Bồ Đề Tâm là gì?

SỰ LIÊN HỆ GIỮA PHÁP THÂN PHẬT VÀ SỰ PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Hoàng Liên Tâm

Ai cũng biết giữa Phật Giáo Nguyên Thuỷ và Phật Giáo Đại Thừa có nhiều điểm khác biệt mà một trong các điểm khác biệt này là quan niệm về thân Phật (kàya). Học phái Thượng Tọa Bộ cho rằng Phật chỉ có một thân duy nhất. Ngài như một người thường, sống ở trong đời và như những chúng sinh khác, cũng bị chi phồi bởi những giả tạm vô thường của một thân thể bị hoại diệt. Với Phật Giáo Đại Thừa, theo ngài Long Thọ, thân Phật gồm hai thân: Sắc Thân (Rùpakàya) và Pháp Thân (Dharmakàya) hay còn gọi là Phật thân (Buđhakàya). Tuy nhiên có học phái khác thuộc truyền thống Đại Thừa cho rằng thân Phật có tới ba thân: Sắc Thân, Pháp Thân và Hóa Thân (Nirmànakàya).

Sắc thân là thân do cha mẹ sanh, đầy đủ đức tánh của loài hữu tình chúng sinh, chịu sự chi phối cùa qui luật vô thường thành trụ hoại không hay sanh gìa bệnh tử của thế giới hiện tượng. Danh từ Sắc thân chỉ cho thân người đức Phật khi ngài sống đời sống bình thường, có gia đình rồi xuất gia đi tu và cuối cùng chứng Niết Bàn. Sắc thân vật chất này cần thiết cho sự thật thế gian. Vì muốn giải thoát cho các loài hữu tình chúng sinh nên Ngài hiện nhiều thân khác nhau, và phương pháp giải thoát khác nhaụ

Pháp Thân (Dharmakàya), là chân lý tuyệt đối tạo nên bản thể của Phật Giáọ Thân này chỉ có thể tự chứng ở tự thân mình, chớ không thể nào diễn tả được, nếu có thể diễn tả được cũng chỉ như người mù diễn tả mặt trời mình chưa bao giờ thấỵ Mục đích của các vị Bồ tát là chứng ngộ Pháp Thân. Mỗi loài hữu tình đều có Pháp thân và Pháp Thân này vốn thanh tịnh nhưng từ vô thuỷ tâm bị ô nhiễm bởi tham dục và trở nên bất tịnh nên không nhận chân được sự kiện ấỵ Mục đích của vị Bồ Tát là diệt trừ vô minh này và chứng đạt Pháp Thân. Cũng như mục đích của các vị A La Hán là chúng đạt giải thoát thân và các vị A La Hán, nhờ diệt trừ phiền não chướng, chứng được thân thanh tịnh. Đức Phật, nhờ diệt trừ được phiền não chướng và sở tri chướng, chứng được Pháp Thân. Đây không phải là Đức Phật thị hiện qua một thân thể vật chất sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni Ấn Độ và qua đời lúc 80 tuổi tại rừng Sa la song thọ mà là Pháp Thân, không hình tướng, một thực tể tuyệt đối trùm khắp vạn vật, mọi cõi giới, vô thuỷ vô chung. Pháp Thân này cũng gọi là Phật Thân và Đức Phật này cũng có tên khác gọi là Bổn Phật.

Một thân khác gọi là Hóa Thân tức là những hình dáng đức Phật ứng dụng để giúp đỡ các loài hữu tình trong nhiều cõi giới khác nhaụ Tức là các phương tiện đức Phật dùng để hiện hóa thân mình hay thân người khác hay tiếng nói người khác và tâm của mình hay tâm của người khác tuỳ theo mục đích và trường hợp để giáo hóa chúng sinh.

