõi Tịnh độ, tín tâm hoan hỉ, cùng một ý nghĩ hết lòng hồi chuyển tu đức nguyện sinh Tịnh độ. Phát ba thứ tâm: Tâm chí thành, tâm sâu thiết, tâm hồi hướng phát nguyện thì sẽ được vãng sinh.” Điều này tương tự phẩm Thượng sanh, Quán Kinh Vô Lượng Thọ.
Nhất tâm có hai nghĩa: Sự nhất tâm và lý nhất tâm:
– Sự nhất tâm: Một tâm hướng về cõi Phật A Di Đà niệm danh hiệu Phật, không hướng về Ngũ dục thô hay tế, hay một pháp nào khác trong Tam giới. -Người ấy luôn sống trong ánh sáng Bồ đề tâm- Như cây cưa gốc, mở miệng cho ngã về hướng Tây, một cơn gió thổi qua đúng hướng là ngã, phút lâm chung Phật và thánh chúng đến tiếp dẫn.
– Lý nhất tâm: Một tâm hướng về Phật, niệm Phật chuyên chú không xen tạp, chơn vọng nhào thành một khối trong sáng. Như câu nói của một danh sư: “Dùng danh hiệu Phật trì niệm dần nát tàng thức A lại da, Đại viên cảnh trí xuất hiện.”- Lúc bấy giờ danh hiệu Phật A Di Đà trong tâm hành giả như hoa sen vượt khỏi mặt nước tham dục toả ngát hương thơm, tịnh hoá nước đục chung quanh, trang nghiêm Phật độ tại thế.
Thường thì người niệm Phật đạt đến sự lý nhất tâm, đều được đức Phật A Di Đà thọ ký vãng sinh Tịnh độ, biết trước ngày giờ xả bỏ thân phàm, lâm chung có điềm lành hào quang, hương thơm thanh khiết. Người ấy tuy còn sống ở nhân gian, nhưng thần thức được gá vào hoa sen chín phẩm.
Đó là nói người trong sự có lý, trong lý có sự. Nếu tách riêng ra hai thành phần: Sự và lý, thì hạng nào cũng được tiếp dẫn vãng sanh. Tuy nhiên, phẩm vị có cao thấp: Thai sanh, hoá sanh.
c) Vãng sanh: Là xả bỏ nhục thân nầy đến thác chất liên hoa sinh sống ở cõi Tịnh độ, có 4 loại:
1. Chính niệm vãng sanh: Tâm không điên đảo được vãng sanh.-Kinh A Di Đà.
2. Cuồng loạn vãng sanh: Người ác nghiệp bị lửa địa ngục và bệnh ác tính bức bách cuồng loạn, được thiện trí thức khai thị Tịnh độ phương tây niệm 10 niệm đựơc vãng sinh- Kinh Quán vô lượng thọ, hạ phẩm.
3. Vô Ký vãng sanh: Người ấy tín tâm quy mệnh Tịnh độ Di Đà, dựa vào công đức đã tu hành, nên khi tâm thần suy nhược, phi thiện phi ác, phút lâm chung không niệm Phật vẫn được tiếp dẫn vãng sanh.
4. Ý niệm vãng sinh: Người tu Tịnh độ tín tâm quy mệnh Tịnh độ Tây phương phút lâm chung, không niệm ra tiếng chỉ niệm Phật thầm cũng được vãng sinh.
Bốn cách vãng sinh trên có thể rút lại thành hai: Sự vãng sinh và lý vãng sinh:
Sự vãng sinh: Là người niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà nhất tâm xả thân phàm vãng sinh Tịnh độ Cực lạc thế giới.(Đới nghiệp vãng sinh).
Lý vãng sinh: là người niệm Phật nhất tâm trí vô sinh hiển hiện trở về chân tánh. “Hoa Khai Kiến Phật ngộ vô sanh- Bất thối Bồ tát vi bạn lữ!” (tình không nghiệp sạch vãng sinh).
Đã bao đời rồi, phong trào tụng Kinh niệm Phật, trợ niệm rầm rộ rồi lắng dịu, lắng dịu rồi phát khởi, mà điềm vãng sanh như ánh sáng, hương thơm, xá lợi hiếm thấy. Vì lúc bình thường người tu Tịnh ấy không chuyên tu miên mật, phút lâm chung chướng ngại bên ngoài kéo đến khêu gợi phiền não nổi lên quá mạnh, cộng với cận tử nghiệp bất tịnh cản trở. Lúc bấy giờ hành giả tỉnh giác niệm ba niệm danh hiệu Phật liên tiếp không xen hở đã khó; “Nói chi 10 niệm nhất tâm, tâm không điên đảo tức đắc vãng sinh”.
Nhân đây, chúng tôi nói thêm một số cõi Tịnh độ liên quan đến ý nghĩa Tịnh độ:
1. Tịnh độ thần thông
Do người tu Tịnh độ (cũng có thể tu thiền), tâm thanh tịnh phát khởi thần thông tự tại vô ngại hoá độ chúng sanh hữu duyên, như A Nặc Ca Tôn giả thị hiện thần thông ở Lũng- Thục, hoá độ quốc Sư Ngộ Đạt.
Thiền sư Ngộ Đạt đời Đường, Trung Hoa, năm Hàm Thông thứ tư, đời vua Ý Tông được vua phong chức Thống giáo môn sự, tương đương quốc sư. Lúc ấy ngài mới 16 tuổi, giảng Kinh Niết bàn như mây trôi nước chảy. Một hôm ghẻ mặt người nổi lên nơi đùi trái bằng hạt châu vô cùng đau nhức, ngự y của triều đình trị không lành được. Nhớ lại thuở làm chú tiểu vá đào phục vụ một vị tăng phong hủi du phương không ghê tởm. Vị tăng ấy bảo: “Khi nào chú lâm đại nạn, đến Lũng thục, phía trên hai cây thông cổ thụ có một ngôi chùa bằng Thất bảo thầy sẽ giải nạn cho!”
Ngộ quốc sư cải trang thành dân quê đến Lũng thục, đúng như lời sư bệnh năm xưa, phía trên hai cây thông cổ thụ có ngôi chùa Thất bảo sáng ngời. Vị tăng bệnh đã lành hào quang rực sáng, tiếp đãi nồng nàn. Sau khi ăn uống tắm rửa, ngài lên chánh điện sám hối chí thành, vị tăng nầy cho biết pháp danh ngài là A Nặc Ca, đã chú nguyện nước suối, hừng đông Ngộ quốc sư xuống suối múc nước rửa ghẻ.Thì nghe văng vẳng như mục ghẻ lên tiếng nói: “Mười đời trước ông làm quan án xử oan Triệu Thố, chính là tôi, quyết đeo bám ông để trả thù. Những đời kế tiếp ông làm cao Tăng có thần Hộ pháp. Đời này vua ban ghế trầm hương ông khởi tâm tự cao, tham luyến, thần Hộ pháp xa lánh, tôi nhập vào rửa hận. Nay nhờ chú nguyện của A Nặc Ca tôn giả, oan trái giữa tôi và ông kết thúc!” – Sau khi Ngộ quốc sư rửa ghẻ bằng nước suối, nghe như sấm vang, chết giấc. Tỉnh dậy ghẻ mặt người đã lành và ngôi chùa thất bảo cũng biến mất. Sau khi viên tịch Ngộ quốc sư có để lại 3 quyển Thủy sám, kể rõ chuyện này.
2. Tịnh độ Dược sư phương đông
Theo Phật thuyết A Di Đà Kinh, nơi Phương Tây, ngoài Cực lạc thế giới Tịnh độ, còn nhiều cõi Tịnh độ khác và 6 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, phương thượng, phương hạ đều có cõi Chúng sinh và cõi Tịnh độ của chư Phật.
Phật giáo đồ cũng rất ái mộ Tịnh độ phương đông của Dược Sư Lưu Ly Quang Như lai và Tịnh độ Thiên Quốc của Đại Bồ Tát Di Lặc.
Do nhân sinh thế giới này nhiều bệnh khổ, người ta niệm danh hiệu Phật Dược Sư, đốt đèn dược sư 49 ngọn, khai đàn Dược Sư cầu an bố thí, hành trì theo kinh Dược sư, độ bản thân và quyến thuộc chúng sanh được thanh tịnh an lành. Lắm khi pháp tu theo kinh Dược Sư được dùng hỗ trợ xây dựng Tịnh độ nhân gian, hồi hướng phát nguyện vãng sinh Cực lạc thế giới.
3. Tịnh độ thiên quốc
-Căn cứ vào Kinh Thuyết Bổn, số 66, Trung A Hàm, Kinh Di Lặc Thượng sanh, Kinh Di Lặc hạ sanh thành Phật. Đức Phật thọ ký cho tỳ kheo A Di Đà, đời tương lai sẽ làm chuyển luân Thánh Vương, tên là Loa Nhượng Khư, lúc ấy tuổi thọ loài người cao đến 84000 tuổi, cảnh vật xinh tươi, vật chất sung mãn, nhân dân hạnh phúc. Trong bối cảnh đó, Bồ Tát Di lặc từ cung trời Đâu Suất giáng sanh, xuất gia tu thành Phật hiệu là Từ Thị.
Hiện nay, Bồ Tát Di Lặc ngự tại nội viện Đâu Suất Thiên, cũng gọi Tịnh độ Thiên quốc, đang giáo hoá chư vị Bồ tát thượng thiện câu hội. Ngoại viện Đâu Suất Thiên, trai xinh gái lịch trường thọ so với người, đến khi lâm chung, theo Kinh Niết bàn q. 19, thì có 5 tướng suy: 1. y phục dơ bẩn nhàu nát. 2. Hoa trên đầu khô héo. 3. Thân thể hôi hám. 4. Nách ra mồ hôi. 5. Không thích chỗ ngồi nữa. Tuy nhiên về hưởng thụ, dân ngoại viện Tịnh độ Đâu Suất Thiên, cao hơn nhà giàu văn minh cõi người thập bội.
Người sinh vào các cõi Thiên do nhân tu thiền định tác pháp Thập thiện. Thập thiện là căn bản giới luật Phật giáo. Người tu pháp môn nào trong Phật giáo cũng có thể sinh Thiên (Đâu Suất Thiên, tầng thứ 4 trong 6 cõi trời Dục giới). Nhưng chỉ có nội viện Đâu Suất là Tịnh độ.
Theo lịch sử cao tăng, thường là những vị tự tu, khuyến tu, đại chấn Phật pháp một thời, mật tu Thiền định – Duy thức, như các vị Pháp Sư Đạo An, Huyền Trang, Khuy Cơ, Thái Hư, Từ Hàng v.v… Phút lâm chung có dấu hiệu sinh Đâu Suất Tịnh độ, học đạo, chờ Bồ tát Di Lặc giáng sanh trợ pháp.
Cũng nên biết, Tịnh độ thần thông tự mình thành đạo, Tịnh độ Dược Sư, Tịnh độ Thiên quốc không có tiếp dẫn, vị nào thần thông đạo lực mạnh mẽ thì đến vẫn được đón tiếp trân trọng! -Chỉ có Tịnh độ Di Đà phương tây có tiếp dẫn người niệm Phật nhất tâm!
- Tóm lại, người tu Tịnh độ nào như chúng tôi lược dẫn cũng lấy Phật tánh làm nền tảng. Tất cả mọi hành trình phải được soi sáng của Bồ đề tâm qua Tứ hoằng thệ nguyện. Nếu không sẽ lạc ra ngoài đạo Phật rơi vào Tam giới khổ.
Riêng người noi gương tiền thân đức Phật A Di Đà xây dựng nhân gian Tịnh độ hồi hướng vãng sanh là điều rất khó, mà cố chí làm nên thật đáng khâm phục.
Trang nghiêm Tịnh độ nhân gian đòi hỏi người lãnh đạo xuất sắc, cộng với sức người sức của thanh tịnh trí tuệ. Điển hình như Vạn Phật Thánh Thành ở Mỹ.- Đạo tràng Huê Nghiêm 2, Hoằng pháp ở Việt Nam vào những ngày lễ hội chuyên tu, ấy là Tịnh độ!
Những ai có chí nương nhờ Phật lực, bước đầu thử nghiệm ở giảng đường, đạo tràng, tự viện, tịnh xá rồi nhân rộng ra cộng đồng thế giới. Hạnh phúc biết bao! Đây là lý tưởng Bồ tát Tịnh độ có đủ 4 thứ tâm: Tín tâm, chí thành tâm, thâm tâm, hồi hướng phát nguyện tâm viên mãn.
Nếu người xây dựng Tịnh độ nhân gian trong một trú xứ, cộng đồng nào đó không có cộng sự tốt, lãnh đạo thừa kế xứng đáng, thì cũng chỉ là một phong trào trong những phong trào Tịnh độ đáng ghi nhớ trong lịch sử pháp môn Tịnh độ mà thôi!
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
HẠNH NGUYỆN ĐỘ SANH CỦA
ĐỨC DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI
Thích Nữ Từ Phước
A. DẪN NHẬP
Khổ – một thực trạng tâm lý mà chúng sanh phải thọ nhận, cũng là một thách thức cho bao thế hệ con người đã đi qua. Bằng cách này hay cách khác người Phật tử phải tìm ra phương thức đoạn trừ nó. Nói Ta Bà Khổ! Ta Bà Khổ ! Không có nghĩa là các vị Tổ sư chúng ta gieo rắc chủ trương bi quan, yếm thế mà đó là tiếng nói của sự thật.
Nhưng đạo Phật không chấp nhận hóa giải khổ đau bằng phương pháp tu tập khổ hạnh, ép xác, cũng như phải tín ngưỡng trung thành, van xin một đấng thần linh nào đó. Thế nên, trên lộ trình giáo hóa, độ sanh, đức Phật Thích Ca Mâu Ni bao giờ cũng xác nhận Ngài là vị đạo sư dẫn đường, vị thầy cho thuốc, giúp chúng sinh tự chữa trị các căn bệnh vô minh, phiền não. Sở dĩ các đức Phật, Bồ Tát thị hiện vào cuộc đời cũng chỉ vì mục đích đó.
Ở đây, chúng ta tìm hiểu về Đức Phật Dược Sư là để xây dựng sự hiểu biết, niềm tin và sự nương tựa tu học đúng với chánh pháp.
B. NỘI DUNG
I. Hạnh nguyện độ sanh là gì ?
Sơ phát tâm của bậc Thượng Sĩ là chí nguyện cao quý, trong sáng, hồn nhiên chan hòa ánh Đạo ở chốn Thiền môn. Phải chăng, đây là nền tảng khởi nguyên để đạt đến hạnh nguyện của người xuất gia tầm đạo giải thoát. Vậy Hạnh nguyện độ sanh là gì ? Theo từ điển Phật học Hán Việt [1] : Hạnh nguyện là dịch âm – có nghĩa là hành động của thân và ý nguyện của tâm. Hai tướng này trợ giúp cho nhau làm nên việc lớn. Thanh Long sớ quyển Hạ giải thích : “Do hành và nguyện nương tựa vào nhau, cả hai cùng tu không lệch bên nào”. Do đó, Hạnh nguyện có nghĩa là tự thân hành động những ý nguyện của tâm. Ở đây, “độ sanh” là chỉ chung cho tất cả mọi loài từ hữu tình cho đến vô tình chúng sanh, mỗi mỗi đều có thể nương theo Phật, Bồ Tát vượt qua khổ ải trầm luân. Cũng tức là tế độ, độ thoát, dìu dắt chúng sanh từ nơi mê mờ đến ánh sáng rực rỡ bằng các phương tiện hay đẹp của chư Phật và Bồ Tát. Đức Phật Dược Sư phát ra 12 thệ nguyện cứu chữa các căn bệnh nghiệp cảm, vô minh của chúng sanh tức là hoạch định con đường tu tập từ nhân đến quả của các Đức Như Lai.
II. Khái quát về Đức Phật Dược Sư
1) Định nghĩa: Dược Sư tiếng Phạn là Bhaisajyaguru (Bhaisayaguru), gọi đầy đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, còn có danh hiệu là Đại y Vương Phật, Y Vương Thiện Thệ. Ngài là giáo chủ của nước Tịnh Lưu Ly ở Phương Đông, phát ra 12 thệ nguyện cứu chữa bệnh tật cho chúng sanh, chẩn trị căn bệnh vô minh.
Qua phần định nghĩa, chúng ta có thể tìm hiểu chính xác hơn về Đức Phật Dược Sư qua 12 thệ nguyện.
2) Lược giản 12 thệ nguyện của Đức Dược Sư Lưu Ly
+ Nguyện thứ nhất : Nguyện thân ta và hết thảy các loài hữu tình có hào quang rực rỡ.
+ Nguyện thứ hai : Nguyện có quang minh rộng lớn, uy đức vời vợi để khai nguồn thông suốt cho tất cả chúng sanh.
+ Nguyện thứ ba : Nguyện cho chúng sanh không thiếu thốn, tùy theo lòng mong cầu mà được toại nguyện.
+ Nguyện thứ tư : Nguyện cầu hết thảy chúng sanh đều tu theo Đại Thừa liễu nghĩa.
+ Nguyện thứ năm : Nguyện cho tất cả chúng sanh tu hành Phạm hạnh thanh tịnh, giữ gìn đầy đủ “tam tụ Tịnh giới”.
+ Nguyện thứ sáu : nguyện hết thảy chúng sanh đầy đủ thiện căn, trang nghiêm sáng suốt.
+ Nguyện thứ bảy : Nguyện cho tất cả chúng sanh thân tâm thường an lạc, chứng quả vô sanh.
+ Nguyện thứ tám : Nguyện được chuyển nữ thành nam đủ tướng trượng phu, tu chứng đạo vô thượng.
+ Nguyện thứ chín : Nguyện cho các loài hữu tình được giải thoát mọi ràng buộc của thiên ma ngoại đạo, tà kiến, ác kiến, dẫn dắt thu nhiếp họ trở về chánh kiến.
+ Nguyện thứ mười : Nguyện cho chúng sanh giải thoát các tai nạn bất thường, giặc cướp lấn hiếp của ác ma.
+ Nguyện thứ mười một : Nguyện cho chúng sanh bị đói khát được ăn uống ngon lành và no đủ – sau đó Đức Phật ban cho “Pháp vị” để dựng nên quả đức an vui.
+ Nguyện thứ mười hai : Nguyện hết thảy chúng sanh bị nghèo cùng khốn đốn đều được đầy đủ đồ dùng qúy báu trang nghiêm, “Sở nguyện tùy tâm, sở cầu như ý”.
Để nhận thức tường tận về Đức Phật Dược Sư trên bình diện tâm linh cũng như củng cố niềm tin đúng với chánh lý, chúng ta sẽ từng bước tìm hiểu qua các phần như sau.
III. Tín ngưỡng đạo lý
1) Tin vào công năng cứu độ qua đại nguyện của Phật Dược Sư
Như trên đã trình bày 12 Đại nguyện của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai khiến cho tất cả các loài hữu tình cầu gì cũng được. Bởi vì, 12 thệ nguyện là biểu thị cho công năng thực hành hạnh cứu khổ, hàm nhiếp cả Tứ vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỉ, Xả), của chư Phật, Bồ Tát. Nếu nói về Thần lực hành đạo thì Đức Phật Dược Sư cũng có thể hóa thân làm Bồ Tát để cứu độ chúng sanh thoát khỏi mọi tai ách. Đặc biệt, Ngài chữa trị các loại bệnh tâm lý. Có người khi gặp tai nạn hay bệnh chứng khó qua khỏi cơn nguy biến liền niệm danh hiệu “Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”, hay đứng chấp tay nhớ tưởng hình tượng của Ngài thì sẽ được hóa giải.
Từ đó, nếu chúng ta tu tập 12 hạnh nguyện trong đi, đứng, nằm, ngồi mỗi mỗi đều nhất tâm, tất nhiên sẽ cảm nhận một cách vi diệu trong từng ý niệm trong sáng của tâm thức. Và từng ý niệm trong sáng đó tác động đưa cơ thể vượt qua mọi bệnh tật. Ngày nay, khoa học đã công nhận “Nhân điện” là một phương thức trị bệnh. Họ có thể nhận “Thiên khí” vào cơ thể con người, sau đó kết hợp năng lượng sẵn có để có thể chẩn trị tất cả mọi chứng bệnh. Thế nên, chúng ta là đệ tử Phật sao không dùng pháp môn niệm Phật để điều hòa hơi thở và tự chữa trị bệnh cho tự thân. Đối với những hành giả tu tập, trên lộ trình chứng đắc đạo quả như Phật, tất nhiên phải cần thể nhập một cách hoàn hảo về 12 hạnh nguyện của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Vì Ngài là biểu thị cho chân lý và nhân cách hoàn mỹ, là bậc giác ngộ thành tựu Phật quả làm giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly
Đông phương Giáo chủ Đại Y Vương
Tiêu Tai Diên Thọ bảo an khương
Dược Sư Hải hội Dược Vương Thượng
Thất Phật Như Lai phương hộ trì. [1]
Ngày nay, cứ mỗi độ xuân về, trăm hoa khoe sắc sau 3 ngày Tết Nguyên Đán, Lễ Hội Dược Sư được tổ chức thường niên. Theo truyền thống Phật Giáo, vào ngày mồng 8 đầu năm, các chùa thường “khai đàn Dược Sư” hay còn gọi là “Lễ Cầu An”. Hàng xuất gia cũng như tại gia chuyên tâm trì chú để cầu nguyện “thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc”. Đặc biệt, gồm có 49 ngọn đèn thắp lên tượng trưng cho ánh sáng và trí tuệ, đó là ánh sáng mầu nhiệm của Đức Phật Dược Sư và chư Phật mười phương soi sáng đến cho nhân loại.
