Tranh Cuộc Đời Đức Phật

http://www.phatgiaonguyenthuy.com/news-3002/Tranh-Ve-Cuoc-doi-duc-Bon-Su-Thich-Ca-Mau-Ni-Phat.html
Cuộc đời của đức Phật Thích Ca – một con người vĩ đại – không chỉ được nói đến trong kinh điển mà còn được các hậu thế sau này thể hiện dưới nhiều hình thức nghệ thuật như phim ảnh, nhạc, điêu khắc, hội họa .v..vv… Phật giáo Nguyên Thủy.com xin giới thiệu một trong số tác phẩm hội họa ấy.
Tranh Vẽ Cuộc Đời Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

         

Hình ảnh Thái tử Tất Đạt Đa mới sinh ra đời  và hình ảnh Đức Phật Cồ Đàm khi thành đạo

Từ ngàn xưa…vương thành Catỳlavệ…

Tịnh Phạn Vương và Hoàng hậu Ma-Gia trị vì xứ Nepal…thanh bình…mãi đến năm 50 tuổi mà Hoàng Hậu vẫn chưa có người nối dòng…

Tất cả  mọi người và  chư thiên đều cầu xin Thái Tử ra đời .

Một đêm, Hoàng Hậu  Magia mộng  thấy bạch tượng đem đến cho 1 đoá sen báo hiệu điềm lành ..và bà mang thai…

Trên đường trở về nhà, đến vườn Lâmtỳni, một sớm mai mùa hạ, chim thi nhau trỗi giọng trên cành, hoa bừng nở khoe màu trên lá, tất cả hàng chư thiên từ các từng trời cũng hoan hỉ đến đón mừng giây phút thiên liêng:Hoàng hậu hạ sinh Thái tử, vừa ra đời ngài đã bước đi trên 7 đoá sen.

 Tịnh Phạn Vương xiết đỗi vui mừng, Ngài cho vời tất cả các nhà tiên tri & đạo sĩ đến để tiên đoán cho cuộc đời Thái Tử Tất Đạt Đa

Từ đỉnh núi cao, nghe tin Thái tử ra đời, AtưĐà vội vã đi đến thành CatìlaVệ, đến nơi  vừa ngắm nhìn Thái Tử,  Đạo sĩ sụp lạy Thái Tử rồi khóc nưc nở …Vua và Hoàng hậu kinh hãi hỏi dồn : _ Tại sao Đạo sĩ lại khóc, có chuyện gì không may cho Hoàng gia hoặc điều bất hạnh cho Thái Tử chăng ? _ Muôn tâu Hoàng Thượng, tôi khóc là tôi khóc cho tôi , vì tôi không còn sống được bao lâu nữa để được thọ giáo Thái Tử, đây là  bậc Giác ngộ, Ngài sẽ cứu cho nhân loại ra khỏi bể trầm luân, nếu xuất gia ngài sẽ thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, nếu làm Vua, Ngài sẽ là bậc chuyển luân thánh vương…

Thời niên thiếu niên , một hôm theo Phụ vương ra dự lễ canh điền, Ngài nhìn thấy con trâu cày mồ hôi nhễ nhại trên đồng lúa, con giun đất quằn quại dười lưỡi cày, con chim sà xuống gắp con giun bay đi …tất cả đều trong vòng sinh tử …Ngai tham thiền lần thứ nhất trong kiếp làm Thái Tử Tất Đạt Đa.

 Lớn lên Thái tử thông minh xuất chúng lạ thường, Ngài là một bậc văn võ song toàn độc nhất vô nhị, Ngài thắng cuộc trong buổi tranh tài để cưới Gia Du Đà La.

Nhưng nỗi ưu tư vẫn luôn bên Ngài , Ngài ra ngoài thành chứng kiến những cảnh sinh, lão, bệnh, tử ..từ đó trong lòng Ngài luôn muốn tìm đường giải thoát khổ đau.

Vua Tịnh Phạn nhớ lời đạo sĩ A Tư Đà, sợ ngài đi tu nên xây cho Ngài cung điện nguy nga với những lạc thú ngày đêm mong làm Thái tử vui lòng mà quên đi ý tưởng xuất gia .

Một đêm nọ, nhìn những vũ nữ ngủ la liệt mệt mỏi sau những màn múa mua vui cho Ngài , Thái tử  khẳng định rằng lạc thú thế gian thật vô ích và Ngài càng nung nấu ý chí xuất gia …

Ngài lẳng lặng từ biệt người vợ hiền và con thơ yêu dấu LahầuLa :_ em ơi , hạnh phúc này rồi cũng sẽ vơi,  ..tất cả rồi sẽ tàn phai theo năm tháng, đôi tay ngà kia rồi sẽ cằn cỗi như một cành khô, mắt long lanh ngày nào rồi cũng mờ dần theo thời gian , không vì hạnh phúc của riêng ta mà quên đi nhân loại..em ơi ta ra đi vì hạnh phúc của chúng sanh…

Ngài lặng lẽ thắng ngựa Kiền Trắc rồi cùng SaNặc phi nhanh trong im vắng …Đêm đến đã lâu rồi..Ngài đã chọn đường đi ..đường từ bi ..Nguyện từ nay dấn thân trong cát bụi vì đạo thiêng…Ngài ra đi lúc 19 tuổi, ngày rằm tháng hai vào lúc giữa đêm.

Đến  bên dòng sông ANôma dậy sóng , nhưng không một cơn sóng nào mãnh liệt hơn ý chí xuất gia của Ngài , Dòng Anôma..sóng nhấp nhô ..nhìn dòng nước biếc Thích Ca Ngài lòng vững bền ..Ngài dịu dàng bảo Sanặc ” thôi con hãy về để ta đi tìm đạo giải thoát chúng sanh” Tại  nơi đây.. Ngài cắt tóc xuất gia …

Với thệ nguyện, thân ta dù chỉ còn da bọc xương ,ta vẫn  quyết đi tìm đạo giải thoát …Sau 6 năm khổ hạnh ở rừng Ưu lâu tần loa xứ Phật đà già da (Bouddhagaya), học nhiều vị đạo sĩ nhưng Ngài nhận thấy đó không phải là con đường giải thoát.

Dưới cội cây Bồ Đề bên giòng sông Ni Liên Thuyền, sau khi Ngài thọ nhận bát cháo sữa cúng dường đầu tiên của nàng Tu xà đề Sujata..Ngài  cảm thấy khỏe khoắn và nhận ra rằng trung đạo là con đường giải thoát.

Thả bát xuống sông Ngài nguyện chứng giải thoát

Bao nhiêu Ma Vương đến phá Ngài bằng mọi cách từ doạ dẫm đến quyến rũ..

.

Bằng sự tinh tấn ba la mật, Ngài hàng phục ma vương…

Đầu đêm, Ngài chứng được Túc mạng minh, thấy rõ ràng những đời quá khứ, hiện tại, vị lai; nửa đêm, Ngài chứng được Thiên nhãn minh, thấy được cả vũ trụ bao la; Cuối đêm vào lúc sao mai mọc, Ngài chứng được Lậu tận minh, nhận chân nguồn gốc sanh tử luân hồi là sự mê mờ gọi là vô minh, Rạng ngày rằm tháng 4 Đức Phật Thích Ca thành đạo, Ngài chứng ngộ Giải thoát.

Đức phật thuyết pháp,  các hàng tứ chúng ở tam thiên đại Thiên thế giới đều  hoan hỷ và chăm chú lắng nghe ..bỗng mây đen vần vũ kéo đến , sấm chớp liên hồi những cơn giông ồ ạt trút xuống..một con rồng to lớn dị thường hiện lên ai nấy đều kinh sợ…đó là Rồng Đại long Vương hiện lên làm mái vòm che chở cho Ngài..kỳ diệu thay ! Đức Phật vẫn điềm nhiên thuyết pháp.

Ma vương tham ái vẫn tiếp tục hiện lên để cám dỗ ngài…nhưng vô hiệu!!!

Ngài thuyết giảng Tứ diệu đế  ( khổ ,tập ,diệt, đạo) cho 5 anh em Kiều Trần Như.

Ngày rằm tháng 6  tại Kỳ Đà Cấp Cô độc viên, Đức Phật truyền giới cho 1250 vị Thiện Lai tỳ khưu. Không làm điều ác, thực hiện các hạnh lành, giữ tâm ý trong, đó là lời Chư Phât dạy
( Kinh Pháp Cú ).

Sau bao nhiêu năm, Đức Phật trở về thăm lại thành Catìlavệ  và  hoàng cung xưa…

Cinja vu oan cho  Đức Phật…

Cho phép Lahaula xuât gia.

Ma vương luôn phá ngài bằng tâm tham ái.

Về thăm và vấn an Tịnh Phạn vương  lần cuối.

Chấp nhận cho Di mẫu xuất gia và cùng lúc Ngài cho phép người Nữ được xuất gia.

 

Đức Phật trở về Hoàng Cung độ cho dòng Thích Ca đi xuất gia, cùng lúc Ngài cũng thuyết về ba la mật tại cung trời Đao Lợi cho các hàng Phạm Thiên …

Trước khi nhập niết bàn Đức Phật giảng về Lễ thọ đầu đà theo lời thỉnh cầu của Ngài Anan sau khi dùng bát cháo nấm – bữa thọ thực cuối cùng.

Đức Phật nhập niết bàn.

—————————————————————————

 

Tranh Minh Họa Cuộc Đời Đức Phật

Từ cung trời Ðâu-suất,

Bồ-tát Hộ Minh được Phạm thiên và Tứ Thiên vương thỉnh mời tái sinh xuống thế.

Khi Hoàng hậu Maha Mada, mẹ của Ðức Phật, thụ thai,

bà nằm mộng thấy một voi trắng từ một ngọn núi vàng bạc mang một đóa hoa sen

đến dâng cho bà.

Ðản Sanh: Vào đêm trăng tròn tháng tư, năm 625 trước Tây lịch,

Ðức Phật ra đời tại vườn Lâm-tì-ni. Sau khi sinh ra, Ngài bước bảy bước,

mỗi bước có hiện ra một hoa sen nâng đở chân Ngài.

Ngài tuyên bố là:” Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”

Lễ đặt tên cho Thái Tử

Khi ẩn sĩ Kaladevila (A Tư Đà) đến thăm hoàng nhi, vị hoàng tử trẻ lập tức hiện ra trên

đầu vị ẩn sĩ. Vua Tịnh-phạn, cha của Ngài, và dòng họ Thích-ca, đãnh lễ với Ngài.

Trong buổi lễ Hạ điền, Hoàng tử Sĩ-đạt-ta ngồi dưới một cụm cây to bóng mát
và hành thiền. Mặc dù các bóng cây khác dần dần ngã dài ra theo thời gian
trong ngày, bóng cây nơi Ngài ngồi thiền vẫn giữ yên như cũ.
Vua cha rất vui mừng, và một lẫn nữa cúi đầu lễ Ngài.

Thái tử Hoàng tử Sĩ-đạt-ta có tài thiện xảo bắn cung,
và đã nâng cánh cung rất nặng mà từ trước đến nay có rất ít người nâng
và dùng nó. Việc hiển thị sức mạnh phi thường nầy chứng tỏ Ngài sẽ là
Ðế Vương Vũ trụ.

Lễ Thành hôn: Các vị trời đến rải nước chúc phúc từ vỏ sò khi Thái tử Sĩ-đạt-đa kết hôn
với Công chúc Da-du-đà-la.
Thái tử sống hạnh phúc trong ba cung điện trong mọi ngày và đêm.

Ngày nọ, Thái tử Sĩ-đạt-ta dạo chơi trong thành và thấy bốn dấu hiệu

của một ông già, một người bệnh hoạn, một tử thi, và một ẩn sĩ.

Ngài trân quý dấu hiệu sau cùng.

 

Khi hoàng nam La-hầu-la chào đời, Thái tử Sĩ-đạt-ta quyết định lìa bỏ đời sống
thế tục. Ngài đến thăm Da-du-đà-la lần cuối. Và Ngài thấy các cung phi
nằm ngủ mê mệt, như những xác chết xấu xí trong nghĩa địa
Thái tử Tất-đạt-ta xuất gia, rời bỏ gia đình. Ngài cùng người thị giả, Xa-nặc, cởi ngựa
đến bờ sông Anoma.
Thái tử Sĩ-đạt-ta cắt tóc với một nhát gươm

Tự hành hạ thể xác: Thái tử Sĩ-đạt-ta, vị Phật sắp thành, hành pháp ép xác trong 6 năm
đến khi Ngài trở nên rất gầy yếu. Xương trong thân lộ ra ngoài.
Nhưng sự hành hạ xác thân không đưa đến giải thoát.
Khi Ngài nghe một bài hát do Phạm thiên Indra đánh đàn,
Ngài liên tưởng đến loại đàn với dây không căng không chùng,
và từ đó Ngài khám phá con đường trung dung, Trung Ðạo.

Nàng Sujata cúng dường vị Bồ-tát một bát cháo sữa với mật ong.
Sujata tưởng Ngài là một vị trời. Sau khi thọ thực,
Ngài ném cái bát ấy vào dòng nước (và bát ấy từ từ trôi ngược dòng).

Quán tướng Duyên Khởi

Long Vương hộ pháp

Bồ-tát chiến thắng Ma vương Vasavatti và đoàn tùy tùng khuấy nhiễu

Ngài tại cội cây Bồ-đề. Một vị nữ thần từ lòng đất hiện ra để giúp Ngài đánh bại Ma vương.

Sau đó, Ma vương chịu khuất phục, và ca tụng Ngài

Giác Ngộ: vào buổi sớm mai vào ngày trăng tròn tháng tư (tháng Vesak),

năm 588 trước Tây lịch, Ðức Phật thực chứng Tứ Diệu Ðế:

Khổ, Nguyên Nhân của Khổ, sự Diệt Khổ, và Con Ðường Diệt Khổ.

Ba người con gái của Ma vương tìm mọi cách để quyến rủ Ngài.

Nhưng họ đều thất bại.

Phạm Thiên thỉnh mời Ðức Phật giảng dạy Giáo Pháp

vì hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại.

Ðức Phật giảng bài Pháp đầu tiên (Chuyển Pháp Luân) cho năm ẩn sĩ tại vườn Nai,

Sarnath.

Vào ngày Magha, Ðức Phật truyền Ðại Giới Bổn cho 1250 vị Tỳ kheo, và tóm tắt:

“Không làm các điều ác; Gắng làm các điều lành; Luôn tu tâm tịnh ý;

Chư Phật đều dạy thế.”

Đức Phật về cung thăm người thân

Gặp lại Da Du Đà La

Vua Tịnh-phạn và Công chúa Da-du-đà-la khuyên La-hầu-la đến đòi Ðức Phật

phần gia tài di sản. Ðức Phật cho phép cậu xuất gia Sa-di.

Vua Tịnh-phạn rất buồn phiền về việc này. Sau đó, nhà vua đề nghị Ðức Phật

không làm lể xuất gia cho những ai chưa có sự đồng ý của cha mẹ.

Ðức Phật chấp nhận đề nghị đó.

Vào ngày Hoàng tử Nanda, em cùng cha khác mẹ, sửa soạn lễ kết hôn,

Ðức Phật giao bát cho Nanda. Nanda miễn cưởng mang bát đi theo Ðức Phật về tinh xá.

Sau đó, Ðức Phật truyền giới xuất gia cho Nanda,

và đem chàng đi xem các cung trời. Về sau, Nanda đắc quả A-la-hán.

Đức Phật thuyết pháp cho vua cha lúc lâm chung,

Khi vua cha qua đời, Ðức Phật châm lửa thiêu xác vua cha Tịnh-phạn

trong buổi lễ Trà Tỳ, và dạy tứ chúng về lòng hiếu thảo.

Ðức Phật đến cung trời Ðao-lợi để giảng Thắng Pháp –

Vi Diệu Pháp (Kinh Địa Tạng) cho thân mẫu là Hoàng hậu Ma-ha Ma-da.

Vào ngày Ðức Phật từ cung trời Ðao-lợi trở về,

chư thiên và loài người tề tụ nghênh đón.

Ðức Phật dùng thần thông cho họ thấy được toàn thể mọi thế giới.

Đức Phật hiện tướng bệnh trước khi nhập diệt

Ðức Phật nhập Bát-Niết-bàn trong rừng Sala, gần thành Kusinara,

năm 543 trước Tây lịch, sau 45 năm hoằng pháp độ sinh

Đây là cuộc đời vĩ đại của Đức Phật Thích Ca

Phân chia Xá-lợi của Ðức Phật: Một vị bà-la-môn tên là Tona khuyên các vua

đến từ bảy vương quốc không nên tranh nhau về Xá-lợi của Phật,

mà hãy nghiêm túc thực hành theo Giáo Pháp.

Sau đó, vị nầy phân chia đồng đều các phần Xá-Lợi cho các vị vua đó.

http://tuyenphap.com/Tham-khao/Cuoc-doi-Duc-Phat-Thich-Ca#ixzz29T51ozzo

http://tuyenphap.com/Tham-khao/Cuoc-doi-Duc-Phat-Thich-Ca

—————————————————————————————–























































































—————————————————————————————————-

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca qua ảnh

http://phatgiao.org.vn/phong-su-anh/201301/Cuoc-doi-duc-Phat-Thich-Ca-qua-anh-9127/
(PGVN)

Xin giới thiệu tới quý độc giả bộ ảnh về Cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Xin giới thiệu tới quý độc giả bộ ảnh về Cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni:

 

 

——————————————————————–

http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=1173

———————————————————————

http://www.quangduc.com/TruyenNgan/172doiducphat.html#31. Những lời dạy vẫn còn sống mãi

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2004

PL.2546 – 2002

Lược truyện Ðức Phật Thích Ca  

Tác giả: Jonathan Landaw

Dịch giả: Thích Chân Tính

Mục Lục

 Tựa của người dịch

1. Vui thay Phật ra đời

2. Cuộc viếng thăm của nhà tiên tri

3. Dự lễ cày ruộng đầu năm

4. Thái tử nhân từ

5. Cuộc thi tài cầu hôn

6. Những cung điện như ý

7. Một bài ca hay

8. Một cảnh quan bất như ý

9. Cuộc đi dạo lần thứ hai

10. Cú sốc cuối cùng

11. Thú vui tan dần

12. Ý tưởng thoát trần

13. Nỗi lo của vua Tịnh Phạn

14. Vượt thành tìm chân lý

15. Cuộc tìm đạo bắt đầu

16. Sáu năm chiến đấu

17. Cúng dường

18. Cuộc chiến đấu vĩ đại

19. Thức tỉnh

20. Dạy đạo cho ai?

21. Lời dạy đầu tiên 

22. Nỗi buồn của người mẹ

23. Người đàn ông thô lỗ

24. Những lời khen

25. Yêu thương loài vật

26.  Sức mạnh của tình thương

27. Trở về quê hương

28. Vua và thần cây

29. Tình thương không ranh giới

30. Những ngày cuối cùng 

31. Những lời dạy vẫn còn sống mãi

Tựa của người dịch

Trong thời gian nghỉ hè năm học lớp 9, tôi được may mắn đọc cuốn sách nhỏ tựa đề “Lược sử Phật Tổ” do thầy Chân Không biên soạn. Sau khi xem xong, tôi thật sự bị thu hút bởi tấm gương cao quý của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôi tự nghĩ: Về gia tộc, Phật sinh ra thuộc dòng vua chúa. Về thân thể, Phật có 32 tướng tốt. Về trí tuệ, Phật thông minh hơn người. Về địa vị, Phật là thái tử con vua. Về quả phước, Phật hưởng thụ đầy đủ mọi sự giàu sang sung sướng của cuộc đời v.v… Thế mà Ngài đã từ bỏ tất cả địa vị, quyền thế, vợ đẹp, con ngoan, giàu sang, sung sướng để một thân một mình vào rừng sâu núi thẳm, tu hành khổ hạnh tìm cầu chân lý, giải thoát chúng sinh khỏi vòng luân hồi sinh tử. Thật là cao quý biết bao. Nếu đem thân mình ra xét, thì tôi chẳng có một thứ gì xứng đáng để bỏ cả. Vậy mình còn ham muốn làm chi những thứ mà Ngài đã bỏ, để rồi lãng phí cả một đời người theo đuổi tìm cầu? Từ đó tôi đã chuyển hướng cuộc đời, quyết chí noi theo con đường mà Ðức Phật đã đi.