Chúng ta có thể hiểu sự liên hệ giữa Phật Thích Ca lịch sử tức Sắc Thân và Pháp Thân tức đức Bổn Phật như sự liên hệ giữa các làn sóng điện truyền hình và máy thu hình như Nikkiyo Niwano, tác giả quyển Đạo Phật Ngày Nay, cho rằng Đức Bổn Phật tương tự như người nói ở phòng phát hình, Ngài không những chỉ hiện diện ở phòng phát hình mà còn thẩm nhập mọi nơi qua các làn sóng điện phát đị Đức Phật Thích Ca lịch sử không xuất hiện nếu đức Bổn Phật không hiện hữụ Do đó Bổn Phật là Pháp Thân Phật hiện hữu ở mọi nơi trong vũ trụ từ vô thuỷ đến tương lai vô chung. Đức Bổn Phật này xuất hiện bằng nhiều hình tướng khác nhau gọi là hóa thân, thích hợp với từng thời gian và không gian để cứu độ hết thảy chúng sinh bằng những phương tiện tương ứng với khả năng hiểu của họ về giáo lý của Ngàị

Trên phương diện lý thuyết, chúng ta hiểu rằng chúng ta có thể thành Phật. Tuy nhiên, thực tế là trong đời sống hàng ngày, chúng ta bị đắm chìm trong khổ đau phiền não, chúng ta không biết làm sao để thoát khỏi. Phước đức thay, Trong kinh Duy Ma Cật, Ngài Duy Ma chỉ cho chúng ta một đường lối để thoát khỏi thế giới của ngũ trược, của khổ đau để đến thế giới của giác ngộ, của giải thoát tức đạt được Pháp Thân hay Phật Thân. Đó là con đường Đại Thừa, con đường lý tưởng của Bồ Tát và điều kiện căn bản của con đường này là Phát Bồ Đề Tâm, lấy tâm bồ đề làm thể để tự độ và lấy tâm đại bi làm dụng để độ thạ

Vậy Bồ Đề Tâm là gì?

Bồ Đề Tâm là tâm hoàn toàn giác ngộ. Nói giác ngộ, chính là giác ngộ cái tánh chân thật, vốn thanh tịnh, sáng suốt, không phiền não của chính bản thân mình. Phát Bồ Đề Tâm là sự lập chí nguyện một cách quyết liệt để giác ngộ lại bản tánh chân thật đó vì lợi ích sâu rộng cho tất cả chúng sinh. Phát Bồ đề Tâm bao hàm hai tính chất mà thành ngữ Phật học thường hay nói là “Thượng Cầu Phật Đạo, Hạ Hóa Chúng Sinh”, tức là phát thệ nguyện cầu thành Phật để cứu độ chúng sinh.

Nói một cách khác, Bồ Đề Tâm gồm có hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là phát nguyện Bồ Đề Tâm, tức là phát nguyện thành Phật vì lợi ích chúng sinh; giai đoạn thứ hai là nỗ lực thực hành Bồ Đề Tâm Hạnh, nghĩa là mỗi lời nói, mỗi hành động và mỗi ý niệm đều phải hướng về chúng sinh, vì mục tiêu dẫn dắt chúng sinh trên con đường giác ngộ, đồng thời cũng vì an nguy của chúng sinh, để mà giữ giới (không làm điều ác), tích cực cứu giúp chúng sinh (chuyên làm điều lành) và tự thanh lọc tâm ý, để từng bước tiến dần đến Pháp Thân Phật. Làm lành và tránh ác là những việc làm vô cùng quý báu và đáng ca ngợi hết sức, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là điều tự thanh lọc tâm ý, tức là chuyển hóa tâm thức một cách toàn triệt, vì lợi ích cho tất cả chúng sinh, (từ noãn sinh, thai sinh, thấp sinh cho đến hoá sinh)..

Đạo Phật quan niệm rằng sát sinh, tức là giết hại chúng sinh hữu tình, là ác nhất. Cho nên giới cấm đầu tiên của đạo Phật là “Cấm Sát Sanh”, dù trực tiếp hay gián tiếp. Phát Bồ Đề Tâm, tức là đã phát nguyện cứu tất cả chúng sinh ra khỏi cảnh khổ, đem đến cho họ niềm an vui hạnh phúc, ngay như một con kiến chúng ta cũng không nỡ giết lẽ nào chúng ta cắt, xẻ, bằm, xay, nướng, luộc, và quay chúng sinh, gà vịt, heo, bò, tôm, cua, cá trong lửa nóng, nước sôi.

