02/06/2013 : Lettre D’invitation de la « Fête de Vésak » : Anniversaire de naissance du Bouddha

Kính Mừng Đại Lễ Phật Đản 2637-2013
Đại Lễ tưởng niệm 50 mươi năm (1963-2013)
Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu Bảo vệ đạo Pháp

Kính mừng đức Phật Đản sanh 2637-2013 và kỷ niệm 50 năm mươi năm Bồ tát Quảng Đức tự thiêu.

Ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại ngã tư Phan đình Phùng-Lê văn Duyệt, Thủ đô Sàigòn, Bồ Tát Thích Quảng Đức đã phát đại nguyện thiêu thân để cúng dường Phật Pháp, làm ngọn đuốc thức tỉnh lương tri chế độ độc tài gia đình trị của Ngô đình Diệm, và sắp sáng lương tâm nhân loại thế giới hướng về ủng hộ Phật Giáo Việt Nam đang trải qua thời kỳ Pháp nạn kinh hoàng.
Ngọn lửa thiêu thân của Bồ Tát Quảng Đức đã làm nhũn lòng con người, ngưng đọng trái tim, sắt đá phải sờn, bạo lực phải tan, ác tâm dừng lại, thánh hạnh sáng ngời, và đã làm rúng động nhân loại, rung chuyển thế giới.

Nhục thân của ngài trả lại tứ đại vô thường, nhưng Pháp thân của ngài thường chơn bất hoại, biểu trưng bằng trái tim Bất Diệt, ấn tín Vô Thường Thị Thường, Vô Trụ Thị Trụ, Phật Pháp Trường Tồn.

Ngọn Lửa Từ Bi của Bồ Tát Quảng Đức và Chư Thánh Tử Đạo mang uy lực ân đức thiêng liêng: Khi chính quyền Ngô đình Diệm ra tay diệt gọn quét sạch bằng chiến dịch nước lũ Tổng Tấn Công Các Chùa, bắt trọn Chư Tôn đức hàng ngũ các cấp lãnh đạo Phật Giáo cùng tăng ni tín đồ trung kiên, đem đi phân tán nhốt tù biệt lập nhiều nơi khác nhau. Trong lúc nhà tù vẫn kín như bưng, thì ngoài kia Toàn Quân Toàn Dân đã đồng loạt đứng lên thay đổi chế độ, thế giới đã xoay chiều. Năm Nguyện Vọng của Phật Giáo hiển nhiên được đáp ứng. Từ đó và nhờ đó, Phật Giáo được sống còn, màu cờ Phật Giáo được tiếp tục tung bay, bài ca chào cờ Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được tiếp tục trỗi khúc cho tới hôm nay và mãi mãi ngàn năm sau.

Sự hy hiến của Bồ Tát Quảng Đức, Chư Tăng Ni Phật Tử Thánh Tử Vì Đạo, sự ức chế bức bách kỳ thị của thời thập niên 1960 ấy; sự bức tử tù tội cưỡng chế Phật Giáo nói riêng, và mọi Tôn Giáo và Dân Tộc nói chung sau 1975 bởi chế độ sắc máu Cộng Sản. Quả thật là Pháp Nạn và Quốc Nạn lớn nhất kinh hoàng nhất nghiệt ngã nhất trong chiều dài lịch sử đương đại. Thực trạng khổ đau đó chính là tâm động lực cho hướng đi của Phật Giáo Việt Nam suốt 50 năm qua và truyền thừa lại cho mai sau : tiếp nối lịch sử son sắc huy hoàng 2000 năm trên quê hương nước Việt, hoà nhuận cùng Dân Tộc Việt Nam, vượt qua mọi thăng trầm vinh nhục, chống ách bành trướng ngoại xâm, chống nạn bạo quyền độc tài, yêu chuộng tự do dân chủ hòa bình, tôn trọng dân sinh dân trí dân quyền, bằng nền tảng xây dựng và hành trình siêu việt của Phật Giáo, đó nhân bản, Từ Bi, Trí Tuệ, Tự Giác, Giác Tha và Giải Thoát.

( Trích trang nhà Quảng Đức )

Hội Phật Giáo Việt Nam Rhône Alpes và Chùa Thiện Minh long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản và Đại lễ truy niệm 50 Năm Bồ Tát Quảng Đức Vị Pháp thiêu thân, Chư Tăng Ni Phật Tử Thánh Tử Vì Đạo, noi gương Công Đức Tiền Nhân, xiển dương chánh pháp, phụng sự Đạo Pháp Dân Tộc, phụng hiến nhân loại chúng sanh, nhuận thắm chân thiện mỹ cho đời, tôn trọng và thiết lập nhân bản bình đẳng tự do dân chủ cho nhân loại và thế giới.