Nhờ đọc được Lược sử của Ðức Phật mà tôi đã giác ngộ và xuất gia tu hành. Tôi nguyện sau này nếu đủ nhân duyên sẽ phổ biến rộng rãi cuộc đời ánh đạo của Ðức Phật. Hy vọng qua tấm gương cao quý của Ngài sẽ giác ngộ nhiều người hướng về lý tưởng giải thoát như tôi. Và ước nguyện đó đã đến. Một hôm, tôi đọc được cuốn “The Story of Buddha” của Jonathan Landaw, thấy lối viết đơn giản, ngắn gọn, dễ phổ cập trong quần chúng bình dân, nên tôi đã quyết tâm dịch ra tiếng Việt hầu truyền bá khắp nơi theo như sở nguyện trước đây. Sau khi dịch xong, tôi có biên tập lại và có thêm bớt đôi chút cho hoàn chỉnh hơn.

Cầu mong Phật lực gia hộ cho những ai sau khi đọc xong cuốn sách này sẽ giác ngộ được sự vô thường của cuộc đời, hướng tâm về con đường giải thoát an vui giống như cuộc đời Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni.  

Người dịch

Thích Chân Tính

1. Vui thay Phật ra đời

Cách đây nhiều năm, tại một vương quốc nhỏ ở phía Bắc Ấn Ðộ, có một sự kiện xảy ra làm thay đổi toàn thể thế giới, Hoàng hậu Ma Da (Maya), vợ của vua Tịnh Phạn (Suddhodana), trong lúc ngủ đã có một giấc mơ tuyệt diệu. Bà mơ thấy một luồng ánh sáng trắng từ bầu trời chiếu xuống thân thể mình, theo luồng ánh sáng này là một con voi chiến, thân hình trắng xóa với sáu chiếc ngà. Luồng ánh sáng và con voi này bay càng lúc càng gần và cuối cùng nhập vào thân bà. Lúc ấy Hoàng hậu Ma Da tỉnh dậy với một niềm hoan hỷ tràn đầy, chưa từng có trước đây.

Bà vội vàng đến báo cho vua biết và họ đem việc này hỏi những người thông thái ở trong hoàng cung. Những vị này cho biết: “Thưa Hoàng hậu! Ðây là một giấc mơ tuyệt diệu nhất. Giấc mơ này cho biết hoàng hậu sẽ sinh một đứa bé trai, và thái tử sau này sẽ trở thành một vĩ nhân, không chỉ đem lại hạnh phúc cho riêng hoàng tộc mà còn đem lại hạnh phúc cho toàn thể nhân loại”.

Nghe những lời tiên đoán tốt đẹp này vua và hoàng hậu tràn ngập niềm vui. Ðặc biệt nhà vua rất sung sướng, vì từ lâu ông ao ước có một người con trai để nối ngôi, và ước mơ đó hôm nay sắp thành sự thật.

Theo phong tục Ấn Ðộ thời đó, người đàn bà khi sinh phải về nhà cha mẹ ruột của mình. Biết ngày sinh sắp đến, hoàng hậu Ma Da và một số người bạn, người hầu rời khỏi hoàng cung, bắt đầu chuyến hồi hương.

Trên đường trở về, gần đến quê hương không xa, hoàng hậu trở dạ. Biết mình sắp sinh con nên bà bảo mọi người dừng lại nghỉ ngơi. Họ dừng chân tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xinh đẹp, hoàng hậu vào trong khu vườn tìm chỗ thích hợp nhất để sinh con. Truyền thuyết kể rằng, ngay cả động vật và thực vật dường như cũng muốn giúp đỡ cho hoàng hậu trong việc sinh nở. Có một nhánh cây rũ xuống, hoàng hậu đưa tay phải lên nắm lấy nó. Ngay lúc ấy, hoàng hậu hạ sinh thái tử. Những người hầu đã ẵm đứa trẻ trong tay mình và rất ngạc nhiên về vẻ xinh đẹp kháu khỉnh dễ thương của đứa bé.

Lúc ấy khắp địa cầu tràn ngập niềm an lạc và hạnh phúc. Mọi người quên hết lo âu, xóa mọi hận thù, thương yêu lẫn nhau. Một số người nhìn thấy cầu vồng xuất hiện trên bầu trời và cùng với những điềm lành kỳ diệu khác.

Những nhà thông thái trên khắp vương quốc chăm chú theo dõi những dấu hiệu tốt lành này và vui mừng bàn tán với nhau rằng: “Những điềm lành xuất hiện khắp nơi như vầy xưa nay thật hiếm có. Hôm nay là ngày trăng tròn tháng tư, chắc chắn đây là một ngày đặc biệt”.

Tin hoàng hậu Ma Da sinh thái tử đã nhanh chóng lan truyền khắp vương quốc. Hoàng hậu hân hoan ẵm thái tử trở lại cung điện của vua. 
 

2. Cuộc viếng thăm của nhà tiên tri

Vua Tịnh Phạn đón tiếp hoàng hậu và đứa con trai mới sinh trong niềm vui khó tả. Lễ hội được tổ chức và khắp vương quốc trang hoàng những cờ phướn, biểu ngữ đủ màu sắc đẹp đẽ. Ðây là thời điểm hạnh phúc và thanh bình nhất. Khắp nơi không có biểu hiện buồn khổ, do vậy vua và hoàng hậu đã quyết định đặt tên cho thái tử là “Tất Ðạt Ða” (Siddhartha), nghĩa là: Người đem đến điều tốt lành.

Lúc bấy giờ những nhà tiên tri tiên đoán cho đứa trẻ. Họ nói: “Tâu bệ hạ, những dấu hiệu lúc sinh của thái tử rất tốt. Khi lớn lên thái tử sẽ có những đặc điểm hơn cả Ngài hiện nay”. Nghe lời tiên đoán này khiến vua rất tự hào, ông nghĩ: “Nếu lời tiên đoán này đúng thì con trai của ta, thái tử Tất Ðạt Ða, sẽ cai trị không những vương quốc nhỏ bé này, mà có lẽ cả toàn thế giới. Ôi! Thật là vinh dự cho ta và gia đình ta quá”.

Những ngày đầu sau khi sinh thái tử, rất nhiều người đến cung điện thăm đứa bé. Một trong những người viếng thăm này là ông già tên A Tư Ðà. A Tư Ðà là một nhà ẩn sĩ sống trong rừng vắng và là một bậc danh sĩ tôn quý lúc bấy giờ. Vua và hoàng hậu rất ngạc nhiên khi thấy A Tư Ðà rời khỏi khu rừng và xuất hiện trong cung điện của họ. Vua nói: “Chúng tôi rất vinh dự được ông đến thăm chúng tôi, xin ông hãy cho chúng tôi biết mục đích của ông và chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ những gì mà chúng tôi có thể làm được”.

A Tư Ðà trả lời: “Xin cám ơn lòng tử tế hiếu khách của bệ hạ. Tôi từ xa đến đây thăm bệ hạ là vì có dấu hiệu kỳ diệu mà tôi mới thấy gần đây. Những dấu hiệu này cho biết cậu bé trai mới sinh của Ngài, sau này sẽ đạt được sự giác ngộ tinh thần vĩ đại làm lợi ích cho tất cả mọi người. Cái trí tuệ quý giá ấy là điều mà suốt đời tôi đang cố gắng để đạt được. Cho nên tôi vội vã đích thân đến thăm cậu bé”.

Vua rất vui mừng và đi vào chỗ thái tử đang nằm ngủ. Vua cẩn thận ẵm con lên và đem ra cho A Tư Ðà xem. Nhà tiên tri im lặng ngắm nhìn cậu bé một lúc, rồi ông trở ra buồn rầu ngước lên ngắm nhìn bầu trời rồi bật khóc.

Thấy A Tư Ðà khóc, vua và hoàng hậu rất lo sợ. Họ e rằng vị tiên tri đã nhìn thấy một vài điềm không tốt nào đó của con mình chăng? Trước những giọt nước mắt của A Tư Ðà, vua cảm thấy rụng rời tay chân và thốt lên: “Ồ, thưa ông, ông đã nhìn thấy dấu hiệu gì mà ông phải khóc? Không phải chính ông và những nhà thông thái khác cũng nói rằng con trai của tôi sau này sẽ trở thành một vĩ nhân, đạt được trí tuệ tối cao sao? Nhưng tại sao bây giờ khi nhìn đứa bé ông lại khóc? Ðiều đó nghĩa là thái tử sẽ chết yểu phải không? Hay là sẽ có những tai họa khủng khiếp xảy ra cho nó? Nó là đứa con duy nhất của tôi, tôi rất thương nó. Xin ông hãy nói nhanh đi những gì mà ông thấy, tôi rất hồi hộp và lo sợ”.

Với một cái nhìn trìu mến, A Tư Ðà bình tĩnh nói với họ không nên lo sợ. “Không phải tôi khóc vì đã nhìn thấy những dấu hiệu xấu nơi thái tử. Thật ra tôi thấy con trai của bệ hạ có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, chắc chắn sau này lớn lên sẽ trở thành bậc vĩ nhân.

– Nếu con trai của bệ hạ theo con đường nối nghiệp cha, thì thái tử sẽ trở thành một Chuyển luân thánh vương vĩ đại nhất lịch sử. Thái tử sẽ cai trị cả một khu vực rộng lớn, đem lại an lạc và hạnh phúc cho mọi người. Nhưng nếu thái tử quyết định không làm vua, thì tương lai của thái tử sẽ rạng rỡ hơn nhiều. Thái tử sẽ trở thành một bậc đại giác, một vị thầy cao quý, hướng dẫn chúng sinh sống theo đạo lý yêu thương và tỉnh thức. Khi nhìn thấy những cảnh khổ của cuộc đời, thái tử sẽ lìa bỏ hoàng cung và đi tìm con đường chấm dứt mọi khổ đau. Rồi thái tử sẽ đem những chân lý ấy để chỉ dạy cho bất cứ ai muốn lắng nghe.

– Không, thưa bệ hạ và hoàng hậu, tôi không khóc cho đứa trẻ, mà chính là tôi đang khóc cho tôi. Như Ngài cũng đã biết, tôi đã trải qua toàn bộ cuộc đời để tìm chân lý, mong tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau. Và hôm nay tôi đã gặp được thái tử, người mà sau này sẽ chỉ dạy những điều mà tôi muốn học. Nhưng đến lúc thái tử đủ trình độ để dạy thì có lẽ tôi đã chết rồi. Tôi không may mắn học được những lời thái tử dạy trên cuộc đời này. Ðó là lý do tại sao tôi buồn. Ðối với bệ hạ và hoàng hậu không có gì đáng buồn cả. Hãy sung sướng lên vì mình có được một người con vinh quang như thế”.

Nói xong A Tư Ðà ngắm nhìn đứa bé lần cuối rồi từ từ rời khỏi hoàng cung. Vua tiễn ông ra về rồi trở lại chỗ đứa con trai của mình. Vua rất sung sướng khi biết không có gì nguy hiểm đến tính mạng của thái tử. Ngài nghĩ: “A Tư Ðà nói rằng Tất Ðạt Ða sẽ trở thành một vị vua vĩ đại, hoặc trở thành một vị thầy cao quý. Nếu thái tử trở thành một vị vua vĩ đại như điều thứ nhất thì hay biết mấy. Thật là tự hào làm sao khi có một người con trai lừng danh và uy quyền. Rồi khi con ta tới tuổi già như A Tư Ðà, lúc đó nó xuất gia trở thành một vị thầy cao quý cũng được”.

Vua Tịnh Phạn sung sướng đứng ôm con trong lòng, để mặc cho những dòng suy nghĩ, những giấc mơ đẹp về đứa con sau này sẽ trở thành vĩ nhân, cứ hiện về trong đầu óc của ông.

3. Dự lễ cày ruộng đầu năm

Năm thái tử Tất Ðạt Ða 9 tuổi, cậu được vua cha cho đi dự lễ cày ruộng đầu năm. Chính vua Tịnh Phạn là người chủ tọa buổi lễ này. Các vị đạo sĩ và tu sĩ Bà La Môn được mời tới dự. Buổi lễ được cử hành nơi thửa ruộng tốt nhất không xa hoàng thành. Không khí hôm nay thật tưng bừng náo nhiệt. Các thầy Bà La Môn đang tụng kinh rất nghiêm trang. Vua mặc hoàng bào và các vị quan cũng mặc triều phục đang đứng xoay mặt về phía lễ đài. Tất Ðạt Ða cũng đứng tham dự lễ, nhưng vì các thầy xướng tụng quá lâu, cậu cảm thấy nóng nực nên đi tìm chỗ mát dưới tàn cây Diêm phù bên đường ngồi nghỉ.

Sau khi các thầy Bà La Môn kết thúc việc đọc kinh, vua Tịnh Phạn bước xuống ruộng, nắm lấy cán cày với sự phụ tá của hai vị quan võ, vua đã cày luống cày đầu tiên của mùa làm ruộng mới. Dân chúng vỗ tay hoan hô vang rền. Các nông dân bắt đầu xuống ruộng làm theo vua. Họ cày những luống cày đầu tiên trên thửa ruộng của họ.

Nghe tiếng reo hò, Tất Ðạt Ða cũng chạy ra xem. Cậu nhìn thấy một con trâu đang nặng nhọc kéo cày, theo sau là một bác nông dân lực lưỡng, tay trái cầm cán cày, tay phải cầm cây roi quất mạnh vào lưng con trâu. Trời nắng gắt, mồ hôi ông ta chảy ra đẫm ướt cả thân mình. Nơi lưỡi cày đi qua đất được lật ngửa rẽ ra thành luống hai bên trông thật ngay hàng thẳng lối. Hàng ngàn con giun ở dưới đất chui lên, có những con bị lưỡi cày cắt làm đôi đang quằn quại trên luống đất. Những con chim bay sà xuống thấp đớp lấy những con giun đang vùng vẫy hoảng sợ. Rồi cậu lại thấy một con chim lớn sà xuống rượt bắt những con chim nhỏ để ăn thịt.

Trời lúc này nắng gắt, thái tử vừa mệt vì nắng, vừa chán nản vì thấy cảnh thú vật ăn thịt lẫn nhau, cậu bèn trở lại chỗ cây Diêm phù. Những hình ảnh mà Tất Ðạt Ða vừa thấy thật là mới lạ, đã kích thích cậu ngồi xếp bằng dưới gốc cây và nhắm mắt lại để chiêm nghiệm những gì đã thấy. Cậu ngồi ngay thẳng với tư thế uy nghiêm và rất đẹp. Hình ảnh người nông dân cày ruộng cực khổ đổ mồ hôi dưới ánh nắng nóng bức; hình ảnh con trâu nặng nhọc kéo cày còn bị những nhát roi quất lên mình thành những vết thương dài; hình ảnh những con giun bị luống cày cắt đứt làm đôi đang vùng vẫy đau đớn; hình ảnh những con chim nhỏû sà xuống bắt những con giun; hình ảnh con chim lớn rượt bắt những con chim nhỏ để ăn thịt; những cảnh tượng tàn sát lẫn nhau để mà sống này cứ hiện lên trong đầu của thái tử. Cuộc sống quả là một cái vòng đau khổ, tất cả chỉ vì miếng ăn mà phải cực khổ, đấu tranh, tàn sát lẫn nhau để sống. Thái tử cảm thấy xót thương cho bác nông dân, con trâu, con giun, con chim … cậu ước mong sao tất cả người và vật không còn khổ đau nữa, không còn phải vì sự sống mà ăn thịt lẫn nhau.

Một lát sau khi vua và bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề tới gốc cây Diêm phù để tìm con, thấy Tất Ðạt Ða vẫn còn ngồi đó. Bà cảm động đến khóc khi thấy Tất Ðạt Ða ngồi đẹp như một pho tượng nhỏ dưới gốc cây. Nhưng vua thì lại lo ngại vì thái tử mới có 9 tuổi mà đã biết ngồi trầm tư như thế thì lời tiên đoán của Ðạo sĩ A Tư Ðà có thể trở thành sự thật.

 

4. Thái tử nhân từ

 

Sau khi sinh thái tử được 7 ngày thì hoàng hậu Ma Da từ trần. Trước khi qua đời, hoàng hậu đã dặn dò người em của mình là Ma Ha Ba Xà Ba Ðề (Mahapajapati): “Chắc chị sẽ không còn sống lâu để chăm sóc con được nữa. Sau khi chị mất, em hãy chăm sóc Tất Ðạt Ða giùm chị”. Người em nhận lời. Bà hứa sẽ thương yêu thái tử và chăm sóc cháu như là con của mình.

Thái tử lớn lên trở thành một cậu trai thông minh, xinh đẹp và nhân từ. Vua đã sắp xếp cho thái tử được học với những vị thầy danh tiếng nhất vương quốc, và thái tử đã tỏ ra là một người thông minh phi thường. Sau vài ngày đầu học tập, những vị thầy đã trình lên vua rằng: “Muôn tâu bệ hạ! Thái tử rất thông minh, những bài học chúng tôi chỉ dạy qua một lần là thái tử hiểu và nhớ rất kỹ. Thật ra có những điều mà thái tử thắc mắc chúng tôi không thể giải đáp, hoặc thái tử có những hiểu biết mà chúng tôi chưa hiểu biết”.

Nghe được điều này, niềm tự hào của vua về đứa con trai của mình càng tăng thêm. Ông sung sướng nghĩ: “Với sự thông minh này, thái tử con ta chắc chắn sẽ trở thành một vị vua thông minh và đầy uy quyền”.

Thế nhưng thái tử có một điều khác còn nổi bật hơn cả sự thông minh của cậu. Ðó là lòng tử tế, sự lịch thiệp và tình yêu thiên nhiên. Ðối với những đứa trẻ cùng trang lứa với thái tử, chúng thích đùa giỡn, nghịch phá hoặc chia phe đánh nhau trong những lúc rảnh rỗi. Riêng thái tử thì ngược lại thích ngồi yên lặng một mình. Cậu thương yêu các súc vật nhỏ sống ở trong vườn của hoàng cung và trở thành người bạn thân thiện của chúng. Những con vật biết thái tử không làm thương tổn chúng, cho nên chúng không bao giờ sợ thái tử. Ngay cả những động vật hoang dại, chúng sẽ bỏ chạy khi thấy một người nào đó đến gần, nhưng mỗi khi thái tử vào trong vườn, chúng lại mừng rỡ mon men đến gần và ăn các thức ăn trên tay thái tử một cách tự nhiên, vì mỗi lần thái tử vào trong vườn đều đem theo thức ăn cho chúng.

