Tăng Chi Bộ VIII.26
Kinh Jivaka Komarabhacca
Người Cư sĩ gương mẫu
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương xá), tại rừng xoài Jìvaka. Rồi Jìvaka Komàrabhacca đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Jìvaka Komàrabhacca bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là người cư sĩ?
– Này Jivaka, khi nào quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, cho đến như vậy, này Jivaka, là người cư sĩ.
2. – Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ giữ giới?
– Này, Jivaka, khi nào người cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắp say rượu men, rượu nấu, cho đến như vậy, là người cư sĩ giữ giới.
3. – Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ thực hành, vì tư lợi chứ không vì lợi tha?
– Này Jivaka, khi nào cư sĩ thành tựu lòng tin cho mình, không có khích lệ người khác thành tựu lòng tin; thành tựu giữ giới cho mình, không có khích lệ người khác thành tựu giữ giới, thành tựu bố thí cho mình, không khích lệ người khác thành tựu bố thí; muốn tự mình đi đến yết kiến các Tỷ-kheo, không có khích lệ người khác đi đến yết kiến các Tỷ kheo; chỉ tự mình muốn nghe diệu pháp, không khích lệ người khác nghe diệu pháp; tự mình thọ trì những pháp đã được nghe, không khích lệ người khác thọ trì những pháp đã được nghe; tự mình suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì, không khích lệ người khác suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì; sau khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện tùy pháp, đúng Chánh pháp, không khích lệ người khác thực hiện tùy pháp, đúng Chánh pháp. Cho đến như vậy, này Jivaka, là cư sĩ thực hành vì tự lợi, không phải vì lợi tha.
4. – Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là cư sĩ thực hành vừa tự lợi, vừa lợi tha?
– Này Jivaka, khi nào cư sĩ tự mình thành tựu lòng tin và khích lệ người khác thành tựu lòng tin; khi nào tự mình giữ giới và khích lệ người khác giữ giới; khi nào tự mình bố thí và khích lệ người khác bố thí; khi nào tự mình muốn đi đến yết kiến các Tỷ-kheo và khích lệ người khác đi đến yết kiến các Tỷ-kheo; khi nào tự mình muốn nghe diệu pháp và khích lệ người khác nghe diệu pháp; khi nào tự mình thọ trì những pháp đã được nghe và khích lệ người khác thọ trì những pháp đã được nghe; khi nào tự mình suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì và khích lệ người khác suy nghĩ đế ý nghĩa các pháp đã thọ trì; sau khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp, khích lệ người khác sau khi biết nghĩa biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp. Cho đến như vậy, này Jivaka, là cư sĩ thực hành vì tự lợi và lợi tha./.
Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch.
———————————————————————————————————
Anguttara Nikaya VIII.26
Jivaka Komarabhacca Sutta – Un disciple laïc modèle
“J’ai entendu qu’en une occasion le Bouddha demeurait à Râjagaha, dans le Parc des Manguiers de Jivaka. Puis Jivaka Komarabhacca alla trouver le Bouddha et, en arrivant, se prosterna et s’assit sur le côté.“
1. Alors qu’il était assis, il demanda au Bouddha: « Grand Maître, dans quelle mesure devient-on un disciple laïc? “
“Jivaka, c’est quand un disciple laïc aura pris refuge dans le Bouddha, pris refuge dans le Dhamma, et pris refuge dans le Sangha, alors ce sera dans ces conditions qu’on deviendra un disciple laïc.“
2. “Et dans quelle mesure, Grand Maître, devient-on un disciple laïc vertueux?“
“Jivaka, c’est quand un disciple laïc s’abstient de prendre la vie, de voler, de détruire l’harmonie des familles, de mentir, et de prendre des produits nuisibles à la conscience, alors ce sera dans ces conditions qu’on deviendra un disciple laïc vertueux.“
3. “Et dans quelle mesure, Grand Maître, devient-on un disciple laïc qui pratique pour son propre bénéfice mais pas celle des autres?“
“Jivaka, c’est
- Quand un disciple laïc lui-même réalise sa propre croyance, sans encourager autrui à réaliser leur propre croyance,
- Quand le disciple laïc préserve ses préceptes, sans encourager autrui à préserver leurs préceptes,
- Quand un disciple laïc cultive l’état de générosité, sans encourager autrui à cultiver l’état de générosité,
- Quand un disciple laïc désire aller voir les moines, sans encourager autrui à aller voir les moines,
- Quand un disciple laïc se veut écouter le véritable Dharma, sans encourager autrui à écouter le véritable Dharma,
- Quand un disciple laïc se rappelle quotidiennement du Dharma qu’il a entendu, sans encourager autrui à se rappeler du Dharma qu’ils ont entendu,
- Quand un disciple laïc réfléchit sur la signification du Dharma qu’il s’est inscrit, sans encourager autrui à réfléchir sur le sens du Dharma qu’ils se sont inscrit,
- Quand un disciple laïc lui-même, sachant à la fois le Dharma et sa signification, le pratique en ligne avec le Véritable Dharma, sans encourager autrui à le pratiquer en ligne avec le Véritable Dharma.
Alors ce sera dans ces conditions qu’on deviendra un disciple laïc qui pratique pour son propre bénéfice mais non pas pour le bénéfice des autres.“
4. “Et dans quelle mesure, Grand Maître, devient-on un disciple laïc qui pratique à la fois pour son propre bénéfice et au profit des autres?“
“Jivaka, c’est
- Quand un disciple laïc lui-même réalise sa propre croyance, et encourage autrui à réaliser leur propre croyance,
- Quand le disciple laïc préserve ses préceptes, et encourage autrui à préserver leurs préceptes,
- Quand un disciple laïc cultive l’état de générosité, et encourage autrui à cultiver l’état de générosité,
- Quand un disciple laïc désire aller voir les moines, et encourage autrui à aller voir les moines,
- Quand un disciple laïc se veut écouter le véritable Dharma, et encourage autrui à écouter le véritable Dharma,
- Quand un disciple laïc se rappelle quotidiennement du Dharma qu’il a entendu, et encourage autrui à se rappeler du Dharma qu’ils ont entendu,
- Quand un disciple laïc réfléchit sur la signification du Dharma qu’il s’est inscrit, et encourage autrui à réfléchir sur le sens du Dharma qu’ils se sont inscrit,
- Quand un disciple laïc lui-même, sachant à la fois le Dharma et sa signification, le pratique en ligne avec le Véritable Dharma, et encourage autrui à le pratiquer en ligne avec le Véritable Dharma.
Alors ce sera dans ces conditions qu’on deviendra un disciple laïc qui pratique à la fois pour son propre bénéfice et pour le bénéfice d’autrui“/…