Đức Phật Thích Ca dạy : “Ở phương Đông có một thế giới đặc biệt, đời sống an lạc và hạnh phúc tương đương với thế giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà ở phương Tây : – “Này Mạn Thù Thất Lợi! … Trong khi tu Bồ Tát đạo ngài đã phát ra 12 đại nguyện làm cho tất cả chúng sanh có chỗ sở cầu đều toại nguyện”. Thế nên :
“Lòng từ tế độ khắp tam thiên
Trăm ngàn ức kiếp Đại Y Vương
Thường đem mắt tuệ soi phàm tục
Chúng sanh mong cầu thảy hiện tiền”. [1]
Mười hai thệ nguyện của Đức Phật Dược Sư có mãnh lực rất lớn. Bất luận người xuất gia học đạo hay cư sĩ tại gia, nếu tu tập, trì tụng kinh Dược Sư nhớ nghĩ hình tượng hoặc niệm danh hiệu của Ngài đều có thể vượt qua tất cả nguy hiểm, như bị giam cầm lao ngục được an vui tự tại. Hoặc thờ tượng Đức Phật Dược Sư hàng ngày chiêm ngưỡng, lễ bái thì được thân tướng đẹp đẽ, trang nghiêm, trí tuệ sáng suốt. Đặc biệt, tại làng Hồng, Hòa Thượng chủ giảng : “Đối với hàng xuất gia trong lúc tu tập, nếu bị sai lạc thì Ngài gia hộ cho chúng ta tu hành chơn chánh không bị tà ma ngoại đạo quấy nhiễu. Hoặc đối với những người phạm giới phá trai, nếu chí thành cầu nguyện Đức Phật Dược Sư thì sẽ được khôi phục lại giới thể, phát huy những hạnh lành, tu hành tinh tấn chứng được đạo vô thượng Bồ Đề”. Cho nên trong kinh Dược Sư có bài kệ :
Hạnh nguyện của Phật khó nghĩ bàn
Đưa hết chúng sinh lên cõi tịnh;
Muốn lên phải tụng và phải tu
Bỏ hẳn đường tà, theo đường chính
[Tuệ Nhuận]
Vậy, hạnh nguyện là món ăn tinh thần của mỗi hành giả, bởi vì chúng ta thường quan niệm “sống phải có ý nghĩa, tu phải có hạnh nguyện”. Điều đó chứng tỏ trong việc mong cầu hạnh phúc, an vui người Phật tử không thể thiếu hiểu biết, niềm tin và hạnh nguyện cũng như những gì thuộc về tâm linh. Phật giáo vẫn thừa nhận người tu hành chân chánh sẽ được Thiên Long Bát Bộ, Hộ Pháp thiện thần hộ niệm, nhưng muốn thành Phật thì phải áp dụng 12 hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư trong đời sống tự thân. Những công đức hành trì đó có thể tự trị các bệnh tật.
2) Công đức đọc tụng và trì chú Dược Sư :
Thần lực của Đức Dược Sư Như Lai sẽ giữ gìn che chở cho hành giả (người tu theo bản nguyện của Phật Dược Sư) và được sự bảo hộ của 12 đại tướng :
(1) Cung – Tỳ – La Đại Tướng, (2) Phạt chiếc – La Đại tướng, (3) Mê – Súy – La Đại tướng, (4) An Để – La Đại tướng, (5) Át – Nễ – La Đại tường, (6) San – Để – La Đại tướng, (7) Nhơn Đạt La Đại tướng, (8) Ba – Di – La Đại tướng, (9) Ma – Hổ – La Đại tướng, (10) Chơn – Đạt – La Đại tướng, (11) Chiêu Đỗ La Đại tướng, (12) Tỳ Yết La Đại tướng.
Trong cuộc sống bình nhựt của người xuất gia cũng như tại gia, nếp sống tâm linh ảnh hưởng rất lớn đối với tự tâm của mỗi người. Nếu hằng ngày chúng ta trì niệm, đọc tụng hoặc xưng danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì sẽ được ứng nghiệm ngay trong hiện tại. Đặc biệt “Chú Dược Sư” mang một ý nghĩa rất quan trọng khi chúng ta hành trì, vì chẳng những vượt qua mọi khổ ách, mà sau khi mạng chung còn được sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly, dần dần tu chứng đến đạo qủa Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh giác.
Duyên khởi của thần chú Dược Sư, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy cho Mạn Thù Sư Lợi Bồ Tát trong Kinh Dược Sư Bổn Nguyện công Đức trang 74 : “Này Mạn Thù Thất Lợi! Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai kia khi chưa chứng được đạo Bồ Đề, do sức bổn nguyện mà Ngài quan sát biết chúng hữu tình, gặp phải các thứ bệnh khổ như da vàng, gầy ốm, cảm nhiệt thương hàn”… Vì muốn những bệnh khổ ấy được tiêu trừ và lòng mong cầu an lạc của chúng hữu tình được mãn nguyện, nên Ngài liền nhập định tên là “Định diệt trừ tất cả khổ não cho chúng sanh”. Khi Ngài nhập định, từ trong nhục kế phóng ra luồng ánh sáng lớn, trong luồng ánh sáng ấy nói chú Đại Đà La Ni :
“Nam mô bạc già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu ly bác lặc bà, hắc ra xà giả. Đát tha yết đa gia, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột Đà gia, dát điệt tha, Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tammột yết đế tóa ha!!”
Phạn Âm :“Namo bhagavate bhaisajya guơu vaidurya prabharajaya tuthàgtàya asahate Samyak Sambuddhaya tacljathà : Om bhaisajye bhaisajya Samudgate Svàhà!!”[1]
Như vậy, công đức đọc tụng, hành trì chú Dược Sư rất vi diệu. Chúng ta có thể gặt hái những thành qủa tốt đẹp ngay trong hiện tại. Bời vì, đó là, những âm thanh của Chư Phật nói ra có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp điệu rung chuyển của làn sóng quang minh trong tâm thức chúng sanh. Từ đó, niềm tin được vững chắc, chí nguyện được viên mãn, chính là nhờ công đức bất khả tư nghì của bản nguyện Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Nhất là lúc lâm chung chỉ cần nghe danh hiệu của Ngài liền có tám vị Đại Bồ Tát có sức thần thông đến chỉ lối đưa đường sang thế giới Cực Lạc, hoa báu trang nghiêm.
3) Ảnh hưởng cuộc sống tinh thần tín ngưỡng
Phàm là con người ai cũng muốn sống một cuộc đời hạnh phúc an lành, cho dù là ít học hay là người trí thức. Nhưng đường đời đã có thuận ắt phải có nghịch. Những vấn đề cuộc sống khi không giải quyết được chắc chắn họ sẽ tìm đến tôn giáo. Điều đó có nghĩa là trong cuộc sống, vấn đề tín ngưỡng ảnh hưởng rất lớn đối với tinh thần của mỗi người. Song thực tập 12 hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư có lợi ích gì?
Dĩ nhiên, trong thời đại ngày nay đối với người xuất gia hay cư sĩ ít có ai thực hành hay phát nguyện điều gì gọi là “theo dấu chân xưa” của Đức Phật Dược Sư. Vì sao ? Đa phần, niềm tin bị hạn chế bởi những người đặt nặng vấn đề vật chất lên trên đời sống tinh thần. Vì thế, mặc dù hàng ngày có trì niệm đọc tụng kinh Dược sư nhưng hiệu quả rất thấp, đó là vì họ không thành tâm thành ý. Mỗi hạnh nguyện có một công năng đặc thù, nếu trong đời này, bất cứ hành giả nào khi có tín tâm rồi nên phát nguyện sanh về cõi Tịnh Lưu Ly của Đức Phật Dược Sư. Sự phát nguyện này, đòi hỏi hành giả ứng dụng 12 lời nguyện vào cuộc sống để phát huy công đức lành của tự tâm, đưa tâm mình thể nhập chân lý tuyệt đối. Chẳng hạn chuyện cách đây 10 năm : “Có một gia đình giàu có, nguồn gốc Tổ tiên vì theo truyền thống Phật Giáo nhiều đời nên rất mộ đạo. Họ chỉ có một người con trai độc nhất, bất hạnh thay! người con trai ấy chỉ biết theo những bạn bè xấu ăn chơi, sa đọa, vào tù ra khám. Những hành động như vậy khiến cha mẹ buồn rầu, khổ não. Vì thế, người mẹ hàng ngày thường đến chùa cầu nguyện. Được Quý thầy hướng dẫn nên cô thờ đức Phật Dược Sư, mỗi đêm quỳ trước hình tượng của Ngài niệm danh hiệu hoặc trì tụng kinh Dược Sư… Vi diệu thay ! Sau một thời gian thành tâm cầu nguyện như vậy, dần dần chuyển hóa được tâm tánh của cậu con trai…”
Qua câu chuyện trên, từ niềm tin tín ngưỡng tác động đến hiện thực cuộc đời qua 12 hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư. Thực sự nó ảnh hưởng rất sâu sắc, quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người đệ tử Phật. Những hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư được ví như là những phương thuốc đặc trị những tâm bệnh của chúng sanh.
Như vậy, đối với hàng xuất gia và tại gia trong cuộc sống hiện thực, không thể không thực hành những hạnh nguyện của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Hạnh nguyện độ sanh của Đức Dược Sư với bao năng lực huyền bí để tế khổ bảo an, như chiếc thuyền “Từ” luôn sẵn lòng “vị tha vô ngã” để chuyên chở bao chúng sanh từ bể khổ lầm than đến bờ giác ngộ, giải thoát.
Đó là chân giá trị bất hũ, bởi vì sự hành trì hiện tại vẫn mang lại hữu ích lớn lao cho hành giả tu tập “bản nguyện công đức của Đức Dược Sư Quang Như Lai”.
Như vậy, hy vọng rằng với nhận thức trên, có thể góp phần xây dựng niềm tin về hành nguyện độ sanh của Đức Dược Sư Như Lai.
IV. Giá trị biểu trưng và hiện thực
Theo Phật Giáo, lộ trình thể nhập cõi đạo có nhiều phương tiện, trong đó có giáo pháp dựa trên cơ sở khai quyền, hiển thật (mở phương tiện để hiển bày thật tướng), hoặc từ thật tướng mở ra phương tiện (quyền). Do đó,ngoài góc độ tín ngưỡng, siêu hình, Triết học Phật giáo bao giờ cũng đặt giá trị biểu trưng và hiện thực để giúp người Phật tử trở về với cội nguồn tuệ giác chính mình. Thế thì, hình ảnh biểu trưng cũng như giá trị hiện thực về Đức Phật Dược Sư có ý nghĩa như thế nào ?
1) Hình ảnh biểu trưng
Như chúng ta đã biết, chân dung Đức Phật Dược Sư được tín ngưỡng xưa nay là hình tượng có tóc xoắn ốc, tay trái cầm bình thuốc (còn gọi là ngọc qúy), tay phải kiết ấn thí vô úy. Hai bên có 2 vị Bồ tát làm thị giả Đức Phật, như bên trái là Bồ tát Nhật Quang, bên phải là Bồ tát Nguyệt Quang. Đây là hình ảnh được gọi là Dược Sư tam tôn.
Về hình tượng tóc xoắn ốc là một trong những tướng tốt của Đức Phật. Tay cầm bình thuốc (hoặc cầm ngọc qúi) là biểu thị cho ý nghĩa – Đức Phật Dược Sư có vô lượng công đức, báu vật và diệu pháp mầu nhiệm để giúp Hành giả tu tập, chuyển hóa tự thân. Điều đặc biệt ở đây là tay phải Ngài kiết ấn vô úy. Vô úy chính là không sợ hãi. Hình ảnh kiết ấn của Đức Phật Dược Sư với mục đích giúp Phật tử tự tin để thiết lập sự bình yên cho thân và tâm.
Hai vị Bồ tát đứng hầu Đức Như Lai Dược Sư là biểu trưng cho căn bản trí (nhật Quang Biến Chiếu) và hậu đắc trí (Nguyệt Quang Biến chiếu). Điều đó, xác định mọi phương tiện mà Ngài vận dụng đều phát xuất từ hai Trí này. Hơn nữa, Lưu Ly là chỉ cho một trong bảy báu vật, đó là loại đá quý màu xanh. Màu xanh là biểu thị từ bi và sự sống. Hình ảnh Đức Phật trụ Phương Đông là biểu trưng nơi có nguồn sống vô tận. Thế nên, Đức Phật Dược Sư là tổng thể, bao hàm mọi hình ảnh, có tác dụng khai phóng tâm thức hành giả. Từ ý nghĩa trên, có thể khẳng định rằng, mọi chúng ta là một Đức Phật Dược Sư, nếu phát huy tận cùng công đức, trí tuệ và diệu pháp nhiệm mầu của Bản tâm. Thế nhưng, muốn đạt được, chúng ta phải ứng dụng 12 đại nguyện Đức Dược Sư vào đời sống tự thân, thì chắc chắn những đức tính cao qúy đó sẽ được thành tựu.
2) Giá trị hiện thực :
Cũng như Phật A Di Đà, Đức Dược Sư Như Lai đã trang nghiêm tự thân và cõi nước của Ngài bằng 12 đại nguyện. Từ khi phát tâm, lập nguyện cho đến ngày thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là cả quá trình hành đạo Bồ Tát. Đây là kết quả của sự nỗ lực, tinh tấn không ngừng trong việc tu tập, ban vui cứu khổ chúng sanh nhiều đời.
Ở đây, dựa trên 12 đại nguyện, chúng ta thấy Đức Phật Dược Sư đã xây dựng mô hình tịnh độ, trong đó lấy chúng sanh làm trung tâm để hoàn thiện. Do đó, nội dung mỗi lời nguyện đều nói lên mục đích là giải phóng khổ đau cho tất cả chúng sanh. Chúng sanh là đối tượng để Bồ tát thực hiện viên mãn về hạnh nguyện. Hơn nữa, theo quan niệm của Phật giáo, sự thành tựu mỗi vị Phật, ngoài yếu tố hạnh nguyện, mục đích, bước tiếp theo còn phải cụ thể hóa bằng hành động. Chính hành động lợi mình lợi người mới là điều kiện căn bản để trang nghiêm cho báo thân Phật (chánh báo) và cõi nước (y báo) đạt đến hoàn bị. Và khi còn ở lộ trình tu nhân, Đức Phật Dược Sư đã thể hiện được điều đó, nên cảnh giới tịnh độ của Ngài là một mô hình lý tưởng cho Phật tử chúng ta hướng về noi gương, tu học.
Trên cơ sở này, sự tôn kính, lễ bái đi đôi với việc thực hành 12 đại nguyện sẽ giúp chúng ta xây dựng cõi nước trang nghiêm, thanh tịnh như Ngài. Điều đó hành giả phải hoàn thiện trên hai mặt, nghiêm tịnh tự thân và cõi nước. Về tự thân, chúng ta cần giữ gìn tịnh giới, thực tập thiền định, phát huy trí huệ vô lậu để chuyển hóa những ý niệm tham muốn, hờn giận, si mê, ích kỷ, ghen ghét, chấp ngã, pháp v.v… trở về tự tánh sáng suốt, bình đẳng, thanh tịnh. Sự chuyển hóa đó cần phải thực hiện với tâm vô trú, vô hành. Đây cũng là cách kiến tạo thế giới tịnh độ nơi lòng mình.
Song song với việc hoàn thiện tự thân, hành giả còn phải tu tập hạnh Bồ tát trên cơ sở mười hai đại nguyện, tức lấy chúng sanh làm đối tượng, hướng dẫn họ đạt đến an lạc và giải thoát; làm được điều này cũng có nghĩa là kết duyên quyến thuộc với chúng sanh, cùng sống chan hòa trong ánh đạo, biến cõi ta bà thành nước Phật.
Ngày nay, trên thế giới, có những quan niệm, khuynh hướng và hành động đẩy nhân loại đến vực thẳm tương tàn, tương sát, nhất là nạn chiến tranh, khủng bố, thù hận, bệnh tật đang hoành hành. Là người Phật tử, tại sao chúng ta không đem mười hai đại nguyện của Đức Phật Dược Sư, ứng dụng cho đời sống tự thân và mọi người, mọi thành phần xã hội, giúp họ một hướng đi đích thực trong việc phục vụ nhân sinh. Đây là hành động tích cực, nhằm xây dựng cõi nhân gian trở thành cảnh giới Tịnh độ đầy đủ chánh báo và y báo trang nghiêm. Nếu làm được điều đó, mỗi người Phật tử sẽ là một thành viên tích cực trong công tác kiến tạo nền hòa bình, tự do và thịnh vượng cho thế giới.
C. KẾT LUẬN
Đức Phật Dược Sư là vị Đạo sư đầy đủ diệu pháp, diệu dược, có khả năng hóa giải mọi khổ đau chúng sanh. Qua mười hai hạnh nguyện cũng như sự thành tựu viên mãn về sự kiến tạo Tịnh độ của Ngài đã cho chúng ta nhiều bài học thực tiễn trong con đường tu tập và hành đạo Bồ Tát.
Từ thành quả và những năng lực siêu việt của Ngài, nên không những Phật giáo đồ Việt Nam, mà Phật giáo các nước Châu Á đều luôn tôn kính và ngưỡng vọng.
Sự sùng tín bằng niềm tin có thể đem lại một kết qủa nào đó nhất định, nhưng nếu coi đây là điều kiện tuyệt đối, sẽ dẫn đến xem Đức Phật Dược Sư là vị thần linh.
Song căn cứ trên tính biểu trưng và giá trị hiện thực, Phật tử chúng ta cần nên nhận thức Đức Phật Dược Sư là vị thầy có vô số diệu pháp, giúp tự thân chúng sanh chuyển hóa khổ đau thành an lạc, giải thoát, biến cõi Trần gian thành Tịnh độ huy hoàng, hơn là chỉ biết cầu nguyện, van xin…
Con đường dẫn đến an lạc và hạnh phúc cho tự thân và muôn loài đang nằm trong tầm tay mọi người, nếu chịu quay về sống với đạo lý từ bi, trí tuệ và mười hai hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư./.
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
TỔ SƯ BỒ ĐỀ ĐẠT MA
(Bodhidharma)
Thích An Hải
1. Tiểu sử
Nếu tính từ Tổ Sư Maha Ca Diếp đời thứ nhất truyền xuống Ấn Độ, Bồ Đề Đạt Ma là vị tổ thứ 28, sang Trung Hoa, ngài là vị tổ thứ nhất Thiền Tông, ngài xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XI, khoảng 1000 năm sau Phật Niết bàn.
Ngài là người của nước Quốc Hương, thuộc Nam Thiên Trúc (De-Khan), Ấn Độ, con thứ ba của vua Hương Chí dòng Sát Đế Lợi, thuở nhỏ ngài có ý chí siêu việt và đặc tài hùng biện.
Nhân khi vua Hương Chí thỉnh tổ thứ 27 là Bát Nhã Đa La vào hoàng cung cúng dường. Trong số phẩm vật có viên bảo châu, Tổ hỏi ba vị hoàng tử:
-Trên đời này còn có vật gì quí bằng hạt châu này chăng?-Vương tử Nguyệt Tịnh Đa La, và con thứ của vua là Công Đức Đa La đều đồng ý cho rằng: “Hạt châu ấy quí giá cùng tột, không phải trong nhà vua thì khó có được”. -Bồ Đề Đa La thưa: “Châu này của thế gian chưa đủ làm cao hơn hết, nếu so vơí Pháp bảo, nó chỉ cứu nghèo đói, không cứu được khổ sinh tử. Aùnh sáng trí tuệ hơn hẳn ánh sáng bảo châu, vì có trí tuệ người ta mới nhận ra quí báu của châu. Trong các thứ trong sạch chỉ có tâm trong sạch là hơn hết, như tâm tổ sư trong sạch sáng tỏ báu kia liền hiện. Những ai có đạo đức thì tâm cũng quí báu như thế.”
Tổ Sư khen ngợi tài biện luận của Bồ Đề Đa La và hỏi tiếp:
-Trong các vật, vật gì không tướng?
-Trong các vật, chẳng khởi là không tướng.
-Trong các vật, vật gì là tối cao?
-Trong các vật, nhơn ngã là tối cao
-Trong các vật, vật gì tối đại?
-Trong các vật, pháp tánh là tối đại.
Tổ vui lòng biết đại pháp sẽ có người xứng đáng nối dõi truyền bá lợi ích chúng sinh. Một hôm vua Hương Chí hỏi tổ:-“Tôi thấy các thầy đều tụng kinh, tại sao Tôn Giả không tụng?”-Tổ đáp:-“Tôi thở ra chẳng tiếp các duyên, hít vào không ở trong ấm giới, thường tụng kinh này trăm ngàn muôn ức quyển.”
Vua Hương Chí băng hà hoàng cung đều vang lên tiếng khóc, duy có Bồ Đề Đa La điềm tỉnh, ngồi nhập định chỗ hoàn linh cửu cha suốt bảy ngày. An táng nhà vua xong, Bồ Đề Đa La, xin phép mẹ và hai anh đi xuất gia. Thấy cơ duyên thuần thục, Tổ Bát Nhã độ ngài cho làm đệ tử, thỉnh chư tăng làm lễ thế phát và truyền giới cụ túc, tổ bảo:
-Đối với các pháp con đã được thông suốt, nên đổi hiệu là Bồ Đề Đạt Ma. Từ đấy ngài được thân cận hầu hạ bên thầy.
Bodhidharma :Bồ Đề là đạo chính giác: Đạo thông suốt, giác là ngộ chân chính, giác ngộ pháp tính. Đạt Ma là pháp, qui tắc, quỹ trì. Qui tắc là khuôn mẫu, phép tắc; quỹ trì là duy trì tư tưởng, nắm giữ ý tứ. Bồ Đề Đạt Ma, là nắm giữ phép tắc, ý tứ đạo giác ngộ của chư Phật.