Một ngày nọ, thái tử đang ngồi trong vườn, có một đàn thiên nga trắng xóa bay ngang trên đầu. Bất ngờ, một mũi tên bắn lên không trung, trúng vào một con trong bầy. Nó lảo đảo rồi rơi xuống đất ngay trước chân của thái tử, mũi tên vẫn còn ghim nơi cánh của nó.

“Ôi! Tội nghiệp con thiên nga quá”, thái tử nhủ thầm và ôm con chim lên, “đừng có sợ nghe cưng, ta sẽ chăm sóc cho con, từ từ rồi ta sẽ lấy mũi tên ra cho”. Thế rồi tay này thái tử nhẹ nhàng vuốt ve con thiên nga để nó bớt sợ, tay kia thái tử rút mũi tên ra một cách thận trọng. Xong thái tử lấy thuốc rửa chùi vết thương cho nó, vừa làm thái tử vừa thì thầm an ủi khiến cho nó không còn sợ hãi nữa. Lau vết thương xong thái tử cởi áo ngoài của mình ra, quấn quanh mình nó cho ấm.

Một lúc sau, có cậu thiếu niên chạy vào trong vườn. Ðó là người em họ của thái tử tên là Ðề Bà Ðạt Ða (Devadatta). Cậu ta mang theo cung tên và rất vui mừng nói: “Tất Ðạt Ða, Tất Ðạt Ða, em vừa mới bắn được một con thiên nga. Anh thấy đấy, em chỉ bắn có một phát thôi là đã hạ được một con chim rồi. Nó rơi xuống chung quanh đây, anh kiếm giúp giùm em đi”.

Ngay lúc ấy, Ðề Bà Ðạt Ða phát hiện một mũi tên của mình dính máu nằm ở dưới đất gần bên chân của Tất Ðạt Ða. Nhìn kỹ, cậu ta thấy thái tử đang cầm vật gì trong tay và rồi nhận ra đó là con thiên nga mà cậu đang tìm. Cậu la lên: “Anh lấy con thiên nga của em đấy à? Ðưa lại cho em đi. Em đã bắn hạ nó thì nó là của em”. Ðề Bà Ðạt Ða liền chụp lấy con chim, nhưng thái tử ôm sát nó vào lòng mình, khiến Ðề Bà Ðạt Ða tức giận vô cùng.

Thái tử nói một cách kiên quyết rằng: “Anh đã bắt gặp con chim nằm quằn quại đầy máu nơi mình. Anh không thể đưa nó cho bất cứ ai khi nó đang bị thương”.

Ðề Bà Ðạt Ða la lên: “Nhưng nó là của em. Chính em đã bắn nó, anh phỗng tay trên của em đâu có được. Hãy trả nó lại đây”.

Hai cậu thiếu niên đứng tranh cãi một hồi. Ðề Bà Ðạt Ða càng lúc càng trở nên giận dữ, nhưng thái tử vẫn một mực không giao con thiên nga cho cậu ta. Sau cùng thái tử nói: “Khi hai người tranh cãi một vấn đề không xong thì nên giải quyết bằng pháp luật. Trước những người thông thái có thẩm quyền, chúng ta cứ trình bày những sự việc xảy ra, để cho những vị này quyết định ai đúng. Tôi nghĩ chúng ta nên giải quyết bằng cách này là tốt nhất”.

Ðề Bà Ðạt Ða không thích ý kiến này lắm, song chỉ còn có cách này mới hy vọng lấy lại được con thiên nga mà thôi, nên cậu phải đồng ý. Rồi họ đi vào cung điện, thưa lại với vua và quần thần. Mọi người đều bật cười với nhau khi nghe họ trình bày sự việc. Các quan nói: “Chỉ có mỗi một con chim mà làm mất thời giờ của chúng tôi quá, thật không đáng tí nào”. Nhưng vua lại nói: “Tất Ðạt Ða và Ðề Bà Ðạt Ða là những thái tử của hoàng tộc, trẫm rất vui mừng vì chúng đã biết nhờ chúng ta giải quyết những việc bất bình bằng xét xử. Trẫm nghĩ điều đó rất quan trọng, bởi vì chúng là những nhà lãnh đạo tương lai, biết dùng cách giải quyết bằng pháp lý. Chúng ta hãy xét xử xem sao”.

Sau đó mỗi cậu trình bày những sự việc đã xảy ra. Các quan cố gắng lắng nghe để quyết định ai đúng, thì con thiên nga sẽ thuộc về người đó. Người thì cho rằng Ðề Bà Ðạt Ða bắn con chim, đương nhiên nó thuộc về cậu ta. Người khác lại cho rằng Tất Ðạt Ða bắt được con thiên nga thì nó thuộc về thái tử. Các quan bàn luận với nhau mà chưa giải quyết dứt điểm.

Cuối cùng một ông lớn tuổi nhất nói: “Giá trị của sự sống quý hơn tất cả mọi thứ trên thế gian này. Vì thế tôi nghĩ rằng con thiên nga thuộc về ai đã cứu sống nó, không thuộc về người đã cướp mất đời sống của nó. Vậy con thiên nga này là của Tất Ðạt Ða”.

Mọi người vỗ tay hoan hô ý kiến này. Thế là thái tử Tất Ðạt Ða được mọi người biểu quyết thắng cuộc.

5. Cuộc thi tài cầu hôn

 

Thái tử ngày càng trưởng thành, lòng nhân ái của cậu càng được mọi người thương yêu quý mến. Song cha của cậu thì lại lo rầu. Ông nghĩ: “Tất Ðạt Ða quá nhân ái và nhiều cảm xúc. Ta muốn con trai của ta trở thành một vị vua vĩ đại, có sức mạnh và đầy uy lực. Nhưng thái tử lại thích trầm tư một mình ở trong vườn hơn là học cách thức cai trị một vương quốc. Ta lo lắng con trai của ta chẳng bao lâu sẽ từ bỏ hoàng cung, sống đời ẩn sĩ như lời đạo sĩ A Tư Ðà đã tiên đoán. Nếu thật sự như vậy thì thái tử sẽ không bao giờ trở thành vị vua vĩ đại”.

Vua rất lo lắng về việc thái tử sẽ ra đi. Vua đem nỗi lo của mình trình bày cho các quan nghe. Có một người đề nghị: “Tâu bệ hạ, thái tử hay ngồi lặng yên và mơ mộng về những thế giới khác, bởi vì cậu ta chưa tiếp xúc với hiện thực của cuộc đời này. Xin bệ hạ hãy kiếm cho thái tử một người vợ, khi thái tử có vợ và có con rồi sẽ không còn mơ mộng nữa và sẽ quan tâm đến việc học tập, cách thức cai trị vương quốc”.

Vua cho rằng đây là một đề nghị rất tuyệt vời. Vua liền cho tổ chức một buổi nhạc hội lớn ở trong cung điện. Tất cả những thiếu nữ xinh đẹp từ các gia đình quý tộc được mời đến tham dự. Cuối buổi nhạc hội thái tử được mời tặng quà cho từng cô gái, trong lúc thái tử tặng quà các quan theo dõi xem chàng thích cô nào.

Những cô gái trẻ rất lúng túng khi xuất hiện trước thái tử. Thái tử trông đẹp trai và nổi bật hẳn giữa đống quà đắt tiền để trên bàn phía trước mặt. Từng cô gái rụt rè tiến đến chỗ thái tử, không dám nhìn lên. Các cô lặng lẽ nhận nhẫn, vòng xuyến xong vội vã trở về chỗ cũ.

Cuối cùng có một cô gái trẻ tên là Da Du Ðà La (Yasshodara), con gái của ông vua nước lân cận, không như những cô gái khác, cô tiến đến chỗ thái tử một cách tự nhiên. Ðây là lần đầu trong đêm, thái tử nhìn chăm chú vào cô gái này. Nàng rất xinh đẹp và thái tử dường như đã bị sắc đẹp của nàng thu hút.

Họ đứng bất động, bốn mắt nhìn nhau say đắm. Lúc ấy Da Du Ðà La dịu dàng lên tiếng: “Dạ thưa thái tử, quà của em đâu?”. Thái tử như người trong mơ vừa tỉnh, cậu nhìn xuống bàn nhưng quà tặng đã hết. Thái tử vội nói: “Ðây, hãy nhận món quà này”. Thái tử tháo chiếc nhẫn trong tay ra. “Ðây là món quà anh tặng em”. Da Du Ðà La lịch sự đón nhận chiếc nhẫn và từ từ đi về chỗ cũ.

Các quan đã thấy rõ mọi việc và vui mừng đến báo cho vua biết. Họ sung sướng tường thuật: “Tâu bệ hạ, chúng tôi đã tìm được một cô gái xứng đáng cho thái tử. Cô ta là công chúa Da Du Ðà La, con gái của vua Thiện Giác (Suprabuddha) ở nước láng giềng. Xin bệ hạ hãy đi qua gặp ông vua này và xin cưới con gái của ông cho thái tử”.

Vua Tịnh Phạn đồng ý và chuẩn bị lễ vật đi qua gặp cha của Da Du Ðà La. Vị vua này tiếp đón vua Tịnh Phạn rất thân mật và nói: “Tôi biết con trai của Ngài là một người rất tốt, song tôi không thể gả con gái của mình cho một người nào đó một cách đơn giản. Nhiều thái tử khác cũng xin cưới con gái tôi và họ đều là những chàng trai tuyệt vời. Họ rất điệu nghệ trong việc cưỡi ngựa, bắn cung và chơi các môn thể thao quý tộc khác. Thái tử sẽ phải thi tài với những người cầu hôn đó theo phong tục của chúng tôi”.

Sau đó một cuộc thi tài được tổ chức và Da Du Ðà La xinh đẹp là phần thưởng quý giá nhất. Vua Tịnh Phạn rất lo âu, ông nghĩ: “Con trai ta không quan tâm đến các môn chơi của chiến sĩ, liệu nó có thể chiến thắng cuộc thi tài này không?”. Thái tử hiểu được nỗi lo của cha nên thưa rằng: “Xin vua cha đừng quá lo lắng. Con sẽ làm hết khả năng của mình để chiến thắng và Da Du Ðà La sẽ là vợ của con”.

Cuộc thi đầu tiên là bắn cung. Những chàng trai đặt những tấm bia của họ ở khoảng cách xa mà họ có thể bắn trúng chấm giữa của bia. Khi tới lượt Ðề Bà Ðạt Ða – em họ của Tất Ðạt Ða – cậu ta không chỉ bắn trúng điểm giữa của bia, mà còn xuyên qua cả tấm bia. Mọi người hoan hô nồng nhiệt. Riêng Da Du Ðà La lại che giấu nỗi lo của mình. Cô nghĩ: “Làm sao Tất Ðạt Ða yêu quý của ta có thể bắn được như thế?”

Thái tử rất tự tin ở khả năng của mình. Ðến lượt chàng thi bắn, Tất Ðạt Ða đặt tấm bia xa tít tầm mắt mọi người. Rồi chàng lấy một mũi tên từ trong bao ra nạp vào cung. Tuy nhiên do thái tử quá mạnh tay nên khi kéo cây cung đã gãy đôi.

Thái tử nói: “Làm ơn tìm cho tôi một cây cung khác, chắc hơn cây cung này”.

Một ông quan nói: “Thưa thái tử, có một cây cung rất cổ ở trong cung. Cây cung này của một chiến sĩ mạnh nhất thời bấy giờ. Kể từ khi ông ta chết đến nay chưa có ai đủ sức kéo nổi dây cung này, huống hồ bắn nó được”.

“Tôi sẽ bắn cây cung ấy”, thái tử tuyên bố trước sự ngạc nhiên của mọi người. Sau khi họ đem cây cung đến, thái tử cầm cây cung lên, thử uốn cong và kéo dây một cách dễ dàng. Sau đó thái tử tra tên vào cung, kéo hết dây và nhắm mục đích. Choang! Phát tên bắn ra kêu to đến nỗi những người trong làng cách xa đó cũng nghe được. Mũi tên xé gió đi rất nhanh, khi nó trúng tấm bia – ngay trung tâm điểm – chẳng những nó không dừng lại đó mà còn xuyên qua tiếp tục và bay xa tít tầm mắt của mọi người.

Ðám đông hoan hô nồng nhiệt “Thái tử chiến thắng! Thái tử chiến thắng!”. Song bắn cung mới chỉ là cuộc thi tài đầu tiên trong ngày. Cuộc thi đấu kế tiếp là kiếm thuật.

Mỗi người chọn một cây kiếm và biểu lộ sức mạnh của mình bằng cách hạ thân cây gần đó với một nhát gươm của mình. Người thứ nhất hạ một thân cây dầy khoảng 15 cm. Người thứ hai 22 cm. Người thứ ba 30 cm.

Ðến lượt thái tử, chàng chọn một cây mà hai thân mọc sát nhau. Thái tử vung gươm chém một nhát thật nhanh, cắt ngang thân cây trong chớp mắt, nhưng nó vẫn đứng sừng sững đó. Lưỡi gươm của thái tử quá bén đến nỗi vết cắt không làm cho thân cây đổ ngã. Khi mọi người nhìn thấy cây không đổ, cả đám đông, nhất là Da Du Ðà La than thở: “Thái tử đã thất bại. Nhát gươm của chàng đã không cắt đứt được thân cây”.

Lúc ấy chợt một cơn gió mạnh thổi đến làm thân cây lay động và từ từ lật đổ. Lời than của đám đông chuyển qua vui mừng và họ lại reo lên: “Thái tử chiến thắng”.

Cuộc thi cuối cùng là môn cưỡi ngựa. Một con ngựa hoang hung dữ, chưa có người nào cưỡi được nó, đang được những người đàn ông khỏe mạnh dắt ra. Mỗi người cầu hôn gắng leo lên cưỡi nó. Nhưng con ngựa cứ nhảy chồm lên và đá hậu rất dữ. Không một ai có thể leo lên lưng nó được. Cuối cùng một chàng trai cũng đã điều phục được nó, ngồi trên lưng nó để cho những người giữ ngựa dắt đi. Thế nhưng chỉ một lát nó đã nhảy bổ lên với sự giận dữ, hất người ngồi trên lưng nó rơi xuống đất. Nếu không được sự cứu giúp kịp thời của những người giữ ngựa lôi anh ta ra chỗ an toàn, thì có lẽ ngựa đã giẫm anh chết rồi.

Khán giả bắt đầu la ó: “Hãy ngưng ngay cuộc thi đấu này đi! Không nên để thái tử đến gần con ngựa đó. Nó rất nguy hiểm. Nó sẽ giết chết thái tử”. Nhưng thái tử vẫn bình tĩnh. Chàng nghĩ: “Tính hiền dịu có năng lực hơn cả sức mạnh vũ phu”. Thái tử từ từ tiến ra chỗ con ngựa. Chàng vuốt ve những chòm lông trên đầu nó, nói thì thầm vào lỗ tai nó, nhẹ nhàng vuốt lên đầu lên mình nó. Thái tử đã làm dịu đi cơn giận dữ và sợ hãi của nó.

Một lát sau con ngựa trở nên hiền lành. Nó bắt đầu liếm tay của Tất Ðạt Ða. Thái tử vẫn thì thầm dịu ngọt với nó. Sau đó chàng leo lên lưng nó một cách dễ dàng. Thái tử cưỡi ngựa diễu hành ngang qua mọi người, trong những tiếng reo hò vui mừng của họ. Thái tử đã đón nhận phần thưởng quý giá, đó là công chúa Da Du Ðà La xinh đẹp. Cuộc thi tài đã kết thúc. Thái tử Tất Ðạt Ða đã chiến thắng. Cuộc thi tài đã chứng tỏ thái tử Tất Ðạt Ða không chỉ có sức mạnh phi thường, mà còn có cả lòng từ bi vô hạn nữa. 

6. Những cung điện như ý

 

Chẳng bao lâu thái tử Tất Ðạt Ða và công chúa Da Du Ðà La tổ chức lễ cưới. Vua mong muốn con trai của mình sẽ không có ý lìa bỏ vương quốc, nên ông đã ra lệnh cho xây ba cung điện tuyệt đẹp để cho đôi vợ chồng mới cưới ở. Vua nói với những người thợ xây dựng: “Hãy làm chúng thật tuyệt đẹp, ta muốn những ngôi nhà này thật nguy nga lộng lẫy, đến mức khi người ta vào trong đó sẽ nghĩ rằng họ đang ở nơi thiên đường.

“Ta muốn xây một cung điện mùa Hè làm bằng cẩm thạch mát rượi và bao quanh là những ao hồ, những suối nước mát. Cái thứ hai là cung điện mùa Ðông, ấm áp và thoải mái. Cái thứ ba sẽ dùng cho mùa mưa. Vị trí của các cung điện này sẽ ở giữa một công viên lớn, với cảnh đẹp nhìn từ mọi mặt. Một bức tường cao lớn xây bao quanh công viên để những thứ phiền toái ở bên ngoài không thể xâm nhập được. Mọi thứ đều tốt  đẹp toàn hảo để thái tử Tất Ðạt Ða không bị cảnh khổ cuộc đời xúi giục từ bỏ”.

Vua cố gắng làm hết sức mình để cho những ngôi nhà này thật đẹp, thật hấp dẫn nhằm thu hút thái tử. Vua mời những dàn nhạc tài nghệ trong nước đến biểu diễn suốt ngày đêm. Tất cả người phục vụ đều là những cô gái trẻ đẹp giỏi khiêu vũ. Ðầu bếp phải nấu những món ăn ngon và thay đổi liên tục. Không ai được phép vào trong cung điện làm xáo trộn tâm trí yên tĩnh của thái tử, gợi cho thái tử ý niệm từ bỏ cung điện.

Ðã nhiều năm qua thái tử Tất Ðạt Ða sống trong cảnh thiên đường này. Từ sáng tới tối thái tử được tiêu khiển bằng hàng ngàn thứ khác nhau. Chàng không bao giờ nhìn thấy những thứ không tốt đẹp, không hề nghe những âm thanh không được êm dịu ngọt ngào. Nếu có một người nữ hầu bị bệnh, cô ta sẽ lập tức được đưa đi chỗ khác cho đến khi nào lành bệnh mới được trở lại. Với biện pháp này thái tử sẽ không bao giờ thấy cảnh người bệnh hay bất cứ cái gì gây ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ của thái tử. Vua còn ra lệnh tất cả mọi người không được nói những chuyện buồn rầu chán nản với thái tử. Ngay cả một cây hoa trong vườn bắt đầu héo rũõ, người làm vườn phải nhổ bỏ đem đi nơi khác. Làm như vậy thái tử sẽ không bao giờ thấy những bông hoa héo tàn. Với những biện pháp này, vua muốn thái tử không thấy biết gì về những nỗi khổ và những điều bất hạnh của cuộc sống hiện thực.

Thời gian êm đềm trôi qua như một giấc mơ. Da Du Ðà La đã sinh một bé trai là La Hầu La (Rahula) và mọi việc dường như trôi qua một cách tốt đẹp. Vua rất hài lòng vì biện pháp của mình đã làm cho thái tử quan tâm đến đời sống hoàng gia hơn là việc từ bỏ cung điện. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là thái tử sung sướng nhất đời khi có được đứa con trai và sẽ thỏa mãn đời sống trong sự huy hoàng nhàn hạ ấy. Một ngày nào đó khi nhân duyên đầy đủ, thái tử cũng sẽ khám phá ra chân lý của cuộc đời.

