Đứng về phương diện thời gian, kinh “Nhân quả” có chia các nghiệp như sau:
1. Thuận hiện nghiệp: Đời nay tạo nghiệp, đời sau thọ quả.
2. Thuận sinh nghiệp: Đời nay tạo nghiệp, đời sau chịu quả.
3. Thuận hậu nghiệp: Đời nay tạo nghiệp, cách mấy đời sau mới chịu quả.
4. Thuận bát định nghiệp: Nghiệp quả xảy đến không nhất định thời nào, có khi trong đời này, có khi đời sau, có khi nhiều đời sau.
Đứng về phương tiện tính chất, trong các kinh thường phân loại các nghiệp như sau:
a.- Tích lũy nghiệp:
Là những nghiệp tạo tác trong nhiều đời trước chất chứa lại.
b.- Tập quán nghiệp:
Là những nghiệp tạo trong đời hiện tại, luôn luôn tiếp diễn, nên thành thói quen, thành tập quán, thành nếp sống riêng biệt.
c.- Cực trọng nghiệp:
Là những nghiệp quan trọng có năng lực tác động mãnh liệt hơn cả các nghiệp khác và chi phối tất cả. Nó phát hiện nghiệp quả ngay trong đời hiện tại, hay trong đời kế tiếp. Nó có thể là kết quả của những hành vi tốt đẹp nhất như hành vi của kẻ tu hành chân chính, nó cũng có thể là kết quả của những hành vi xấu xa, vô đạo nhất như tội ngũ nghịch: giết cha, giết mẹ, giết A la hán, làm hại Phật và chia rẽ Tăng chúng.
d.- Cận tử nghiệp:
Là những nghiệp lực gần lúc lâm chung, cũng rất mãnh liệt và chi phối rất nhiều trong sự đi đầu thai…
” HT Thích Thiện Hoa ”
Namo Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Namo Bhaiṣaijyaguru Vaiḍurya Prabharājāya Buddha