A chaque fin de l’été, le monde animal se retire d’instant en instant, pour se préparer à accueillir les reflets de la douceur de l’automne, ce mouvement continu et naturel, marque l’arrivée de cette période d’Ullambana. Encore une fois mes pensées se figent, devant l’origine de l’Amour de la vie, celui de rallumer la flamme de la Reconnaissance envers le maintien de ma profonde réalisation. L’expérience me dit:
« En parcourant l’espace de ce monde, aucune bonté n’est égale à celle de la mère
En portant le fardeau de cette vie, aucun poids ne peut dépasser celui du père. »
Pendant que le doux courant de la vie continue à dériver au fil du temps, des mois et des années, l’ombre de ma vie grandit et se fortifie. Encore hier, j’étais dans les mains de ma chère maman, elle, qui par sa bienveillance me donnait chaque goutte de son lait et me dorlotait, à chaque fois que mes yeux se fermaient.
Cette traversée de ce temps me paraissait si lointaine, mais l’image aimante de cette femme m’anime encore en ce moment. Dans les souvenirs de mes premiers mots, j’entends encore celui de « Maman » !
« Maman » était le mot que je prononçais quand je commençais à balbutier : cette mère, profondément affective, remplie d’amour, toujours présente, et même jusqu’à aujourd’hui je n’ai pas encore compris complètement son sens. Elle incarne la vie, l’amour bienveillant, elle est le goût sucré et amer du canarium, elle est l’odeur parfumé, elle est la lumière qui éclaire le chemin de ma vie.
Et puis tranquillement, le temps s’écoula, chaque jour je grandis et devins adulte, alors, que elle, vieillit: les traits de son visage sillonnaient et sortaient lentement de l’ombre, ses cheveux portaient la marque blanche du temps. Je sais qu’elle est toujours présente, toujours à mes côtés depuis ma naissance jusqu’à mon âge adulte. Aucun mot ne pourrait définir, précisément les mérites qu’elle a su créer. Nos ancêtres disaient :
“La langue du monde est comme un ruban déchiré
Comment la réparer par les deux syllabes ‘Maman’. »
« Maman ! Pour moi tu es tout, tu es le Bodhisattva rempli d’amour sans condition et sans rivage. Tu me dorlotes, tu m’aimes de tout ton cœur, un amour gardé particulièrement pour moi. Quand j’ai soif, quand j’ai faim, tu es la personne qui me donne goutte par goutte ton lait, qui me nourrit cuillère par cuillère la soupe de riz; quand j’avais envie de dormir, tu étais là, présente pour bercer paisiblement mon sommeil. « Toi, même avec cent ans d’âge, tu continues à aimer ton enfant de quatre-vingt: c’est une vérité, ta vie, tu la donnes à ton enfant, et ton bonheur est le reflet de celui de tes enfants ».
Cette mère nous enseigne la sagesse des actions, les principes de la vertu pour que nous puissions devenir un meilleur être humain, pour bâtir une vie honorable, aux bénéfices de la société. Pourtant nous ne prêtons pas attention pour l’écouter, au contraire souvent nous la contredisons parfois dans une violence verbale.
« Maman! Insensibles à ta peine, que maintes fois je t’ai intentionnellement infligée, et que tu as du supporter toute ta vie, maintenant je voudrais me prosterner devant les Trois Joyaux, et je demande aux membres du Sangha d’être témoins de ma repentance, et je te demande, Maman, de me pardonner. »
Face à cette réalité, les mérites du père sont équivalents à ceux de la mère, il a su aussi nous laisser une base solide de vie pour poser nos fondations. Ses actions sont tellement immenses, qu’aucun mot ne peut les définir, tel l’Himalaya, tel le ciel, tel l’océan. Ses efforts continus et pénibles sont un grand sacrifice de sa personne, pour nourrir et habiller notre vie. Sa rigueur et sa dévotion dans l’éducation nous guident à devenir bon, et honnête: grâce à cette rigueur, nous pouvons aujourd’hui hériter de sa personnalité vertueuse, pour que notre vie puisse se remplir de bonheur et qu’elle puisse être aimée.
« Papa, tu es l’ombre qui me protège
L’amour sincère qui jamais ne s’efface
Tu es cette vie sans frontière
Profond de sens, tu incarnes un amour solide et pur ».