7. Một bài ca hay

Một buổi chiều sau khi dùng cơm xong, thái tử Tất Ðạt Ða nằm nghỉ trên giường, đầu tựa vào lòng của Da Du Ðà La. Nhạc công đang chơi những điệu nhạc nhẹ nhàng êm dịu. Những nàng hầu đang thì thầm và mỉm cười vui vẻ với nhau. Kể từ khi chuyển vào cung điện như ý này, chiều nào thái tử cũng được thưởng thức những cuộc vui như vầy. Nhưng đêm nay thái tử cảm thấy bồn chồn khó ngủ. Thái tử đề nghị với một nhạc công ưa mến nhất: “Hãy ru ta ngủ bằng một bài ca hay. Nhớ chọn một bài mà các bạn chưa từng hát trước đây”.

Người ca sĩ thanh lịch vâng lời và bắt đầu hát những lời ca nhẹ nhàng êm ái, phát ra từ tâm hồn của mình và được nhạc công đệm phụ họa theo một cách hài hòa. Bài hát ca ngợi vẻ đẹp của thế giới, những vùng đất xa nơi mà cô ta đã đi qua khi còn thơ ấu; ca ngợi thành phố thịnh vượng nơi mà dân chúng đang sống tràn đầy hạnh phúc an vui.

Bài ca đã làm say mê thái tử. Ca sĩ vừa hát dứt lời, thái tử liền hỏi: “Hãy nói thật cho ta biết, có những nơi tuyệt đẹp bên ngoài bức tường của khu vườn này không? Người ta đã sống như thế nào trong thành phố ấy? Và những thứ mà thế giới bên ngoài đó có đáng yêu hơn những thứ ta đã thấy trong cung điện lộng lẫy này không? Hãy nói cho ta biết sự thật về tất cả những thứ ấy đi”.

Cô gái trả lời: “Thưa thái tử, chắc chắn cung điện mà thái tử đang sống là tuyệt vời nhất rồi. Thế nhưng cũng còn có nhiều thứ khác đẹp hơn ở thế giới bao la bên ngoài cung điện này. Những thành phố và tỉnh lỵ với những dãy phố xinh đẹp; những núi đồi và thung lũng hùng vĩ nên thơ; có những vùng đất xa xôi nơi ấy người ta nói các thứ ngôn ngữ khác nhau. Có nhiều thứ mà tiện thiếp đã thấy và cũng còn rất nhiều thứ mà tiện thiếp chỉ mới nghe đến. Cung điện và khu vườn của thái tử thật ra rất xinh đẹp, song vẫn còn có rất nhiều thứ đáng được thưởng ngoạn ở bên ngoài của bức tường thành này”.

Nghe xong thái tử rất mong muốn được ngắm nhìn tận mắt những cảnh quan đẹp và lạ ấy. Ðã nhiều năm qua thái tử chỉ sống trong những bức tường của khu vườn và cung điện như ý, hoàn toàn không để ý đến thế giới bên ngoài. Bây giờ thái tử ao ước được du ngoạn bên ngoài cung điện và chàng đã gởi lời thỉnh cầu đến vua cha cho phép chàng được dạo quanh thành phố.

Vua đã đồng ý lời thỉnh cầu của con trai. Ông nghĩ: “Bây giờ con trai ta mong muốn được nhìn thấy vương quốc của ta. Ðây là thời điểm thích hợp, bởi lẽ nó đã thỏa mãn trong cung điện như ý rồi, bây giờ để cho nó được nhìn thấy thực tế vương quốc mà nó sẽ cai trị sau này”.

 

8. Một cảnh quan bất như ý

Vua không muốn con trai của mình trông thấy những thứ phiền lòng khi đi du ngoạn. Bởi vì những thứ ấy có thể khiến cho thái tử khởi lên ý nghĩ sẽ từ bỏ vương quốc đi theo đời sống ẩn sĩ. Cho nên trước ngày thái tử đi thăm thành phố, vua đã chỉ thị cho các quan quân đi thông báo cho dân chúng biết rằng: “Ngày mai thái tử Tất Ðạt Ða sẽ đi thăm thành phố Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu). Mọi người hãy trang hoàng nhà cửa và đường phố cho sạch đẹp. Những người già yếu bệnh tật phải ở trong nhà suốt ngày mai. Mọi thứ trong thành phố phải tươi tốt sạch đẹp”. Sau đó quân đội đã đưa tất cả những người ăn xin trên đường phố đến nơi mà thái tử không đi ngang qua.

Sáng hôm sau, Xa Nặc (Channa) người chăn ngựa đã chuẩn bị con ngựa Kiền Trắc (Kantaka) yêu quý của thái tử và đưa thái tử ra khỏi hoàng cung. Trong suốt thời thơ ấu đây là lần đầu tiên thái tử được ngắm nhìn quang cảnh thành Ca Tỳ La Vệ. Và đây cũng là lần đầu người dân của thành phố được nhìn thấy thái tử của họ. Mọi người rất sung sướng đứng xếp thành hàng trên những con đường mới trang hoàng để được ngắm nhìn chàng trai trẻ đẹp đi ngang qua. Họ nói với nhau: “Trông thái tử tướng hảo quang minh và dễ thương làm sao”. Người thì nói: “Cặp mắt của thái tử đẹp thật. Chúng ta rất diễm phúc được thái tử sẽ là vua của chúng ta trong tương lai”.

Thái tử cũng rất sung sướng khi nhìn thấy mọi thứ. Thành phố trang hoàng lộng lẫy và sạch đẹp. Nơi nào cũng thấy người ta vui cười, hoan hô và ca múa. Trên đường nơi thái tử đi qua dân chúng vui mừng rải hoa đầy lên người thái tử yêu quý của họ. Thái tử sung sướng nhớ lại: “Bài ca thật là đúng. Ðây quả là một thành phố phồn vinh, xinh đẹp và tốt lành”.

Thế nhưng khi thái tử và người chăn ngựa đang đi qua đám đông, họ bỗng phát hiện một người già khom lưng vẻ mặt buồn rầu trong đám người vui vẻ. Lạ kỳ – bởi vì thái tử chưa thấy những người già như vầy – nên thái tử quay qua hỏi: “Xa Nặc, người đó là ai vậy? Tại sao ông ta lại cúi gập người và không ca múa như mọi người? Tại sao gương mặt của ông không tươi láng như những người khác, mà lại tái nhợt và nhăn nheo? Tại sao ông ta khác người như vậy?”

Xa Nặc chỉ người đàn ông đang lẩn khuất ở trong đám đông và trả lời với thái tử rằng: “Thưa thái tử, đó chỉ là một ông già”.

“Ông già!”, thái tử hỏi lại. “Người này luôn luôn “già” như vậy từ trước đến nay hay nó chỉ mới xảy ra gần đây?”

Xa Nặc trả lời: “Không, thưa thái tử. Nhiều năm trước ông già này cũng là một thanh niên khỏe mạnh như những người khác mà Ngài đã nhìn thấy tại đây hôm nay. Nhưng dần dần sức khỏe của ông ta giảm sút, thân thể khom dần, màu sắc của gương mặt héo tàn, răng rụng. Và bây giờ thân thể ông ta tàn tạ như thế”.

Vừa ngạc nhiên vừa buồn bã thái tử hỏi
lại: “Người đàn ông đáng thương ấy chỉ có một mình ông ta đau khổ vì tuổi già sức yếu? Hay những người khác cũng phải bị như vậy?”.

“Thưa thái tử, tất cả mọi người đều phải trải qua tuổi già. Thái tử, tôi, vợ và con thái tử cùng mọi người trong cung điện, chúng ta đang trở nên già từng giây từng phút. Một ngày nào đó chúng ta sẽ giống ông già này”.

Những lời này làm cho thái tử buồn rầu trầm ngâm giây lâu. Thái tử giống như người bị khủng hoảng bởi một tiếng sét đột ngột. Một hồi lâu thái tử lấy lại bình tĩnh và nói: “Này Xa Nặc, những gì ta thấy hôm nay ta không muốn thấy nữa. Trong giữa những người trẻ tuổi vui sướng này, cảnh tượng của người già đã làm ta chán ngán. Hãy quay trở lại cung điện. Tất cả những thú vui của cuộc đi dạo này đã trôi qua. Hãy trở về ngay, ta không muốn thấy nữa”.

Xa Nặc vâng lệnh. Khi họ về tới nhà, thái tử đi một mạch vào cung điện không nói với ai lời nào, vội vã lên lầu và vào phòng riêng ngồi lặng yên một mình. Mọi người nhận ra sự lạ kỳ này và đã cố gắng làm cho thái tử vui vẻ, nhưng không có kết quả. Tới giờ ăn thái tử không thiết ăn một món gì, dù cho người đầu bếp đã sửa soạn một bữa ăn thật ngon. Thái tử không quan tâm đến âm nhạc hay khiêu vũ, chỉ ngồi trầm ngâm một mình: “Tuổi già, tuổi già, tuổi già …”

 

9. Cuộc đi dạo lần thứ hai

Vua Tịnh Phạn nghe được tâm trạng không hài lòng của con trai mình và cho rằng có điều gì chưa vừa ý. Vua nghĩ: “Ta sẽ sắp xếp một cuộc đi dạo khác cho thái tử, nhưng lần này cảnh quan của thành phố phải tươi đẹp hơn”.

Vì thế Xa Nặc chuẩn bị con ngựa Kiền Trắc một lần nữa và họ đã rời khỏi cung điện đi vào thành phố Ca Tỳ La Vệ. Trên những con đường được trang hoàng xinh đẹp hơn trước, và người ta rất sung sướng đón chào thái tử. Nhưng lần này thái tử và người giữ ngựa lại nhìn thấy một người bệnh xuất hiện ở trong đám đông đang vui cười ấy.

Thái tử chợt thốt lên: “Nhìn kìa Xa Nặc. Người đàn ông kia làm sao mà ho dữ dội, run cả thân thể và rên rỉ thảm thương như thế?”

– Thưa thái tử đó là người bệnh.

– Tại sao ông ta bị bệnh?

– Người ta bị bệnh có rất nhiều lý do, thưa thái tử. Có lẽ ông ta ăn nhầm thức ăn xấu, hoặc là để cho thân thể nhiễm lạnh nên bị mất quân bình và ông ta bị cảm sốt.

– Tất cả những người vui vẻ trong đám đông đó cũng có thể bị bệnh như người này không?

– Thưa thái tử, có. Bất cứ người nào dù khỏe đến đâu cũng có ngày bị bệnh. Bệnh tật không chừa một ai cả.

Cuộc đi du ngoạn lần thứ hai này thái tử bị cú sốc nặng hơn. Thái tử nói: “Ta không sao hiểu nổi, làm thế nào mà người ta lại vô tư và vui sướng khi bệnh tật đang từng phút từng giây đe dọa họ. Thôi hãy quay trở về đi Xa Nặc, ta đã nhìn thấy sự thật về cuộc đời qua cuộc đi dạo ngày hôm nay rồi”.

Khi thái tử trở về cung điện, thái tử cảm thấy buồn hơn cuộc đi dạo lần trước. Không ai làm cho thái tử vui cười được và thái tử cũng không muốn nói chuyện với ai. Khi vua cha biết được con trai mình không được vui sau chuyến đi thứ hai này, ông rất lo âu và bối rối: “Ta đã làm hết sức mình để cho con trai ta vui vẻ, song cuối cùng trái tim của nó lại tràn đầy buồn rầu. Ta phải hỏi các quan xem có cách nào làm cho con trai của ta tươi vui hơn không”.

Các quan đề nghị với vua rằng, lần sau thái tử muốn đi dạo thì không nên để thái tử đi một mình. Tốt hơn nên cho các ca sĩ, vũ công và những người quý phái trong cung cùng đi với thái tử. Họ sẽ có kế hoạch đưa thái tử đi thăm một khu vườn đặc biệt đã được chuẩn bị sẵn, nơi đây thái tử sẽ được giải trí bởi tất cả các thứ vui chơi.

Khi thái tử Tất Ðạt Ða xin đi dạo thành phố một lần nữa, mọi thứ được chuẩn bị chu đáo và hết sức thoải mái. Thành phố được trang hoàng đẹp hơn lần trước. Tất cả những cảnh quan xấu được chuyển đi hết và khu vườn đặc biệt được chuẩn bị với tất cả thú vui trong ấy.

10. Cú sốc cuối cùng

Tất Ðạt Ða và Xa Nặc lại rời khỏi cung điện bằng ngựa. Cùng đi có các quan hộ tống, những nhạc công và người hầu, giống như một buổi lễ diễu hành. Cũng như những lần trước, dân chúng đứng thành hàng trên đường phố và họ say mê ngắm nhìn đoàn diễu hành của hoàng gia.

Song lần đi dạo thứ ba này, thái tử và Xa Nặc lại nhìn thấy một cảnh tượng đau buồn. Ðó là một tốp người u sầu đang khiêng một chiếc quan tài người chết, xuất hiện từ trong căn nhà và đang chậm chạp đi ra đường.

– Xa Nặc, tại sao người đàn ông kia lại nằm im trong chiếc hộp? Ông ta ngủ hay sao? Tại sao những người đi theo lại khóc? Và họ khiêng ông ta đi đâu?

– Thưa Ngài, đó là người chết. Họ đang đưa ông ta đến bờ sông, nơi đó sẽ thiêu thân xác ông ta.

Thái tử ngạc nhiên hỏi: “Chết à? Chết nghĩa là gì? Và nếu họ thiêu đốt thể xác của ông ta, ông ta có bị đau đớn không? Xa Nặc hãy giải thích cho ta rõ vấn đề này”.

Xa Nặc đành phải giải thích cho thái tử biết về những sự thật mà cha của Ngài đã giấu kín từ nhiều năm qua. “Cuộc đời của người đàn ông đó cũng như thái tử và tôi bây giờ. Ông ta sinh ra, lớn lên, rồi trở thành một người đàn ông. Ông ta đã trải qua những sự vui buồn thăng trầm của cuộc sống, nào là xây dựng gia đình, làm việc để nuôi sống bản thân và vợ con. Trải qua thời gian vài chục năm, thân thể ông ta trở nên già yếu, bệnh tật và nằm liệt trên giường. Lúc ấy ông ta không còn nhận thức được gì nữa, ngay cả đến những người bạn thân thiết nhất. Rồi ông ta ngày một yếu dần và cuối cùng hơi thở lìa khỏi xác. Mạng sống đến đây chấm dứt, và ông ta đã chết. Chỉ còn lại cái xác lạnh lẽo không hồn, không còn cảm giác gì nữa cả. Một thân xác mà suốt đời ông ta chăm sóc nó nay trở thành vô nghĩa, chỉ còn lại một nắm tro tàn sau khi thiêu xong”.

– Ai cũng phải trải qua sự chết như vậy phải không Xa Nặc?

– Không, thưa thái tử. Thật ra một số người không có cơ hội sống đến già. Một số người rất ít khi bị bệnh. Song tất cả mọi người đều phải chết một ngày nào đó, không có ngoại lệ khác hơn.

Những lời trình bày của Xa Nặc gây ấn tượng sâu đậm trong tâm thái tử. Chàng nói: “Có nghĩa là một ngày nào đó, vợ ta, con ta, những bạn bè của ta và cả bản thân ta cũng sẽ phải chết? Và tất cả những người hiện diện nơi đây với áo quần đẹp đẽ và rất hãnh diện như thế này cũng sẽ chết ư? Ồ, thật là mù quáng thay, cả thế giới vẫn cứ mải mê ca múa, quay cuồng theo dục vọng trong khi cái chết đang đến gần họ! Tại sao họ lại cứ se sua lo chuyện chưng diện áo quần cho tốt mà không biết một ngày nào đó họ chỉ còn phủ lên mình một tấm vải trắng thô sơ? Phải chăng họ chỉ nhớ những thứ thiển cận mà quên đi sự chết? Hay trái tim của họ quá chai đá đến nỗi ý nghĩ về sự chết không làm họ lo sợ? Xa Nặc, hãy quay xe lại. Ta muốn trở về cung điện”.

Xa Nặc đánh xe ngựa trở về khu vườn xinh đẹp. Nơi đó những ca sĩ và vũ công đẹp nhất cung điện đang chờ đợi cùng với các nhạc công, các quan và một bàn tiệc thịnh soạn được chuẩn bị bởi các đầu bếp của hoàng gia. Họ đón chào thái tử một cách nồng nhiệt khi thái tử từ trên xe ngựa bước xuống. Thế nhưng thái tử không thiết gì cả. Tư tưởng của chàng hoàn toàn bị thu hút bởi những gì đã xảy ra mà chàng chứng kiến khi nãy.

11. Thú vui tan dần

Mọi người cố gắng hết sức để làm vui lòng thái tử. Những vũ công xinh đẹp vui đùa với thái tử, hy vọng làm cho gương mặt đẹp trai buồn rầu của chàng vui tươi trở lại, nhưng thái tử không hề quan tâm đến họ. Trong tâm trí của chàng lúc này là hình ảnh già, bệnh, chết đang chiếm ngự.

Một trong những vị quan thấy thái tử không vui bèn đến động viên chàng. Với lối nói vui đùa của một người bạn, ông nói: “Thật không phải tí nào khi thái tử lại lơ là với những vũ công đáng yêu này và từ chối cuộc vui với họ. Bạn ơi! Bạn còn trẻ đẹp và khỏe mạnh, cứ vui hưởng sự sống đi. Có việc gì đâu? Bộ những cô gái này không đáng yêu đối với bạn sao?”

Với giọng nói cương nghị thái tử trả lời: “Ngài đã hiểu lầm tôi rồi. Chẳng phải tôi không thích những người và những thứ đáng yêu mà tôi thấy nơi đây. Nhưng khi nghĩ đến sắc đẹp của họ sẽ phai tàn, mọi vật sẽ thay đổi nhanh chóng, khiến tôi không thể tìm thấy niềm vui chân thật trong những thứ ấy một tí nào cả.

Nếu không có già, bệnh và chết, khi ấy tôi mới có thể tìm thấy nguồn vui lớn đối với mọi vật. Thế nhưng, những thứ bất hạnh ấy đang chờ đợi chúng ta trong tương lai. Làm sao tôi có thể hài lòng với những thứ vui chóng tàn như thế?

Ngài ắt hẳn phải có một trái tim nồng nhiệt hơn tôi nên mới hài lòng một cách dễ dàng như vậy. Nhưng đối với tôi mọi thứ mà tôi thấy đang bốc cháy bởi khổ đau. Chừng nào tôi chưa tìm ra con đường thoát khỏi những nỗi khổ ấy, thì những thú vui của thế gian này không lôi cuốn được tôi”.

Vì không thể nào làm cho tâm trạng của thái tử vui tươi được, mọi người chán nản trở về hoàng cung. Khi các quan tâu lên đức vua về tình trạng thái tử không được vui vì bị những cảnh bên ngoài tác động, nhà vua quá rầu buồn, đến nỗi không thể ngủ được. Ngài nghĩ: “Ôi! Con trai yêu quý của ta, làm thế nào ta có thể giữ được con ở lại vương quốc? Ta phải làm gì để con hài lòng mà ở lại đây?”. Những ý nghĩ lo sợ đứa con trai yêu quý của mình sẽ từ bỏ hoàng cung, khiến nhà vua tuyệt vọng trằn trọc cả đêm.