Một hôm Tổ Bát Nhã Đa La gọi ngài đến truyền pháp yếu và phó chúc:
– Chánh pháp nhãn tạng của Đức Như Lai lần lược truyền trao, nay trao lại cho ngươi khéo truyền bá đừng cho đoạn dứt, nghe ta nói kệ:
Tâm địa sanh như chủng,
Nhơn sự phục sanh lý.
Quả mãn Bồ Đề viên.
Hoa khai thế giới khởi.
Dịch:
Đất tâm sanh các giống,
Nhơn sự lại sanh lý.
Quả đầy Bồ Đề tròn,
Hoa nở thế giới sanh.
Khi lãnh thụ bài kệ nói pháp và y bát, ngài Bồ Đề Đạt Ma trở thành vị tổ thứ 28 Thiền Tông, một pháp tử chân truyền, Tổ Bát nhã dặn dò:
-Con tạm giáo hóa ở nước này, sau sang Trung Hoa, mới là duyên lớn. Song đợi ta diệt độ 60 năm sau sẽ đi. Nếu đi sớm, có điều không tốt.
Những việc kiết hung về sự giáo hoá ở Trung Hoa, ngài cầu xin tổ chỉ dạy, Tổ dùng những lời sấm ký tiên đoán, xong rồi hiện các thứ thần biến thị tịch. Ngài và các đệ tử quyến thuộc làm lễ trà tỳ nhục thân sư phụ, lượm xá lợi, xây tháp cúng dường.
Vâng lời tổ dạy, ngài ở tại nước nhà giáo hoá chúng sinh, vị huynh đệ với ngài là Phật Đại Tiên cùng chung sức với việc hoằng pháp độ sinh. Người ta nói: “Hai ngài là hai vị hoạt Phật mở cửa cam lồ tấm mát thế gian nhiệt não!”
Vua Nguyệt Tịnh băng, con vua là thái tử Dị Kiến nối ngôi, không bao lâu sau vua lại tin theo ngoại đạo bài bác Phật giáo. Ngài cho đệ tử là Ba La Đề đến cung vua nhiếp hóa. Sau khi trở về phật giáo, vua Dị Kiến mới biết Ba La Đề là đệ tử của chú mình. Nhà vua cho người thỉnh ngài về hoàng cung giáo hóa một thời gian; thấy cơ duyên sang Trung Hoa đã đến, ngài đem lời huyền ký của Tổ Bát nhã Đa La thuật lại cho vua biết. Vua không thể can ngăn, đành sắm một chiếc thuyền buôn cho thủy thủ đưa ngài vượt biển sang Trung Hoa; vua và quần thần, đệ tử tiển đưa ngài đến cửa biển: ngài ở trên thuyền gần ngót ba năm, thuyền mới cặp bến Quảng Châu, nhằm đời Lương, niên hiệu phổ thông năm thứ nhất (520 sauTC),ngày 21/09 năm canh tý, quan Thứ Sử tỉnh này ra đón tiếp ngài, dâng sớ về triều tâu lên Lương Vũ Đế, vua được sớ sai sứ lãnh chiếu chỉ thỉnh ngài về Kim Lăng ( kinh đô nhà Lương) cúng dường, vua Vũ Đế hỏi:
-Trẩm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng rất nhiều, vậy có công đức gì không? Sư đáp: “đều không có công đức, tại sao ? Bởi vì những việc vua làm là nhân hữu lậu, chỉ có tiểu quả trong vòng Nhân – thiên như ảnh tuỳ hình, tuy có phúc đức nhưng không phải thật.” Vua hỏi:
-Thế nào là công đức chân thật?-Sư đáp: Trí thanh tịnh tròn mầu, thể tự không lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc xây chùa, chép kinh, độ tăng cầu được. – Vua hỏi
-Thế nào là Thánh Đế Đệ Nhất Nghĩa? – Sư đáp:
-Một khi đã tỉnh rõ, thông suốt rồi, không có chi gọi là Thánh
( Quách Nhiên Vô Thánh).
-Ai đang đối diện với trẩm đây?
-Tôi không biết.
Vua Võ Đế không lãnh ngộ được, lòng không vui, lui về nghỉ, sư biết tâm vua không kết hợp pháp mình, vì vậy đến ngày 19/10 năm ấy, sư qua Giang Bắc, đến 23 tháng 11, sư sang Lạc Dương. Đến đời Hậu Ngụy, vua Hiếu Minh, năm Thái Hòa thứ 10, sư lên Tung Sơn, vào chùa Thiếu Lâm, ngồi ngó vách, trọn ngày làm thinh. Người đời không hiểu gì cả, gọi sư là “Bích Quán Bà La Môn”, nghĩa là ông Bà La Môn ngó vách.
Về sau vua Lương Võ Đế được Chí Công Hòa thượng, một cao tăng đắc đạo, cho biết Bồ Đề Đạt Ma là Quán Âm Đại Sĩ truyền tâm ấn Phật, lời thầy nói là chân lý, vua Vũ Đế cho sứ đến chùa Thiếu Lâm thỉnh cầu, thì Tổ Sư Đạt Ma đã nhập thất. Mẫu đối thoại kỳ đặc trên được Đức Lục Tổ quyết Nghi cho Vi Thứ Sử, Pháp Bửu Đàn Kinh, phẩm III như sau: “….cất chùa, chép kinh, độ tăng bằng cách đãi chay làm phước là phước đức, công đức phải thấy trong bản tánh mình. Phước đức và công đức khác nhau”, rõ là vua Lương Vũ Đế không am tường phật lý.
Có vị tăng tên Thần Quang, học thông các kinh sách, giỏi lý diệu huyền, nghe danh ngài tìm đến yết kiến. Thần Quang đã đủ lễ nghi mà ngài vẫn ngồi im lặng ngó vào vách. Quang nghĩ: “Người xưa xả thân cầu đạo, nay ta chưa được một trong muôn phần của các ngài”. Hôm ấy nhằm tiết mùa đông ( mùng 9 tháng chạp), ban đêm tuyết rơi lả tả, Thần Quang vẫn đứng yên ngoài trời chấp tay hướng về ngài. Đến sáng tuyết ngập lên khỏi đầu gối, gương mặt Thần Quang vẫn thản nhiên. Ngài thương tình xoay ra hỏi:
– Ông đứng suốt đêm trong tuyết, ý muốn cầu việc gì ?
Thần Quang thưa:
– Cúi mong Hoà thượng từ bi mở cửa cam lồ rộng độ chúng sinh.
– Diệu đạo của chư Phật, dù nhiều kiếp tinh tấn, hay làm được việc khó làm, nhẫn được việc khó nhẫn, còn không thể đến thay, huống là dùng chút công nhỏ này cầu làm sao được pháp chân thừa ?
– Thần Quang nghe sư quở, tự lấy dao bén chặt đứt cánh tay trái, để tỏ lòng thành khẩn cầu đạo, Tổ sư biết đây là pháp khí (một khí dụng tốt để truyền bá chánh pháp) nên nói:
– Chư Phật ban sơ phát tâm cầu đạo dám bỏ thân, ông nay chặt tay trước mặt tôi, vậy ông muốn cầu gì ?
– Pháp ấn của Chư Phật con có thể được nghe chăng?
– Pháp ấn của Chư Phật không thể từ người khác mà được.
– Tâm con chưa an, xin thầy dạy pháp an tâm.
– Ngươi đem tâm ra đây ta an cho.
– Con tìm tâm không thể được.
– Ta đã an tâm cho ngươi rồi.
– Thần Quang nhơn đây được giác ngộ, ngài đổi tên Thần Quang là Huệ Khả. Từ đây kẻ tăng người tục đua nhau yết kiến ngài, tiếng tâm vang dậy. Vua Hiếu Minh Đế nước Ngụy sai sứ ba phen cầu thỉnh, ngài đều từ chối. Nhà vua càng kính trọng, sai sứ đem lễ vật cúng dường: Một cây tích trượng, hai y kim tuyến, một bình bát,…..thấy vua có lòng thành ngài phải nhận. Ngài mở cửa phương tiện nói pháp để giáo hóa môn đồ, người người cảm mến qui y Tam Bảo.
Chín năm trôi qua, kể từ khi đến Trung Quốc, sư có ý muốn hồi hương, nên gọi các đệ tử đến nói:
– “Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình.
Đạo phó ra bạch:
-“Theo chỗ thấy của con, muốn thấy đạo, phải chẳng chấp văn tự, cũng chẳng lìa văn tự.
Sư đáp:
– Ông được lớp da của tôi rồi.
Tổng Trì Ni nói:
– “Chỗ giải của con, như Tổ A-Nan mừng vui thấy nước Phật A Súc Bất động được một lần, sau không còn thấy lại nữa. – Sư nói: – Bà được phần thịt của ta!
Đạo Dục thưa:
– Bốn đại vốn không, năm uẩn chẳng phải thật có, chỗ của con không một pháp nào khá được.
Sư nói:
– Ông được bộ xương của tôi rồi !
Sau cùng, tới phiên Huệ Khả, Huệ Khả lễ bái sư rồi đứng im lặng ngay tại chỗ, không bạch, nói gì cả. Sư bảo:
– Ông được phần tuỷ của tôi.
Ngài gọi Huệ Khả đến dặn dò:
– Xưa Như Lai trao “chánh pháp nhãn tạng” cho ngài Ca Diếp, từ đó Chánh pháp được liên tục truyền đến ta. Ta nay trao lại cho ông, ông khá nắm giữ, luôn với áo cà sa để làm vật tin. Mỗi thứ tiêu biểu cho một việc ông nên khá biết.- Huệ Khả bạch:
– Xin thầy từ bi chỉ bảo mọi việc.
Tổ bảo:
– Trong truyền tâm ấn để khế hợp chỗ tâm chứng, ngoài trao cà sa để định tông chỉ. Đời sau có người cạnh tranh nghi ngờ, họ nói: “Ta người Ấn, ông là người Hoa, căn cứ vào đâu mà được pháp, lấy gì để minh chứng?”Ông gìn giữ pháp y này đem ra làm biểu tín, thì sự giáo hoá không bị trở ngại. Hai trăm năm sau ta diệt độ, y bát dừng không truyền, vì lúc đó Phật pháp thạnh đấu tranh, người hiểu đạo nói lý rất nhiều, người hành đạo và thông lý rất ít. Tuy nhiên người thầm thông lặng chứng cũng có, vậy ông nên cố xiển dương đạo pháp, đừng khinh người chưa ngộ. Hãy nghe ta nói kệ:
Ngô bổn lai tư thổ
Truyền pháp cứu mê tình
Nhất hoa khai ngũ diệp
Kết quả tự nhiên thành
Nghĩa:
Ta sang đến cõi này
Truyền pháp cứu mê tình
Một hoa nở năm cánh
Nụ trái tự nhiên thành
Sư lại nói thêm: “Ta có bộ kinh Lăng Già 4 cuốn, nay cũng giao luôn cho ông, đó là đường vào tâm giới, giúp chúng sinh mở được kho tri kiến của Phật. Ta từ Nam Ấn đến phương đông này, thấy Xích Huyện Thần Châu (Trung Quốc), có đại thừa khí tượng, nên vượt qua nhiều nơi, vì pháp tìm người. Nay được ông để truyền thọ y pháp, chí ta đã toại ! Nói xong, sư cùng đệ tử đến chùa Thiên Thánh, lưu lại ba hôm. Có người tên Thành Thái, tự Dương Huyễn Chi, sớm mộ phương tu thành phật đến hỏi:
– Nghe sư bên Tây Thiên, thừa tiếp pháp Ấn làm tổ, vậy xin dạy cho con biết đường đưa đến tổ vị như thế nào ?
Sư đáp:- Sáng tỏ Phật tâm, nói làm phù hợp đó gọi là tổ.
– Ngoài ra còn gì không ?
– Nên sáng tâm người, biết rành kim cổ, chẳng chán có không, đối đáp chẳng nắm, chẳng hiền, chẳng ngu, không mê không ngộ; giải được như thế đáng xưng là tổ.
Thành Thái lại hỏi:- Đệ tử thành tâm quy y Tam bảo đã mấy năm rồi, nhưng trí tuệ còn mù mờ, chân lý chưa rõ. Cúi xin Sư từ bi khai mở đường tu cho gần với Phật tổ. Ngài vì ông nói kệ:
Diệc bất đổ ác nhi sanh hiềm
Diệc bất quán thiện nhi cần thố
Diệc bất xả trí nhi cận ngu
Diệc bất phao mê nhi tựu ngộ
Đạt đại đạo hề quá lượng
Thông phật tâm hề xuất độ
Bất dữ phàm thánh đồng triền
Siêu nhiên danh chi viết tổ.
Dịch nghĩa:
Cũng đừng thấy dữ mà sanh chê
Cũng đừng thấy lành mà ái mộ
Cũng đừng bỏ trí mà gần ngu
Cũng đừng vứt mê cầu ngộ
Được vậy thì:
Đến đại đạo to vô lượng
Thông phật tâm muốn cứu độ
Chẳng cùng phàm thánh sánh vai
Vượt trên đối đãi gọi đó là tổ
Thành Thái, nghe kệ nửa vui nửa xót bạch:
– Xin Sư ở lâu nơi thế gian để hoá độ chúng hữu tình.
Sư nói:- Ta sắp đi đây, không thể ở lâu; người đời căn tánh muôn sai, ta đã gặp nhiều hoạn nạn rồi.
Thành Thái:
– “Ai làm hại sư, xin cho biết, đệ tử nguyện trừ.”
Tổ nói:
– Ta đã đem bí mật của Phật ra truyền để lợi ích chúng sanh, nay hại người để mình an, làm sao có lý ấy đặng ?
– Sư chẳng nói thì lấy gì tiêu biểu cho sức thông biết khắp cùng của sư ?
Sư đọc một bài kệ sau đây có tính cách như một bài sấm:
Giang tra phân ngọc lãng
Quản cự khai kim toả
Ngũ khẩu tương cộng hành
Cữu thập vô bỉ ngã
Dịch:
Thuyền lướt, chia sóng ngọc
Đuốc nêu, mở khóa vàng
Năm miệng ta cùng khứ
Chín, mười hết ta, chàng.
Thành Thái không hiểu gì cả, chỉ gắn ghi vào lòng rồi tạ từ lui gót.
Bài sấm của sư đương thời không ai độ được, nhưng về sau có phần ứng nghiệm. Dưới thời nhà Ngụy kẻ anh tài chống lại Thiền môn rất nhiều, nào là Quan Thống Luật Sư, Lưu Chi Tam Tạng … thấy Sư lấy tâm làm trọng, các vị đã cùng Sư luận nghị mấy phen nhiệt liệt, trong khi ấy xa gần, sư đều cho nổi lên một trận huyền phong và đổ xuống một trận mưa pháp, chan hòa ban rảii khắp nơi, sự thành công vẻ vang này kích thích kẻ ác gia tâm làm thuốc độc hại sư.
Trên thực tế, sư đã bị thuốc 5 lần, đến lần thứ 6, thấy sứ mệnh hoằng hóa đã hoàn thành, công việc truyền pháp cũng đã có người, sư không tự cứu nữa, ngồi an nhiên thị tịch. Hôm ấy là ngày mùng 9 tháng 10 năm Bính Thìn, nhằm niên hiệu Đại Thông năm thứ 2, nhà Lương ( 529 TC), ( năm Thái Hòa thứ 19, đời Hiếu Minh Hậu Ngụy). Đến ngày 28 tháng chạp cùng năm, nhục thể của Sư được nhập tháp tại chùa Định Lâm, núi Hùng Nhĩ. Đúng như lời sấm của sư, câu “Ngũ khẩu tương cộng hành”, vì ghép chữ ngũ (五) trên chữ khẩu (口), thành chữ ngô (吾), câu này có nghĩa là “Ta sẽ đi”. Còn câu chót “Cửu thập vô bĩ ngã”. Sư nói trước ngày viên tịch: mồng 9 tháng 10.
Ba năm sau, Tống Vân qua nhà Ngụy, đi sứ Tây Vức về, gặp Sư Đạt Ma tại ngọn núi Thông Lãnh, thấy Sư tay cầm một chiếc dép, một mình đi mau như bay, Tống Vân hỏi:
– Sư đi đâu đó ?
Sư đáp: -Ta về Tây phương – Sư lại nói thêm
– Chủ của ông đã chán đời rồi.
Tống Vân sững sờ, từ giã ngài về phục mạng thì ra vua Minh Đế đã băng hà, Hiếu Trang Đế lên ngôi, ông đem việc ấy tâu lại, vua lệnh mở cửa tháp dở nấp quan tài ra, quả nhiên là quan tài không, chỉ còn một chiếc dép. Vua sắc đưa chiếc dép về thờ ở chùa Thiếu Lâm. Đến đời Đường niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 15, nhằm năm Đinh Mão (728, sau TC) môn đồ đòi chiếc dép về chùa Hoa Nghiêm, đến nay không biết còn mất ở đâu.
Vua phong ngài hiệu Viên Giác Thiền Sư, pháp hiệu Không Quán.
Theo truyền thuyết, Ngài vượt sông Dương Tử trên một lá lau, tích này về sau trở thành một chủ đề ưa thích của hội họa thiền.
Tác phẩm của ngài:
– Đạt Ma Hoà Thượng Tuyệt Quán luận
– Nam Thiên Trúc, Bồ Đề Đạt Ma Thiền Sư quán môn (Đại thừa pháp luận)
– Thiếu thất lục môn tập
– Thích Bồ Đề Đạt Ma vô tâm luận
– Thiền Môn Nhiếp yếu
-Thiếu Thất Dật thư..vv..
Từ điển Phật học Huệ Quang:- “Theo sự khảo cứu các tư liệu đào được ở Đôn Hoàng, các học giả cho rằng: Trong các tác phẩm để lưu truyền học thuyết của Đạt Ma xưa nay hình như chỉ có Luận Nhị Nhập tứ hạnh là bộ luận mang tư tưởng chân chính của Bồ Đề Đạt Ma”.
2. Hình ảnh biểu trưng
Nói đến Bồ Đề Đạt Ma, là người ta nghĩ ngay đến một vị Sư hình tướng dậm vỡ, mặc áo tràng màu đen, quần nâu, trên vai quảy một chiếc gậy treo tòn ten một chiếc dép, mặt mày nghiêm khắc, râu ria xồm xàm, đôi mắt sáng quắc tinh anh, đứng trên một lá lau phiêu diêu trên sóng gió. Hình tượng này được thờ kính trang nghiêm nơi hậu tổ phía sau chính điện thờ Phật của đại đa số chùa chiền Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản..vv..biểu tượng ngài là một vị tổ sư quan trọng trong các vị tổ được truyền y bát thay Phật hoằng hóa chúng sinh.
Sông biển là môi trường sinh sống của các loài thủy tộc hiền và dữ, nơi có sóng to gió lớn đe dọa mạng sống con người. Theo Kinh Đại Bát Nhã, phẩm Thường Đề bồ Tát, “Sông biển cũng thường phát sanh châu ngọc. Châu ngọc không từ đâu đến, cũng không đi về đâu, chân tâm thanh tịnh của Phật và chúng sanh cũng thế.” Cây bồ đề giác ngộ phải bám sâu vào mãnh đất khổ đau mới đứng vững giữa cuộc đời nhiều giông gió hứng chịu nắng mưa che bóng mát cho người. Ngài đứng trên sóng gió oai nghi hùng dũng, điểm tựa là cành lau nhỏ bé nói lên người giác ngộ giải thoát thân thể nhẹ nhàng, như hoa sen tự tại trên ao hồ tỏa ngát hương thơm. Chiếc gậy tượng trưng cho thiền pháp, gậy thiền. Một chiếc dép tượng trưng cho giáo lý không hai, chúng sanh là Phật.
Nhà họa sĩ, điêu khắc kết hợp ý nghĩa biểu trưng, việc ngài mới đến Trung Hoa, vua Lương Vũ Đế, một đại cư sĩ xây cất nhiều chùa, độ nhiều chúng tăng, hiểu giáo nghĩa uyên bác, giảng pháp hay đến chư Thiên rắc hoa cúng dường, mà chưa thật chứng, nên bái thỉnh tổ sư giải đáp câu hỏi:- “Thế nào là đệ nhất nghĩa thánh đế? -Sư đáp:- Một khi đã tỉnh rõ thông suốt rồi, không có chi gọi là thánh”. (Quách nhiên vô thánh). Vua Vũ Đế không lãnh hội được, lòng không vui. Sau đó Tổ sư đứng trên một lá lau vượt sông Dương Tử vào đất Ngụy lên núi Thiếu thất, ngồi nhìn vách chùa Thiếu Lâm đến chín năm. Đoạn cuối đời sau khi ngài thị tịch khoảng ba năm, sứ giả Tống Vân thấy sư ở núi Thông Lãnh tay cầm một chiếc dép đi về hướng tây như bay. Biểu tượng ấy nói lên tư tưởng ngài nhất quán, trước sau như một là: “Thiền tổ sư truyền ngoài giáo điển, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
3. Ý nghĩa hiện thực
Ước mơ lớn nhất của đời người là sống an tâm hạnh phúc. Qua sự giải đáp khai thị cho sư Thần Quang Huệ Khả về yếu chỉ của Thiền Tông Tâm ấn, chúng ta thấy rõ hiện thực tâm lý của Phật giáo đồ trưởng thành là an tâm trong sinh tử. Lịch sử con người từ thuở hồng hoang đến nay văn minh tiến bộ, có phải luôn luôn khủng hoảng trong hòa bình và trong chiến tranh ! Chiến tranh thì sợ nghèo đói huỷ diệt sinh mạng, của cải. Kẻ thắng kiêu hãnh, người bại hổ người. Hòa bình thì tranh giành địa vị, khủng bố tâm lý cạnh tranh sang hèn vinh nhục. Chung quy cũng vì sự tham muốn hưởng thụ quá đáng của một số người ích kỷ. Tám điều khổ của Diệu Đế thứ nhất, phàm nhân không ai tránh khỏi.