« Aujourd’hui, ton amour est ce qui est de plus nécessaire pour ma vie, tes pas me suivent à chaque instant. A aucun moment, tes pensées ne se détachent de moi, depuis l’instant de ma conception, tu étais la personne indirecte qui a su porter l’affection pour me consoler et me soigner par des actes purs. Ton sommeil tardif et ton réveil matinal étaient là, pour préserver le bien être de maman, en la remplaçant dans les tâches du quotidien. Ainsi elle se préservait du repos et de l’équilibre, pour la santé de mon être, encore en elle. De plus, lorsque maman était en gésine pour me mettre au monde, tu étais la première personne inquiète, présente, aux grands soins pour le bon déroulement de ma venue.
Et le temps passe, un jour je grandis et je deviens adulte. Papa, ton temps tu le consacres pour être à mes côtés pour entretenir mon équilibre, en m’enseignant chaque détail de la vie. Quand j’étais malade, tu étais près de moi aux petits soins, en souhaitant que je guérisse.
Papa ! Je te remercie de tout mon cœur car tu es la principale personne qui m’a guidé sur un chemin de vie semé d’épines et d’obstacles. Tu es aussi mon sentiment de bonheur, ainsi qu’un précieux enseignant, qui m’a donné une compréhension juste de la vertu profonde, empreinte des hommes.
Papa, maman ! Je voudrais vous présenter de ce que j’ai de plus cher, au fond de mon cœur et vous l’offrir respectueusement. »
Aujourd’hui, la période d’Ullambana est revenue, dans une atmosphère solennelle empreinte d’amour, et elle est le reflet de la vertu reconnaissante et gratifiante, de la Grande Piété du disciple Maudgalyayana : Nous, avec sincérité, demandons de témoigner notre reconnaissance envers nos parents.
Ullambana est le jour de l’amour filial, le jour de la piété vertueuse pour les enfants, présents dans ce monde. Que cette période d’Ullambana puisse éternellement se cultiver, pour que nous puissions nous nourrir de la Reconnaissance. A cet instant, nous tournons avec respect et sincérité nos pensées vers ces êtres réalisés, puissions-nous développer les énergies de la persévérance, dans l’étude et la pratique du dharma, pour toujours devenir un enfant, témoin de la piété filiale pour en être reconnaissant.
NAMO DE LA GRANDE PIETE DE MAUDGALYAYANA BODHISATTVA MAHASATTVA.
CẢM NIỆM ÂN ĐỨC CỦA CHA MẸ
Cứ mỗi độ cuối hạ, thu lại về , cảnh vật như đang trầm lặng, chuẩn bị vươn mình chào đón những ánh sáng lung linh của mùa thu êm dịu, cũng đã báo hiệu cho chúng con biết mùa Vu lan đã đến. Một lần nữa chúng con lại được lắng đọng tâm tư, để hoài niệm về nguồn yêu thương trong cuộc đời, thắp lên ngọn đèn Báo Ân sanh thành dưỡng dục trong lòng chúng con.
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.
Dòng đời cứ mãi êm đềm trôi theo dòng thời gian năm tháng, thấm thoát con đã lớn khôn. Mới ngày nào đây con còn nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, được chăm sóc bú mớn cho từng giọt sữa, được nâng niu trong từng giấc ngủ.
Chúng con biết thời gian ấm áp đó đã đi qua rất lâu, nhưng hình ảnh của người mẹ sớm tối vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí con cho đến tận bây giờ. Kính thưa mẹ ngay từ lúc con biết nói thì hai chữ đầu tiên con gọi là mẹ, mẹ ơi!
“ Mẹ ơi ”tiếng gọi mà từ khi con bập bẹ biết nói, sao mà trìu lắng thân thương quá, mãi cho đến ngày hôm nay chúng con vẫn không sao hiểu cho hết được ý nghĩa đó. Mẹ là sự sống, là tình yêu, là bùi ngọt là đắng cay, là hương thơm, là vốn luyến, là ánh sáng soi đường cho cả cuộc đời chúng con đi.
Và rồi thời gian cứ lặng lẽ trôi đi, mỗi ngày con một trưởng thành khôn lớn, nhưng ngược lại thì mẹ ngày một già đi, những nếp nhăn trên khuôn mặt mẹ cũng dần dần bắt đầu xuất hiện, đầu tóc mẹ cũng bạc trắng đi rất nhiều.Chúng con biết mẹ là người luôn luôn gần gũi, đồng hành sát cánh cùng con ngay từ lúc con còn thơ bé cũng như đến ngày khôn lớn trưởng thành.Công ơn đó không có ngôn từ nào diễn tả cho hết được nên người xưa có câu
“Ngôn ngữ trần gian là túi rách
Sao chứa đầy hai chữ mẹ ơi”.