12. Ý tưởng thoát trần

Thái tử Tất Ðạt Ða ngày càng chìm sâu vào những suy tư về cuộc đời. Chàng dường như không còn quan tâm đến một thứ gì. Chàng cũng không thiết đến ăn uống, sức khỏe bắt đầu kém đi và nước da trở nên xanh xao. Vua và mọi người rất lo ngại về những thay đổi không tốt này sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của thái tử.

Một hôm thái tử đến gặp vua và thưa: “Thưa cha, gần đây tâm con không được an, xin phép cha cho con được đi dạo một lần nữa. Hy vọng sự thay đổi cảnh quan lần này sẽ làm con an vui hơn”.

Vua đồng ý ngay lời thỉnh cầu của con trai mình. Lần này ông sẽ làm mọi thứ để thái tử được hài lòng và vui tươi trở lại. Vua ngầm sai các quan theo sát và để ý thái tử.

Thái tử cùng với Xa Nặc và các quan đồng ra cửa thành phía Bắc du ngoạn. Trong lúc dạo cảnh, các quan đã cố gắng kể những câu chuyện vui để cho thái tử quên hết những ưu tư, nhưng thái tử cũng chẳng quan tâm gì đến những lời tán gẫu của họ. Một lúc sau, thái tử nhìn thấy một người râu tóc cạo sạch, choàng trên mình chiếc áo vá nhiều mảnh, tay ôm bình bát, mắt nhìn thẳng mà đi, hình dạng rất đoan chính, oai nghi đĩnh đạc khả kính. Thái tử liền hỏi Xa Nặc:

– Người đó là ai mà tướng mạo và mặc áo khác người như vậy?

Xa Nặc đáp: Thưa thái tử, vị này là người xuất gia tu hành, đã thoát ly đời sống thế tục.

Nghe Xa Nặc nói, thái tử lấy làm lạ, xuống xe đến chào vị tu sĩ và hỏi:

– Thưa ngài, vì sao ngài lại xuất gia tu hành?

– Thưa thái tử, tôi đã giác ngộ được sự vô thường giả tạm của cuộc sống, mạng người rất mong manh sớm còn tối mất, một hơi thở ra không trở lại đã ra người thiên cổ. Tôi không muốn để cho những thứ tiền tài, sắc đẹp, danh thơm, ăn ngon, ngủ kỹ làm cho mình phải đau khổ, sa đọa vào vòng tội lỗi. Tôi muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của tình ái trầm luân, của những dục vọng thấp hèn, của đời sống gia đình ràng buộc, để được tự do như cánh chim bay liệng trên bầu trời bao la vô tận. Vì muốn thoát khỏi nỗi khổ già, bệnh, chết trong vòng luân hồi sinh tử miên viễn. Vì muốn hy sinh thân mình để tìm chân lý cứu độ chúng sinh thoát khỏi vô minh đau khổ, nên tôi phát nguyện xuất gia tìm đạo. Mục đích duy nhất của tôi hiện nay là tìm cho ra hạnh phúc hoàn hảo nhất và cao thượng nhất. Cho nên xuất gia phải là bậc đại nhân, đại trí, đại hùng, đại lực, đại từ bi mới có thể thực hiện được.

Thái tử nghe xong rất vui mừng vì đã gặp được người mở con đường sáng cho mình đi. Những lời lẽ của vị Sa môn nói rất đúng. Thái tử nghĩ: “Cuối cùng ta cũng đã tìm ra ý nghĩa thật của cuộc đời. Ta cũng sẽ từ bỏ gia đình, bắt đầu cuộc hành trình tìm hạnh phúc chân thật để chấm dứt tất cả khổ đau cho mình và cho người”.

Với ý chí kiên cường và trái tim tràn đầy tình thương, thái tử bảo Xa Nặc quay xe trở về hoàng cung. 

13. Nỗi lo của vua Tịnh Phạn

Về tới cung điện, thái tử liền đi ngay vào phòng của vua. Chàng nắm chặt hai bàn tay lại – theo phong tục tập quán khi thỉnh cầu một việc quan trọng – và thưa: “Thưa cha, con muốn trở nên người lang thang vô gia cư để tìm ra con đường chấm dứt khổ đau. Xin cha cho phép con được rời khỏi cung điện này”.

Từ khi thái tử còn là đứa trẻ, vua đã lo sợ một ngày nào đó mình sẽ phải nghe những lời thỉnh cầu đáng ghét này. Song, những lo sợ ghê gớm ấy đã thành sự thật. Vua nghẹn ngào rơi lệ trả lời: “Con trai yêu quý của cha, hãy quên tư tưởng này đi. Con hãy còn quá trẻ, không đủ sức để sống đơn độc như những đạo sĩ. Ðợi đến khi tuổi già hãy đi cũng không muộn. Lúc này con phải ở lại Ca Tỳ La Vệ để cai trị vương quốc thay cha”.

“Dạ thưa cha, con sẽ ở lại nếu cha hứa với con bốn điều sau đây: Làm sao cho con trẻ mãi không già; làm sao cho con khỏe mãi không bệnh; làm sao cho con sống mãi không chết và làm sao cho con hết khổ đau. Nếu như cha không hứa giúp được con những điều này thì con phải ra đi tìm câu giải đáp”.

Vua bị lúng túng bởi những câu hỏi quái
lạ này và ngài bắt đầu gay gắt với thái tử: “Hãy bỏ ngay những ý nghĩ ngu xuẩn này đi, Tất Ðạt Ða”.

Nhưng thái tử vẫn kiên quyết: “Thưa cha, nếu cha không thể cứu con thoát khỏi những nỗi lo già, bệnh, chết và khổ đau, thì xin cha cho con đi để con tìm đường tự cứu lấy mình. Không nên giữ con như một tù nhân ở đây”.

Vua không thèm nghe nữa. “Không để cho thái tử rời khỏi nơi đây. Hãy canh gác cung điện cẩn thận!”. Vua ra lệnh cho các quan xong, buồn rầu bỏ ra khỏi phòng.

14. Vượt thành tìm chân lý

Tất Ðạt Ða rời khỏi phòng vua cha và trở về cung điện của mình. Chàng đi ngang qua những căn phòng trang hoàng lộng lẫy, những hành lang tráng lệ, những dòng suối lấp lánh rồi về đến phòng của mình. Chàng đi giữa những nhạc công tài ba và những nàng hầu xinh đẹp đang biểu diễn, nhưng những thú vui này không còn thu hút thái tử. Lúc này chàng chỉ có một ý nghĩ trong đầu là rời khỏi cung điện đi tìm chân lý.

Ðêm đó, sau bữa ăn tối, các nhạc công, vũ nữ và lính canh đều mệt mỏi say ngủ. Ngay cả Da Du Ðà La cùng người con trai La Hầu La cũng say sưa trong giấc nồng. Thái tử nhìn vợ con và nghĩ: Ta muốn ôm đứa con trai vào lòng một lần cuối trước khi rời khỏi cung điện, nhưng e rằng sẽ đánh thức Da Du Ðà La và sẽ rất khó cho việc ra đi của ta. Thôi ta phải rời khỏi nơi đây gấp và thật im lặng trước khi mọi người thức giấc.

Thái tử bước nhẹ nhàng cẩn thận qua những người đang nằm ngủ, đi đến cửa sổ và trèo ra bên ngoài. Chàng đi tới chỗ Xa Nặc, người giữ ngựa đang nằm ngủ và khẽ đánh thức anh ta dậy: “Hãy sửa soạn ngựa cho ta nhanh đi Xa Nặc. Ta muốn đi ngay đêm nay”.

Xa Nặc rất ngạc nhiên không biết thái tử đi đâu vào lúc giữa đêm như thế này, nhưng không dám hỏi. Xa Nặc liền sửa soạn con ngựa Kiền Trắc và dắt nó đến chỗ thái tử. Tất Ðạt Ða vuốt ve con ngựa và thì thầm với nó: “Kiền Trắc, người bạn thân yêu của ta, chúng ta phải rất yên lặng. Ta không muốn đánh thức những người canh gác. Ðêm nay là một đêm rất đặc biệt”.

Thái tử và Xa Nặc rời khỏi cung điện. Họ lặng yên phóng ngựa đi trong đêm tối. Ðến ranh giới của thành phố, thái tử nhìn lại và phát nguyện: “Nếu ta không chinh phục được tất cả khổ đau, ta sẽ không trở lại thành phố Ca Tỳ La Vệ xinh đẹp này”.

Họ cưỡi ngựa suốt đêm. Khi mặt trời vừa mọc, họ đã tới cánh rừng yên tĩnh, nơi có rất nhiều đạo sĩ ẩn tu. Thái tử rất sung sướng và nghĩ: “Bây giờ cuộc tìm đạo của ta bắt đầu”. Rồi chàng quay qua Xa Nặc nói: “Xa Nặc, ta rất cám ơn sự giúp đỡ của bạn. Ta đã tới nơi mà ta mong muốn. Bây giờ là lúc bạn và con ngựa trở về cung điện được rồi”.

Xa Nặc không thể tin là thái tử sẽ không trở về cung điện với mình. Anh ta đứng lưỡng lự nơi đó, nước mắt bắt đầu chảy ra hai khóe mắt. Thái tử hiểu được nỗi buồn của Xa Nặc và an ủi anh ta: “Xa Nặc yêu quý của ta, đừng khóc nữa. Trước sau gì chúng ta cũng phải chia tay nhau. Hãy cầm những báu vật này mà ta đang đeo, ta không cần đến chúng nữa. Hãy trở lại hoàng cung và nói với cha ta rằng, ta ra đi không phải vì buồn giận. Cũng không phải là ta không yêu thương gia đình. Thực ra vì ta thương yêu họ rất nhiều nên ta mới phải từ bỏ họ để ra đi như vầy. Nếu ta khám phá ra được con đường chấm dứt tất cả khổ đau, ta sẽ trở lại giúp họ. Nếu ta thất bại thì chẳng khác gì ta từ biệt luôn. Sớm hay muộn gì cái chết cũng sẽ đến với chúng ta bằng mọi cách. Hãy để ta bắt đầu cuộc hành trình tìm chân lý”.

Sau đó, chàng rút gươm ra và cắt mớ tóc dài của mình, một biểu hiện của hoàng gia, trao cho Xa Nặc cùng với các đồ trang sức quý báu, bảo đem về cho Da Du Ðà La.

Xa Nặc thấy không còn cách nào chuyển đổi được ý chí của thái tử, anh thắng ngựa chầm chậm từ giã thái tử. Nhiều lần anh và con ngựa ngoái nhìn lại phía sau, bùi ngùi rơi lệ chia tay. Cuối cùng, thì họ cũng đã về tới Ca Tỳ La Vệ. Xa Nặc đã buồn rầu kể lại với mọi người là thái tử Tất Ðạt Ða đã từ bỏ cuộc sống hoàng gia mãi mãi.

15. Cuộc tìm đạo bắt đầu

Khi Tất Ðạt Ða đứng một mình trong cánh rừng bắt đầu cuộc tìm đạo vĩ đại, chàng nghĩ: “Kể từ hôm nay ta không còn là thái tử nữa. Vì thế ta không thể trang phục như người thế tục …”. Sau đó, chàng gặp một người thợ săn nghèo và nói với ông ta rằng: “Thưa ông, tôi không cần những đồ tơ lụa quý giá này. Nếu tôi sống trong rừng, tôi sẽ mặc những thứ vải thô giống như ông. Vậy chúng ta hãy trao đổi lẫn nhau”. Người thợ săn rất ngạc nhiên và rất vui sướng được trao đổi những y phục đắt tiền như thế và nhanh chóng chấp nhận lời đề nghị của Tất Ðạt Ða.

Bây giờ chàng đã hoàn toàn ăn mặc như người đạo sĩ bần hàn thật sự. Tất Ðạt Ða bắt đầu tìm thầy chỉ dạy cho chàng con đường chấm dứt mọi khổ đau.

Chàng đi vào rừng sâu và thưa hỏi tất cả các đạo sĩ mà chàng gặp. Nơi chàng đi qua đều được mọi người tiếp đón kính trọng. Cho dù bây giờ chàng mặc đồ rách rưới và chỉ ăn chút ít thức ăn xin được, nhưng tướng mạo của chàng trông vẫn rất đẹp trai và nổi bật. Khi những người ở trong rừng thấy chàng đến, họ đều nói với nhau: “Trông ông ta rất đặc biệt. Trên gương mặt ông biểu hiện nghị lực kiên cường. Nếu ông ta đi tìm chân lý, chắc chắn sẽ đạt được ý nguyện”.

Tất Ðạt Ða tìm học với một vài vị thầy, nhưng chàng không hài lòng với những gì họ chỉ dạy. Chàng nghĩ: Những thứ họ dạy đều có ích, nhưng không đưa đến an lạc tuyệt đối. Sau cùng, chàng nghe có một vài đạo sĩ rất thông thái hiện đang sống ở vương quốc Ma Kiệt Ðà (Magadha) nơi mà vua Tần Bà Sa La (Bimbisara) cai trị. Vì thế chàng quyết định đi đến đó để tìm họ.

Một hôm, chàng đang đi bộ ngang qua thành Vương Xá (Rajagriha), thủ đô của Ma Kiệt Ðà, chàng đến gần cổng của cung điện. Một trong những vị quan của nhà vua nhìn thấy chàng và vội về báo tin cho vua biết.

Ông ta nói một cách vui mừng: “Tâu bệ hạ, hạ thần vừa nhìn thấy một người đàn ông rất tuyệt vời trong thành phố. Ông ta mặc đồ rách rưới và xin thức ăn từ nhà này đến nhà khác, nhưng hạ thần tin chắc ông ta là một người đặc biệt. Gương mặt ông ta đầy nghị lực và dáng đi rất oai nghiêm. Dường như có một thứ ánh sáng kỳ diệu tỏa ra từ thân thể ông ta”.

Vua nghe xong rất vui mừng và cho mời Tất Ðạt Ða vào cung điện. Họ nói chuyện với nhau một lúc và vua rất khâm phục trí thông minh, tính khiêm tốn và lòng tử tế của chàng. Vua nói: “Tôi chưa gặp một người nào mà tôi cảm thấy mến mộ tin yêu như Ngài. Xin Ngài ở lại Vương Xá và giúp tôi cai trị vương quốc này”.

Tất Ðạt Ða trả lời một cách lịch sự: “Tâu bệ hạ, tôi đã có cơ hội để cai trị một vương quốc rồi, nhưng tôi đã từ bỏ. Tôi không quan tâm đến sự giàu sang và quyền lực, chỉ muốn tìm chân lý. Xin cám ơn ân huệ của ngài, tôi đến đây chỉ để tìm thầy học đạo”.

Khi ấy vua cúi chào người đàn ông rách rưới và nói: “Xin chúc may mắn trên con đường tìm đạo của Ngài. Nếu sau này Ngài tìm ra chân lý, xin hãy trở lại chỉ dạy cho tôi. Nhưng nếu Ngài thất bại tôi vẫn sẵn sàng đón nhận Ngài về vương quốc của tôi”.

Tất Ðạt Ða cám ơn lòng tốt của vua và rời khỏi cung điện tiếp tục con đường tầm sư học đạo của mình.

16. Sáu năm chiến đấu

Cuối cùng Tất Ðạt Ða đã đến khu rừng nơi mà các đạo sĩ thông thái đang sống. Ðầu tiên Ngài học với Arada và Udraka. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ngài quán triệt những gì mà họ đã dạy, nhưng Ngài vẫn không hài lòng, Ngài tự nhủ: “Những vị thầy của ta là bậc cao quý, song những lời mà họ dạy ta không đem lại sự chấm dứt tất cả khổ đau. Ta phải tự mình tiếp tục tìm kiếm”.

Ngài tiếp tục cuộc hành trình của mình
và đi đến con sông Nairangang, gần đất thánh Gaya. Ngài vượt qua con sông và vào khu rừng của bờ bên kia. Tại đây, Ngài gặp một nhóm năm người. Ðời sống của họ hết sức đơn giản. Họ ăn rất ít, sống ở ngoài trời và ngồi im lặng nhiều giờ mỗi ngày.

Tất Ðạt Ða hỏi họ: “Tại sao các vị lại hành hạ xác thân như thế?”

Họ trả lời: “Ða phần người ta sống trên cuộc đời này đều dung dưỡng xác thân, song vẫn phải chịu nhiều khổ đau, chúng tôi nghĩ rằng, nếu mình có thể chịu đựng được sự đau khổ của thân xác, thì sẽ tìm ra được phương pháp làm chủ tất cả khổ đau”.

Tất Ðạt Ða tự nghĩ: “Ðã nhiều năm qua ta sống trong cung điện hưởng mọi thứ sung sướng. Ta được đối xử rất tử tế, nhưng trong tâm vẫn không được an lạc. Có lẽ những người này nói đúng. Ta sẽ nhập môn với họ để thực hành khổ hạnh xem có thể đưa đến sự chấm dứt khổ đau không”.

Từ đó, Ngài bắt đầu thực hành khổ hạnh như những vị này. Ngài ngồi từ giờ này đến giờ khác cùng một chỗ, cho dù hai chân và lưng đau đớn vô cùng, Ngài cũng không động đậy. Ngài chịu đựng cái nắng nóng cháy của mùa Hè; rồi đến những cơn gió lạnh buốt của mùa Ðông. Ngài chỉ ăn một ít thức ăn đủ để cầm hơi tu tập. Ngài tự nghĩ: “Ta phải tiếp tục khổ hạnh và quyết tâm khám phá con đường thoát khỏi tất cả khổ đau”.

Năm đạo sĩ rất kinh ngạc về cách tu của Tất Ðạt Ða. Họ nói với nhau: “Chúng ta chưa thấy một người nào có sự quyết tâm như ông này. Ông ta kiềm chế thân mình không một chút lơ là. Nếu một người nào đó thành công trong sự thực hành phương pháp khổ hạnh này thì người đó chính là Tất Ðạt Ða. Chúng ta hãy ở gần bên ông ta để khi ông ta khám phá ra chân lý chúng ta sẽ được học hỏi với ông”.

Tất Ðạt Ða hành xác ngày càng khắc nghiệt hơn. Từ lúc bắt đầu khổ hạnh, Ngài chỉ ngủ vài giờ mỗi đêm, rồi cuối cùng Ngài thức suốt không ngủ. Ngài cũng không ăn một bữa ăn nào mà chỉ dùng một vài thứ hạt hoặc trái cây do gió bay vào vạt áo của Ngài.

Thân hình Ngài ngày một gầy ốm tiều tụy. Thân thể mất đi sự tươi nhuận và bao phủ đầy bụi bẩn. Lúc này Ngài trông giống như một bộ xương người còn sống. Nhưng Ngài vẫn kiên trì không từ bỏ thực hành khổ hạnh.

Sáu năm trời trôi qua. Tất Ðạt Ða rời khỏi cung điện và từ bỏ những lạc thú lúc 29 tuổi. Bây giờ Ngài đã 35 tuổi, trải qua 6 năm khổ hạnh, ăn, mặc, ngủ đều thiếu kém. Một hôm Ngài nghĩ: “Bây giờ ta đã đến gần mục đích hơn sáu năm về trước chưa? Hay là ta vẫn vô minh như trước? Khi còn là thái tử ta đã sống trong sự xa hoa và tận hưởng mọi lạc thú của cuộc đời. Ta đã lãng phí nhiều năm trong ngục tù dục lạc.