Muốn hết khổ được an tâm người ta thực hiện nhiều phương cách kinh tế, khoa học, văn chương, triết học, tôn giáo, chính trị, quân sự.vv..nhưng được gì?- khổ đau, hoảng loạn, bất an vẫn tồn tại trong cuộc sống. Trong đạo Phật, các phương pháp tu hành của nhiều tông phái, cuối cùng cũng đến an tâm trong sinh tử. Riêng ý của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma là phải nhìn xuyên thấu tâm mình. Tâm chúng sinh có chơn và vọng. Biết được chơn vọng thực tướng, thực tính vẫn là “không”, siêu khỏi nhận thức này thì thành Phật. “ Chẳng cùng phàm thánh sánh vai, vượt lên trên mới gọi là tổ”. Tổ hiểu biết như Phật, an tâm hạnh phúc.
4. Ý nghĩa tâm linh
Ngài sinh ra đã có túc nghiệp tốt. Phúc đức lớn được sinh vào cung vua làm Hoàng Thái Tử, sống trên nhung lụa học hành chu đáo, được bái kiến Tổ sư Bát Nhã Đa La, cúng dường nghe pháp buổi đầu tiên là trí tuệ phát sáng. Tiến trình tư tưởng tâm linh ngài trong suốt nhạy bén từ thuở còn niên thiếu khi bàn về giá trị bảo châu và trí tuệ:- “Có trí tuệ người ta mới nhận ra bảo châu quý báu. Trong các thứ trong sạch chỉ có tâm trong sạch là hơn hết. Như tâm Tổ sư trong sạch sáng tỏ báu kia liền hiện”. Rồi ngài so sánh vật có tướng và vô tướng:- “Tâm chẳng khởi là vô tướng”. Cuối cùng Bồ Đề Đa La cũng giải được câu hỏi tối yếu của Tổ sư:- “Trong các vật pháp tánh là tối đại”. Nghiên cứu qua đoạn tiểu sử này chúng tôi có cảm nghĩ ngài đã ngộ đạo trước khi xuất gia được truyền tâm ấn Phật !
Ngài cũng là người con chí hiếu. Khi phụ hoàng qua đời khác, ngài nhập định nâng đở thần thức cha sinh vào cõi lành đến 7 ngày đêm, không mời thỉnh chư tăng tụng kinh niệm Phật cầu siêu theo lẽ thường trong phật giáo tín ngưỡng.
Nhận thức rõ nỗi khổ của chúng sanh và tâm an lạc xuất thế, ngài không lưu luyến ngai vàng ngôi báu, quyết chí xuất gia tu học, xứng đáng được truyền tổ vị, lãnh thọ Y bát làm chứng tín truyền pháp độ sanh.
Tâm lý ngài được biểu lộ siêu thoát khẳng định qua mẫu đối thoại với vua Lương Vũ Đế: “Một khi đã tỉnh rõ, thông suốt rồi, không có chi gọi là thánh”. Đối với Thần Quang, ngài không luận giải “tính không” mà chỉ thẳng chân không diệu hữu là như thế: “Ngươi hãy đem tâm ra đây ta an cho – Con tìm tâm không thể được – Ta đã an tâm cho ngươi rồi”. Nét đặc sắc của Bồ Đề Đạt Ma qua sự khai thị giáo huấn là như thế đó. Vì phân biệt, luận giải, chứng minh dễ làm người nghe rơi vào thiên chấp, không thể lãnh hội làm sao sống với tâm linh siêu việt như Phật. Mà tâm linh này ai cũng có, sở dĩ người ta cam phận làm chúng sinh vì không chịu học hỏi, khai thác, sử dụng mà thôi.
5. Tiểu sử đời Ngài rất có ý nghĩa soi gương
Đối với người muốn tìm kiếm hạnh phúc siêu thế. Ngài đã tìm được hạnh phúc ấy và sống như thực suốt cả cuộc đời trên nhân gian này.- Đã xuất thế ly trần, ngài vẫn còn quan tâm đến người cháu là Dị Kiến, làm vua không chánh kiến ảnh hưởng xấu đến quốc dân, nên tìm cách giáo hoá. Tám mươi tuổi còn lên thuyền vượt biển sang Trung Hoa tìm mảnh đất tốt cho hạt giống bồ đề nẩy nở. Nhờ công đức truyền bá của ngài và những truyền nhân nối tiếp, ngày nay khắp nơi trên thế giới ít nhiều gì cũng có người tu tập thiền pháp sống an tâm hạnh phúc. Tâm từ bi trí tuệ của ngài biểu hiện rõ nét khi nghe Thành Thái nguyện trừ kẻ làm hại sư -Sư nói: “ Ta đã đem bí mật của Phật ra truyền để lợi ích chúng sinh, nay hại người để mình an, làm sao có lý ấy đặng!”
Trong số các tác phẩm của ngài lưu thông xưa nay, được dịch ra nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Việt, Nhật..vv..Phổ thông nhất là bản pháp luận Nhị Nhập Tứ Hạnh, cũng gọi là Nhị Chủng Nhập, hai yếu tố chính nhập đạo thiền, tổng quan được các pháp tu của Phật giáo như sau:
– Lý nhập: là mượn giáo để ngộ vào Tông, tâm Tông. Tin sâu tất cả chúng sanh đều cùng một chân tánh, vì khách trần bên ngoài, vọng tưởng bên trong che lấp nên chân tánh không hiển lộ được. Nếu bỏ vọng về chân, tinh thần ngưng trụ như vách đá, không phân biệt ta-người, thánh phàm một bậc như nhau; cũng không lệ thuộc văn giáo, ngầm hợp với lý vô vi vắng lặng hồn nhiên gọi lý nhập.
– Hạnh nhập: Cũng gọi Tứ hạnh nhập: 1- Báo oán hạnh:- Người tu hành gặp khổ không buồn. Dù hiện tại mình không có lỗi, lãnh quả khổ là do sai lầm nhiều kiếp trước. Chấp nhận nương theo đó tu gọi là Hạnh trả oán. 2-Tuỳ duyên hạnh:- Chúng sanh do nghiệp chuyển thành, chẳng có cái tôi tự chủ, nên gió vui chẳng động, lặng lẽ tùy thuận hành đạo. Gọi Tùy duyên hạnh. 3- Vô sở cầu hạnh:- Mê đắm tham trước gọi là cầu. Kinh nói: “Còn cầu còn khổ, hết cầu mới được vui”.Bậc trí ngộ được lẽ chân, chuyển ngược thế tục, tâm an trụ vô vi, thân hình tùy nghi vận chuyển, gọi hạnh Không cầu mong. 4- Xứng pháp hạnh:- Lý thanh tịnh của tự tánh gọi là pháp. Tin hiểu được lẽ ấy, mọi hình tướng hóa thành không; hết nhiễm trước, hết chấp hai bên. Kinh nói: “Pháp không có chúng sanh, hãy lìa chúng sanh cấu, pháp không có tướng ngã, hãy lìa ngã cấu”. Bậc trí tin hiểu như thế tùy xứng theo pháp hành động, gọi Xứng pháp hạnh.”
Lý nhập liên quan đến đốn ngộ, hạnh nhập là nội dung của tiệm tu. Tiệm tu đốn ngộ, đốn ngộ tiệm tu bao gồm Yếu chỉ Thiền tông tâm pháp. Pháp thiền này nhiều thành phần xã hội trong các quốc gia trên thế giới ai cũng có thể tu được!- Có một số người biết ngài chín năm ngồi nhìn vách đá (cữu niên diện bích), cho rằng oai nghi lẫm liệt ấy khó tu theo là thiếu nghiên cứu, tư tưởng ngài rất thoáng tùy theo căn cơ hướng dẫn chúng sanh tu tiến đến nơi an lạc nội tâm.
6. Nhận xét
Tôn giáo nào trên thế giới cũng có giáo điều, tín ngưỡng, thần thoại. Đạo Phật cũng thế, nhưng Tổ sư Đạt Ma, truyền nhân trứ danh của đức Phật, pháp tu của ngài luôn được trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật soi sáng một thứ nội lực kỳ đặc phá tan các chướng ngại tri kiến, phiền não; khẳng định đạo Phật là một tôn giáo không tôn giáo. Kể từ khi ngài xuất gia tu học, nhận lãnh y bát, truyền bá phật pháp đến khi viên tịch, trí tuệ siêu nhân toả sáng qua phong cách hành sử giản dị, uy đức tự tại.
Nếu nói tín ngưỡng, Phật giáo đồ tin tưởng ngưỡng mộ ngài là người tu hành nghiêm túc, thẳng thắng, hiền thiện minh triết.- Thần thoại, việc ngài qua sông trên một lá lau, bị đầu độc sáu lần không chết, sau khi viên tịch thân xác vùi sâu trong lòng đất còn hiện thân tướng quảy một chiếc dép nơi đầu gậy Thiền gác trên vai đi như bay trên ngọn thông lãnh..vv..Đối với một tu sĩ Phật giáo có thâm độ công phu phát triển thần thông không phải là chuyện lạ. Nhưng các nhà viết truyện, làm phim thấy lạ tô vẽ gần như hoang tưởng- Giáo điều, ngài không để lại một điều răn cứng ngắt nào ngoài những bản pháp luận khuyến tu dạy tu. Nhưng truyền thống Phật giáo tu Thiền hay tu pháp môn nào cũng có giới pháp. Thọ trì giới pháp cũng do tự nguyện.
Tuy khẩu hiệu của Ngài như một lá cờ phất thẳng là: “Giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Ngài không rơi vào cực đoan thiên chấp, những thiền bản của ngài rất thích hợp với kinh điển Phật giáo, nhất là kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật, Lăng Già Tâm Ấn .v.v…
Tóm lại, thân thế, sự nghiệp, tư tưởng, phong cách của ngài rất xứng đáng cho người có hoài bão lớn soi gương sống thiền an tâm hạnh phúc cho bản thân, thân quyến và chúng sinh nhân loại hoàn thiện tư cách hiền thiện, minh triết, an lạc.
Tham khảo theo:
– Pháp Bửu Đàn Kinh – HT Minh Trực. THPG. HCM. 1994
– Sử 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa – HT. Thanh Từ. Tu viện Chơn Không xb.1971
– Sáu cửa vào Động Thiếu Thất – Bản dịch Trúc Thiên. THPG. HCM.1997
– Từ Điển Phật học Huệ Quang tập I – NXB. TP Hồ Chí Minh. 2002
– Từ Điển Phật Học Hán Việt – NXB. Khoa Học Xã Hội. Hà Nội 1998
– Từ Điển Minh Triết Phương Đông – NXB. Khoa Học Xã Hội. Hà Nội1997
(Bouddhisme – Hindonissme – Taoisme – Zen. Robert lafont – Paris 1991)
– Tiểu sử sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma – Chánh Trí
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
Bài đọc thêm
SƠ LƯỢC SẮC THÁI THIỀN TRUNG HOA
Thích Phước Tiến
Đạo Phật ra đời hơn 25 thế kỷ. Sự ảnh hưởng của Đạo Phật càng ngày càng lan rộng khắp nơi, càng ngày càng được thêm nhiều giới trí thức đón nhận nồng nhiệt; điều đó chứng tỏ giá trị bất hủ của đạo Phật, không chỉ thời xa xưa, cho dù thời khoa học hiện đại, nó càng soi sáng thêm cho chân giá trị của đạo Phật. Trong kinh Tăng Chi đức Phật dạy:“Phật pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, được người trí tự mình giác hiểu”. Như vậy đạo Phật là đạo giác ngộ, đạo của người trí, có hiểu biết đúng đắn.
Nhơ ø49 ngày đêm tư duy thiền quán dưới cội Bồ Đề, đức Thế Tôn đã giác ngộ thật tướng của vạn pháp thành Phật. Trên nền tảng đó, suốt bề dày lịch sử tuyền bá đạo Phật, thiền trở thành nguyên lý căn bản, là cốt tuỷ của đạo Phật.
Đạo Phật có hai nguồn tư tưởng lớn và được xem như là tư tưởng chủ đạo của mọi thời đại: Đó là tư tưởng Đại thừa và tư tưởng Nguyên thuỷ; Thiền của Nguyên thuỷ như thiền tứ niệm xứ, thiền ngũ đình tâm…Thiền Đại thừa như thiền chỉ quán, thiền lục diệu pháp môn, thiền Pháp Hoa tam muội…Tựu chung hai khuynh hướng thiền Đại thừa và Nguyên thuỷ điều thực hành theo phương pháp mà Đức Phật dạy nên còn gọi là NHƯ LAI thiền-Thiền theo Phật hay theo kinh điển. Những nguồn tư tưởng này được du nhập vào Trung Hoa rất sớm.
Đặc biệt, khi thiền tông được truyền vào Trung Hoa, nhất là thời của tổ Đạt Ma trở về sau, thì sắc thái của thiền tông hoàn toàn thay đổi; Sự thay đổi này làm cho thiền trở về với chính nó, càng làm cho thiền phát triển tuyệt đốỉ ở khả năng chứng ngộ tự tâm của hành giả. Đây là sự sáng tạo độc đáo của chư Tổ nên còn gọi là Tổ sư thiền. Như vậy Tổ sư thiền, là thiền tông đặc biệt của Trung Hoa,mặc dù kế thừa từ Ấn Độ, và có thể nói là sản phẩm độc đáo nhất của người Trung Hoa,trong lịch sử phát triển thiền Phật giáo.
Như chúng ta đã biếât Phật giáo được truyền vào Trung Hoa từ nhữmg kỹ nguyên đầu tây lịch. Các tư tưởng thiền nguyên thủy đã được các bậc danh tăng truyền vào như An Thế Cao (đời Hán), Ca Diếp, Ma Đằng…nhưng không làm nổi bậc được phong thái của thiền học. Đến đầu thế kỷ thứ VI, tức năm 520, Bồ Đề Đạt Ma chính thức truyền thiền tông vào Trung Quốc, và đây là mấu chốt cho việc khởi sắc chân giá trị của thiền tông, hay tổ sư thiền. Ngài Đạt Ma chủ xướng: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền,trực chỉ nhơn tâm, kiến tánh thành Phật”. Mặc dù tông chỉ như vậy, nhưng ngài Đạt Ma vẫn chưa xử dụng đúng mức đường lối chủ trương của mình, bởi vì Ngài còn mang nặng sắc thái thiền Ấn Độ. Giữa hai tư tưởng Ấn – Hoa có nhiều cái đối lập nhau: Người Ấn Độ luôn hướng về triết học thần bí siêu hình; Người Trung Hoa bình dị giản đơn và thực tiễn, cho nên khó có thể nào nhất thời hoà nhập với nhau được. Vì vậy việc sơ giao buổi đầu giữa tổ Bồ Đề Đạt Ma với vua Lương Võ Đế đã không được thành công là điều tất nhiên .
_Vua Lương Võ Đế hỏi: Trẫm xây dựng hơn 70 kiểng chùa độ chúng Tăng nhiều vô số, việc ấy có công đức gì không ?
_Đạt Ma trả lời :Không có công đức .
Câu nói ấy đã làm cho Vua thất vọng, bởi vì người Trung Hoa không thể nào chấp nhận những câu nói cầu kỳ rắt rối như thế !
Một câu nói phủ đầu của Ngài Đạt Ma đối với người Trung Hoa, nhất là vua, là hoàn toàn có tác dụng ngược lại với người muốn đưa ra chiêu bài này nhằm cảm hoá Vua làm việc đừng chấp tướng, vì nó còn giới hạn trong phước báo hữu lậu nhơn thiên. Nhưng vì những quan điểm trái nhau, nên Ngài Đạt Ma đã thất bại ở buổi đầu, bèn trốn vào đất Ngụy, ngồi ngó vách chín năm để đợi thời cơ. Nếu buổi đầu Tổ Đạt Ma khéo vận dụng “thuật đắc nhơn tâm” thì đây là cơ hội ngàn vàng cho bước đuớc đầu truyền thiền của Ngài, nghĩa là tuỳ duyên mà bất biến thì có phương hại gì. Đằng này, Đạt Ma vẫn khư khư quan điểm của mình, tức quan điểm Ấn Độ, thì vua Lương Võ Đế cũng đâu dễ gì chấp nhận thái độ xem như là đối kháng của Tăng nhơn ngoại quốc! Như vậy giữa hai người không có điểm gặp nhau. Cho đến chín năm sau, người Trung Hoa đầu tiên có thể bỏ hết mọi thành kiến chủ quan để chấp nhận sự thách thức phủ đầu của Đạt Ma chính là Tuệ Khả_Thần Quang. Trong khi Thần Quang đứng cả đêm ngoài trời tuyết ngập đến phủ đầu gối, vậy mà Ngài Đạt Ma lại nói một câu hết sức vô tình “Diệụ đạo vô thượng của chư Phật phải nhiều kiếp tinh cần, chỉ có chút lao khổ nhọc nhằn mà cầu pháp chân thừa được sao?”.Vượt được thử thách này thì Thần Quang được là người Trung Hoa đầu tiên chấp nhận được thiền của Bồ Đề Đạt Ma. Như vậy Ngài Đạt Ma được xem như gạch nối giữa thiền Trung Hoa và Ấn Độ-Tổ cuối cùng Ấn Độ và sơ tổ của thiền tông Trung Hoa.
Kể từ đó, thiền học luôn luôn được biến chuyển, linh hoạt hơn, thực tế hơn nhằm cập nhật với người dân Trung Hoa.Và người được xem là cách mạng toàn diện dấu vết cũ của thiền Ấn Độ chính là Huệ Năng, người thầy nổi bậc của dòng thiền đốn siêu tuyệt.
Một ngày kia trong pháp hội của tổ Huỳnh Mai,có một chàng thanh niên quê mùa xứ Lãnh Nam, làm lễ ra mắt Tổ.
_Tổ hỏi: Ông từ đâu đến ?
_Năng đáp: Con từ Lãnh Nam đến.
_Ông muốn cầu gì ?
_Chỉ cầu làm Phật.
_Tổ bảo: Người Lãnh Nam không có Phật tánh làm sao thành Phật được.
_Năng đáp: Người đành có Nam Bắc tánh Phật há có vậy sao ?
Chính câu trả lời tuyệt diệu ấy, là tiền đề cho đặc chất của thiền Trung Hoa phát triển sau này.
Như chúng ta đã biết tổ Đạt Ma chủ trương: bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhơn tâm, kiến tánh thành Phật, nhưng ngài chưa hoàn tất triệt để về tông chỉ của mình, bởi vì ngài Đạt Ma vẫn còn xử dụng bốn bộ kinh Lăng Già làm nơi y cứ cho thiền tông truyền lại cho Huệ Khả; và ý nghĩa kiến tánh thành Phật, Ngài cũng chưa lột xác được hết ý nghĩa thâm thuý này. Cho nên tông chỉ của tổ Đạt Ma hoàn toàn nhờ vào tay của ngài Huệ Năng mới giải quyết hết ý nghĩa của nó.Và dĩ nhiên Huệ Năng trở thành một thiền sư sáng giá nhất của Trung Hoa. Để thấy được điều này chúng ta cùng luận bàn về bốn câu kệ đã nêu.
Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, tức là sự liểu ngộ của mỗi con người không phải do văn tự mà được. Chữ nghĩa văn tự, đối với thiền tông, đôi khi lại là pháp chướng đạo, bởi vì có những người chuyên lo học vấn nên kiến thức trở thành sở tri ngăn ngại phương diện thể nhập chơn tánh của thiền giả. Chính vì vậy, để giúp cho Hương Nghiêm Trí Nhàn thoát khỏi rừng văn tự kiến chấp dày đặc, Qui Sơn khích Trí Nhàn một câu : Thử tìm trong kinh sách để trả lời xem khi cha mẹ chưa sanh ông là cái gì ? Vì không trả lời được câu ấy nên Trí Nhàn đốt hết kinh sách vào rừng dựng am tu hành . Nhờ câu ấy mà sau này khi ngộ đạo, Trí Nhàn hướng về Qui Sơn đảnh lễ nói rằng ơn thầy lớn hơn ơn cha mẹ!