Đã Phát Bồ Đề Tâm, chúng ta phải luôn luôn nhớ lời Phật dạy rằng, tất cả các chúng sinh hữu tình đều luôn luôn trải qua những vòng luân hồi, qua nhiều dạng thể khác nhau, nên (người đã phát Bồ Đề Tâm) xem mọi chúng sinh như đứa con độc nhất của mình, không thể mê đắm trong việc ăn thịt. Đã Phát Bồ Đề Tâm, chúng ta phải biết rằng, thể tính của Bồ tát đạo là lòng đại từ bi, vì nếu không có nó thì không phải là Bồ tát. Do đó, những ai xem những người khác như chính mình và có tâm từ bi làm lợi ích cho người khác như cho chính mình, thì người ấy không thể làm đau chúng sinh, làm khổ chúng sinh, làm thịt chúng sinh và ăn chúng sinh.

Chúng ta hãy nghe ngài Geshe Tsutim Gyeltsen, một vị đại sư tây Tạng dạy “Không có chúng sinh thì không có lòng từ bi, không có lòng từ bi thì không có Bồ Đề Tâm, và không có Bồ Đề Tâm thì không có sự đạt tới Giác ngộ.” (năm 1988 tại UCLA Los Angeles Hoa Kỳ). Cho nên ngài đã toát yếu đoạn thi kệ đầu tiên trong Tám Đoạn Thi Kệ Chuyển Hoá Tâm Thức mà các Phật tử Tây Tạng bao gồm cả Đức Đạt lai Lạt ma thường tụng mỗi ngày : “Quyết tâm Giác ngộ vì lợi ích chúng sinh, cho nên phải yêu trọng, quý chuộng và thương yêu tất cả chúng sinh.” (không phải chỉ cho loài người thôi mà tất cả chúng sinh hữu tình, cho cả con sâu con kiến nữa). Nguyên văn như sau:

Quyết tâm thành tựu
Sự hạnh phúc cao lớn nhất cho tất cả sinh vật,
Điều này còn hơn cả viên ngọc như ý,
Tôi sẽ thường trực liên tục thương quý mọi chúng sinh. (PCT dịch)

————————————————————————————————–

http://www.quangduc.com/phatdan/2007/bodetam.html

 Phát Bồ Đề Tâm

His Holiness Kyabje Ling Rinpoche

Giác Anh chuyển ngữ

 

 

LGT: Ngài Kyabje Ling Rinpoche (1903-1983) là một trong hai vị Thầy giáo thọ cao cấp nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma 14th. Chỉ mới 10 tuổi Ngài đã vào trường Phật học, chưa đầy 20 tuổi đã hoàn tất xong học vị Tiến sĩ (Geshe). Đời Ngài là một bài học trí tu,  đầy kinh nghiệm tu học uyên thâm, xứng đáng cho hàng hậu học noi theo. Đến cuối cuộc đời, Ngài vẫn còn ban những bài pháp cao quí cho gần 2000 thính giả tại tu viện Sera đầu năm 1983. Ngài thị hiện tự tại nhập diệt vào tháng 12.1983 với nhiều hiện tượng nhiệm mầu, thực chứng cả cuộc đời hành trì chánh pháp. Người dịch xin kính chuyển ngữ, bài pháp Phát Bồ Đề tâm, Ngài đã giảng tại Ấn Độ năm 1979. Mọi chỗ chưa sáng tỏ là do lỗi của người dịch, nếu có được công đức nào xin vì tất cả chúng sanh, nguyện hồi hướng cầu sinh Tây phương Tịnh Độ.

 

Bồ đề tâm và trí tuệ

Biểu hiện của giác ngộ là Bồ đề tâm, căn bản dựa trên tình thương và từ bi, là chủng tử tối cần thiết để thành tựu Phật quả. Vì thế hành giả nên phát khởi tâm bồ đề với ý niệm thanh tịnh “Nguyện con được giác ngộ để làm lợi lạc cho thế gian.”

Nếu muốn đạt đến cứu cánh giác ngộ viên mãn của Phật quả, vượt lên quả giác ngộ Tiểu thừa Niết Bàn A La Hán, thì tự bản tâm của mình phải phát Bồ đề tâm. Nếu căn bản tu tập chỉ là quán Không ta sẽ có cơ bị an trụ luôn trong Niết Bàn thay vì tiến tu cho tới Phật quả. Bài pháp này dựa vào câu nói: “Nếu cha là Bồ đề tâm, mẹ là Trí tuệ, thì con sẽ thuộc dòng dõi chư Phật”. Ở Ấn Độ thời xưa, con cái của cha mẹ khác chủng tộc, con sẽ theo dòng dõi cha, cho dù mẹ thuộc dòng dõi nào cũng vậy. Thế nên, Bồ đề tâm như người cha, nếu phát Bồ đề tâm sẽ thuộc dòng dõi bồ đề, tức dòng dõi chư Phật.