Khi ta từ bỏ hoàng cung bắt đầu tầm đạo, ta đã sống trong rừng, hang động và không có một thứ gì khác ngoài những bữa ăn đơn sơ và khổ hạnh thân thể. Thế nhưng cho đến nay ta vẫn chưa tìm ra con đường chấm dứt khổ đau. Bây giờ ta mới hiểu ra rằng, thật sai lầm khi hành hạ thân xác như thế này. Nó cũng giống như sự sai lầm lãng phí nhiều năm trong dục lạc nơi cung điện trước đây. Muốn tìm ra chân lý ta phải đi theo con đường trung đạo, không nên hưởng thụ quá và cũng không nên khổ hạnh ép xác quá”.

Ngài nhớ lại nhiều năm về trước. Sau khi nhìn thấy người chết, Ngài đã thiền định ở dưới cây Gioi. Ngài nghĩ: “Sau lúc thiền định ấy, tâm trí ta rất thanh tịnh. Ta có thể nhận định sự vật một cách rõ ràng. Bây giờ ta cố gắng tập trung ý chí như vậy một lần nữa xem sao”.

Nhưng khi Ngài nhìn lại thân thể của mình, Ngài nghĩ: “Ta ngồi đây đã lâu mà không ăn vì thế thân thể đã mệt nhọc, dơ bẩn và ốm yếu. Ta ốm quá đến nỗi nhìn thấy cả xương xuyên qua làn da. Làm thế nào ta có thể thiền định khi thân thể quá đói và dơ bẩn?”.

Ngài cố gượng dậy và đi đến bên bờ sông để tắm. Tuy thế Ngài quá yếu đến nỗi té xuống sông và có nguy cơ bị chết đuối. Ngài cố gắng hết sức mình bám lấy bờ đất lần mò lên bờ. Lên được tới bờ, Ngài ngồi nghỉ và thở một lát.

 

17. Cúng dường

Trong một ngôi làng nhỏ ở bìa rừng có một gia đình chăn nuôi và có người vợ tên là Sujata. Cô mới sinh được đứa con đầu lòng nên rất sung sướng. Cô vắt sữa tốt nhất từ những con bò của chồng mình và chuẩn bị cho một bữa ăn ngon từ nguồn sữa này. Bấy giờ cô đang đem thức ăn này vào trong rừng để dâng cúng cho thần linh mà cô tin tưởng đang ngự trị ở đó. Cô thường cầu nguyện những vị thần linh này và tỏ lòng biết ơn các vị thần đã giúp cô sinh được một người con trai mạnh khỏe.

Cô đi vào rừng và gặp Tất Ðạt Ða đang ngồi ở đó. Thân thể của Ngài ốm yếu, nhưng gương mặt vẫn sáng sủa và đẹp trai. Sujata nhìn Ngài và rất ngạc nhiên, cô nghĩ: Từ trước tới giờ ta chưa nhìn thấy ai giống như người này. Có lẽ đây là vua của các vị thần linh. Rồi cô đem thức ăn đã chuẩn bị đặc biệt đặt ở phía trước Ngài.

Tất Ðạt Ða từ từ mở mắt ra và thấy tô sữa ở trước mặt mình. Ngài mỉm cười tỏ lòng biết ơn đối với Sujata và nhấc tô sữa lên miệng uống. Ngài uống tới đâu cảm thấy thân mình tươi nhuận đến đó. Uống xong, Ngài đặt tô xuống và cám ơn nàng: “Có lẽ cô nghĩ tôi là một vị thần linh, nhưng tôi chỉ là một người đi tìm chân lý mà thôi. Phẩm vật cúng dường của cô đã giúp cho thân thể của tôi khỏe mạnh trở lại. Bây giờ tôi tin chắc rằng tôi sẽ tìm ra chân lý. Cầu chúc cho cô gặt hái được nhiều quả tốt về việc cúng dường hôm nay. Xin cám ơn cô”.

Năm người sống trong khu rừng với Tất Ðạt Ða thấy Ngài nhận phẩm vật cúng dường của Sujata, họ rất thất vọng và nói với nhau: “Tất Ðạt Ða đã từ bỏ sự tầm đạo. Ông ta không đi theo con đường của bậc Thánh nữa. Ông ta đã tắm rửa và dùng thức ăn ngon trở lại. Làm sao chúng ta có thể ở lại đây với ông ta được nữa? Chúng ta hãy rời khỏi khu rừng này và đi đến Ba La Nại (Banares). Chúng ta sẽ tiếp tục thực hành khổ hạnh trong khu vườn Lộc Uyển gần đấy”.

Họ từ bỏ ra đi và nghĩ rằng Tất Ðạt Ða đã không còn chú ý đến việc khám phá chân lý nữa. Thế nhưng sau khi dùng sữa, thân thể khỏe mạnh trở lại, Tất Ðạt Ða chuẩn bị thiền định và quyết tìm ra chân lý mà Ngài đã dầy công mấy năm qua. Ngài đứng dậy, lội qua con sông và hướng về phía trước.

18. Cuộc chiến đấu vĩ đại

Giây phút mà thế giới mong đợi bây giờ đã đến. Tất Ðạt Ða, người đã từ bỏ vương quốc để tìm chân lý, đang tiến tới một gốc cây. Trên đường đi, Ngài đi ngang qua một người đang mang mớ cỏ tươi mới cắt và Ngài đã xin ông một mớ. Ngài sẽ dùng mớ cỏ này để ngồi thiền.

Khi Ngài đến gần cây bồ đề thì bầu không khí lúc này trở nên yên tĩnh hơn. Và cả thế giới dường như đang nín thở hồi hộp chờ đợi những điều sắp xảy ra. Những cành cây lay động như chào đón Ngài. Ngài từ từ ngồi xuống dưới tàn cây.

Tất Ðạt Ða cẩn thận xếp mớ cỏ thành tấm nệm nhỏ và ngồi xuống, mặt quay về hướng Ðông. Ngài xếp tréo chân theo tư thế thiền định vững chắc và đặt hai bàn tay trên lòng hai bàn chân. Rồi Ngài cương quyết phát nguyện: “Nếu ta không đạt được đạo quả, cho dù phải bỏ mạng tại đây, ta cũng sẽ không rời khỏi nơi này”. Lúc ấy, chư thiên trên hư không rất vui mừng khi nghe lời nguyện lớn của Tất Ðạt Ða. Ðó là ngày trăng tròn tháng tư lúc mặt trời sắp lặn.

Thế nhưng truyền thuyết cho rằng, không phải ai cũng hoan hỷ lúc nghe Ngài phát nguyện lớn. Có một thế lực gọi là Mara thì lại hoảng sợ và giận dữ. Mara là tên gọi mà người Ấn Ðộ cổ cho là sức mạnh của tội lỗi, nó quấy phá tâm trí của chúng ta. Mara là tính tham lam, giận hờn, ngu si, ganh tỵ, nghi ngờ của chúng ta và bao gồm cả những độc tố khác đem đến cho người ta sự bất hạnh và đau khổ.

Khi Mara thấy Tất Ðạt Ða ngồi ở dưới cây bồ đề, nó giận điên lên. Nó bèn gọi đám con trai, con gái của nó đến và lớn tiếng: “Hãy nhìn kìa, thái tử Tất Ðạt Ða đang ngồi thiền định. Nếu ông ta thành công và khám phá ra con đường chấm dứt mọi khổ đau, thì cái gì sẽ xảy đến với chúng ta? Các con không hiểu rằng lúc đó chúng ta sẽ mất đi sức mạnh ư, chúng ta sẽ không thể làm hại người ta nếu ông ta dạy cho họ chân lý. Chúng ta phải khuấy phá sự thiền định của ông ta, hay là chúng ta chịu đầu hàng thất bại”.

Và thế là Mara đem tất cả sức mạnh tội lỗi của hắn cố gắng tìm mọi cách để quấy phá Tất Ðạt Ða. Chúng gây ra một trận bão khủng khiếp và phóng những tia sấm sét xuống quanh Ngài. Chúng tạo ra cơn gió mạnh đến nỗi mọi thứ chung quanh Ngài hư hại nặng nề. Thế nhưng bên dưới những nhánh cây, mọi thứ vẫn yên lặng, nó được che chở bởi năng lực thiền định của Tất Ðạt Ða.

Mara thấy rằng trận bão vừa qua đã không đạt kết quả, hắn quay sang lũ đệ tử và la lên: “Tấn công!”. Toàn thể lũ yêu ma độc ác quay lại tấn công Tất Ðạt Ða. Chúng chạy đến chỗ Ngài la hét dữ dội. Chúng bắn những mũi tên độc căm thù đến Ngài. Song, khi những mũi tên này bay tới chỗ Tất Ðạt Ða, chúng lại biến thành những cánh hoa sen và rơi xuống vô hại cạnh bên chân Ngài. Không có cách nào quấy phá được sự yên tĩnh thiền định của Ngài.

Mara nghĩ: “Nếu những vũ khí này và bóng ma sợ hãi không làm rối loạn thiền định ông ta thì sắc đẹp có thể quấy nhiễu được tâm trí ông ta”. Lúc đó tất cả lũ yêu ma biến thành những cô gái đẹp nhất và rất quyến rũ. Những cô gái hấp dẫn này khiêu vũ phía trước Ngài, nhưng cũng không ảnh hưởng gì đến sự thiền định của Ngài. Chúng gợi lại những cung điện như ý, cảnh vợ con, thiên nhạc, thức ăn ngon mà Ngài đã hưởng trước đây. Nhưng không một thứ nào có thể phá hoại sự tập trung thiền định của người đi tìm chân lý.

Mara cảm thấy thất bại. Hắn cố gắng xuất một chiêu cuối cùng. Sau khi giải tán bộ hạ của mình, hắn xuất hiện một mình trước Tất Ðạt Ða. Hắn nói với Ngài bằng một giọng chế giễu: “Ông là thái tử Tất Ðạt Ða vĩ đại à? Ông nghĩ ông là người tu thiền vĩ đại ư? Rất nhiều vĩ nhân đã thất bại khi đi tìm chân lý, nhưng ông lại nghĩ rằng mình sẽ thành công ư?

Thật là ngu xuẩn làm sao! Ông không biết rằng cần phải có một sự chuẩn bị cho việc tìm kiếm chân lý sao? Ông đã làm được gì để xứng đáng cho việc thành công? Trước hết ông đã lãng phí mất 29 năm nuông chiều bản thân. Rồi lại lãng phí 6 năm đói khát hành hạ xác thân. Bây giờ ông ngồi đây, nghĩ rằng trí huệ sẽ đến với ông. Thật ngu xuẩn làm sao! Hãy từ bỏ việc thiền định này đi, hoặc ít nhất ông cũng chỉ cho tôi biết ai là nhân chứng cho lời thề của ông sẽ được thành công, trong khi tất cả mọi người đều thất bại”.

Những lời khinh bỉ này không đủ tác dụng làm phiền Tất Ðạt Ða. Ngài im lặng nhấc tay phải khỏi lòng bàn chân, đưa ra phía trước và đụng xuống đất. Vâng, chính mặt đất này là nhân chứng của Tất Ðạt Ða. Ðã vô số kiếp Ngài xuất hiện trên mặt đất này với nhiều hình dạng khác nhau. Ngài đã thực tập lòng khoan dung và tính kiên nhẫn. Ngài đã thực hành yêu thương và tránh làm hại kẻ khác. Ngài đã tập trung cho việc tìm chân lý. Ngài đã làm tất cả những việc này. Khi thì là người nam, khi thì là người nữ, khi là người giàu, khi là kẻ nghèo – đã nhiều kiếp qua, Ngài làm những việc này chỉ vì mục đích khám phá ra con đường chấm dứt tất cả khổ đau và chính trái đất này là nhân chứng của Ngài.

Mara thật sự biết mình thất bại và biến mất như một cơn ác mộng. Tất Ðạt Ða hoàn toàn thảnh thơi một mình. Những đám mây đen tách ra và mặt trăng chiếu sáng trên bầu trời. Không khí tỏa mùi thơm dìu dịu và ánh sáng lấp lánh trên đầu ngọn cỏ. Mọi thứ đã sẵn sàng!

19. Thức tỉnh

Tâm trí của Tất Ðạt Ða yên lặng và êm dịu. Sự tập trung của Ngài càng sâu thêm và tâm trí càng sáng hơn. Nhờ trí tuệ bừng sáng, Ngài đã nhìn thấy những kiếp quá khứ. Ngài thấy rằng khi một đời sống này chấm dứt thì đời sống khác bắt đầu. Chết chỉ là một sự chấm dứt của thể xác, đời sống lại tiếp tục tìm kiếm một thân xác mới và cứ tiếp diễn mãi như vậy.

Ngài thấy rằng khi một người làm điều tội lỗi trong một đời – như làm hại người khác – người đó sẽ chịu đựng những đau khổ trong tương lai. Nhưng khi một người làm những điều thiện với tâm từ thì hạnh phúc và niềm vui cũng theo liền với họ. Những hành động mà người ta tạo ra không bị mất, nó sẽ theo họ từ đời này tới đời khác, tùy theo hành động tốt hay xấu, mà họ có được hạnh phúc hay phải chịu đau khổ.

Khi Ngài khám phá ra tất cả đời sống liên kết nhân quả mật thiết với nhau như vậy, chân lý đã xuất hiện trong tâm trí của Ngài. Mặt trời, những hành tinh, tất cả các ngôi sao và những thiên hà của vũ trụ, tất cả xuất hiện trong thiền định của Ngài. Ngài thấy rằng mọi thứ, từ hạt bụi nhỏ nhất đến ngôi sao lớn nhất đều liên kết với nhau. Mọi vật thì luôn luôn thay đổi: Thành, hoại và thành, cứ tiếp tục như thế. Không một việc gì xảy ra mà không có nguyên nhân.

Rồi Ngài thấy rõ tất cả những khổ đau của cuộc đời. Ngài thấy rằng – từ sinh vật nhỏ nhất đến ông vua vĩ đại nhất – chạy theo lạc thú chỉ kết thúc với những bất hạnh. Và Ngài cũng khám phá ra nguyên nhân của tất cả những bất hạnh ấy. Ngài thấy rằng người ta không thật sự hiểu rõ mọi sự vật luôn luôn thay đổi. Do sự mù quáng này mà họ đấu tranh, cướp bóc và giết hại để thỏa mãn những dục vọng của mình, nhưng những ham muốn này không bao giờ đem lại hạnh phúc lâu dài cho họ. Họ cứ mãi quanh quẩn trong vòng được mất, rồi lại tìm kiếm.

Ngài thấy rằng người ta chiến đấu chống lại những thứ mà họ không thích. Cuộc đời của họ tràn đầy những thù hận và phiền não. Và mỗi lần họ làm hại người khác, họ sẽ đau khổ vì hành động đó không sớm thì muộn. Họ trải qua đời này tới đời khác tạo ra nhiều bất hạnh hơn cho chính họ. Họ đang đi tìm an lạc, nhưng ngược lại, lại đi tìm đau khổ.

Cuối cùng, Ngài đã khám phá ra con đường chấm dứt tất cả những nỗi khổ này. Nếu một người thấy được chân lý một cách rõ ràng – như chính Ngài đã thấy được chân lý đêm nay – tất cả sự bám víu lạc thú và khổ đau sẽ dừng lại, sẽ không còn những tham lam và sân hận trong tâm trí của họ nữa. Họ sẽ không làm một việc gì có hại cho kẻ khác. Như vậy họ sẽ không còn cảm thấy bất hạnh nữa. Tất cả những sân hận đã chấm dứt, trái tim của họ sẽ tràn đầy tình thương. Và với tình thương này họ sẽ đem lại an lạc và hạnh phúc cho muôn loài.

Khi Tất Ðạt Ða thấu suốt mọi lẽ, bóng tối vô minh tan mất trong tâm của Ngài. Thân hình tỏa ánh sáng rực rỡ. Ngài không còn là một người thường nữa. Ngài đã giác ngộ chân lý. Bây giờ Ngài là Phật. Ngài đã đạt được mục đích giải thoát.

Với nụ cười an lạc, Ngài nhẹ nhàng xả thiền. Lúc ấy trời đã sáng, mặt trời vừa mới mọc ở phương Ðông.

 

20. Dạy đạo cho ai?

Toàn thể vũ trụ vui mừng về một buổi sáng huy hoàng ấy. Những bông hoa tươi thắm bừng nở khắp mọi nơi và tỏa hương thơm ngào ngạt trong không khí. Những con chim hót líu lo vui mừng và sinh vật khắp nơi quên đi tất cả sợ hãi. Những cầu vồng và những đám mây mầu sắc tuyệt đẹp xuất hiện trên nền trời và mọi người rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh quan kỳ diệu này.

Ðức Phật tràn đầy hạnh phúc. Tâm của Ngài không còn vô minh và đau khổ nữa, mà chỉ có một niềm an lạc vô hạn. Trải qua những ngày và những tuần Ngài ở bên cạnh cây Bồ đề chứng nghiệm những hạnh phúc mà Ngài đã đạt được.

Rồi Ngài nghĩ: Thật là rất khó khi ta đạt đến chỗ chấm dứt khổ đau và trở thành người giác ngộ. Ta phải nỗ lực tinh tấn cả một thời gian dài. Trong khi mọi người đang bị vô minh che lấp chân tính, không biết ai sẽ là người có thể hiểu được chân lý mà ta khám phá? Và ta sẽ chỉ dạy họ bằng cách nào? Có lẽ tốt hơn hết ta cứ sống an lạc một mình trong những cánh rừng và thưởng thức hạnh phúc của một người đã giác ngộ.

Lúc ấy, Ngài nghe âm thanh trong thâm tâm của mình rằng: Xin đừng quên chúng tôi. Chúng tôi đã đau khổ quá lâu rồi. Chúng tôi đã chờ đợi giờ phút quan trọng này từ khi Ngài mới sinh và có thể lâu hơn nữa. Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện Ngài sẽ từ bỏ đời sống thái tử và khám phá con đường chấm dứt mọi khổ đau.

Nhưng rồi một ý nghĩ khác lại khởi lên trong tâm Ðức Phật: Ai sẽ là người có thể theo được lời dạy của ta truyền trao? Ai sẽ là người đủ nghị lực và dũng cảm? Ai sẽ là người đủ tinh tấn và kiên nhẫn?

Rồi những âm thanh trong thâm tâm lại phát ra: Sự thật thì tâm trí chúng tôi đang bị đám mây vô minh che phủ, thưa Ngài. Nhưng những người bị vô minh như vầy cũng không đến nỗi dầy đặc lắm. Vì thế xin Ngài hãy chỉ dạy cho chúng tôi chân lý mà Ngài đã chứng ngộ.

Rồi Ðức Phật mỉm cười và nói: Ồ, dĩ nhiên ta sẽ chỉ dạy. Lý do duy nhất mà ta từ bỏ đời sống thái tử là đi tìm chân lý để giúp mọi người. Bây giờ ta đã thấu rõ chân lý. Ta sẽ làm hết sức mình để truyền bá con đường chấm dứt khổ đau.

Song ngay cả một vị Phật cũng không thể xóa bỏ khổ đau của người khác nếu họ không cố gắng tự cứu lấy mình. Mình phải tự cứu mình trước khi nhờ đến bác sĩ cứu chữa. Cũng vậy, họ phải muốn lắng nghe những lời dạy về sự thật trước khi người ta cứu giúp họ. Bất cứ ai đến với ta bằng tâm hồn rộng mở muốn tìm hiểu, ta sẵn sàng chỉ dạy họ bằng mọi cách.