Ngày xưa, bằng thủ thuật trên, chỉ cần hình ảnh con ong bay qua cửa kính , Ngài Thần Tán điểm đạo cho thầy bằng bài kệ :
“Không môn bất khẳng xuất
Đầu song dả thái si
Bách niên toản cổ chỉ
Hà nhật xuất đầu thiø “
(cửa không chẳng chịu ra, quá ngu chui cửa sổ, trăm năm giấy mực dùi, ngày nào thoát ra được )
Như vậy tính chất của thiền là lột xác hết các kiến chấp suy lý tìm cầu trên văn tự. Đó là chỗ trực kiến tâm linh, thể nhập chơn tánh. Kinh điển chỉ là phương tiện như ngón tay chỉ mặt trăng, cần phải thấy trăng chớ không phải nhìn ngón tay là trăng! Nhằm phá bỏ các kiến chấp văn tự, ngài Huệ Năng đối đáp dứt khoát với ni Vô Tận Tạng. Ni Tận Tạng cầm kinh hỏi chữ. Tổ bảo chữ thì không biết, nghĩa tức mời hỏi. Ni bảo chữ còn không biết sao có thể hiểu nghĩa. Tổ bảo diệu lý của chư Phật chẳng quan hệ gì đến văn tự. Một câu điểm đạo tuyệt vời làm ni Vô Tận Tạng tỉnh ngộ. Tuy vậy, chúng ta đừng ngĩ rằng Tổ Huệ Năng là người dốt đặc đến chữ nhất một cũng không biết , mà sự không biết chữ ûcủa Ngài chỉ để nhằm làm nổi bật lên ý nghĩa “bất lập văn tự” của thiền tông. Bởi vì thiền tông phá bỏ kiến chấp của những người lấy văn tự làm chân lý. Nếu nương vào văn tự để đạt đến chổ siêu tuyệt thì chẳng có ngại gì. Tổ Huệ Năng cũng nhờ nghe kinh Kim Cang mà ngộ đạo. Trong Pháp Bảo Đàn Kinh diển tả lời Tổ dạy Pháp Đạt : khi Tổ chỉ cho Pháp Đạt cách trì kinh Pháp Hoa, Pháp Đạt thưa: Nếu vậy thì chỉ cần hiểu nghĩa lý, không cần tụng kinh hay sao ? Tổ bảo ý kinh có lỗi gì mà ngăn cấm người tụng; mê ngộ ở nơi người , hại hay lợi đều do mình mà ra. Miệng tụng tâm hành ấy là chuyển được kinh, miệng tụng tâm không hành, ấy là bị kinh chuyển. Do đó chúng ta chẳng lạ gì , tại sao thiền không lập văn tự, mà kinh điển, sách lục lại nhiều vô số? Đó là chỗ chúng ta cần phải lưu ý .
“Trực chỉ nhơn tâm, kiến tánh thành Phật .” Đây là ý nghĩa kế thừa tư tưởng Đại Thừa. Tư tưởng ấy chính là “tất cả chúng sanh đều có tánh Phật và sẽ thành Phật”. Chuyện thành Phật là chuyện của con người, chớ chẳng phải là ai khác, không phải chư Thiên, La Hán, Bồ Tát mới thành Phật? Thật ra chư vị ấy cũng phát xuất từ một con người và thành Phật cũng là chuyện con người . Tổ Huệ Năng đã sớm giác ngộ được điều này và đã tự khẳng định chân giá trị của con người mình: “Người có Phân chia Nam Bắc, thân quê mùa cùng Hoà Thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai khác”(Pháp bảo đàn kinh). Nhận rỏ được nghĩa này nên Tổ Huệ Năng mới nói rằng bản lai vô nhất vật. Như vậy một mặt nào đó chúng ta thấy Thiền dường như chống trái với kinh điển, nhưng đi sâu vào nội dung ta mới thấy rằng , những ngôn ngữ của thiền chỉ là không rập khuông lại theo ngôn ngữ kinh điển, nhưng ý nghiã của nó hoàn toàn khế hợp với lời dạy của chư Phật. Đây là điểm nổi bậc của thiền Trung Hoa, lột xác tận cùng tông chỉ của Tổ Đạt Ma và dần dần lộ rỏ lên được bản chất của mình, nếu không muốn nói là độc tôn. Như vậy Tổ Huệ Năng là người Trung Quốc đầu tiên làm sámg tỏ triệt để pháp kiến tánh thành Phật của Tổ Đạt Ma. Giáo sư SUZUKI nói rằng: Huệ Năng là vị tổ có công lớn đưa thiền tông lên tột đỉnh của pháp môn này với phương pháp trực chỉ nhơn tâm kiến tánh thành Phật của lối đốùn ngộ và uy danh của ngài đã làm lu mờ hẳn tên tuổi của Đạt Ma tổ sư. Do đó Huệ năng đã trở thành linh hồn của thiền học Trung Hoa”. Kể từ Huệ Năng trở về sau thiền tông phân hoá thành năm dòng khác nhau, nhưng đó chỉ là biểu hiện cho sự phát triển lan rộng cùng khắp và đa dạng mà thôi. Năm dòng ấy gồm: Lâm Tế, Tào Động, Qui Ngưỡng, Vân Môn, Pháp Nhãn. Đương thời, đều phát triển rực rở theo khuynh hướng riêng của mình và nhờ các hàng hậu bối thừa tiếp truyền bá rộng thêm. Nhưng rồi theo thời gian, một vài tông phái cũng bị lu mờ. Riêng có hai dòng thiền Tào Động của Thanh Nguyên _ Hành Tư (740) và dòng Lâm Tế của Nam Nhạc _Hoài Nhượng (677-744) được tồn tại mãi ở Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam …Mặc dù trãi qua nhiều biến đổi quyết liệt, ở nhiều phương diện, nhưng nguyên lý và chân phong thiền vẫn sinh động không suy giảm gì mấy so với thời Lục Tổ và đó là chân tinh thần vô giá của Đông Phương nay ảnh hưởng còn thấm nhuần sâu đậm trong văn hoá nhất là giữa trí thức Nhật Bản – SUZUKI .
Tóm Lại, qua phần trình bày sơ lược, chúng ta được biết thiền xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa, nhưng các phương thức tu tập còn bị hạn chế trong khuông khổ, phần lớn chỉ vận dụng kế thừa theo vài phương pháp cổ xưa, còn câu nệ hình thức nên chưa được phổ thông và rộng rãi. Đến khi thiền tông được Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Quốc, thiền được nâng lên một cấp độ rõ rệt và làm nền tảng căn bản cho sự phát triển của thiền Trung Quốc sau này. Kể từ thời Huệ Năng trở đi tâm yếu thiền tông Trung Hoa không những xoá vết thiền Nguyên thuỷ mà còn vượt lên trên Đại thừa phát huy thành tối thượng thừa thoát ly hẳn triết lý thiền Ấn Độ khi mơiù du nhập. Cho nên cành hoa vi tiếu của Ngài Ca diếp là thần tượng của thiền tông xem đó như sự chánh truyền từ thời đức Phật cho đến Đạt Ma tổ sư là vị Tổ cuối cùng của Ấn Độ ; Nhưng chắc có lẻ, đây chỉ là hệ thống hoá cho được logic, chớ thật ra thì Ấn Độ chưa có tông phái thiền hẳn hoi. Nhờ du nhập vào đất Trung Hoa thiền tông mới biểu hiện được sức sống của mình. Và như vậy Trung Hoa, đặc biệt là Lục Tổ đã làm sáng giá giáo nghĩa của thiền học, như lời nhận định của SUZUKI : “Phật giáo thiền tông Trung Hoa không còn là một sản phẩm ngoại lai, và đã được biến chế lại từ nội tâm của dân tộc này thành một sáng hoá kỳ đặc? Ấy chính vì thiền chuyển được thành một sản phẩm của đất nước mới tồn tại được vượt qua các trường phái khác” .
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
Bài đọc thêm
KINH HOA NGHIÊM VỚI THIỀN
Thích Trí Hiếu
Trong cuộc sống nhân sanh, nếu không có sự định tỉnh sáng suốt trước mọi giông tố của cuộc đời thì không thể vượt qua mọi bão táp phong ba. Không có sự định tỉnh thì không có trí tuệ để thành tựu sự nghiệp. Trong đạo Phật, Thiền định là cốt lõi hay tinh ba của Phật pháp. Vì thế, Kinh Pháp Cú nói: “Tu thiền trí tuệ sanh, bỏ thiền trí tuệ diệt. Người có thiền có huệ, nhất định có niết bàn”. Dù là đại thừa hay tiểu thừa, căn bản hay phát triển, đều lấy thiền định làm căn bản để thành tựu trí huệ giải thoát giác ngộ. Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh thuộc về nhất thừa viên giáo cũng lấy thiền làm nền tảng cho người tu tập để thành tựu Bồ Tát đạo.
Tuy nhiên, quan niệm về Thiền định của Hoa Nghiêm lại khác biệt hơn so với các tư tưởng khác, nếu Thiền định được gọi là tư duy tu hay tịnh lư hoặc “đối cảnh không động gọi là thiền, trong tâm không loạn gọi là định”. Hay ngoại dứt cảnh duyên, tâm không loạn động là thiền định, thì Kinh Hoa Nghiêm cho Thiền là trí ứng dụng vào cuộc đời làm an lạc chúng sanh. Như vậy, Hoa Nghiêm đứng về qủa đức hay dụng mà nhìn thiền định. Bởi vì, tư duy tu hay Tịnh lự thuộc về Thế gian thiền, các nhà Bác học, Học giả nghiên cứu tư duy bằng thức đạt kết qủa thành tựu nghiên cứu đều do thức tâm định tỉnh ứng dụng pháp mà thành. Đây là diệu dụng của thức.
Hàng ngoại đạo tu Thế gian thiền chứng qủa Tứ Không cho đến Phi tưởng, phi phi tưởng xứ. Không diệu dụng được trí, chấp ngoan không là cảnh giới Niết bàn nên trú trong vọng thức chấp thủ.
Thành Nhị thừa chứng thiền định của mình, nhưng còn thấy có pháp, còn xuất trụ nhập, nên khi xã định nhập thế độ sanh bị phiền não bức bách. Vì còn thấy phiền não là thật, không rõ tự tánh như không hoa, nên lo sợ bị trần cảnh làm thối thất quả chứng. Do đó, thường trú Niết bàn chẳng vào thế gian làm lợi lạc chúng sanh nên Trí Bát Nhã chẳng sanh, ổn định trong bạch tịnh thức, vì không rõ nguồn tâm nên chẳng phát đại nguyện độ sanh, viên thành Phật trí, chỉ có những ai rõ suốt nguồn tâm xưa nay hằng thanh tịnh: “Sanh tử Niết bàn như giấc mộng đêm qua”, mới dám dõng mãnh phát nguyện: “Đời ác năm trược con nguyền vào trước, như còn một chúng sanh chưa thành Phật, con nguyện chẳng riêng Thủ Niết bàn” như ngài A Nan.
Theo Đại thừa, thiền của chư Phật là lấy tâm truyền tâm không cần đến ngữ ngôn văn tự để giải phóng con người ra khỏi phiền não thể nhập thực tại tuyệt đối siêu việt. Mục đích của thiền là dẫn hành giả đến trực ngộ giải thoát, đề cao nếp sống phóng khoáng, bình đẳng, yêu thiên nhiên với phong thái tự tại do trực giác tâm linh bén nhạy. Người tu thiền chỉ ngồi yên lặng, gạt bỏ ra ngoài mọi tư tưởng và hình ảnh tốt xấu nhờ đó gạn lọc tâm hồn trở nên thanh tịnh. Đó là phương pháp tập trung tinh thần để đạt tới trạng thái ý thức hoàn toàn sáng suốt trong sạch, tức nhận được Phật tánh ở ngay trong bản tâm của chính mình.
Kinh Hoa Nghiêm trình bày cho Ta con đường tu Bồ tát đạo phải trải qua Pháp định, Tánh định và Trí định mới có thể vào đời nhập thế độ sanh không bị trở ngại. Không có định thì không có thể làm được bất cứ việc gì.
Pháp định tức nương pháp vào định như nương Quán hơi thở, Tứ niệm xứ hoặc Lục diệu pháp môn hay niệm Phật, Trì chú để vào định v.v… Trong kinh Hoa Nghiêm phẩm Nhập Pháp giới, ngài Thiện Tài đồng tử được Tỳ Kheo Đức Vân dạy nương pháp “Ức niệm nhất thiết cảnh giới chư Phật” thành tựu Pháp định.
Trí định tức đắc Pháp định và rõ suốt tánh không bát nhã an trú vào tự thể không sanh, không diệt, không thường, không đoạn, không đến, đi qua lại vô sở trụ mà an lập; ngộ rõ nguồn tâm ngắm sóng biển ba đào của thức tâm sanh diệt. Thiện Tài đồng tử được ngài Hải Vân dạy pháp Phổ nhãn quán chiếu biển tâm hằng thanh tịnh. Thành tựu Trí định làm lợi lạc chúng sanh.
Tánh định tức chơn tánh hay tự thể xưa nay hằng thanh tịnh do phân biệt chấp trước nên sanh mê lầm. Nhìn thẳng thấy ngay bổn tâm không qua phân biệt suy nghĩ. Đây là chổ ngài Lục Tổ Huệ Năng chỉ cho Huệ Minh: “Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh ? Niệm đầu không phân biệt. Nhờ thế, khi ta nhập Pháp giới, thấy cảnh, thấy sắc, tâm không động, không vướng mắc các pháp, chẳng có pháp nào ngăn ngại được, thấy biết bằng tâm thanh tịnh thường hằng tương ứng Căn bản trí và Sai biệt trí diệu dụng trùm khắp pháp giới. Đây là thiền định của Phật và chư Tổ.
Theo kinh Hoa Nghiêm, Thiền định Ba la mật là hạnh tu của Bồ tát Ngũ địa (Nan Thắng Địa). Khi mãn Thập địa, Bồ tát phải tu Thập thiền định để cho thiền định của mình tự tại vô ngại, diệu dụng trùm khắp tất cả pháp giới làm lợi lạc chúng sanh vô quái ngại.
Như vậy, Kinh Hoa Nghiêm trình bày cho chúng ta thấy Thiền định của chư Phật, Bồ tát có diệu dụng vô biên trên tinh thần Thiền trí không hai. Ở các bậc thánh thế gian và Nhị Thừa còn có nhập – trụ – xuất. Cho nên, không được tự tại. Chư Phật thì thường an trú trong Trí định, Bồ tát hằng trụ trong Tánh định, nên việc làm vô ngại. Con đường thiền định không hai nẻo. Như chúng ta thấy Đức thích Ca Mâu Ni cũng phải trải qua từ Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ định, Phi tưởng phi phi tưởng xứ định, Diệt thọ tưởng định mới vào đại thiền định của Chư Phật làm lợi lạc chúng sanh. Điểm khác biệt của Ngài và thường nhơn là không an trú và chấp thủ Thiền định. Cho nên, thẳng tiến trên con đường thiền định không ngừng lại. Nếu sau khi chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ định và Diệt tận định. Ngài thỏa mãn với thiền định mình sở đắc, không tu tập thêm sáu năm khổ hạnh thì không thể có 49 ngày thiền định dưới cội bồ đề và nếu sau khi thành đạo dưới cội bồ đề Ngài nhập Niết bàn không Chuyển pháp luân hóa độ chúng sanh thì ai gọi Ngài là Phật hay Thế Tôn ? Mà có chăng thế gian sẽ thêm một vị Độc Giác Phật ra đời. Không vào đời hóa độ thì làm sao hiện thực được Trí định và Tánh định đạt đến Thiền trí không hai, diệu dụng trùm khắp pháp giới. Hoa Nghiêm kinh tuy chỉ rõ Thiền giáo, nhưng đây chính là Tối thượng thừa thiền hay Niết bàn Diệu Tâm. Chư Phật tuy chứng giải thoát Niết bàn nhưng không lìa pháp giới chúng sanh tế độ quần mê, trang nghiêm Phật độ, vào thế độ đời mà Trí định hàm tàng nhiếp khắp tất cả chúng. Như vậy, thiền định trong kinh Hoa Nghiêm trình bày là thiền định của chư Phật và Đại Bồ tát chứ không phải là Thiền định của thế gian hay Thanh Văn, Duyên Giác. Đây là thiền trong cuộc sống nhật dụng thường hằng chứ không phải kéo chân ngồi lại hành thiền định trong am cốc hay núi rừng hoặc vào thiền viện hành đạo. Đây là pháp hành mà tất cả sứ giả của Như Lai hay người Hoằng pháp độ sanh phải có trong cuộc sống tu hành và giáo hóa nhân sanh.
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ
Thích Hữu Thiện
I. DẪN NHẬP
Nói đến Phật A Di Đà, là người ta nghĩ ngay đến một vị Phật của đại chúng, công đức hoá độ khắp các quốc gia trên khắp thế giới. Mọi thành phần xã hội từ thấp đến cao, không phân biệt giới tính, màu da sắc tộc, ai cũng có thể niệm đến danh hiệu ngài từ một đến mười niệm; hoặc niệm liên tiếp từ một đến bảy ngày, tâm được chuyên nhất thanh tịnh, chỉ trong giây phút niệm cũng cảm ứng được sự mầu nhiệm từ tự tâm phát khởi thánh thiện. Mọi nguyện vọng chính đáng đều được đáp ứng.
Do đó danh hiệu ngài như một bài Kinh được truyền tụng phổ thông. Kể cả thuyền tông giáo ngoại chủ trương tự lực, mỗi thời đại vẫn có một số thiền sinh niệm danh hiệu ngài để được minh tâm Kiến tánh.
Lưu ý, cầu nguyện không niệm Phật nhất tâm không hiệu quả. Vì đạo phật là đạo giác ngộ chứ không phải một tôn giáo quyền năng. Đức phật được xem như một vị đạo sư gương mẫu đáng tôn kính cho đệ tử noi theo hơn là ban phát ơn phước cho những kẻ cầu xin thiếu phần tự lực.
II. NỘI DUNG
1. Tiểu sử: Theo kinh Bi Hoa, thuở xa xưa vào một đại kiếp gọi là Thiện Trì, cõi nước Tản đề Lam, có một vị chuyển luân Thánh Vương là vô Tránh Niệm, thống trị bốn châu thiên hạ: Một là Đông Thắng Thần Châu, hai là Nam Thiện Bộ Châu, ba là Tây Ngưu hoá Châu, bốn là Bắc cưu lô Châu. Theo cách nói nay, bốn châu này gồm các nước trên mặt đất, tức là tất cả địa lý nhân sinh trên thế giới (?)
Bắt đầu từ chữ Phạn La tinh hoá Cakra-Var-Tira. Vị chuyển luân Thánh Vương có 32 tướng tốt như Phật, dùng pháp hiền thiện minh triết giáo hoá thống trị quốc dân. Người hành Thập thiện được khen thưởng quí trọng, người hành Thập ác bị trừng phạt bằng tiếng sét như sấm trời xẹt lửa loại người ấy ra khỏi cộng đồng sự sống. Đến khi nhiều người sống thập ác, vị chuyển luân thánh vương ấy và triều thần quyến thuộc không xuất hiện nữa, vì ngài không nỡ diệt hết bọn xấu, để cho quy luật nhân quả đủ cơ duyên vận hành dạy cho chúng kinh nghiệm. “Bài học kinh nghiệm bao giờ cũng đánh trước dạy sau!”
Theo luận Câu Xá quyển 12, thời vua chuyển luân thánh vương xuất hiện tuổi thọ nhân loại cao đến tám vạn tuổi, môi trường sinh thái tinh khiết, đất đai mầu mở, cây cỏ xinh tươi, vật chất sung mãn. Vị vương này chuyển luân ứng phó nên gọi chuyển luân vương. Có bốn loại chuyển luân vương là Kim, ngân, đồng, thiết. Theo thứ tự đó các vị vương ấy lần lượt cai quản bốn Châu thiên hạ.
Khế kinh ghi: Vua sinh vào dòng Sát đế lợi ( giai cấp quyền quý của Ấn Độ xưa), đến tuổi trưởng thành nối ngôi soái đỉnh, sau 15 ngày tắm gội sạch sẽ nghiêm tịnh khiêm cung cử hành đại lễ, thụ đủ các loại giới luật của Đại Phạm Thiên Vương, rồi bay lên đài cao, thần liêu phụ tá. Phía đông tức thì Kim luân bảo xuất hiện hai ngàn luân xa, vành trục mọi thứ đều toả ánh hào quang lóng lánh chiếu dọi đến vương sở; vị ấy chắc chắn là Kim chuyển luân Vương.
Theo Chuyển luân Thánh Vương tu hành kinh, Trường A Hàm quyển sáu, chuyển luân Vương có bảy báu: 1. Kim luân bảo; 2. Bạch tượng bảo; 3. Cam mã bảo; 4. Thần châu bảo; 5. Ngọc nữ bảo; 6. Cư sĩ bảo; 7. Chư binh bảo và Ngài có một ngàn người con thông sáng hùng dũng!
Bảo thứ sáu, Kinh Niết Bàn gọi là Chủ tàng thần bảo, Kinh Tạp thí dụ gọi là: Điển Tài Bảo. Bảo vật dùng để trấn quốc, gọi Chung Thất bảo. Vua chúa xưa có nhiều vợ thì có nhiều con. Ngày nay ở thành phố Hồ Chí Minh cô Tiểu Hương ở dưới đáy xã hội vươn lên cao sống độc thân có hơn một nghìn người con nuôi được cô cho đào tạo trí thức, đạo đức, tài nghề từ tiểu học đến đại học sống tốt với xã hội.
Vua Vô Tránh Niệm cai quản Bốn Châu Thiên hạ là vị Chuyển luân thánh Vương địa vị thống soái đĩnh cao nhất thời bấy giờ. Trong triều đình của vua có quan đại thần Bảo Hải, dòng Phạm Chí rất tinh thông Thiên văn học, mến mộ Phật giáo ( Bảo Hải là tiền thân Phật Thích Ca) ông có người con trai tướng hảo thông tuệ, khi mới đản sinh được các nhà tôn quí kính tặng nhiều châu báu nên đặt tên là Bảo Tạng.
Bảo Tạng nhận thấy thân tâm thế giới vô thường khổ, nên xin với cha mẹ xuất gia tu Phật. Cha mẹ thương mến không nở xa lìa, nhưng thấy con kiên quyết quá đến quên ăn bỏ ngủ, rồi cũng chiều ý con. Thế là vị đại công tử hưởng thụ cao lương mỹ vị xa hoa trở thành Sa Môn Khất sĩ đầu trần chân đất xin giáo pháp Phật nuôi tâm, xin cơm bá tánh nuôi thân, tam y nhất bát, mỗi ngày độ ngọ một lần, đêm ngủ một giấc, dùng trí bát nhã ba la mật giãi trừ ác kiến, tự phá ma tâm, thiền định kiên cố. Tu tập tinh chuyên không bao lâu sau tu sĩ Bảo Tạng chứng quả vô thượng chánh đẳng giác thành Phật hiệu Bảo Tạng Như Lai.
