Thi hóa : Phật thừa qua điệp khúc Tự giác – Giác tha – Giác hạnh viên mãn

phat_phap

Bouddha danh gọi Phật đà
Ai ai cũng sẳn Phật nhà tại tâm
Mê thì mãi sống âm thầm
Theo dòng sanh tử cũng tâm này thôi
Giác thì vượt thoát đành rồi
Trong sinh có diệt hẳn hoi rõ ràng
Phật thừa quả thật nghiêm trang
Tự mình giác ngộ hoàn toàn thực hư
Tha nhân tỉnh thức từ từ
Đến khi thuần nhất tâm từ khắp nơi
Hạnh lành tròn đủ sáng ngời
Người người tự giác muôn đời thảnh thơi
Người người được giác mọi nơi
Người người viên mãn đồng thời an vui

T. Minh Đức

 

Danh từ Phật học

amitabha-lotus.gif (3470 bytes)

Phật 

                                                                                                                Phật là tiếng Phạn , nói cho đầy đủ là Phật – Đà – Da và cũng là Bố -Đạt –Da . Người  Trung Hoa có thói quen hay dùng văn tự tắt , nên chỉ đơn giản dùng một chữ ‘ Phật” . Người Trung Hoa nhận biết được chữ Phật , nhưng nếu bảo giải nghĩa , thì họ không giải nghĩa được . Phật nghĩa là Giác-giả , tức là Người Giác Ngộ . Có 3 loại giác ngộ : Bổn –giác , Thủy –giác và Cứu –cánh giác . Bổn-giác nghĩa là Phật tánh sẵn có , là vốn đã giác ngộ rồi , không cần phải tu hành nữa . Thủy-giác tức là mới vừa bắt đầu giác ngộ . Chúng ta đều vốn có Phật tánh , đều có thể thành Phật ; nhưng vì chưa giác ngộ , nên chỉ có Bổn-giác mà không có Thủy-giác . Khi chúng ta mới bắt đầu phát tâm muốn học Phật Pháp , muốn nghiên cứu đạo lý của Phật , thì gọi là Thủy-giác , tức là bắt đầu giác ngộ . Sau đó mỗi ngày chúng ta sẽ giác ngộ nhiều hơn , ví dụ như chúng ta nghe Phật Pháp , nghe nhiều lần thì càng hiểu được nhiều hơn , cho đến khi hoàn toàn thấu hiểu rồi thì cũng là lúc chúng ta thành Phật , đây gọi là Cứu-cánh giác .

Giác ngộ cũng có nghĩa là Tự giác , Giác tha , Giác hạnh viên mãn . Tự-giác là tự mình giác ngộ . Người đã tự giác với phàm phu thì không giống nhau , vì phàm phu thì chưa giác ngộ . Ai mới có thể gọi là bậc tự giác? Là người thuộc hàng Nhị-thừa , tức là Thanh-văn , Duyên-giác . Họ chỉ có thể tự giác mà không thể giác tha , nên gọi là hàng Nhị-thừa hay Tiểu-thừa .                   

Giác-tha là hạnh nguyện của bậc Bồ-tát . Bồ-tát và Nhị-thừa thì không giống nhau . Nhị-thừa và phàm phu cũng không giống nhau . Thế nào gọi là Giác-tha? Tức là sau khi chúng ta đã giác ngộ được đạo lý này rồi , bèn đem đạo lý ấy phát dương rộng ra và giảng giải cho mọi người , hy vọng ai ai cũng đều được giác ngộ: đây gọi là Giác-tha . Bồ-tát là tự lợi , lợi tha , nghĩa là khi tự mình đã đạt được lợi ích rồi , mới dùng sự lợi ích này để làm lợi cho tất cả chúng sanh . Nhị-thừa thì không phải như vậy , họ chỉ biết tự lợi mà không biết lợi tha , chỉ biết tự mình hiểu đạo lý này là được rồi , không màng đến những chúng sanh khác , vì vậy Phật gọi hàng Nhị-thừa là ‘Tự Liễu Hán” (Vị A-la-hán chỉ lo tự cứu lấy mình) và khiển trách họ là ‘tiêu nha , bại chủng” (mầm khô , giống hư) .Bởi vì họ không thể đem ánh sáng Phật Pháp phát dương rộng ra thì như cây mới vừa đâm chồi lại bị khô đi , không chi sinh trưởng được , và cũng như hạt giống đã được gieo xuống đất , nhưng lại là hạt giống hư . 

Bồ-tát có thể giác tha nhưng chưa thể giác hạnh viên mãn . Giác Hạnh Viên Mãn tức là hoàn thành hai hạnh nguyện Tự-giác và Giác-tha . Đức Phật đã hoàn tất ba hạnh giác ngộ này , Giác-hạnh viên-mãn , vạn đức đều hoàn bị , nên Ngài đã thành Phật .

Pour marque-pages : Permaliens.

Les commentaires sont fermés.