Rồi Ngài nghĩ: Ai trong số tất cả những người trên thế gian này ta sẽ chỉ dạy đầu tiên? Ai là người sẵn sàng tiếp thu được? Ngài nhớ đến Arada và Udraka, hai vị thầy mà Ngài đã gặp cách đây 6 năm. Họ sẽ là người tốt nhất để truyền pháp, nhưng hiện nay họ đã chết.

Rồi Ngài nghĩ đến năm người đã tu khổ hạnh với Ngài một thời gian dài trong rừng. Ngài nghĩ: Họ sẵn sàng hiểu được chân lý. Ta sẽ đến dạy họ đầu tiên.

Ngài quan sát thấy rằng năm người này đang ở vườn Nai gần Ba La Nại, thành phố linh thiêng của Ấn Ðộ cổ. Ðức Phật tuyên bố: Ta sẽ đến đó và bắt đầu chuyển pháp luân.

21. Lời dạy đầu tiên

Con đường đến Ba La Nại khá xa, Ðức Phật đi bộ thong thả xuyên qua những ngôi làng và nông trại. Ai trông thấy Ngài cũng đều bị thu hút cả. Ngài có tướng mạo cao lớn và đẹp đẽ, dáng đi rất trang nghiêm và uyển chuyển. Chỉ nhìn thấy Ngài thôi, người ta cũng cảm thấy sự thanh tịnh và an lạc trong tâm hồn của mình. Ngài nói chuyện rất lịch sự và nhã nhặn với mọi người khi tiếp xúc. Dù họ là người giàu hay kẻ nghèo, bình thường hay thông minh, quý tộc hay hạ tiện, Ðức Phật đều đối xử bình đẳng với một tình thương bao la và trân trọng.

Ngài đã đến vườn Nai. Từ xa năm đạo sĩ nhìn thấy Ngài đi đến, họ bèn nói nhỏ với nhau: “Ðó là Tất Ðạt Ða vô tích sự. Chúng ta không nên tiếp đón một người đã từ bỏ lối tu khổ hạnh như thế. Hãy phớt lờ đi nếu ông ta đến gần chúng ta”. Thế nhưng khi Ðức Phật đi đến, họ cảm thấy có một cái gì rất đặc biệt toát ra từ thân tướng oai nghiêm của Ngài. Họ quên cả kế hoạch phớt lờ mà trái lại còn tự động đứng lên hết khi Ngài đến gần. Với lòng thành kính vô hạn, họ vội vã chuẩn bị chỗ ngồi, dâng khăn lấy nước cho Ngài và nói: “Hoan nghênh Tất Ðạt Ða đã đến vườn Nai. Chúng tôi rất vinh dự khi bạn tiếp tục tu học với chúng tôi”.

Ðức Phật trả lời: “Tôi rất cám ơn lòng tử tế tiếp đón của các thầy. Song, xin quý thầy hiểu cho, tôi hiện nay không còn là Tất Ðạt Ða như trước và cũng không nên gọi bằng danh xưng đó nữa”.

Họ bèn hỏi lại: “Vậy chúng tôi sẽ gọi Ngài bằng danh xưng gì?”.

Ðức Phật trả lời: “Toàn thể thế giới đang say ngủ trong vô minh. Khi một người nào đó khám phá ra chân lý, thì họ không còn bị ngủ mê nữa. Nay tôi đã thức tỉnh, đã khám phá ra chân lý. Bất cứ ai tỉnh thức như vậy đều được tôn xưng là Phật”.

Lúc đó, năm đạo sĩ với lòng kính trọng vô hạn nói: “Thưa Ðức Phật, xin Ngài chỉ dạy cho chúng tôi những gì Ngài đã thực hành để chúng tôi có thể được thức tỉnh như Ngài”.

Ðể trả lời câu hỏi của họ, Ðức Phật đã thuyết bài pháp đầu tiên. Bài pháp này gọi là “Chuyển pháp luân” và “pháp” ấy chính là chân lý mà Ngài đã khám phá. Ngài nói: “Này các thầy, các thầy phải biết có bốn sự thật cao quý (Tứ diệu đế). Thứ nhất là Khổ đế. Ðời sống này đầy dẫy những khổ đau về già, bệnh, chết và bất hạnh. Sau những lạc thú mà người ta săn đuổi chỉ còn lại những khổ đau mà thôi. Ngay cả khi họ tìm kiếm một vài sự hài lòng nào đó, rồi họ cũng sẽ chán nản với nó. Chẳng khi nào có sự thỏa mãn và an lạc thật sự.

Thứ hai là Tập đế (nguyên nhân gây ra đau khổ). Khi tâm trí chúng ta đầy những tham lam và dục vọng, sẽ dẫn đến tất cả những khổ đau. Thí dụ, nếu một người giàu có tham đắm gia sản của mình, thì tính keo kiệt của anh ta sẽ đem đến cho anh ta nhiều nỗi khổ.

Thứ ba là Diệt đế (sự chấm dứt khổ đau). Khi chúng ta tẩy trừ tất cả những tham lam và dục vọng ra khỏi tâm trí của chúng ta thì những khổ đau sẽ chấm dứt. Chúng ta sẽ tận hưởng sự an lạc và hạnh phúc mà không ngôn từ nào có thể tả được.

Thứ tư là Ðạo đế. Con đường dẫn đến chấm dứt tất cả khổ đau. Nếu chúng ta tránh làm hại sự sống của kẻ khác, nếu chúng ta tập trung được ý chí của mình và nếu chúng ta đạt được trí tuệ, thì mỗi người chúng ta đều có thể tận hưởng hạnh phúc trọn vẹn, chấm dứt được tất cả khổ đau.

Khi họ nghe Ðức Phật giảng dạy về Pháp Tứ diệu đế này, năm đạo sĩ cảm thấy hạnh phúc như người tìm thấy kho báu vàng bạc. Họ nói: “Thưa Ðức Phật, Ngài quả thật đã tìm ra chân lý. Xin Ngài hãy dạy chúng tôi con đường đạt được trí tuệ và hạnh phúc chân thật, chúng tôi xin nguyện sẽ làm đệ tử của Ngài”.

Lúc Ðức Phật thuyết bài pháp đầu tiên này, rất nhiều chư thiên đến nghe và bay đến cuối địa cầu ca ngợi: “Ðức Phật bắt đầu thuyết pháp độ sinh. Cả thế giới đều đón mừng”. 

22. Nỗi buồn của người mẹ

Ðức Phật thuyết pháp rất nhiều cách. Ðối với người bình thường hay những đứa trẻ, Ngài giảng dạy bằng những câu chuyện dễ hiểu. Ðối với những người có kiến thức cao, Ngài giảng dạy phân tích tỉ mỉ về các phương pháp tu tập. Ðối với một số người Ngài giảng dạy bằng cách im lặng. Nhưng có lẽ lời dạy có năng lực nhất của Ngài chính là sự gương mẫu được thể hiện qua bản thân bằng cuộc sống của Ngài. Ngài luôn luôn hành động với sự tử tế và lòng bao dung. Ngài kiên nhẫn đối với mọi người, ngay cả đối với những người ngu dốt nhất.

Không bao lâu Ðức Phật được mọi người kính trọng và họ trở thành đệ tử của Ngài. Nếu một người nào đó có vấn đề gì, họ sẽ tìm đến Ðức Phật để nhờ Ngài giúp đỡ. Có một người đàn bà tên là Gotami, con trai của bà vừa mới chết, bà đi khắp mọi nơi tìm người cứu sống con bà. Bạn bè của bà thấy vậy động lòng thương chỉ dẫn cho bà: “Gotami, chị hãy đi đến gặp Ðức Phật. Có lẽ Ngài sẽ giúp được chị việc này”.

Bà tìm đến chỗ Ðức Phật với đứa con ẵm trên tay. Bà khóc than: “Kính thưa Ðức Phật, xin Ngài làm ơn cứu sống đứa con tôi”. Ðức Phật trả lời một cách từ mẫn: “Tôi có thể cứu sống được con bà, bà Gotami ạ. Nhưng trước tiên bà phải đem cho tôi một thứ này. Hiện tại tôi cần hạt giống của cây Mù tạc để làm thuốc. Tuy nhiên nó phải được lấy từ một nhà chưa từng có người chết”.

Gotami nghe xong liền cáo từ Ðức Phật đi tìm hạt giống cây Mù tạc. Bà đến một nhà nọ và hỏi người chủ nhà ở đó, cô ta trả lời: “Dĩ nhiên bà có thể có được hạt giống cây Mù tạc. Bà có thể có bất cứ thứ gì bà muốn … Song bà nên biết rằng chồng tôi đã chết năm ngoái”.

Gotami thốt lên: “Ô, thế là không được! Ta phải đi tìm nơi khác”. Và bà đi vội qua nhà bên cạnh.

Thế nhưng, nơi nào bà đến họ cũng trả lời tương tự. Ai cũng muốn giúp bà ta cả, song gia đình nào bà ta đến cũng có người chết. Một người nói với bà: “Tôi đã mất đứa con gái cách đây 3 năm”. Người khác thì nói: “Anh trai tôi mới chết ngày hôm qua tại đây”.

Chiều ngày hôm đó bà trở lại chỗ Ðức Phật. Ngài hỏi: “Bà đã kiếm được hạt giống cây Mù tạc chưa? Ðứa con trai của bà đâu, sao không đem nó theo?”

Bà trả lời: “Kính thưa Ðức Phật, hôm nay tôi đã khám phá ra rằng không chỉ có một mình tôi mất người con yêu quý, mà nơi nào tôi đến, gia đình họ cũng có người chết cả. Tôi thật là ngu dại khi nghĩ đến việc cứu sống con trai của mình. Tôi đã chấp nhận cái chết của nó và tôi đã hỏa thiêu nó trưa nay rồi. Bây giờ tôi đến đây xin được nghe những lời chỉ dạy của Ngài. Tôi rất mong được lắng nghe”.

Lúc đó, Ðức Phật nói: “Gotami, hôm nay bà đã học được rất nhiều. Chết sẽ phải đến với tất cả mọi người dù sớm hay muộn. Song nếu bà học và hiểu được sự thật này bà sẽ sống và chết trong an lạc”. Rồi Ðức Phật giảng dạy thêm cho bà. Sau khi nghe và thực hành lời Phật dạy, bà đã tìm được sự an lạc và hạnh phúc thật sự. Một thứ hạnh phúc mà trước đây chưa khi nào bà có được.

23. Người đàn ông thô lỗ

Một hôm, Ðức Phật đang đi bộ ngang qua một ngôi làng. Có một người đàn ông trẻ tuổi thô lỗ nhìn thấy Ngài tỏ vẻ giận dữ và sỉ nhục. Ông la lên: “Ông biết cái gì mà dạy người khác. Ông cũng ngu dốt như mọi người chứ có gì khác đâu. Chẳng qua ông chỉ khéo giả dối lừa gạt người ta mà thôi”.

Ðức Phật vẫn thản nhiên trước những lời nhục mạ của gã đàn ông này. Ngài từ tốn hỏi lại ông ta: “Nếu ông đem tặng một món quà cho người khác, người ta không nhận thì món quà đó thuộc về ai?”.

Người đàn ông rất ngạc nhiên khi phải trả lời một câu hỏi kỳ lạ. Ông nói: “Tất nhiên nó sẽ thuộc về tôi. Vì đó là món quà của tôi”.

Ðức Phật mỉm cười và nói: “Rất đúng đấy, ông bạn ạ. Nó cũng giống như việc giận dữ của ông khi nãy. Nếu ông sân hận nhục mạ tôi, tôi không nhận thì những lời nhục mạ ấy thuộc về ông. Khi ấy, chính ông là người bất hạnh chứ không phải tôi. Tất cả những hành động xấu mà ông gây ra sẽ trở lại làm tổn hại lấy bản thân mình.

Nếu ông muốn chấm dứt những bất hạnh nơi thân, ông phải từ bỏ sự sân hận và trải rộng tình thương đối với mọi người. Khi ông thù ghét người khác, chính bản thân ông trở thành bất hạnh. Nhưng khi ông thương yêu mọi người thì hạnh phúc sẽ đến cả đôi bên”.

Người đàn ông trẻ tuổi lắng nghe cặn kẽ những lời dạy quý báu của Ðức Phật, ông nói: “Bây giờ con đã hiểu. Xin Ngài hãy dạy con cách thức thực hiện tình thương. Con xin được trở thành đệ tử của Ngài”.

Ðức Phật trả lời: “Rất tốt. Ta sẽ chỉ dạy cho bất cứ ai thật sự muốn nghe”.

24. Những lời khen

Chẳng bao lâu sau khi thành đạo, Ðức Phật đã có một số lượng lớn đệ tử đi theo Ngài từ nơi này đến nơi khác. Một hôm, có một đệ tử đến chỗ Ðức Phật và thưa: “Bạch Ðức Thế Tôn, Ngài thật sự là một bậc thầy vĩ đại nhất từ trước đến giờ”.

Ðức Phật không thích được tôn vinh bằng những lời khen ngợi ấy. Ngài hỏi: “Ông đã gặp tất cả những vị thầy vĩ đại nhất xuất hiện nơi thế gian này chưa?”.

– Bạch Ðức Thế Tôn, chưa.

– Và ông có biết tất cả những vị thầy đang sống và sẽ sinh ra trong tương lai không?

– Bạch Ðức Thế Tôn, không.

– Thật là dại khờ khi nói rằng ta là vị thầy vĩ đại nhất trong tất cả các vị thầy, trong khi ông không biết điều đó chính xác hay không.

Người đệ tử trả lời: “Nhưng con chỉ muốn ca ngợi Ngài, bởi vì những lời Ngài chỉ dạy rất đúng và đem lại lợi ích an lạc cho mọi người”.

– Nếu ông nhận thấy những lời dạy của ta có ích, điều tốt nhất là ông nên thực hành chúng. Ðừng nên phí sức khen ngợi ta. Lý do duy nhất mà ta xuất hiện nơi cuộc đời này là hướng dẫn mọi người con đường thoát khổ. Nếu ông muốn ta hài lòng thì hãy thực hành theo những lời dạy của ta tốt hơn là ca ngợi ta.

Vào một lần khác, Ðức Phật hỏi một người đệ tử: “Nếu ông mua một số vàng quý giá, có khi nào ông trả tiền liền mà không chịu thử trước không?”.

– “Thưa Ðức Thế Tôn, dĩ nhiên là không. Có thể nó là đồ giả và lúc đó con sẽ mất tiêu số tiền đã mua nó”.

Ðức Phật nói: “Rất đúng. Việc đó cũng giống như phương pháp mà ta đã chỉ dạy. Ông sẽ không bao giờ chấp nhận những gì mà ta nói về chân lý một cách đơn giản, bởi vì nó là lời dạy của ta. Tốt hơn hết, ông nên thử thực hành những lời dạy bằng chính bản thân mình xem chúng là đúng hay sai. Nếu ông thấy là đúng và có ích thì nên thực hành theo. Không nên chỉ vì kính trọng mà tin theo lời dạy của ta.

Cũng thế, đừng nên phê phán những lời dạy của người khác và nói họ là người không tốt. Có rất nhiều vị thầy cao cả khác ở trên thế gian này và họ có phương pháp riêng của họ để chỉ dạy mọi người. Ðừng nên xúc phạm đến phẩm giá của họ. Ðây không phải là nhiệm vụ của ông. Nhiệm vụ của ông là tìm cho ra hạnh phúc và giúp cho người khác có được hạnh phúc như mình”.

Rồi Ðức Phật chỉ dạy thêm cho các đệ tử hãy cố gắng làm trong sạch ý nghĩ của mình, có lòng từ đối với kẻ khác và kính trọng mọi người. 

25. Yêu thương loài vật

Một hôm, theo thường lệ tại Ấn Ðộ, người ta giết súc vật để làm vật hy sinh hay hiến cúng đến những vị thần của họ. Họ cho rằng dâng cúng như vậy để cho các vị thần vui lòng, rồi những vị thần ấy sẽ ban cho họ những thứ mà họ cầu xin, như giàu có và mùa màng tươi tốt.

Nơi nào Ðức Phật đi qua, Ngài cũng nói với người ta rằng, việc giết hại súc vật để tế lễ như vậy là sai. Một số người nghe Ngài nói bèn tức giận trả lời: “Sách Thánh của chúng tôi dạy phải giết súc vật để hiến cúng các vị thần. Tại sao Ngài lại dám nói ngược lại?”.

Ðức Phật ôn tồn đáp: “Thật là không đúng khi mình làm cho kẻ khác bất hạnh để mình được hạnh phúc. Ai cũng ham muốn được sống như các ông. Vì thế, nếu các ông giết súc vật để tế lễ, các ông chỉ là người ích kỷ mà thôi. Và tôi cũng đã lặp đi lặp lại nhiều lần rằng người ích kỷ khó có thể tìm thấy hạnh phúc nơi cuộc đời này.

Cũng thế, bất cứ vị thần nào đòi hỏi được hiến máu súc vật trước rồi mới đến giúp đỡ mọi người thì không phải là những vị thần tốt. Những vị thần như thế không xứng đáng để được mọi người lễ bái. Song, nếu các ông hành động bằng tình thương và sự tử tế đối với mọi người, xem súc vật và loài người bình đẳng thì chính những vị thần ấy sẽ lễ bái các ông”.

Mọi người nghe được những lời dạy đầy trí tuệ của Ðức Phật và nhận thấy rất đúng. Họ liền bỏ tục lệ giết súc vật để tế lễ. Nhờ vậy mà những con vật sắp sửa bị hy sinh làm vật tế lễ được thoát chết.

26.  Sức mạnh của tình thương

Ðức Phật không quên lời hứa với vua Tần Bà Sa La là sẽ trở lại thuyết pháp cho ông. Khi nhân duyên đã đủ, Ngài hành đạo đến Vương Xá. Bên ngoài thành phố huy hoàng này có một ngọn đồi gọi là Vulture, Ðức Phật và các đệ tử của Ngài đã đến và ở trong những hang động tại đây.

Vua Tần Bà Sa La thường đi đến mỏm Vulture để nghe Ðức Phật thuyết pháp. Những người ở thành phố cũng đến nghe pháp. Chẳng bao lâu, số người xin quy y Phật ngày càng đông. Một thời gian sau, vua và một số người giàu khác đã dâng cúng cho Ðức Phật và những đệ tử của Ngài những khu vườn, để mọi người có thể đến đó lắng nghe Ðức Phật thuyết pháp một cách thoải mái.

Người em họ của Phật là Ðề Bà Ðạt Ða trở nên ghen tị với Phật. Ông ta nghĩ: “Phật được rất nhiều người theo làm đệ tử và mọi người đều biểu lộ lòng kính trọng đến Ngài. Ta với Phật cũng cao quý như nhau, nhưng họ lại phớt lờ với ta. Ta phải tìm cách phá Ngài”.

Ông ta nghĩ cần phải nhờ sự giúp đỡ của người khác để giết Phật mới được. Vì thế, ông đã tìm đến con trai của vua Tần Bà Sa La: “Bộ thái tử không muốn làm vua à? Thái tử không thấy cha của thái tử có tất cả của cải và quyền lực đấy sao? Nếu thái tử giúp tôi giết Ðức Phật thì tôi sẽ giúp thái tử giết vua cha. Lúc đó, thái tử sẽ trở thành một ông vua trong hoàng cung này, tha hồ mà hưởng sung sướng”.