Mẹ ơi! Với con mẹ là tất cả, là vị bồ tát với tình thương bao la không bến bờ. Mẹ nâng niu, thương yêu chúng con bằng cả tấm lòng, bằng cả tình thương mà mẹ có giành trọn cho con. Mỗi khi con khát,thèm ăn thì mẹ là người rót từng giọt sửa ngọt, mớm cho con từng muỗng cháo, miếng cơm, khi con đòi ngủ thì mẹ vẫn chính là người kề cạnh để đem lại giấc ngủ an lành cho con. “ mẹ già hơn trăm tuổi vẫn còn thương con tám mươi ” Quả thật vậy mẹ là người sống một đời vì con, sống với những tương lai hạnh phúc của chúng con. Mẹ luôn dạy cho con những điều hay lẽ phải, những luân thường đạo đức làm người để mong chúng con khôn lớn nên người, có sự nghiệp công danh với đời, trở thành người hữu ít cho xã hội.Vậy mà chúng con không biết lắng nghe mà ngược lại chúng con có thái độ hành động cải lại, bằng những lời to tiếng với mẹ .
Mẹ ơi! Chúng con đã vô tình hay cố ý với biết bao lần mẹ phải buồn lòng, phải chịu biết bao tiếng đời xấu xa cũng vì con, thì giờ đây chúng con xin được phủ phục trước ba ngôi tam bảo và sự chứng minh của chư tôn hiền đức tăng ni, chúng con xin sám hối và xin nhận được nơi mẹ lòng tha thứ.
Quả thật vậy, công lao của cha cũng không kém gì mẹ, cha đã giành trọn tất cả những gì cha có để cho chúng con làm hành trang bước vào đời. Công lao của cha thật cao vời không sao nói cho hết được, được ví như núi thái, trời cao, bể rộng. Cha đã làm lụng vất vả, hy sinh cả đời mình cho con được no cơm ấm áo. Cha nghiêm nghị tận tâm giáo dục cho con nên người, nhờ sự nghiêm nghị đó mà hôm nay chúng con được thừa hưởng những nhân cách đạo đức của cha để cho cuộc sống chúng con được hạnh phúc và mọi người yêu mến.
“Cha là bóng cả ngã che con
Là cả tình thương chẳng xói mòn
Là cả cuộc đời vô biên quá
Nặng nghĩa tình cha như nước non”.
Tình thương của cha là những gì cần thiết nhất cho cuộc sống chúng con hôm nay, cha luôn dõi bước theo con từng ngày. Không lúc nào cha không quan tâm đến chúng con, ngay khi chúng con còn là cục sữa đặc trong bụng mẹ, thì cha chính là người gián tiếp mang tình thương vỗ về chăm sóc con bằng những việc làm cụ thể. Cha thức khuya dậy sớm chăm sóc mẹ, làm tất cả những công việc của mẹ để mẹ nghĩ ngơi có sức khỏe giữ gìn thân con còn trong bụng mẹ, hơn thế nữa mỗi khi trở dạ để con được chào đời thì cha là người đầu tiên lo lắng tỉ mỹ, chạy ngược, chạy xuôi lo từng chút một miễn sao được mẹ tròn con vuông.
Rồi thời gian qua đi, con cũng ngày một khôn lớn trưởng thành,thì cha luôn giành thời gian bên con để chăm sóc nâng niu,dạy bảo chúng con từng chút một. ngay cả khi con bị bệnh thì cũng không ai khác mà chính là cha,người luôn ngồi bên con lo cho con, chỉ mong sao con được khỏe mạnh.
Cha ơi! Con cảm ơn cha nhiều lắm vì cha chính là người mà dẫn bước con đi trên đường đời chông gai vấp ngã.cha còn chính là niềm hạnh phúc của con, cha còn là người thầy cao quý nhất luôn dạy con những kiến thức đạo đức thấm đậm tình người.
Cha mẹ ơi! Chúng con muốn dâng lên tất cả những gì con có từ lòng thành chí kính tận đáy lòng con để dâng tặng cha mẹ.
Hôm nay mùa vu lan báo hiếu lại về, trong không khí trang nghiêm thắm đậm tình thương, và theo gương hiếu hạnh ngài Đại Hiếu Mục Kiền Liên chúng con xin được báo ân sanh thành của cha mẹ trong muôn một.
Vu lan là ngày của tình thương, ngày hiếu hạnh chủa những người con có mặt trên cuộc đời, chúng con cho vu lan là mãi mãi, để chúng con luôn được báo đền thâm ân. Giờ đây chúng con xin giành trọn tâm tư thành kính hướng về những đấng sanh thành, nguyện nổ lực tinh tấn tu học và luôn là người con chí hiếu để báo đền thâm ân.
NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT MA HA TÁT