Đức Phật Bảo Tạng đến nhiều nơi đô hội trong nước hoằng khai đạo tràng giảng dạy Kinh Pháp, người đến nghe quy ngưỡng rất đông. Người nhàm chán sinh tử xin xuất gia, tu hạnh Thinh văn, Phật thuyết Trung đạo Tứ đế; Người thích hạnh độc cư nghiên cứu tu quả Duyên giác Bích chi Phật siêu thoát sinh tử, ngài thuyết Thập Nhị Nhân duyên; người tích cực nhập thế giúp đời ngài thuyết Bồ tát Lục độ vạn hạnh, người cầu thành Phật, thượng báo Tứ đại trọng ân hạ tế tam đồ khổ, ngài thuyết Nhất thừa Phật đạo; Người muốn vượt Giáo môn minh tâm Kiến tánh thành Phật, ngài chỉ thẳng chân như tự tính. Hạng người nào đến thính pháp qui y cũng đều được tăng tiến phúc huệ.
Danh thơm tiếng tốt của Phật Bảo Tạng đến tai Vua Vô Tránh Niệm, Vua cũng thỉnh Phật và chư tăng vào vương cung cúng dường y phục, phẩm thực, y dược toạ cụ trong ba tháng hạ chu đáo. Lúc bấy giờ quan đại thần Bảo Hải, giống như vua Tịnh Phạn sau khi nghe pháp chứng thánh quả Tu đà hoàn trở thành cư sĩ Bồ Tát, nhân một buổi thiết triều bàn luận quốc sự xong, hành lễ tâu với vua Vô Tránh Niệm: “-Bệ hạ cúng dường cầu quả phúc nhân thiên mỹ mãn cũng chỉ ở trong tướng vô thường biến đổi như gió thoảng mây tan. Do túc nghiệp tu phúc huệ hữu lậu đời trước nay được quả vị tôn quí không ai sánh kịp, thuận tiện giúp đời khôn sáng, cơm no, áo ấm; nhưng chiều sâu tâm lý bệ hạ và thần dân vẫn bất an vì sanh lão bịnh tử khổ. Chi bằng phát tâm bồ đề, hành Bồ tát đạo Kiến tạo nước Phật thì hạnh phúc cho toàn dân biết mấy!
Vua vô Tránh Niệm nghe qua đẹp ý, thu xếp việc triều chánh, xa giá đơn giản, quan đại thần Bảo Hải cởi ngựa tháp tùng đến vườn Diêm phù đàn cận thành vua cúng dường Phật tăng thính pháp. Đến nơi thấy Bảo Tạng Như Lai nhập định phóng quang sáng suốt, soi rõ mười phương thế giới Tịnh Độ của chư phật cho chúng hội Chiêm bái. Vua Vô Tránh Niệm cũng nhập chúng, xét thấy nhân dân của mình sắc thân không ngời sáng như dân Phật, trí tuệ cũng kém hơn, quốc độ đền đài cung điện thô thiển bằng cây đá chạm trổ, trong khi đó cung điện xứ Phật làm bằng bảy báu lưu ly, xa cừ, xích châu, mã não, san hô, hổ phách v.v… Đặt biệt không có cõi Phật nào có dân nghèo khó, bệnh viện, nghĩa trang!
Chiều đến quan đại thần Bảo Hải từ tạ Vua về dinh thự riêng, vua hồi cung suốt đêm không ngủ hồi tưởng tư duy, suy xét rút tinh tuý các nước Phật làm thành đại nguyện xây dựng nước Phật cho mình. Sáng sớm Vua đến lễ bái Phật Bảo Tạng xin chứng minh đại nguyện Bồ đề, dù trăm ngàn kiếp khổ khó thực hiện quyết không thối chí như sau:
– “Bạch đức thế tôn! Nguyện khi tôi thành Phật, đặng một thế giới đủ sự vui đẹp, hình dáng nhân dân trong cõi ấy toàn sắc vàng, không có những đường địa ngục, ngã quỉ, súc sanh xen ở. Hết thảy chúng sanh cõi ấy hiền thiện tu tiến không thối đoạ vào ba đường dữù, người nào cũng có sáu phép thần thông, căn thân tốt đẹp.
– Tôi nguyện tất cả chúng sanh được về cõi ấy đều hảo tướng nam tử, không thọ báo nữ thân. Hết thảy chúng sanh được sanh vào đó, thần thức gá vào hoa sen báu, hoa nở căn thân xinh tốt thọ mạng lâu dài.
– Tôi nguyện cõi ấy, cảnh vật xinh tươi thanh tịnh trang nghiêm thường có hoa tốt, hương thơm thoảng bay lan toả các hướng.
– Tôi nguyện chúng sanh trong cõi ấy, vị nào cũng có ba hai tướng tốt, sáu phép thần thông, trong một giây phút dạo khắp các cõi Phật mười phương cúng dường Phật nghe pháp rồi trở về không trễ bữa ăn trưa.
– Tôi nguyện nhân dân trong cỏi ấy đều được thọ dụng như ý, đúng giờ thọ thực, có đủ các món ngon vật lạ hiện ra trước mặt, y phục tinh tươm hiện đến bên mình, không cần sắm sửa như cõi nhân gian bận bịu.
– Tôi nguyện cầu cõi Phật được như thế, để đời đời kiếp kiếp vị lai thường tu Bồ tát hạnh lợi ích chúng sinh, làm phật sự hy hữu tạo thành cõi Tịnh Độ. Đến khi chứng đạo, thân ngồi nơi cội cây bồ đề, tâm toả sáng thành quả chánh giác, phóng hào quang đến tận cùng mười phương pháp giới, chư Phật xem thấy khen ngợi danh hiệu tôi.
– Tôi nguyện sau khi thành Phật, các loài chúng sanh ở thế giới khác, đã có tu tập thiện căn ( tín, tấn, niệm, định, tuệ) muốn sanh về cõi nước tôi, khi lâm chung, tôi và thánh chúng hiện thân đến trước người ấy tiếp dẫn về Tịnh dộ.
– Tôi nguyện khi tôi nhập Niết Bàn đến vô số kiếp mai sau, nữ nhân trong thế giới mười phương nghe đến danh hiệu tôi, phát bồ đề tâm chăm chỉ tu niệm đến khi thành phật, luôn cảm quả thân đại trượng phu chứ không mang thân người nữ nữa.
Bạch đức thế tôn, tôi nguyện được cõi phật chúng sanh thanh tịnh trang nghiêm viên mãn mới thành Phật.
Đức Bảo Tạng Như Lai và đại chúng lắng nghe vua Vô Tránh Niệm phát đại nguyện xong hoan hỉ thọ ký:
– “Lành thay đại vương, ông hãy nhìn qua phương tây, cách nơi đây muôn ngàn trăm ức cõi Phật có một thế giới là Thiện vô cấu thanh tịnh hoàn hảo, giáo chủ cõi ấy hiệu Tôn ÂmVương Như lai hiện đang thuyết pháp. Vị Phật nối pháp đời thứ hai là Bất Khả Tư Nghị công Đức Như lai, đổi hiệu thế giới ấy thành An Dưỡng quốc và Kiến thiết Cực lạc thế giới; Vị Phật ấy là thân sau của ông đấy! –Thời gian còn dài, nay tôi đặt pháp danh cho ông là vô lượng Thanh Tịnh. Vua vô Tránh Niệm nghe qua rất mừng, tâm lành phát khởi trí tuệ vô nhiễm vi diệu, Phật Bảo Tạng mỉm cười cất tiếng phạm âm: “Thiện lai Tỷ Khưu!” tức thì vua Vô Tránh Niệm râu tóc rụng hết, áo hoàng bào đổi thành manh áo vá nhiều mảnh của một nhà sư đầu trần chân đất tinh tiến tu học.
– Kinh vô Lượng Thọ, quyển thượng ghi rằng: “Lúc bấy giờ có vị đế vương cung kính nghe Phật Thế Tự Tại Vương thuyết pháp, tâm đắc, phát tâm bồ đề vô thượng, xả bỏ quốc thành, thê tử quyến thuộc, xuất gia thực hành hạnh Sa môn hiệu là Pháp Tạng. Ngài có tài đức cao siêu mà rất khiêm tốn đến dưới pháp toà của Phật đãnh lễ, đi nhiễu ba vòng quỳ xuống chấp tay nói kệ khen ngợi:
Dung nhan Phật cao vời
Oai đức lớn cùng cực
Chiếu sáng thật rực rở
Soi đến chổ tối tăm
Giãi trừ các phiền não
Cho chúng sanh an lành.
(…)
Tỳ kheo Pháp Tạng nói bài tụng xong liền bạch Phật: -Kính lạy đức Thế Tôn, nguyện thế tôn vì con diễn nói pháp vô thượng chánh giác, để con tu hành gìn giữ cõi Phật nhiệm mầu trang nghiêm, sớm thành tựu quả chánh giác giáo hoá chúng sanh thoát khỏi mê lầm đau khổ trong sinh tử.
Phật Thế tự tại vương biết được ý chí cao siêu, tín nguyện sâu chắc của Tỳ Kheo Pháp Tạng nên thuyết giảng: “Nếu có người tinh tấn chí tâm cầu đạo không dừng sẽ được kết quả. Rồi ngài nói rõ 210 ức quốc độ của chư Phật, từ thô sơ đến vi diệu, việc lành dữ của nhân thiên. Do thần lực của Phật tác động các cỏi Phật mười phương cũng hiển hiện trước pháp nhãn của Tỳ Kheo Pháp Tạng. Ngài biết được phải làm thế nào cho tâm thanh tịnh để nghiêm tịnh quốc độ, rồi thực hành tư duy, Thiền định cho phát sanh trí tuệ; thực hiện nghiêm túc, trải qua năm kiếp tinh chuyên cần mẫn, Phật Thế Tự Tại Vương thấy Tỳ Kheo Pháp Tạng đã viên mãn hạnh trang nghiêm Phật độ nên bảo: “Thật đúng thời, ông nên vì tất cả đại chúng, rút tinh tuý 210 ức cõi Phật lập thành nguyện lớn tuyên thuyết để các vị Bồ Tát ấy tu hành theo cho đúng pháp.
Tỳ kheo Pháp Tạng bạch Phật: “Cúi mong đức Thế Tôn từ mẫn chứng minh 48 điều nguyện lớn của con sau đây:
1. Nguyện khi tôi thành Phật, nếu trong cõi nước tôi có địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, thời tôi không ở ngôi chánh giác.
(….)
Tỳ kheo Pháp Tạng thuyết xong 48 điều đại nguyện, cõi đất sáu thứ chấn động. Trời rưới mưa hoa trỗi nhạc vui mừng khen ngợi. Trong hư không tiếng chư Phật như hải triều âm vang vọng: “ Tỳ kheo Pháp Tạng quyết thành tựu quả vô thượng chánh giác”. Từ đó về sau số kiếp nhiều không thể nghĩ bàn, Tỳ kheo Pháp tạng thực hành đầy đủ đại nguyện lực ấy, Kiến tạo xong Thế giới cực lạc, thành Phật hiệu A Di Đà.
Có đôi điều khác biệt giữa hai Kinh. Kinh Bi Hoa nói Bảo Tạng Như Lai, (là vị Phật nắm giữ tạng pháp quí báu dùng hoá độ nhân thiên.) Kinh vô Lượng Thọ nói đức Thế Tự Tại Vương Như Lai (là vị Phật nắm giữ tạng pháp tự tại giữa thế gian hoá độ nhân thiên.) Phật hiệu hai đức Như Lai khác, ý nghĩa không khác. Phật nào cũng có đủ 10 danh hiệu: Như Lai, ứng cúng, chánh biến tri, minh hạnh túc, thiện thệ, thế gian giải, vô thượng sĩ, điều ngự trượng phu, thiên nhân sư, Phật thế tôn.
Kinh Bi Hoa nói Vua Vô Tránh Niệm phát nguyện lớn, được đức Phật Bảo Tạng Thọ ký sẽ thành Phật A Di Đà và đặt pháp danh ngay thời điểm ấy là Vô Lượng Thanh Tịnh. Kinh vô lượng Thọ nói, thuở ấy có vị quốc vương xuất gia hiệu là tỳ kheo Pháp Tạng, phát 48 điều đại nguyện được đức Phật Thế tự tại vương thọ ký cho sẽ thành Phật A Di Đà giáo chủ cực lạc thế giới ở phương tây. Tạng pháp của Phật hàm chứa vô lượng thanh tịnh người sử dụng sẽ vô tranh, được vô tránh tam muội (chánh định). Tiền thân đức Phật A Di Đà có quá nhiều kiếp là quốc vương xuất gia làm Bồ Tát Tăng, nghiêm tịnh quốc độ thì mỗi đời quy y với mỗi vị Phật khác, được pháp danh khác, nhưng đặc biệt ý nghĩa nghiêm tịnh vẫn y như mãi mãi thì người mới nhận ra tâm lý của một vị Bồ Tát tu chứng chuyển thân, tuy danh tướng có khác, nhưng nguyện vương không dời đổi.
Đối chiếu đại nguyện của vua vô Tránh Niệm và 48 đại nguyện của Tỳ Kheo Pháp Tạng, lời văn có đồng dị nhưng ý nghĩa vẫn một. Đại nguyện của vua Vô Tránh Niệm như bản văn cô động 48 điều đại nguyện của Tỳ Kheo Pháp Tạng.- Trái lại 48 điều đại nguyện của Tỳ Kheo Pháp Tạng như khai triển đại nguyện của vua Vô Tránh Niệm.
Vua Vô Tránh Niệm (Bồ Tát vô lượng Thanh Tịnh), Tỳ Kheo Pháp Tạng là hai hay một tiền thân Phật A Di Đà, cũng không cần phải đào sâu tìm biện chứng, bởi trí Phật không vướng bận danh tướng, chỉ nhấn mạnh chỗ giác ngộ duyên sanh vô ngã nhìn ra thực tướng, là đệ tử Phật cần thực hành Phật trí vô ngã, vô ngại, toả sáng.
– Vì Kinh sách Tịnh Độ không ghi rõ ngày đản sinh, xuất gia thành đạo của Phật A Di Đà, nên người tu Tịnh Độ chọn ngày sinh của Vĩnh Minh Thọ Thiền Sư là ngày 17 tháng 11 âl cữ hành lễ vía, nhớ lại đức Phật A Di Đà. Vĩnh Minh Thọ Thiền Sư được xem như là hoá thân của Phật A Di Đà, qua câu nói của Hoà thượng Hành Tu giải đáp câu hỏi của Ngô Việt Vương. Ngài Vĩnh Minh Thọ thiền sư cũng được tôn là tổ thứ sáu, của Tông Tịnh Độ, Trung Hoa. Theo sách Đường về cực Lạc:- Ngài sinh vào đời Tống, người Tiền Đường, họ Vương tự Xung Huyền. Thuở thiếu niên thường trì tụng Kinh Pháp Hoa, cảm bầy dê quì mọp nghe Kinh.
Trưởng thành làm quan coi về thuế vụ cho Văn Mục Vương, nhiều lần lấy tiền công đến Tây Hồ mua cá trạnh phóng sanh. Bị phát giác hình quan thẩm định án tử. Khi áp giải ra pháp trường sắc mặt vẫn bình thản, vì tin rằng do công đức phóng sinh hồi hướng sẽ được sinh Tịnh độ. Văn Mục Vương cảm động tha bổng. Ngài xin xuất gia, Vương cho phép, ngài đến Tứ Minh thọ pháp với Tuý Nham Thiền Sư. Sau tham học với Thiền Quốc sư tỏ ngộ chân tánh được ấn khả. Ngài tụng Pháp Hoa Sám, thấy Bồ Tát Quan Thế Âm rưới nước cam lồ vào miệng, được biện tài vô ngại. Ngài tu Thiền nhưng rất mến mộ Tịnh, một hôm đến thiền viện của Trí giả đại sư làm hai lá thăm: Một đề Nhứt tâm thiền định, một đề Trang nghiêm Tịnh độ. Sau 7 lần rút thăm đều rút nhằm lá thăm Trang Nghiêm Tịnh độ. Từ đó ngài tận lực tu niệm hoằng hoá pháp môn Tịnh độ.
Năm long Kiến thứ hai, Trung ý vương thỉnh ngài trụ trì chùa Vĩnh Minh, tôn hiệu Trí giác Thiền Sư, ngài trụ ở đây 15 năm, độ được 1700 vị tăng và cư sĩ qui hướng Tịnh độ rất nhiều. Ngài trứ tác tập Vạn Thiện đồng quy, chủ ý khuyến tu các pháp lành qui hướng về Tịnh độ, lời văn thiết yếu như sau: “Sanh về duy tâm Tịnh Độ là phần của bậc liễu đạt tự tâm (…).Người quán trí cạn, tâm tưởng thô, trần cảnh mạnh, tập khí nặng, cần phải sanh Tịnh độ, để được nơi duyên thù thắng, nhẫn lực mới dễ thành, mau viên mãn Bồ Tát Đạo” – Năm Khải Bửu thứ 8, ngày 26 tháng 02, sáng sớm thức dậy, ngài lễ Phật xong, gọi đại chúng lại răn dạy, dặn dò, rồi ngồi Kiết già thẳng lưng thị tịch, thọ 72 tuổi.
2. Danh hiệu và hình tượng biểu trưng
– Danh hiệu Phật A Di Đà:
Bắt đầu từ tiếng Phạn Brahama, ở Ấn Độ, nguyên âm đọc là Amita; La tinh hoá là Amitabha. Từ điển Phật học Hán Việt, dịch là Vô lượng thọ, cộng với 12 danh hiệu trong Kinh Vô Lương Thọ và giải đến 13 danh hiệu: Vô lượng quang Phật, Vô biên quang Phật, Vô đối quang Phật v.v… nói lên những đặc tướng của Phật tính. Kinh A Di Đà yếu giải Sa môn Trí Húc dịch là Vô lượng Thọ, vô lượng quang; dung hội lại có 3 nghĩa: Vô lượng Thọ, vô lượng quang, vô lượng công đức.
Vô lượng quang, là hào quang thanh tịnh của Phật A Di Đà toả sáng tận cùng mười phương pháp giới như ánh sáng mặt trời soi rọi bóng đêm. Có người thấy được người không. Người thấy được do niệm danh hiệu Phật ý thức Thanh tịnh như hoa sen vượt khỏi mặt nước tham dục tự tâm sáng tõ; người không thấy được là vì bóng tối vô minh che phủ như mặt trời bị mây áng, hoặc tâm xoay vòng theo ngũ dục như trái đất xoay vòng lẩn khuất nên có tối, có sáng khi ẩn, khi hiện.
Vô Lượng Thọ, là thọ mạng của Phật A Di Đàvà nhân dân của ngài vô cùng lâu xa. Ngài thành đạo trước Phật Thích Ca rất lâu mà hiện tại vẫn còn đang thuyết pháp và tiếp dẫn người hữu duyên. Ở cõi này thân ngũ uẩn sống trong môi trường ô nhiễm dễ hư hoại, phúc đức kém, người sống đến trăm tuổi là hiếm. Thế mà các vị sư thiền định yoga trên núi tuyết Hy Mã Lạp Sơn, Ấn Độ sống đến ba, bốn trăm tuổi, thì Cực lạc thế giới liên hoa hoá thân, môi trường tinh khiết, thức ăn chính là thiền duyệt vi thực, thiền duyệt vi lạc trường thọ là lẽ đương nhiên.
Vô Lượng công đức, ngài có nhiều công đức không cùng tận như là trí tuệ, thần thông, đạo lực, chánh báo ( căn thân) y báo (cảnh giới) trang nghiêm, thuyết pháp, giáo hoá, tế độ v.v… Trước khi thành đạo, ngài có nhiều kiếp vì chúng sanh hành Lục độ ba la mật. Có thể nói ngày xưa trên mặt đất nầy nơi nào cũng có dấu chân hành đạo của ngài. Đến khi kiến tạo Thế giới Cực lạc Phương Tây xong, ngài tiếp dẫn chúng sinh mười phương thế giới về nước Phật của ngài định cư, sinh sống tu học thành thanh tịnh đại hải chúng không thể nghĩ bàn. Hiện nay trên mặt địa cầu có khoảng 6 tỷ người, Phật giáo đồ khoảng 600 triệu, trong đó số người niệm Phật A Di Đà hành thiện, bố thí giúp đời hơn 300 triệu người. Các ngành công an, an ninh trật tự, giáo dục… canh chừng giáo hoá tội phạm của các quốc gia có Phật giáo đồ Tu tịnh được lợi ích vơi bớt đi gánh nặng không phải là nhỏ !