Mặc dù Bồ đề tâm là nhân duyên chính thành Phật quả, Bồ đề tâm ví như người cha cũng cần hợp nhất với Trí Tuệ, hay Không quán ví như người mẹ, để sinh con có khả năng đạt thành Phật quả. Dù được bên này mà thiếu bên kia cũng không giác ngộ viên mãn, cho dù Bồ đề tâm là năng lực cần thiết sinh thành quả Phật, nhưng trãi qua những giai đoạn phát tâm đó, cần phải có Không quán. Trong kinh Viên Giác, bộ kinh đức Phật giảng sâu nhất về Tánh không, khuyến tấn hành giả thường phải quán Không dựa trên nền tảng Bồ Đề Tâm.

Tuy nhiên, những hoa trái của tâm linh khi tiếp nhận giáo pháp Bồ đề tâm sẽ gặp khá nhiều giới hạn, nếu thiếu một nền tảng tâm linh vững chắc. Bởi thế đa số các bậc Thầy đầu tiên bắt buộc môn đệ phải huân tập những pháp tu sơ bộ trước khi lãnh thọ giới pháp cao hơn. Nếu muốn học đại học, đầu tiên phải tập đọc, tập viết. Dĩ nhiên, chỉ nghe qua thiền quán về tình thương, từ bi và bồ đề tâm chắc chắn sẽ để lại trong tâm một dấu ấn rất tốt đẹp. Nhưng đối với pháp này, để đạt được sự chuyển hóa toàn diện sâu xa, cần phải thường quán sát những pháp căn bản trước như: được sinh trong thân người cao quí, vô thường, chết, bản chất của nghiệp lực, luân hồi, qui y, những pháp tu giới đức cao hơn, thiền quán và trí tuệ…

Vậy chính xác Bồ đề tâm là gì? Đó là tâm xác định mạnh mẽ sự mong cầu “vì lợi ích tất cả chúng sanh nên con phải thành tựu quả vị giác ngộ viên mãn”. Nếu chỉ lập đi lập lại những lời này thì quá dễ, nhưng thật ra Bồ đề tâm sâu xa hơn nhiều. Nếu chỉ phát ý trong tâm “Con nguyện đạt giác ngộ vì lợi ích kẻ khác”, mà không tu những nhân tố ban đầu, là bậc thang nền tảng cơ bản, thì cũng chẳng thể phát được Bồ đề tâm. Vì lý do đó nên Đại sư Atisha đã có lần hỏi “Có ai biết người nào có bồ đề tâm mà không do quán tình thương và từ bi không?

Những lợi ích của Bồ Đề Tâm

Những lợi ích của phát Bồ đề tâm là gì? Nếu biết phẩm chất của một món ăn ngon nào đó, thì chắc chắn ta sẽ làm sao để có, rồi chuẩn bị và ăn nó. Tương tự như thế, được nghe về phẩm chất tuyệt vời của Bồ đề tâm, chúng ta sẽ ra công tìm học phương pháp, và huân tập phát huy.

Lợi ích tức thời của phát bồ đề tâm trong dòng chảy tâm thức là được nhập Đại thừa thành tựu Phật quả, xứng danh Bồ tát con của chư Phật. Không cần ta phải thế nào, ăn mặc ra sao, quyền uy giàu có, hoặc thấy được cõi vô hình hay có năng lực thần bí và cho dù có học tới đâu đi nữa; một khi phát Bồ đề tâm là đã trở thành Bồ Tát; vậy những khía cạnh khác không cần bàn tới nữa. Nếu không có Bồ đề tâm thì không phải Bồ tát. Cho dù chúng sanh đó có Bồ đề tâm mà phải đọa thân súc sinh cũng được chư Phật tôn trọng là Bồ tát.