T.M Chùa Thiện Minh
Kính mời

2637e Commémoration du Vésak et
Cérémonie de la 50e commémoration (1963-2013)
Du Bodhisattva Thích Quảng Đức s’immolé
pour la préservation du Bouddhisme

Veuillez accueillir avec ferveur le 2637e (2013) anniversaire de la Naissance du Bouddha et le 50e anniversaire de l’immolation du Bodhisattva Thích Quảng Đức.

Le 11 Juin 1963 au carrefour Phan đình Phùng-Lê văn Duyệt, de la capitale de Saigon, le Bodhisattva Thích Quảng Đức a réalisé le Grand Souhait de s’immoler en offrande au Dharma, pour en faire la flamme d’un flambeau, qui alla réveiller la conscience de ce monde sur le traitement infligé par la dictature de la famille Ngô đình Diệm, et pour soutenir le Bouddhiste au Viêtnam, qui, dans l’angoisse était victime de ce régime.
La flamme créée par l’immolation du Bodhisattva Quảng Đức a réveillé la conscience des hommes, arrêté l’agitation des esprits, détruit les barrières de l’ignorance, déclenché la destruction de la violence, arrêté l’esprit de cruauté, rapporté la lumière de la Vertu chez les hommes, « secoué » l’humanité et ébranlé le monde.
Après être immolé, le Bodhisattva a rendu son corps aux quatre éléments, soumis à l’impermanence, tandis que le corps du Dharma (Dharmakaya) du Bodhisattva était resté intact, celui-ci représenté par le cœur « immortel » du Bodhisattva : état suprême de réalisation sur « l’impermanence de la permanence », sur « la non-existence de l’existence », et sur la longévité du Dharma.

La flamme de la Compassion du Bodhisattva Quảng Đức et des êtres ayant réalisé la Voie est la graine la graine de la force vertueuse de l’esprit de Réalisation. Historiquement, quand les autorités de Ngô đình Diệm ont donnés l’ordre de supprimer les preuves, les temples ont été noyés par l’offensive des autorités, en commençant par contrôler les Responsables dirigeants bouddhistes puis les disciples moines, en les dispersant dans les prisons à différents endroits isolés. Alors que le piège se refermait derrière les portes des prisons, dehors l’armée et le peuple s’étaient soulevés pour changer le régime, et la tournure du monde. A ce moment, les cinq aspirations manifestes du bouddhisme étaient satisfaites. Depuis et grâce ce renversement, le bouddhisme a pu continuer à exister, les couleurs du drapeau bouddhiste à voler, l’hymne du bouddhisme vietnamien unifié à être chanté jusqu’à ce jour et pourra ainsi continuer à être chanté à l’avenir.

Le sacrifice du bodhisattva Quảng Đức, des moines disciples, des bouddhistes morts pour la religion, les contraintes dues à l’oppression et à la discrimination de cette période de 1960, ainsi que l’emprisonnement et la destruction de cette barrière du bouddhisme en particulier, et de manière générale de toutes les religions et les nations à partir de 1975 étaient sous l’emprise du régime dictateur communiste. En effet, c’étaient le plus grand et le plus effrayant fléau pour le bouddhisme et la nation, au niveau des droits de l’homme dans l’histoire contemporaine. Cette situation de souffrance est une douleur mentale depuis 50 ans dans la tradition bouddhiste vietnamienne, en conditionnant cette tradition dans les années avenir. Dans la continuité constante de l’histoire glorieuse durant 2000 ans sur le sol vietnamien, son peuple a su surmonté les hauts et les bas, la gloire et l’humiliation afin de retrouver la Paix, en s’opposant contre l’invasion « étrangère » pour arrêter son expansion, ainsi que la violence des autorités, épris par l’état de liberté, de paix démocratique, de respect des droits civils de la population intellectuelle, épris par la construction de la base transcendante de l’histoire du bouddhisme, et cela dans l’humanisme, dans la compassion, dans la sagesse, dans son propre Eveil et celui d’autrui et dans la Libération.

(Extrait pris sur le site web Quảng Đức)

L’Association Bouddhiste Vietnamienne de la région Rhône-Alpes ainsi que la pagode Thiện Minh organisent solennellement la Cérémonie de Vesak et la 50e Commémoration du Bodhisattva Quảng Đức s’immolé pour le Dharma, et en souvenir des moines disciples, des bouddhistes fidèles morts pour le bouddhisme : ces êtres servent de modèles de Mérite du passé, pour défendre le Dharma, pour guider la nation dans le Dharma, pour servir le genre humain et les êtres vivants, et pour leur offrir les bénéfices créés à travers actions de cette vie, dans le respect et l’établissement d’une égalité de liberté et de démocratie pour l’humanité et pour le monde.

Au nom de la Pagode Thiện Minh
On vous invite

Pour marque-pages : Permaliens.

Les commentaires sont fermés.