– Hình tượng biểu trưng:
Trong Phật giáo, nơi chánh điện chùa Thiền Tông và các tông phái khác thường thờ đức bổn Sư Thích ca ngự chánh giữa, bên phải là Phật A Di Đà, bên trái là Đại Bồ Tát Di Lặc.- Phật Thích Ca là Phật hiện tại, Phật A Di Đà là Phật quá khứ, Đại Bồ Tát Di Lặc là Phật tương lai. Đối với người dụng tâm hành đạo giác ngộ, Phật Thích Ca tượng trưng cho bản giác, phật Di Đà tượng trưng cho thỉ giác, Đại Bồ Tát Di Lặc tượng trưng cho hoạt dụng từ bi trí tuệ của thỉ bản giác từ pháp tánh Tỳ lô giá na! Thì nơi chánh điện chùa Tịnh Độ thờ Tam Thánh Tây phương cực lạc. Chính giữa là tượng Phật A Di Đà đứng trên toà sen, tượng Bồ Tát Đại Thế Chí đứng trên toà sen bên phải, tượng Bồ Tát Quan Thế Âm đứng trên toà sen bên trái. Hai vị đại sĩ này thường phụ trợ Phật A Di Đà giáo hoá, tiếp dẫn chúng sanh. Toàn thân Tây phương tam thánh đều rực rỡ toả ánh hào quang như sắc vàng Diêm phù đàn. Đức Phật A Di Đà cao 1 trượng sáu, trên đảnh có tướng nhục kế đỏ tươi như sen hồng biểu thị cho trí tuệ tuyệt vời sáng suốt. Tướng bạch hào sáng trắng như ngọc uyển chuyển xoay về bên hữu phóng hào quang. Đôi mắt Phật sáng ngời như nước biển long lanh, tay trái ngài nâng hoa sen, tay phải duổi xuống tiếp dẫn.- Bồ Tát Đại Thế Chí đầu đội thiên quang có 500 bảo hoa, mỗi bảo hoa có 500 bảo đài. Trong mỗi bảo đài hiện rõ tướng quốc độ tịnh diệu của chư Phật. Nhục kế nơi đỉnh đầu ngài hình hoa bát đầu ma. Trên nhục Kế có một bình bảo tượng đựng các thứ quang minh hiện thân khắp mười phương giúp người niệm Phật thu thúc sáu căn đi vào địa vị bất thối chuyển. Tay trái của Bồ Tát đưa lên ngang ngực hình nửa hoa sen búp, lòng bàn tay hướng về phía trước như sẳn sàng chào đón chúng sanh tu tịnh, tay phải hình nửa hoa sen búp lật ngửa trân trọng những ai tìm đến cõi Phật.- Bồ Tát Quán Thế Âm đầu đội thiên quang bằng chất báu Tỳ Lăng già Mâu Ni, nơi thiên quang có một vị Phật ngồi nhập định. Tay trái Bồ Tát cầm tịnh bình trút xuống cõi đời nóng bức, tay phải hình nửa hoa sen búp đưa lên ngang ngực; tai lắng nghe, xem xét tiếng kêu đau thương của chúng sanh cứu giúp.
Đối với hành giả dụng tâm hành đạo, Bồ Tát Đại Thế Chí tượng trưng cho ý chí dũng mãnh, bồ đề tâm kiên cố niệm Phật thu thúc 6 căn. Đức Phật A Di Đà tượng trưng cho tâm thanh tịnh toả sáng. Bồ tát Quán Thế Âm tượng trưng cho hoạt dụng của tâm thanh tịnh trí tuệ từ bi.
Xuất xứ tượng Tây phương Tam thánh từ pháp quán thứ 13, Phật Bồ Tát của Quán Kinh.
Cũng có nơi thờ tượng đức A Di Đà Phật đứng lơ lững giữa hư không, phía dưới là biển cả sóng dậy chập chùng, mắt ngài nhìn xuống, tay trái Kiết ấn, tay phải duỗi xuống tiếp dẫn. Gọi là tượng Di Đà phóng quang. Căn cứ vào ý nghĩa tượng trưng nầy bậc Cổ Đức làm kệ khuyến tu:
“Sông ái sóng cao ngàn thước
Bể khổ dậy muôn trùng
Muốn thoát luân hồi khổ
Phải gấp niệm A Di Đà!”
– Phật, Bồ Tát ngự trên hoa sen tượng trưng cho tâm vô nhiễm, tác pháp thanh tịnh lợi ích chúng sanh, như hoa sen “ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” – Nhưng hoa sen trên đời này phải chịu quy luật vô thường sinh diệt, dù tươi đẹp, có hương thơm cũng phải tàn héo. “Hoa nở để rồi tàn, trăng tròn để rồi khuyết, người hợp để mà tan.” Hoa sen ở thế giới cực lạc là tinh tuý của bảy báu: Vàng, ngọc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não… lưu xuất từ tánh chân như diệu dụng. Cho nên nói hoa sen trong cỏi hồng trần cũng chỉ mang ý nghĩa biểu trưng mà thôi!
3. Niệm Phật hiệu quả hiện tiền
Ảo và thật là hai vấn đề khó phân tách. Giống như Trang Chu mộng thấy mình hoá bướm, thức dậy không biết ông là bướm hay bướm là ông. Nhưng nếu chịu sưu tầm nghiên cứu, tư duy có biện chứng thì người ta có thể thuyết minh được. Pháp môn niệm Phật A Di Đà cầu sinh cực lạc thế giới có ba thành phần: -Tịnh độ truyền thống, Tịnh độ nhân gian, Tịnh độ tâm. Tịnh độ nào vừa dẫn cũng lấy tâm làm chủ. Nơi đây vấn đề hiện thực liên quan đến Tịnh độ nhân gian. Trong Tịnh độ nhân gian có hai yếu tố: Thứ nhất, bậc đại thiện trí thức rao giảng, kêu gọi những người tu tịnh nhóm họp định cư lại thành một tập thể xã hội. Nơi ấy Tam quy ngũ giới được duy trì nghiêm túc, nhất quán, không có phần tử nhiễm ô bất tịnh; tức không có ba đường dữ địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh là tham sân si mạn nghi; ngũ trược giảm thiểu tối đa, ác thế không có. -Kế đến là người tu tịnh độ niệm Phật nhất tâm định tỉnh ứng xử, đối phó hằng ngày với sinh hoạt rối ren, biến động có hiệu quả tốt.
Ví dụ, một học sinh học bài lâu thuộc, em liền cầu đức Phật A Di Đà gia hộ, rồi cung kính niệm danh hiệu ngài liên tiếp trong mười phút, sau đó em học thuộc bài nhanh chóng. -Một thương gia sắp sạt nghiệp vì thua lỗ, lo sợ buồn rầu, thay vì dùng gian kế cũng cố sự nghiệp, ông cầu Phật gia hộ rồi niệm danh Phật A Di Đà liên tiếp ngày đêm đến khi tâm ổn định ông giải quyết vấn đề ổn thoả, hợp lý đạo và pháp luật qua kiểm soát của trọng tài kinh tế, tuy có nghèo hơn trước rồi từ từ khắm khá. -Một ông bác sĩ phục dược sai lầm bệnh nhân chết ngay trong phòng điều trị; hoảng hốt, lo toan, nhưng ông dám chịu trách nhiệm, không nhờ một luật sư nguỵ biện trước toà, vị bác sĩ này cầu Phật A Di Đà gia hộ cho tai qua nạn khỏi rồi niệm danh hiệu Phật liên tiếp cho đến khi tâm an ổn nhẹ nhàng. Ít ngày sau, thân nhân người bệnh chết nộp đơn xin bãi nại. Ta có thể giải thích em học sinh tâm phân tán không thuộc bài, niệm phật tâm tập trung học bài mau thuộc? Ông thương gia niệm Phật tâm định tỉnh sáng suốt giải quyết việc thương hiệu thuận tiện? Vị bác sĩ ăn năn niệm Phật tinh chuyên, tâm hiền hậu hiện lên nét mặt cảm hoá được người; Hay cả ba người nầy niệm Phật được Phật gia hộ? –Điều quan trọng xin đừng quên hiệu quả của niệm Phật nhất tâm, tâm người niệm và tâm Phật chan hoà cảm ứng.
Pháp môn niệm Phật hiệu quả hiện tiền trong Tịnh độ nhân gian còn nhiều, quí vị hãy thực hiện niệm Phật để có kinh nghiệm phong phú.
4. Tâm linh diệu dụng
Nếu Kinh tạng Nguyên thỉ dùng Giới – Định -Tuệ làm thể chất (cốt tuỷ), thì các Kinh điển đại thừa đều lấy thực tướng làm thể chất. Đặc biệt trong các Kinh Tịnh độ thực tướng được phát triển cùng cực vi diệu qua sự mô tả cảnh giới, nhân dân và pháp tu tịnh ở cực lạc thế giới: Đất bằng vàng, thảo mộc bằng châu, liên hoa hoá thân, ao thất bảo, nước bát công đức… hàng xóm là thánh nhơn, bồ tát, Phật, chư thượng thiện nhơn câu hội về một xứ an dưỡng tu học. Chim, nước, rừng cây, tiếng gió đều phát ra tiếng pháp: Ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần và các môn chánh định tam muội ba la mật khác.
Tâm người ta có ba phần: Một là trung tâm điều phối máu luân lưu cơ thể là trái tim. Hai là tâm vọng tưởng như khỉ vượn leo trèo khó đứng yên. Ba là chân tâm thực tướng. Nơi người thực tướng gọi là pháp thân, nơi cảnh vật gọi là pháp tính. Gọi chung là pháp tính thân. Pháp tính thân chan hoà khắp nơi, khắp chốn như chân không trong vũ trụ.
Thực ra, chơn vọng tâm chỉ là một thể tánh đối với người có thâm độ công phu tịnh niệm luyện thành một khối nhất như.
Theo Trí Húc Đại Sư, viết trong quyển Phật thuyết A Di Đà kinh yếu giải, thể chất của thực tướng chẳng phải yên lặng (tịch), chẳng phải soi sáng (chiếu), thường soi mà vắng, thường vắng mà soi. Tịch mà chiếu, chiếu mà tịch, nên gọi Thường tịch quang độ.
Suy rộng ra, trong thực tướng có hai đức: Một đức thuộc về phần tính, “Bất tăng bất giảm, bất cấu bất tịnh”. Một đức thuộc về phần tu, tức vừa tịch vừa chiếu gọi pháp thân. Vừa chiếu vừa tịch gọi báo thân. Vừa tịch vừa chiếu nội quan được thọ dụng thân. Tịch chiếu tiến dần lên giúp đời gọi Ứng hoá thân.
Tam thân Phật A Di Đà, nhân dân và cảnh giới cực lạc cũng từ chơn tâm phát sinh.
Trong quyển sách Đường về cực lạc, có ghi lời dạy của Diên Thọ Đại Sư như sau:
“Nếu tâm niệm thanh tịnh thời đài vàng hoa báu, hoá sanh nơi Tịnh độ. Còn tâm niệm nhơ đục thời gò nổng hầm hố, thọ thai nơi cõi ô uế. Đây đều là “quả đẳng luân”, cảm lấy “duyên tăng thượng”. Cho nên nhơn cùng quả, rời ngoài tâm nguyên, không có tự thể riêng khác. Muốn đặng quả báo thanh tịnh thời phải thực hành nhơn thanh tịnh. Như nước thời tánh chảy xuống, lửa thời tánh bốc lên, tất nhiên như vậy!”
Như thế, người tu tịnh hay tu pháp môn nào trong Phật giáo cũng phải công phu niệm Phật, hành thiền, quán tưởng trong khuôn khổ Giới-Định-Tuệ để ngộ chân tánh là điều trọng yếu!
5. Phật A Di Đà như một tấm gương soi:
Xét về mặt thế gian Sa Hoàng cải trang thành thường dân du học các nước văn minh về xây dựng nước Nga hùng mạnh một thời. Tổng thống Lý Quang Diệu, cha già dân tộc Singapor đã kêu gọi nhân tài nước nhà ở các nước văn minh trên thế giới rút tinh tuý văn minh về biến đảo quốc không quá 7 triệu dân thành một nước đoàn kết, tiên tiến, hưởng thụ tiện nghi khoa học đỉnh cao. Bác Hồ, cha già dân tộc Việt Nam, một thân một mình rời bến Nhà Rồng ra đi du học trên thế giới rèn luyện tài đức trở về giúp dân thoát khỏi ách nô lệ của Thực dân đế quốc xây dựng độc lập tự do hạnh phúc cho nước Việt Nam. Thì về mặt xuất thế gian đức Phật A Di Đà rút tinh tuý 210 ức Thế giới Tịnh độ của chư Phật kiến tạo An dưỡng Quốc thành Cực lạc thế giới cũng không có chi lạ.
Đối với toàn thể nhân sinh thế giới ngày nay, trong đó có Phật giáo đồ Việt Nam, tiểu sử nói về thân thế, sự nghiệp của Phật A Di Đà qua ý chí hướng thượng, phấn đấu cùng cực phi thường như một tấm gương soi. Đã là một vị Chuyển luân thánh vương phúc đức, trí tuệ, quyền oai và sự huởng thụ tột đỉnh mà ngài xét đến qui luật vô thường của kiếp sống tìm cách vươn lên, không phải cho riêng ngài mà cho toàn thể quốc dân trong nước và chung cho tất cả chúng sinh nhàm chán cõi đời Ngũ trược ác thế khắp mười phương thế giới.
Khi ngài thành tựu quả Phật, làm giáo chủ cực lạc thế giới đứng duỗi tay tiếp dẫn chúng sinh, thân sắc vàng ròng, hào quang tõ rạng. Người ta dễ liên tưởng đến một vị sư được cúng dường hậu hỉ, sắc mặt hồng hào làm Phật sự nên quên đi một vị Bồ tát tăng khổ hạnh áo thâm vá đùm vá đụp trăm khiếp nghìn đời, chắt mót từng chút phúc tuệ cho mình, cho đệ tử và cho tất cả chúng sanh!
Chí nguyện ngài cao xa, tâm Phật thanh tịnh bao la, đạo lực thần thông quảng đại. Bi trí thiết tha vì chúng sanh nhân loại. Ngài không bao giờ ở yên hưởng thụ quả vị Phật, vẫn tiếp dẫn chúng sanh niệm Phật hướng về cực lạc thế giới.
Chúng ta, là một công dân Phật tử yêu nước có tài đức, đủ điều kiện du học hải ngoại phải làm sao? Lo hưởng thụ riêng mình hay lo phục vụ tổ quốc, là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam, chúng ta phải làm gì cho đạo pháp dân tộc? Câu giãi đáp thông thường là tuỳ theo đạo đức, trí thức và năng lực của mỗi người. Nhưng hãy nhìn lên, Kia! Là một tấm gương soi lớn!
6. Nhận Định
Đức Phật A Di Đà thành đạo trước Phật Thích Ca 10 kiếp. Thời đức Phật Thích Ca chữ viết chưa có người phát minh! Cũng có thể thời đức Phật A Di Đà thành đạo, có chữ viết ghi thành tiểu sử; trãi qua các cuộc đại chấn của quả địa cầu chữ viết mất đi. Hơn nữa, ngài là một vị Phật quá khứ lâu xa, giai đoạn tu nhơn ở cõi Ta Bà thời Vua Chuyển luân Thánh vương, tuổi thọ loài người rất cao, như Phật Thế Tự Tại Vương trụ thế đến 12 kiếp, giai đoạn cuối kết Phật quả Kiến tạo Cực lạc thế giới ở phương tây (phương tây có nhiều cõi chúng sanh và cõi Phật) cách xa quả địa cầu chúng ta 10 muôn ức Phật độ. Mỗi Phật độ một triệu ngàn triệu thế giới tinh cầu làm sao người viết sử nơi đây ghi nhận được!
Nếu người tin đức Phật Thích Ca lịch sử truyền bá pháp tu tại Ấn Độ và thánh chúng của ngài có thật, nên quy y Tam bảo. Trong đó, đức Phật Thích Ca có tuyên thuyết về pháp tu Tịnh độ giới thiệu đức Phật A Di Đà, làm sao dám lấy tâm phàm xét đến Phật trí không tin được? Vị Tỳ kheo Bồ Tát nào muốn thành Phật cũng phải nghiêm trì giới luật trăm đời nghìn kiếp mới thành Phật. Đã là Phật, phải nói chơn thật ngữ, khuyên bảo chúng sanh không vọng ngữ.
Qua Kinh pháp lưu truyền của Phật Bổn Sư Thích Ca, người tin có đức Phật A Di Đà, thì cũng tin được Nhân dân và Cảnh giới cực lạc. Đọc quyển Đường về cực lạc, Mấy điệu sen thanh, sự tu tịnh độ chứng đắc của người xưa và người tu tịnh độ thời nay phút lâm chung xả bỏ thân phàm biết trước ngày giờ, có hương thơm ánh sáng, biện minh cho việc tiếp dẫn của Phật A Di Đà là thật thì pháp môn Tịnh độ càng thêm được xác chứng.
III. KẾT LUẬN
Đức Phật A Di Đà, nhân dân thế giới cực lạc có thật hay chỉ là huyền thoại biểu trưng cho chơn tánh, thì pháp môn niệm Phật từ xưa đến nay cũng đem lại nhiều lợi ích cho chúng sanh.
Nếu ta tin đức Phật A Di Đà có thật, lại để cho tâm nhiễm ô bất tịnh, cũng không làm nên tích sự gì! Nếu người tin đức Phật A Di Đà là hình tượng biểu trưng cho chơn tánh rồi hạ thủ công phu tu niệm cho tâm vô nhiễm tương tự Phật trí sẽ được nhiều phúc lạc và ảnh hưởng tốt đến xã hội. Còn như bàn cãi suông có được gì ngoài hơn thua buồn phiền nhân ngã! -Những ai tin được pháp môn Tịnh độ kết quả hữu hiệu phát bồ đề tâm, với tín nguyện niệm Phật cho tâm an lòng tịnh cũng không lỗi lầm gì, lại có thêm phúc trí, vì pháp môn tịnh độ vào cửa bằng đức tin. Ai vào ra được sẽ trở nên hiền thánh. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Niềm tin là mẹ sanh công đức”; phải vậy!
Trong khi sưu tầm tài liệu tham khảo, chúng tôi thấy có nhiều Kinh sách nói về tiền thân đức Phật A Di Đà, sanh ở cõi nước, thân thế, pháp hiệu, quy y với mỗi vị Phật khác nhau như Kinh Pháp Hoa, phẩm hoá Thành Dụ thứ 7, Kinh Đại thừa phương đẳng tổng trì, Kinh hiền kiếp, Kinh quán Phật Tam muội, quyển thứ 9; Kinh Như huyển Tam Ma địa vô lượng Ấn pháp môn, Kinh Nhất hướng xuất sanh Bồ Tát v.v… Để tránh phân tâm cho người đọc tiểu sử ngài, chúng tôi chỉ sử dụng Kinh Bi Hoa, Kinh Vô Lượng Thọ, Văn khố từ bi âm, Phật học phổ thông, quyển nhứt; Phật thuyết A Di Đà Kinh yếu giải, Đường về cực lạc v.v…
Tiểu sử ngài như một câu chuyện cổ tích hay đẹp, nội dung nghĩa lý thâm thuý, tình đại bi chan hoà, ánh sáng trí tuệ toả chiếu qua từng chi tiết sáng tõ bổn nguyện (48 điều nguyện). Những ai muốn làm được như ngài nên nghiên cứu Kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, Phật thuyết A Di Đà Kinh, Thủ Lăng Nghiêm Kinh, kinh Hoa Nghiêm phẩm phổ hiền hạnh nguyện và Vãng sanh Tịnh độ luận của Thiên Thân Bồ Tát…Tinh tấn tu Tịnh độ sẽ thành tựu như ý nguyện bởi lực gia trì hộ niệm của đức A Di Đà Phật.
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
Bài đọc thêm
KINH HOA NGHIÊM VỚI PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
Thích Nguyên Bình
Khi nói đến Pháp môn Tịnh Độ người ta đều nghĩ đến các kinh Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, và Luận Vãng Sanh Tịnh Độ của Bồ Tát Thế Thân hoặc kinh Niệm Phật Ba La Mật là các bộ kinh tông yếu nói về Pháp môn Tịnh Độ. Ít người biết rằng kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh nói về pháp nhất thừa viên giáo cũng nói đến Tịnh Độ, dạy tu Tịnh Độ, khuyên nguyện sanh về thế giới Cực Lạc. Điều này cho thấy nguyện sanh Tịnh Độ không chỉ là bổn nguyện của thường nhơn mà cũng chính là bổn nguyện của bậc thượng căn đại trí. Nhưng Hoa Nghiêm nói đến Tịnh Độ như thế nào ? Người tu Tịnh Độ theo Hoa Nghiêm có giống như người tu Tịnh Độ thông thường hay không ? Có chống trái hay tương đồng cùng một bản nguyện ?
Trước hết, kinh Hoa Nghiêm cho ta biết tất cả quốc độ đều tùy nghiệp lực sanh hay do công đức nguyện lực của chư Phật thành tựu. Hoa Nghiêm đứng trên Pháp Giới Nhất Chơn nhìn thấy Thật tướng tất cả Pháp là Chân Không Diệu Hữu, tâm và cảnh tương quan như nhất. Tâm thanh tịnh thì cảnh thanh tịnh, tâm nhiễm ô thì dù cảnh trang nghiêm cũng biến thành uế trược xấu xa.
Đặc biệt Hoa Nghiêm nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chư Phật và Bồ Tát. Các Ngài đến cõi nào, nơi đó biến thành thanh tịnh. Khi các Ngài nhập diệt hay ra đi thì cõi đó hết trang nghiêm. Như vậy, kinh Hoa Nghiêm chỉ rõ sự hình thành các thế giới nhiễm tịnh cho ta thấy. Đặc biệt về cõi nước Tịnh Độ thì thế giới Hoa tạng gồm có vô lượng thế giới cũng hình thành.
Ta Bà hay Cực Lạc cũng chỉ là một trong vô số cõi nước trong Hoa Tạng thế giới. Trong thế giới đó, có vô lượng cảnh Phật trang nghiêm thanh tịnh, chứ không phải chỉ có một thế giới Cực Lạc. Thế nhưng, chúng sanh cõi Ta Bà phần đông chỉ khế hợp với Cực Lạc nên Phật nói rõ về cảnh Cực Lạc cho chúng sanh tiến tu.