Chư Tôn Đức trưởng lão của Tiểu thừa đã thành tựu vô số những chứng đắc tuyệt diệu, nhưng về bản chất, vẫn thua một người dù chỉ sơ phát Bồ đề tâm. Điều đó tương tự một hoàng tử con vua Chuyển Luân, mặc dù chỉ là một đứa bé sơ sinh chưa có trí tuệ hay quyền lực gì, nhưng thân thế vẫn hơn bất cứ vị học giả hay bộ trưởng nào khác của thế giới.

Xét theo lợi ích chung, mọi sự an lạc và thành tựu đều khởi từ Bồ đề tâm. Chư Phật đều từ chư Bồ tát sanh, mà chư Bồ tát do Bồ đề tâm sanh. Do thị hiện của chư Phật và Bồ Tát, những làn sóng năng lượng giác ngộ bao trùm khắp vũ trụ, ảnh hưởng chúng sinh gây tạo thiện nghiệp.Thiện nghiệp này lại mang đến cho chúng sinh lợi lạc và hạnh phúc. Mặt khác, dòng năng lượng giác ngộ hùng vĩ đó phát sinh từ pháp thân của chư Phật, khi chư Phật được sinh ra từ Bồ tát, và Bồ tát thì từ Bồ đề tâm, tức cội nguồn thành tựu và an lạc của chúng sanh trong vũ trụ cũng chính do Bồ đề tâm vậy.

Làm sao để phát Bồ đề tâm

Làm sao để phát Bồ đề tâm? Có hai phương pháp chính: thứ nhất là quán sáu nhân duyên và một kết quả. Tu quán sáu nhân duyên: nhận biết tất cả chúng sanh đều đã có lần làm mẹ chúng ta, tình thương của người mẹ, báo hiếu, thương yêu, từ bi và ý tưởng khác thường gánh vác trách nhiệm với thế gian; đưa đến một kết quả là Bồ đề tâm. Phương pháp thứ hai là quán chiếu trao đổi trực tiếp sự luyến ái tự thân bằng sự quan tâm đến tha nhân.

Muốn tu tập một trong hai pháp phát tâm Bồ đề này, đầu tiên phải phát khởi thấy tất cả chúng sanh đều bình đẳng. Tập quán từ từ, mới đầu xem một số chúng sanh nào đó, quán họ như người thân, rồi sau quán đến những người ghét, những kẻ thù, sau nữa đến hết những người lạ khác đều như thế. Cho đến lúc đạt đến sự bình đẳng đối với hết thảy chúng sanh. Bằng không dù có muốn thiền quán để phát tâm bồ đề cũng chẳng ảnh hưởng chi! Thí dụ, muốn vẽ một bức tranh trên tường, đầu tiên phải làm sao để mặt tường không còn nứt nẻ hay lồi lõm. Cũng tương tự như thế, không thể đạt tâm Bồ đề viên mãn khi tâm thức còn phân biệt kẻ bạn, người thù hay người xa lạ.

Biểu hiện sự phân biệt

Chúng ta hay phân biệt mọi người, việc này rất tự nhiên, để dẫn đến kết quả; nếu thấy một người, biết người đó là bạn, tự nhiên sự ràng buộc gia tăng, khiến ta cư xử với người đó một cách nồng nhiệt và tốt bụng. Tại sao ta cho người đó là “bạn”? Vì có lúc nào đó, họ đem lại lợi ích hay đồng tình với ta. Ngược lại, khi tiếp xử với người mà ta cho là “kẻ thù”, ác cảm sẽ khởi lên khiến ta đối lại bằng lạnh lùng và giận dữ. Lần nữa, nguyên nhân, là do người đó đã từng gây hại hay làm ta sợ gì đó. Tương tự, khi gặp người không thiện cảm cũng không phương hại, ta cho rằng đó là “kẻ xa lạ”, và không cảm xúc gì hết.

Tuy nhiên, nếu xét cho kỹ cách phân biệt đối xử này, sẽ thấy ngay nó hoàn toàn không chắc chút nào. Ngay trong cuộc đời này, con người lắm khi xem bạn như thù, còn kẻ thù thì biến thành bạn. Trong vô lượng kiếp, từ kiếp vô thỉ trôi lăn theo vòng luân hồi đến nay, không có một chúng sinh nào chỉ hoặc là bạn là thù của chúng ta.

