Tu khẩu nghiệp

Tu khẩu nghiệp thì nên học Niệm Phật.

(Bài làm số 02) Học Tu Tâm, Sửa Tánh.

I. Mở đề:

 

Học Niệm Phật về sự thì học rất dể dàng, ai học cũng được, không tu học cũng được, đi, đứng, nằm, ngồi Niệm Phật, cho tới ăn, uống, làm việc nặng nhẹ cũng Niệm Phật được.

Nhưng về lý thì có khác biệt nhiều. Niệm Phật cầu thành Phật, Niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-độ, và Niệm Phật để cho tâm bình, cảnh lặng.v.v.

II. Nhập đề:

 

Đừng giận hờn, giữ miệng mình,
Chớ vì cao có miệng sanh cộc cần.
Lời thô ác, miệng hằng dứt bỏ,
Tiếng diệu hiền, miệng cố giữ gìn.

Bài văn này, đọc qua là hiểu liền, dể quá mà, nhưng thật sự thì không dể đâu các bạn.

Nói về Ngoại-tâm (Trong bài 01. Tu tâm, dưỡng tánh là giữ thân tâm trong sạch, Mình đối với người, người đối với mình, và ta đối với ta). Là được rồi, tốt lắm rồi.

Nhưng một khi ta bị tám gió thồi (Là vui, buồn, thương, ghét, thịnh, suy, vinh,nhục, thì tất nhiên phải động rồi, (Xem bài:http://diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic.php?f=29&t=3037#p20787 ).

Do đó muốn sửa tánh, không phải giữ Ngoại tâm là đủ (Là ví như cành, lá hay xem kinh Pháp Cú cho là đủ), mà phải sửa ngay tận gốc rể trong Nội-tâm. Thì phải làm sao?

– Tất nhiên chúng ta phải luyện tập hành ngày, trở thành thói quen, Tánh xấu quên vần, thì tốt đến, còn tánh đã tốt thì càng tốt thêm.

Vì thế học Niệm Phật là dể nhất, chỉ có đường này, chẳng có đường nào khác, sẽ đưa ta đến thanh tịnh hóa kiến tri.

Nhưng chúng ta tu, sửa nhà đừng dột nát. Trước ta phải học cách sửa chữa, hoặc mướn thợ làm.

Còn Tu tâm sửa tánh thì không thể mướn thợ được! Vì vậy muốn học Niệm Phật để thanh trừ khẩu nghiệp, cần phải có phương pháp học từ thấp tới cao, thì mới thấy là dể dàng, mới thấy tu sướng lắm. (là bớt khổ, giảm ba độc.v.v.)

Ngoài đời học nhiều rồi, khổ nhiều rồi, Tu mà khổ nửa thì tu sao nối, phải không các bạn!

III. Chánh đề:

 

Phương pháp tu Nội-tâm (Thiền-định) trong Phật-giáo của các Thiền-tông, Tịnh-độ-tông, Mật-tông, Duy-thức-Tông.v.v. Nhiều lắm biết không hết, tu không sể.

Vị thức của bạn (Hành-giả) của tôi hay của ai khác thì cũng khác nhau. Cho nên tùy vào sở thích của mỗi người. Không ai dám nói pháp này hay, pháp kia khó.

Và tôi cũng không phải là thầy, cũng không phải là nhà truyền-giáo, chỉ là một Cư sĩ bình thường cũng như bạn. Chỉ có Ngài là Thầy, Ngài là Đức Phật Thích Ca, đã thị hiện ở cõi trần, Nói lên sự thật của Chân lý tu hành.

Tôi là người học lại, và đã thực hành phương pháp Niệm Phật. Thì cảm thấy là Phương Pháp Niệm Phật dể lắm. (là thành Phật thì khó, còn thành người thiện lương thì dể lắm).

Và đã nhiều năm thu thập tài liệu thành lập ra dĩa CD thô thiển này. Còn rất nhiều thiếu sót. Hy vọng bạn thành lập một dĩa CD khác, đầy đủ hơn, đó là điều mong đợi của tôi đã nhiều năm nay. Thân ái. TN.

Phương Pháp Niệm Phậttrong: http://sites.google.com/site/layphat/ Là trợ duyên tạm thời, trong thời gian chờ đợi, Thầy, Thiện tri thức thành lập dĩa CD mới. Hoặc Hành-giả huân tập một mình, hay cho người không có thời gian.v.v.

Nguồn gốc âm thanh: Sưu tập trên Website. (Do đó không biết Pháp-danh Thầy, Nhưng gốc từ nơi chùa Hoằng Pháp Việt-nam, và âm thanh Niệm Phật này, chính là Kinh-hành Niệm Phật).

Sự vi diệu âm thanh: Không cao, không thấp, không dài, không ngắn, và rất đều đặn. Rất thích hợp cho Niệm Phật, Lạy Phật, Dưỡng Sinh, Kinh Hành.

 

Nội dung: Trước là dâng hương lễ Phật, Sau là Niệm Phật, còn Pháp Nguyện và Hồi hướng thì tùy thuận Hành-giả chọn riêng cho mình.

Niệm Phật gồm có 240 câu lục tự Hồng-danh (Một chi là 12 câu, Thầy niệm chín câu, đại chúng niệm theo 3 câu). Vị chi là 1440 chữ.

Thời gian huân tu khoãn: 27 Phút.

IV. Kết Luận:

 

1. Tu Khẩu nghiệp chỉ có pháp môn Niệm Phật là vi diệu nhất, Là Niệm Pháp thì không Niệm chúng sanh. Thí dụ: Bạn thường hay nói chuyện người. Nếu đã quen Niệm Phật rồi, dù bạn muốn nói, cũng không nói được. Thí dụ 2, bạn đang đau bụng, thì bạn cũng Niệm Phật đi, vì cái đau đó, bạn không nghĩ tới, thì sẽ bớt đau đi.v.v.

2. Huân tu cứ nghĩ là bổn phận làm người, trách nhiệm giống như làm chủ, làm thợ, Thì bạn cảm thấy không có khó. Và cứ nghĩ đi làm để lảnh lương nhưng khi thấp nghiệp, thì tiền cũng hết. Còn huân tu Niệm Phật thì còn hoài.v.v.

3. Ngoài thời gian huân tập cũng chưa đủ, Mà trong tất cã cử chỉ, hành động, công việc cũng phải nghĩ, tưởng, quán Niệm Phật.

4. Niệm Phật thuần thục được, thì khi chúng ta có duyên với Phật A Di Đà, thì cầu vãng sanh tịnh độ. Cũng dể dàng, vì ta đã quen rồi, thì quá dể, (Gọi là Niệm Phật dự bị).

5. Bạn có thể từ Niệm Phật dự bị tiến tới Tịnh-độ cũng dể, chỉ cần sưu tập và am tường kinh điển Tịnh-độ “Kinh A Di Đà”, “Kinh Quán Vô Lượng Thọ.v.v.”.

6. Huân tu cần phải lập trình thời gian nhất định, từ ít tới nhiều, từ chậm tới nhanh, từ thuộc lòng cho tới nhất tâm (Gọi là không niệm mà niệm). Thì mới không mau chán, và lợi lạc vô cùng tận.

Les commentaires sont fermés.