Kinh Di Đà chỉ tán thán cõi Tịnh Độ trang nghiêm để cho người phát khởi niềm tin, phát nguyện tu hành, cầu sanh Tịnh Độ qua hạnh nhất tâm niệm Phật. Kinh Vô Lượng Thọ chỉ rõ tiền thân Phật A Di Đà phát ra 48 lời nguyện kiến tạo Cực Lạc rước người vãng sanh, và cảnh giới Cực Lạc trang nghiêm thanh tịnh, phân định rõ chín phẩm vãng sanh cho người học Phật. Kinh Quán Vô Lượng Thọ chỉ 16 pháp quán cho Vi Đề Hy cùng 500 thị nữ rõ ràng tường tận để quán sát nguyện về Cực Lạc. Kinh Niệm Phật Ba La Mật chỉ cặn kẻ pháp tu cho người được Chánh định niệm Phật, thành tựu thật tướng niệm Phật.
Kinh Hoa Nghiêm cũng dạy người tu tin chắc vào Phật, Pháp, Tăng nhưng đi sâu hơn khi dạy ta tu niệm Phật, tin Phật với Bồ Đề tâm, khuyên phát tâm hành Đại thừa cúng dường chư Phật nhất tâm niệm Phật bất động để thấy vô lượng chư Phật, thấu suốt Pháp thân bất động của Như Lai, nguyện hành hạnh Phật cầu chứng Phật đạo. Cầu về Tịnh Độ là để thân cận cúng dường thỉnh chuyển Pháp luân, học theo hạnh Phật, để viên thành Phật quả, chứ không phải đới nghiệp vãng sanh.
Niệm Phật cũng là pháp thiết yếu đầu tiên mà hành giả muốn nhập Pháp giới phải tu. Thiện Tài Đồng Tử sau khi được Văn Thù Bồ Tát khai thị bổn tâm, chỉ rõ Chơn tâm khuyên hành Bồ Tát đạo, tu Bồ Tát hạnh đi tham học với 53 vị Thiện tri thức. Vị thầy đầu tiên Ngài đến cầu học là Đức Vân Tỳ Kheo đã dạy Ngài Thiện Tài Pháp môn “Ức niệm nhứt thiết cảnh giới chư Phật trí huệ quang minh phổ kiến”, tức dùng tâm thanh tịnh nhớ nghĩ tất cả cảnh giới Phật như kệ nói kệ.
Cảnh giới Như Lai nếu muốn tầm,
Nên tịnh ý mình như hư không,
Xa lìa vọng tưởng và chấp trước,
Hướng tâm đến chỗ chẳng ngại ngăn.
Khi tâm thanh tịnh nhất như thì 10 phương cõi Phật hiện tiền, rõ biết tâm Phật không hai, ngoài tâm không có Phật, đây chính là chỗ kinh Quán Vô Lượng Thọ nói : “Tâm nầy là Phật, tâm nầy làm Phật”. Khi rõ suốt lý này thì đạt được thật tướng niệm Phật biết mình và Phật đồng một thể. Thế nhưng, Thiện Tài Đồng Tử nhờ niệm Phật được Pháp định không vội nguyện sanh về Cực Lạc mà lại phát tâm cầu hành Phật pháp, hành Bồ Tát đạo, làm lợi ích chúng sanh.
Mãi đến vị Thiện tri thức thứ năm mươi ba là Phổ Hiền mới dạy Thiện Tài Đồng Tử mười hạnh nguyện của mình, phải thường thân cận chư Phật cúng dường, nghe pháp, thỉnh chuyển Pháp luân. Khi Phật sắp Niết Bàn mời trụ thế làm an lạc chúng sanh. Khi Phật sắp Niết Bàn đến hầu hạ phụng sự. Hành trí huệ và hạnh đức để đủ đạo Phổ Hiền. Lúc mạng sắp lâm chung nguyện sanh Cực Lạc thế giới của Phật Di Đà, sen nở thấy Phật liền được thọ ký đạo Bồ Đề, đầy đủ trí huệ, phương tiện nguyện lực, làm lợi ích khắp chúng sanh giới.
Như vậy, Kinh Hoa Nghiêm cũng hướng người tu hạnh Bồ Tát sanh về Cực Lạc nhưng khác biệt với các Kinh khác. Người tu Tịnh Độ chỉ cần tín sâu vào Phật, tin chắc nguyện Phật, phát tâm niệm Phật, cầu sanh Tây Phương là như nguyện. Do không có công đức trí huệ nguyện lực sâu dày nên có khi mang nghiệp vãng sanh, sanh về Tây Phương mới chứng quả vô sanh. Trải vô lượng kiếp mới thành Phật đạo. Có thể nói người bình thường tu niệm Phật, sanh vào Phàm Thánh Đồng Cư để chứng quả vô sanh, phát tâm Bồ Đề tiến tu Phật đạo.
Hành giả tu theo kinh Hoa Nghiêm rõ suốt nguồn tâm cầu hành Đại thừa có phát nguyện liền được vãng sanh. Quả tu hành chắc chắn vào Thượng phẩm, trước mặt Phật liền được thọ ký đạo Bồ Đề, cảnh giới an trụ là Thật Báo Trang Nghiêm Độ. Người tu Tịnh Độ chán cảnh Ta Bà uế trược nguyện sanh Tịnh Độ an lành, nương Phật lực tiến tu, trước chứng vô sanh, sau phát Bồ Đề tâm, tu Bồ Tát hạnh. Tu theo Hoa Nghiêm trước cầu Diệu Pháp, trải thân hành đạo, nguyện sanh Tịnh Độ thân cận cúng dường … để viên thành Bồ Tát đạo, thân hành tự tại, nhập uế độ để trang nghiêm cứu tế chúng sanh về Tịnh Độ thân cận cúng dường hầu cận Phật chứng viên thành hạnh quả.
Nhìn theo một khía cạnh khác, tu theo Hoa Nghiêm là con đường của Bồ Tát, hành theo Tịnh Độ là việc của Thanh Văn hồi hướng bồ đề vô thượng. Tuy lược nhìn như thế nhưng nếu hành được Thật tướng niệm Phật, ngộ được thật lý đại thừa hành trì nào có sai biệt. Kinh Pháp Hoa nói : Pháp pháp bình đẳng không có sai biệt, tu tất cả thiện pháp thì viên thành Phật đạo. Sở dĩ có sai khác là do tâm hạnh nguyện lực chẳng đồng nhau. Do đó không thể nói tu theo Hoa Nghiêm cao, tu theo Tịnh Độ thấp. Như thế, chắc chắn là Hoa Nghiêm là con đường viên đốn để thân chứng Phật thừa. Hành giả tu theo Hoa Nghiêm phải đầy đủ trí huệ, hạnh đức, đủ hạnh Phổ Hiền để khi đến nơi nào thì quốc độ đó trang nghiêm thanh tịnh.
Người tu niệm Phật tam muội viên thành như Bồ Tát Đại Thế Chí đến nơi nào thì cõi nước cũng trang nghiêm, sáu điệu vang động, rải hoa báu lớn. Như vậy, nếu thấu lý mầu, Hoa Nghiêm, Tịnh Độ nào khác biệt. Do căn cơ chủng tánh hành sai biệt khác nhau nên có ngàn sai muôn khác, cao thấp chẳng đồng.
Tóm lại ! kinh Hoa Nghiêm cũng nói về Tịnh Độ nhưng chỉ rõ cho ta thấy nguyên nhơn có uế tịnh và cội nguồn hình thành thế giới. Nếu Tịnh Độ là pháp phổ thông cho quần chúng thì Hoa Nghiêm dành cho bậc thượng căn thượng trí. Người tu Hoa Nghiêm phải tu trí huệ hạnh đức, lấy nước từ bi nuôi lớn tâm Bồ Đề, hành Bồ Tát đạo để viên thành Phật đạo. Người tu Tịnh Độ rõ Phật tức tâm niệm Phật, nhớ Phật được gặp chư Phật, thân cận nghe pháp cúng dường thì cũng lần lần thành Phật không sai. Phương tiện tuy khác, nhưng lý tánh thì đồng đẳng.
Đặc biệt ta thấy khi viên mãn hạnh Phổ Hiền vẫn cầu sanh Tịnh Độ, gặp Di Đà. Đứng trên lý Di Đà là thể tánh, hành dụng đã mãn nhưng Pháp thân phải biến nhập mới phổ tế chúng sanh, viên thành Phật đạo. Niệm Phật cũng trở về tự tánh. Bao công đức thánh hạnh đều viên thành, đạt được Pháp thân như chư Phật không sai khác. Đường hành có thiên sai vạn biệt, nhưng tất cả đều nhằm viên thành Phật đạo. Kinh Hoa Nghiêm đã làm cho Diệu pháp Tịnh Độ được rõ ràng sáng lý. Tướng cảnh dung thông, đều không lìa Pháp giới nhất chơn. Nguyện tất cả người tu Phật rõ suốt Hoa Nghiêm và Tịnh Độ dung thông không chống trái để cùng chứng nhập Nhất thừa Phật đạo.
Ý nghĩa
Vía Phật – Bồ Tát trong năm
—o0o—
TAM MINH
Thích An Hải
A. DẪN NHẬP
Tam minh là ba trí của tâm siêu việt căn trần thức tự thân an tịnh soi sáng các loại chúng sanh an vui, đau khổ trong ba đường sáu nẻo một cách rõ ràng như thấy trái xoài trong lòng bàn tay. Bồ Tát Thích Ca sau khi rời khỏi hoàng cung thành Ca Tỳ La Vệ tu theo hướng dẫn của các vị thầy Bà la môn, 6 năm khổ hạnh trong rừng già tham vấn, học đạo, hành đạo cuối cùng vẫn chưa tìm ra con đường giãi thoát cho mình và cho toàn thể nhân loại. Nhớ lại thời thơ ấu trong buổi lễ Hạ Diền dưới đường cày của vua cha có nhiều sinh vật chết, xót thương ngài đến cây trâm cổ thụ, ngồi tham thiền quán niệm hơi thở chứng được Sơ thiền ly sanh hỷ lạc… sau đó ngài phát minh Lý Trung Đạo xuống sông Ni Liên Thuyền tắm xong đi trì binh độ ngọ; năm người bạn cùng tu với ngài cho rằng ngài đã thối chí tu hành khổ hạnh, nên chán nản bỏ đi. Sau đó ngài đến gốc cây bồ đề lấy cỏ làm tòa ngồi tham thiền nhập định. Ngài đã tuyên thệ không rời bỏ nơi này, cho đến khi tìm thấy con đường giãi thoát, dù thân có bị hư hoại đi chăng nữa thì vẫn không thay đổi ý định. Sau 49 ngày đêm ròng rã thiền định, cuối cùng ngài chiến thắng được ma vương và diệt trừ được tất cả phiền não, chứng được tam minh, thành tựu quả vị Bồ Đề chánh đẳng, chánh giác, không còn trở lui sanh tử, luân hồi nên cũng gọi là Tam Đắc: ba điều chứng đắc của một vị đại thánh giả cao quý đáng được xưng tôn. Chữ Minh Hạnh Túc trong mười danh hiệu Phật, chính là Tam minh cũng là ba trong sáu thần thông của Phật. Ba thông còn lại là Thiên Nhĩ thông, Tha tâm thông, Thần túc thông. Từ tâm của vị thánh giả chứng đắc Tam minh có thể phát triển vô lượng trí tuệ ba la mật thần thông quảng đại.
B. NỘI DUNG
Tam minh gồm có Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh:
1). Túc mạng minh: Tuệ giác sáng suốt biết rõ các kiếp sống của mình và của tất cả chúng sinh đã qua.
2). Thiên nhãn minh: Tuệ giác sáng suốt biết rõ các kiếp sống tương lai của mình và của tất cả chúng sinh diễn biến sinh diệt như thế nào.
3). Lậu tận minh: Là tuệ sáng suốt nhận biết các pháp đoạn trừ phiền não mê lầm của mình và của tất cả chúng sinh để được an lạc.
Đây là quả chứng kỳ diệu của đức Thế Tôn về trí tuệ siêu thế trên cơ sở thiền định, theo con đường trung đạo, nhận thức thấu đáo các pháp duyên sanh vô ngã, siêu thoát khổ đau sinh tử. Về sau ngài khai thị cụ thể qua Tứ Diệu Đế, Thập nhị nhân duyên , trong đó vô Minh -Ái và Thủ được lưu ý như là nguyên nhân chủ yếu của ngã chấp rơi vào ảo Kiến phát sinh phiền não Kiết sử.
Vậy người muốn chứng đắc Tam minh phát triển thần thông Như lai Lực vô sở uý như Phật phải làm sao? Kinh Kandara, Trung bộ tập 2, Đại Tạng Kinh Việt Nam, đức Phật dạy Du sĩ Kandara và con trai người huấn luyện voi nổi tiếng tại Campa, trên bờ hồ Gaggara cùng với đại chúng tỳ kheo thiền quán về Tứ niệm xứ: Thân, Thọ, Tâm, pháp, nhiệt tâm tỉnh giác để nhiếp phục tham ưu ở đời thành tựu giới uẩn, đoạn trừ năm triền cái tham dục, sân hận, hôn trầm dã dượi, trạo cử và thuỳ miên, Kinh qua Tứ thiền với tiến trình chuyển hoá tâm lý(…) từ Thiền thứ tư với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc bất động, như vậy vị ấy hướng tâm đến tam minh (…) vị ấy tuệ tri như thật về Tứ diệu đế, diệt sạch các lậu hoặc, giải thoát mọi hệ luỵ khổ đau, vị ấy khởi lên hiểu biết: “ Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại không còn trở lui cõi đời này nữa.”
Kinh 42 chương, chương 8, có vị Sa môn hỏi Phật:- Kính bạch đức Thế Tôn, do nhân duyên gì biết được Túc mệnh, đến được chỗ chí đạo?- Phật dạy: Lóng sạch tâm mình, giữ vững ý chí đến được chỗ chí đạo. Ví như lau gương trừ bụi còn lại ánh sáng. Dứt lòng tham dục, không sự mong cầu sẽ biết được Túc mệnh.
Rõ ràng muốn biết Túc mệnh phải lóng sạch tâm mình, dứt lòng tham dục. Tức phải thọ trì giới pháp. Giữ được giới pháp phải là người có lý tưởng phát Bồ đề tâm hướng thượng, ý chí dõng mãnh thực hành thiền định cho phát sanh trí tuệ vô lậu.
Có người nói, đức Thế Tôn khi chưa thành tựu chánh đẳng giác, ngài có đến giới đàn thọ giới đâu, ngài chỉ tu thiền định vẫn biết được Túc mệnh. Ngày nay báo chí đưa tin có một số người sinh ra lớn lên vừa biết nói đã nhớ lại đời trước! -Những người ấy chỉ biết một số đời, không biết được tất cả đời trước của bản thân và tất cả chúng sinh; cái biết ấy cũng không duy trì được suốt đời nếu không tu thiền định. Giới pháp Phật áp dụng cho người loạn tâm tạp nhiễm thiếu chú định, đức Bồ Tát Thích Ca từ khi xuất gia đến thành đạo; tu theo ngoại đạo thiền đến tu thiền theo pháp trung đạo do ngài phát minh, tâm lý luôn chú định, ngài luôn hướng tâm đến giác ngộ giải thoát khổ đau sinh tử cho bản thân và cho nhân loại chúng sinh, thì thọ trì giới làm chi, giới đàn đâu để thọ!
– Người muốn đắc Thiên nhãn minh phải làm sao? Kinh 42 chương, chương 15 có vị sa môn hỏi Phật: – “ Kính bạch đức Thế tôn những gì rất mạnh, rất sáng?- Đức Phật dạy: Nhẫn nhục là rất mạnh, vì chẳng ôm lòng ác, lại thêm khang kiện; kẻ nhẫn nhục không làm ác, tất được người tôn quí. Tâm cấu diệt hết sạch, không còn vết nhơ, ấy là rất sáng, bao nhiêu sự vật trong mười phương, từ khi chưa có trời đất đến nay, không có vật nào không thấy, không biết.”
Trí Phật được ví như vầng hào quang soi chiếu khắp cùng pháp giới vô ngại, việc biết được bản thân ngài và tất cả chúng sinh đến tận cùng mai sau là lẽ đương nhiên. Ngày nay khoa ngoại cảm, văn chương, triết học, chính trị cũng đoán được ngày mai của thế giới nhân sinh, nhưng không quá một trăm năm, không hiểu biết tường tận từng chúng sinh như Phật. Ngài hiểu rõ mình và mỗi chúng sanh sanh về nơi đâu, dòng họ nào, tính cách, học thức, đạo đức, sống chết ra sao!
Người muốn đắc Thiên nhãn minh nhẫn nhục trong mọi trường hợp cho tâm lý trong sáng mạnh mẽ vươn lên đỉnh cao chân thiện mỹ. Kinh Hoa Nghiêm Phật cũng dạy đệ tử dùng tư tưởng xuất thế gian dung hoá các tư tưởng tốt của thế gian trang nghiêm vũ trụ:- Tâm xuất thế gian là tâm không còn vết nhơ, vẩn đục; Thanh khiết, trong sáng như mặt nước hồ thu long lanh phản chiếu cảnh vật. – Đức Phật từng nhẫn chịu đói khát nắng mưa và tiếng mai mĩa, suy tôn hạ bệ của người đời, không than van oán trách. Ngài luôn giữ vững lập trường tu thân, hành đạo kết quả cứu độ chúng sinh qua các cách truyền tâm pháp yếu từ kinh nghiệm tự thân không biết mõi. Theo gương Phật, người muốn đắc thiên nhãn minh phải nhẫn nhục, trì giới, thiền định cho trí tuệ siêu thế phát sáng.
– Người muốn đắc Lậu tận minh phải làm sao? -Kinh 42 chương; chương 16, đức Phật dạy: “ Người ôm lòng ái dục chẳng thấy được đạo, ví như nước được lắng trong, lại lấy tay khuấy nó, mọi người cùng đến xem không thấy được bóng mình. Người vì ái dục thay nhau không dứt, mà cấu trọc trong tâm nổi dậy, nên chẳng thấy đạo. Sa môn các ông phải bỏ ái dục, cấu trọc. Ái dục hết rồi mới thấy được đạo.”
Ý văn Kinh này đức Phật dạy, người muốn thành đạo phải tu thiền định trừ tâm tán loạn và ái dục; khi tâm ái dục hết rồi tâm trí chiếu sáng sẽ đắc được lậu tận minh thấy được đạo.
Cấu trọc: cấu là phiền não vẫn đục tâm tính làm cho trí tuệ siêu thế không phát sanh; Phật tánh ẩn tàng, ví như nước ao hồ trong lắng bị người quay đảo cặn cáu nổi lên ngầu đục không phát ra tác dụng chiếu soi cảnh vật.
Rõ là, đức Phật dạy người muốn có tuệ giác như Phật an lạc tự tại hãy tu thiền định diệt trừ tâm rối loạn vì ái dục từ thô đến tế. Ái dục hết rồi tâm trí sáng tõ an ổn tâm trí sẽ đắc Lậu tận minh thấy được đạo.
Thiền định do chữ Dhyana, Hán dịch Thiền Na hay Thiền định, nghĩa là chuyên chú tâm vào một chỗ, tức nhập tâm vào đề tài thiền quán, tư duy, tĩnh lự… Kiến đế đắc. Thiền định có nhiều loại trong và ngoài đạo Phật. Nơi đây chỉ nói đạo Phật thiền gồm có thiền Nam Tông, Thiền Bắc tông, và Tổ sư Thiền. Thiền Nam Tông dùng Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên làm pháp tu căn bản, thực hành 37 phẩm trợ đạo rút gọn lại Bát Chánh đạo. Thiền Bắc Tông chủ trương phát tâm Bồ Đề, hành Lục độ vạn hạnh chăm chỉ. Thiền này nổi tiếng Kiến tánh khởi tu là chủ yếu, cũng có nhiều trường hợp khởi tu mới Kiến tánh. Bất cứ chủng loại thiền nào của Phật giáo cũng phải có Chánh kiến mới đi đến xuất thế gian.
Ái dục:- Đức Phật giải thích trong Kinh chuyển pháp luân (Dhammacakka – ppavattanasutta): “Chính ái là nguyên nhân của sự tái sanh. Ái kết hợp với tâm tha thiết, khao khát, bám bíu cái này hay cái kia(đời sống). Chính là ái đeo níu theo dục vọng ngũ trần. Ái đeo níu theo sự sinh tồn, sanh ái, luyến ái trong lý tưởng cho rằng vạn vật là trường tồn vĩnh cữu và ái đeo níu theo ý tưởng không sinh tồn, vô sanh ái, luyến ái trong lý tưởng cho rằng sau cái chết là hư vô.” (Mahavagga tr10, samyutta Nakàya, quyển V.)
Tâm ái dục ví như biển động sóng trào nước xoáy ngầu đục ( rối loạn), từ đó chúng sanh bị luân hồi sanh tử. Người thiền định diệt sạch ái dục tâm như biển lặng nước trong soi chiếu (chánh định), lúc bấy giờ lậu tận minh xuất hiện trong tâm thiền giả.
Tóm lại, người muốn đắc Tam Minh như Phật, phải có lý tưởng tìm cầu hướng thượng, thọ trì giới pháp thủ hộ các căn, nhẫn nhục, thiền định, đúng theo pháp Phật, không thể đi con đường khác mà đắc được Tam Minh.
C. KẾT LUẬN
Qua trình bày sơ lược Tam minh và pháp tu chứng Tam minh theo kinh nghiệm tự thân của đức Thế Tôn và lời tuyên thuyết của ngài trong một số Kinh điển tiêu biểu, chúng tôi thấy Phật như người đào giếng tìm mạch nước, đắc được Tam minh rất khó. Đệ tử đời sau tu hành như người gia công múc nước giếng có sẵn, việc tu chứng tam minh rất dễ. Người chứng đắc Tam minh sẽ trở nên vị thánh cao quí siêu thoát tử sanh lợi ích cho đời, cho đạo.