Người bạn chí thân trong cuộc đời này rất dễ có thể là kẻ thù ghê gớm nhất của ta từ kiếp trước, hay ngược lại như thế. Một người bạn chỉ cần cư xử tệ sẽ nhanh chóng trở thành thù, một kẻ thù mà giúp đỡ ta chóng trở thành một người bạn mới. Vậy thì đâu ai là bạn, đâu ai là thù? Thay vì đối với tha nhân chỉ vì một chút lợi hại phù du nào đó, mà ta nên quán rằng tất cả chúng sanh từ vô lượng kiếp quá khứ, thế nào cũng đều đã từng làm khổ, cũng đã từng đem đến hạnh phúc cho ta; và bằng cách đó sẽ giúp ta từ bỏ được tâm phân biệt hẹp hòi như thế.

Nguyên nhân chính của tâm phân biệt bắt nguồn từ ngã ái, luôn nghĩ mình quan trọng hơn kẻ khác. Hậu quả của ngã ái là khởi lên ràng buộc đối với những ai đã từng giúp mình, và ác cảm những ai đã từng làm hại. Từ đó, tạo vô số nghiệp với người thương, kẻ ghét. Như vậy mình lại gây đau khổ cho chính mình và kẻ khác, vừa hiện tại vừa tương lai, cho đến khi chủng tử nghiệp lực này đủ duyên hiện hành, sẽ chín muồi thành quả đau khổ.

(còn tiếp)

 

Generating Bodhicitta
His Holiness Kyabje Ling Rinpoche

 

Bodhicitta and wisdom

The enlightened attitude, bodhicitta, which has love and compassion as its basis, is the essential seed producing the attainment of buddhahood. Therefore, it is a subject that should be approached with the pure thought, “May I gain enlightenment in order to be of greatest benefit to the world.”

If we want to attain the state of the full enlightenment of buddhahood as opposed to the lesser enlightenment of an arhat, nirvana, our innermost practice must be cultivation of bodhicitta. If meditation on emptiness is our innermost practice, we run the risk of falling into nirvana instead of gaining buddhahood. This teaching is given in the saying, “When the father is bodhicitta and the mother is wisdom, the child joins the caste of the buddhas.” In ancient India, children of inter-caste marriages would adopt the caste of the father, regardless of the caste of the mother. Therefore, bodhicitta is like the father: if we cultivate bodhicitta, we enter the caste of the buddhas.

Although bodhicitta is the principal cause of buddhahood, bodhicitta as the father must unite with wisdom, or meditation on emptiness, as the mother in order to produce a child capable of attaining buddhahood. One without the other does not bring full enlightenment—even though bodhicitta is the essential energy that produces buddhahood, throughout the stages of its development it should be combined with meditation on emptiness. In the Perfection of Wisdom Sutras, where the Buddha spoke most extensively on emptiness, we are constantly reminded to practice our meditation on emptiness within the context of bodhicitta.

However, the spiritual effects of receiving teachings on bodhicitta are quite limited if we lack a certain spiritual foundation. Consequently most teachers insist that we first cultivate various preliminary practices within ourselves before approaching this higher precept. If we want to go to university, we must first learn to read and write. Of course, while merely hearing about meditation on love, compassion and bodhicitta does leave a favorable imprint on our mental continuum, for the teaching to really produce a definite inner transformation, we first have to meditate extensively on preliminaries such as the perfect human rebirth, impermanence and death, the nature of karma and samsara, refuge and the higher trainings in ethics, meditation and wisdom.

What precisely is bodhicitta? It is the mind strongly characterized by the aspiration, “For the sake of all sentient beings I must attain the state of full enlightenment.” While it’s easy to repeat these words to ourselves, bodhicitta is much deeper than that. It is a quality we cultivate systematically within our mind. Merely holding the thought “I must attain enlightenment for the sake of benefiting others” in mind without first cultivating its prerequisite causes, stages and basic foundations will not give birth to bodhicitta. For this reason, the venerable Atisha once asked, “Do you know anybody with bodhicitta not born from meditation on love and compassion?”

The benefits of bodhicitta

What are the benefits of generating bodhicitta? If we know the qualities of good food, we’ll attempt to obtain, prepare and eat it. Similarly, when we hear of the great qualities of bodhicitta we’ll seek to learn the methods and practices for generating it.

The immediate benefit of generating bodhicitta within our mind-stream is that we enter the great vehicle leading to buddhahood and gain the title of bodhisattva, a child of the buddhas. It does not matter what we look like, how we dress, how wealthy or powerful we are, whether or not we have clairvoyance or miraculous powers, or how learned we are, as soon as we generate bodhicitta we become bodhisattvas; regardless of our other qualities, if we do not have bodhicitta we are not bodhisattvas. Even a being with bodhicitta who takes rebirth in an animal body is respected by all the buddhas as a bodhisattva.

The great sages of the lesser vehicle possess numberless wonderful qualities but in terms of nature, a person who has developed even the initial stages of bodhicitta surpasses them. This is similar to the way that the baby son of a universal monarch who, although only an infant possessing no qualities of knowledge or power, is accorded higher status than any scholar or minister in the realm.

In terms of conventional benefit, all the happiness and goodness that exists comes from bodhicitta. Buddhas are born from bodhisattvas but bodhisattvas come from bodhicitta. As a result of the birth of buddhas and bodhisattvas, great waves of enlightened energy spread throughout the universe, influencing sentient beings to create positive karma. This positive karma in turn brings them much benefit and happiness. On the one hand, the mighty stream of enlightened and enlightening energy issues from the wisdom body of the buddhas, but since the buddhas are born from bodhisattvas and bodhisattvas from bodhicitta, the ultimate source of universal goodness and happiness is bodhicitta itself.

How to develop bodhicitta

How do we develop bodhicitta? There are two major methods. The first of these, the six causes and one effect, applies six causal meditations—recognizing that all sentient beings were once our own mother, a mother’s kindness, repaying such kindness, love, compassion and the extraordinary thought of universal responsibility—to produce one result: bodhicitta. The second technique is the meditation in which we directly change self-cherishing into the cherishing of others.

In order to practice either of these methods of developing bodhicitta we must first develop a sense of equanimity towards all living beings. We must transcend seeing some beings as close friends, others as disliked or hated enemies and the rest as merely unknown strangers. Until we have developed equanimity for all beings, any meditation we do in an attempt to develop bodhicitta will not be effective. For example, if we want to paint a mural on a wall we must first get rid of all the cracks and lumps on its surface. Similarly, we cannot create the beautiful bodhicitta within our mind until it has been purified of the distortions of seeing others as friend, enemy or stranger.

The attitude of discrimination

The way we impute this discrimination upon others is quite automatic and, as a result, whenever we see somebody we have labeled “friend,” attachment arises and we respond with warmth and kindness. Why have we labeled this person “friend”? It is only because on some level or other this person has benefited or supported us. Alternatively, whenever we encounter somebody we have labeled “enemy,” aversion arises and we respond with coldness and anger. The reason is again because that person once harmed or threatened us in some way. Similarly, when we encounter somebody who has neither helped nor harmed us, we apply the label “stranger” and have no feelings for that person one way or the other.

However, if we examine this method of discriminating others we will quickly see that it is an extremely unstable process. Even in this life, people once regarded as friends become enemies and enemies often become friends. And in the countless lives we have taken since beginningless time while spinning on the wheel of life there is not one sentient being who has consistently been either friend or enemy.

Our best friend of this life could easily have been our worst enemy in a previous incarnation andvice versa. A friend who mistreats us quickly becomes an enemy and an enemy who helps us soon becomes a new-found friend. So which one is really the friend and which one the enemy? Instead of responding to others on the basis of the ephemeral benefit or harm they bring us we should meditate that all have alternately benefited and harmed us in the stream of our infinite past lives and, in that way, abandon superficial discriminations.

A root cause of this discriminating mind is the self-cherishing attitude, the thought that makes us consider ourselves more important than others. As a result of self-cherishing we develop attachment to those who help us and aversion to those who cause us problems. This, in turn, causes us to create countless negative karmas trying to support the “helpers” and overcome the “harmers.” Thus we bring great suffering upon ourselves and others, both immediately and in future lives, as the karmic seeds of these actions ripen into suffering experiences.

(…)

Pour marque-pages : Permaliens.

Les commentaires sont fermés.