Thái tử đã nghe theo những lời xúi giục độc ác của Ðề Bà Ðạt Ða. Hai người đã tìm mọi cách để ám sát đức Phật. Một hôm, Ðức Phật đang ngồi thiền gần mỏm Vulture, họ lăn một tảng đá lớn từ trên đồi xuống chỗ Ngài. Nhưng may thay, tảng đá lăn xuống bị vỡ làm đôi văng ra hai bên, nhờ vậy Ðức Phật không bị tổn hại.

Một lần khác, Ðức Phật đang đi ngang qua thành phố với các đệ tử của Ngài. Hai người biết Phật sẽ đi qua và đã chuẩn bị kế hoạch. Họ mua một con voi và cho nó uống rượu thật say. Khi nó đã uống say rồi, họ dùng cây đánh nó cho đến lúc nó giận điên lên. Họ thả nó ra ngay khi Ðức Phật đi ngang qua, hy vọng con voi say sẽ giẫm chết Ðức Phật.

Khi các đệ tử thấy con voi điên tấn công, họ sợ quá bỏ chạy tứ tung, chỉ còn có A Nan (Ananda), người hầu cận Ðức Phật, ở lại bên cạnh thầy, ông sợ quá nắm y Ðức Phật.

Ðức Phật nhìn thấy con voi đang chạy đến, thay vì hoảng sợ, Ngài lại rải lòng từ đến con vật đáng thương. Dù con voi đang say và điên cuồng, nó cũng cảm nhận được sức mạnh tình thương của Ðức Phật. Nó ngưng hung hăng tấn công và đi đến chỗ Ðức Phật một cách hiền từ, cúi đầu xuống chân của Ðức Phật.

Ðức Phật vuốt nhẹ lên đầu con voi và quay qua nói với A Nan: “Phương pháp hay nhất để phá tan hận thù là tình thương. Hận thù không thể tiêu diệt được hận thù. Ðây là một bài học rất quan trọng cần phải nhớ”.

 

27. Trở về quê hương

 

Một hôm, Ðức Phật nói với các đệ tử của Ngài rằng: “Ðã đến lúc ta phải trở về Ca Tỳ La Vệ, thăm lại thành phố và người thân của ta”. Sau đó, Ðức Phật và các đệ tử đã đi bộ về thăm quê hương của Ngài. Tin Ðức Phật sắp trở về lan truyền khắp thành phố. Mọi người rất nôn nóng và sung sướng chờ đợi. Họ reo lên khi nghe tin này: “Ôi! Lâu lắm rồi, thái tử yêu quý của chúng ta mới trở về. Bây giờ Ngài đã là một vị thầy cao quý với hàng ngàn đệ tử tùy tùng. Thật là sung sướng làm sao khi gặp lại Ngài”.

Vua Tịnh Phạn rất vui mừng khi nghe tin con trai của mình sắp trở về. Vua được biết Ðức Phật có rất nhiều đệ tử và lấy làm tự hào: “Con trai của ta đã trở thành bậc thầy hướng đạo cao quý của tất cả. Phật đã đem lại vinh dự lớn cho dòng họ ta”.

Vua nôn nóng muốn biết tin Ðức Phật, bèn sai một người hầu cưỡi ngựa đi dò la trước, xem con trai của ông sau nhiều năm xa cách nay như thế nào. Sáng hôm sau, người hầu đã tìm đến nơi Ðức Phật và các đệ tử của Ngài đang ở. Lúc ấy, Ðức Phật và các đệ tử mỗi người ôm một bình bát. Họ đi từ nhà này đến nhà khác trong làng để xin thức ăn. Sau đó, họ trở về nơi ở và cùng nhau dùng bữa ăn đơn giản trong sự im lặng.

Người hầu trở về Ca Tỳ La Vệ và tường thuật lại tất cả những gì mình thấy cho vua nghe. Nghe xong, vua rất giận. Ông la lên: “Ôi, con trai của ta, một hoàng tử cao quý lại trở thành một kẻ ăn xin. Thật là nhục nhã làm sao! Ta phải chặn đứng việc này ngay tức khắc”.

Vua liền cưỡi ngựa ra khỏi hoàng cung và đi thẳng đến nơi con trai mình đang ở. Khi vua nhìn thấy Tất Ðạt Ða, bây giờ là một vị Phật rạng rỡ với rất nhiều đệ tử vây quanh, ông rất cảm động. Sau khi hỏi thăm sức khỏe, vua liền hỏi Phật: “Cha nghe nói con đi xin thức ăn vào mỗi buổi sáng, điều đó có đúng không?”.

Ðức Phật trả lời: “Dạ thưa cha, đúng. Ðó là tục lệ của chúng con”.

Vua nghe nói càng trở nên tức giận hơn trước. Ông quát: “Tục lệ của chúng ta à! Con sinh ra trong dòng họ vua chúa, có bao giờ phải đi xin một thứ gì để sống đâu. Tục lệ của chúng ta là ăn bằng chén vàng, chén bạc chứ không phải ăn bằng bát gỗ, bát sành. Con hãy nói cho cha biết tục lệ của chúng ta là gì?”.

Ðức Phật lễ phép trả lời: “Dạ thưa cha, cha thuộc dòng dõi vua chúa. Ðây là sự thật. Thế nhưng, hiện nay con thuộc dòng dõi đạo sư, dòng dõi của những vị Phật trong quá khứ. Những bậc thầy này luôn luôn tự hạ thấp mình. Họ nhận thức ăn của mọi người. Cho nên con nói tục lệ xin ăn của chúng con có nghĩa là tục lệ của các Ðức Phật”.

Rồi Ðức Phật nắm tay cha thân mật, vừa đi vừa tâm sự với cha. Phật giảng cho vua nghe về những chân lý cao quý và con đường dẫn đến chấm dứt tất cả khổ đau. Sau khi nghe Phật nói pháp, vua rất hoan hỷ và khen ngợi: “Quả thật con đã tiến xa hơn trước nhiều. Khi con còn bé, đạo sĩ A Tư Ðà đã tiên đoán rằng sau này con sẽ trở thành một vị thầy cao quý. Cha đã phải cúi đầu trước con, ồ quên, Ðức Phật. Bây giờ Phật hãy nhận cha là đệ tử”.

Chẳng bao lâu, Da Du Ðà La, vợ của Ngài, La Hầu La, con trai của Ngài, cùng họ hàng và những người trong hoàng cung cũng xin làm đệ tử của Ngài. Họ nói với Ðức Phật: “Chúng tôi rất bất hạnh khi Ngài từ bỏ chúng tôi đi tìm đạo mấy năm qua. Nhưng bây giờ Ngài đã trở về, mang đến cho chúng tôi rất nhiều hạnh phúc và an lạc của tâm hồn bằng những lời dạy cao quý về chân lý. Sự ra đi của Ngài thật xứng đáng và vinh quang cho ngày trở lại, đó chính là sự giác ngộ, là một vị Phật”.  

28. Vua và thần cây

 

Từ năm 35 tuổi, Ðức Phật đã thuyết pháp cho mọi người nghe. Gần 45 năm, Ngài đã đi khắp nước Ấn Ðộ hoằng pháp, đem lại niềm an lạc hạnh phúc cho rất nhiều người. Khi Ngài giảng dạy cho người nào đó về lòng từ bi, Ngài kể cho họ những mẩu chuyện dễ gây ấn tượng cho họ. Ðây là một trong những mẩu chuyện mà Ngài đã kể:

Thuở xưa, có một ông vua rất kiêu hãnh. Ông muốn xây một cung điện thật lớn cho mình. Một hôm, ông gọi các quan lại và nói: “Hãy đi vào những khu rừng và tìm cho ta một cây cao lớn nhất. Cây đó, ta sẽ dùng vào việc xây dựng cung điện của ta”.

Các quan vâng lệnh, đi sâu vào trong rừng và đã tìm thấy một cây theo như ý của vua. Nó to lớn và đứng sừng sững giữa những đám cây. Ðêm đó, họ trở về và tường thuật lại cho vua nghe: “Tâu bệ hạ, chúng tôi đã tìm ra được một thân cây cao lớn theo như ý ngài muốn. Ngày mai, chúng tôi sẽ trở lại khu rừng đó và đốn hạ nó”.

Vua nghe xong, lấy làm hài lòng và đi ngủ. Ðêm hôm đó, vua mơ thấy một giấc mơ lạ. Vua mơ thấy một vị thần sống trong thân cây cao lớn đó. Vị thần ấy xuất hiện trước vua và nói: “Tâu bệ hạ, xin ngài đừng chặt đứt nơi ở của tôi. Nếu ngài hạ thân cây, thì mỗi vết cắt sẽ làm tôi đau đớn và tôi sẽ chết mất”.

Nhưng vua trả lời: “Ông là cây tốt nhất trong số tất cả các cây. Tôi cần phải dùng nó để xây cất cung điện của tôi”.

Vị thần cố thuyết phục, nhưng vua thì rất ngoan cố và nhất định sẽ chặt thân cây ấy. Cuối cùng, vị thần cây nói với vua rằng: “Thôi được, ngài cứ việc chặt nó. Thế nhưng ngài hãy chặt như sau: Xin ngài đừng chặt sát gốc như người ta vẫn thường làm. Ngài hãy sai người leo lên ngọn của cây và cắt từng khúc một. Cắt cho đến khi nào hết thân cây thì thôi”.

Vua rất lấy làm ngạc nhiên và nói: “Nếu tôi sai người làm như lời ông nói và cắt thân cây nhiều lần như vậy, nó sẽ làm cho ông đau đớn nhiều hơn là cắt chỉ một lần ở dưới gốc cây”.

Vị thần đáp: “Vâng, bệ hạ nói rất đúng. Song nếu ngài làm theo lời đề nghị của tôi thì sẽ tốt hơn cho các sinh vật khác trong rừng. Ngài biết đấy, cây của tôi thì rất cao lớn. Nếu nó đổ xuống sẽ chiếm một khoảng rộng, những cây nhỏ hơn sẽ bị đè bẹp và sẽ giết chết những súc vật nhỏ. Những con chim và thú sẽ mất chỗ ở của chúng và nhiều cây nhỏ sẽ bị tàn phá. Nhưng nếu ngài cắt từng đoạn một, nó sẽ không làm tổn hại nhiều loài vật khác”.

Ngay lúc ấy, vua giật mình tỉnh giấc. Vua nghĩ: “Vị thần này sẵn sàng chịu đau đớn cắt làm nhiều khúc để cho những súc vật bé nhỏ trong rừng không bị khổ đau. Ôi, thật là dũng cảm và tử tế làm sao! Và thật là ích kỷ làm sao, khi ta lại muốn hạ thân cây ấy để thỏa mãn dục vọng và sự kiêu hãnh của ta! Thay vì cắt hạ nó, bây giờ ta sẽ tôn vinh nó. Giấc mơ này đã dạy ta phải biết thương yêu và tử tế đối với mọi người”.

Ngày hôm sau, vua đi vào trong rừng và trang hoàng cho cây ấy. Từ đó về sau, vua trở thành một vị vua nhân từ được nhân dân hết sức thương yêu. 

29. Tình thương không ranh giới

Một hôm, Ðề Bà Ðạt Ða lâm bệnh. Nhiều thầy thuốc đã đến chữa trị nhưng không khỏi. Lúc đó anh họ của ông – Ðức Phật – đã đến thăm ông.

Một trong những đệ tử của Phật hỏi: “Bạch Ðức Thế Tôn, tại sao Ngài lại cứu giúp Ðề Bà Ðạt Ða? Chính ông ta đã nhiều lần mưu hại Ngài. Ông ta thật tâm muốn giết Ngài mà”.

Ðức Phật trả lời: “Không có lý do gì để thân thiện với người này và thù địch với kẻ khác. Tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau, vì ai cũng đều muốn hưởng hạnh phúc an lạc và không ai thích bệnh tật khổ đau. Do đó chúng ta phải đối xử với mọi người bằng tình thương không phân biệt”.

Rồi Ðức Phật đi đến bên giường của Ðề Bà Ðạt Ða và nói: “Nếu thật sự ta yêu thương Ðề Bà Ðạt Ða, người đã luôn cố gắng hãm hại ta, như là thương yêu La Hầu La, con trai độc nhất của ta, thì cho Ðề Bà Ðạt Ða được mau lành bệnh”. Ngay lúc ấy, Ðề Bà Ðạt Ða cảm thấy sức khỏe bình phục trở lại.

Ðức Phật quay qua các đệ tử và nói: “Hãy nhớ rằng, tình thương của một vị Phật luôn bình đẳng đối với tất cả chúng sinh”.

30. Những ngày cuối cùng 

Khi Ðức Phật 80 tuổi, Ngài tự nghĩ: “Ta đã làm tất cả những gì ta có thể làm để giúp cho mọi người. Ta đã hướng dẫn họ làm thế nào để sống với tình thương và tránh làm hại sự sống của kẻ khác. Bây giờ, đã đến lúc ta sẽ từ bỏ thân xác này một cách an lạc”.

Lúc đó, Ðức Phật gọi A Nan: “Ðã đến lúc chúng ta trở về Ca Tỳ La Vệ một lần cuối. Ta muốn viên tịch tại thành phố nơi ta đã trưởng thành”.

A Nan nghe xong hết sức đau buồn, ông thưa: “Bạch Ðức Thế Tôn, xin Ngài đừng lìa bỏ chúng con. Ðã nhiều năm qua, Ngài là thầy dẫn đường của chúng con. Chúng con biết sẽ làm gì đây khi thầy vắng bóng?”. Nói xong, ông sụt sùi khóc.

Phật an ủi: “Ðừng khóc nữa, A Nan thân yêu của ta. Ta luôn luôn dạy rằng, chết là điều tất nhiên của sự sống, không có gì phải lo sợ cả, con phải hiểu rõ điều đó. Khi ta viên tịch rồi, hãy lấy những lời dạy của ta làm thầy dẫn đường. Nếu con khắc ghi những lời dạy này trong trái tim của con, con sẽ không cần đến ta nữa. Bây giờ chúng ta hãy lên đường trở về Ca Tỳ La Vệ”.

Ðức Phật và các đệ tử lên đường đi về hướng Bắc. Họ đi ngang qua những ngôi làng ở Câu Thi Na (Kushinagar) cách Ca Tỳ La Vệ không xa. Ðức Phật nói với các đệ tử dừng lại nơi đây và nghỉ ngơi. Người nói với A Nan rằng: “Ðây là nơi ta sẽ viên tịch”.

Mặc dù đây là những ngày cuối cùng của đời sống, Ðức Phật vẫn không ngừng cứu độ chúng sinh. Một ông Phạm chí tên Tu Bạt Ðà La (Subhaddha) đã 120 tuổi xin được gặp Phật và Ngài đã đồng ý. Phật đã lắng nghe những thắc mắc của ông về việc tu hành và Ngài đã ban cho ông những lời chỉ dẫn rất chân tình. Sau khi nghe xong, mọi nghi ngờ của ông đều tan biến, và ông đã tìm được nguồn an lạc hạnh phúc ngay khi Ðức Phật nói pháp xong.

Sau đó, Ðức Phật đi vào khu vườn và nằm giữa hai thân cây Sa la đang nở hoa trắng xóa. Những đệ tử tụ tập vây quanh Ngài. Một số người đang sụt sùi khóc, nhưng những người đã hoàn toàn an lạc giải thoát thì im lặng.

Ðức Phật ban bố những lời dạy cuối cùng: “Hãy ghi nhớ những gì ta đã dạy các con. Tham ái là nguyên nhân của tất cả bất hạnh. Mọi vật sớm hay muộn cũng sẽ biến đổi, đừng nên bám víu vào bất cứ cái gì. Tốt hơn hết nên dốc lòng thanh lọc tâm trí. Hãy tinh tấn lên để đạt tới giải thoát”.

Lúc này, Ðức Phật xoay mình về bên phải, đầu đặt lên bàn tay phải. Ngài nhắm mắt lại và an nhiên viên tịch. Hoa Sa la rụng xuống như mưa.

Sau đó, các đệ tử đặt nhục thân Phật vào trong quan tài bằng gỗ. Họ chuẩn bị đem thiêu Ngài theo phong tục Ấn Ðộ, nhưng họ không sao mồi lửa cho cháy được. Lúc ấy, vị đệ tử lớn của Phật là Ca Diếp (Maha Kassapa) về tới. Khi nghe tin Ðức Phật sẽ nhập Niết bàn, Ca Diếp vội vã đến Câu Thi Na, nhưng khi ngài về đến nơi thì Ðức Phật đã tịch rồi. Ca Diếp đến bên kim quan và chắp tay thành kính đảnh lễ nhục thân của Phật. Ca Diếp lạy xong thì lửa bắt đầu đốt cháy. Lửa tàn, xác thịt đều ra tro, chỉ còn lại những viên xá lợi óng ánh đủ màu sắc.

Vua các nước ở phía Bắc Ấn Ðộ nghe tin Phật nhập Niết bàn, sau khi hỏa thiêu có nhiều xá lợi nên họ muốn thỉnh về thờ. Họ nghĩ: “Ta sẽ xây một cái tháp để tôn thờ xá lợi của Phật trong vương quốc của ta. Ðây là niềm vinh hạnh rất lớn cho đất nước của ta”.

Thế rồi, ông vua nào cũng muốn lấy xá lợi của Phật nên đã xảy ra sự tranh cãi. Ai cũng muốn giành thắng lợi về phía mình cả. Cuối cùng, có một người đứng ra phân giải: “Ðức Phật đã trải qua toàn bộ cuộc đời của Ngài để dạy cho chúng ta biết yêu thương người khác. Bây giờ Ngài đã viên tịch, các vị lại đi ngược lời Phật đã dạy. Thật là không đúng tí nào. Tốt hơn hết, chúng ta nên phân chia xá lợi cho đồng đều. Rồi sau đó, các vị sẽ đem về vương quốc của mình, xây tháp thờ xá lợi của Ðức Phật”.

Các vị vua nghe nói có lý và họ không còn tranh cãi hơn thua nữa. Họ hoan hỷ cùng nhau phân chia xá lợi Phật và đem về vương quốc của mình. Nơi đó, họ xây những bảo tháp để kỷ niệm một vị thầy cao quý đã sống một đời tràn đầy tình thương và trí tuệ.

31. Những lời dạy vẫn còn sống mãi

Ðức Phật đã nhập diệt cách đây hơn 2500 năm trong một ngôi làng nhỏ tại Ấn Ðộ. Thế nhưng, những lời dạy về tình thương và trí tuệ của Ngài vẫn không bao giờ mất. Những đệ tử của Ngài đã tiếp nối Ngài truyền bá cho những người khác. Cứ thế, các đệ tử nối tiếp truyền bá từ đời này đến đời khác. Nhờ vậy, ngày nay chúng ta mới được biết đến giáo lý cao quý của Ðức Phật.

Mọi người trong mọi quốc gia, bất cứ ai tin tưởng đều có thể học tập những lời dạy tràn đầy tình thương và trí tuệ của Phật. Nếu chúng ta thực hành đúng những lời Phật dạy, chúng ta sẽ khắc phục được những ích kỷ, hận thù và tham dục. Chúng ta sẽ chế ngự những lo sợ và đạt được an lạc giải thoát, cũng như Ðức Phật đã đạt được dưới gốc cây Bồ đề vậy. Ði theo con đường mà Ðức Phật đã chỉ dạy, chúng ta có thể trở thành một vị Phật, một người hoàn toàn tỉnh thức. Chúng ta có thể đem lại hạnh phúc cho những người khác cũng như Ðức Phật đã từng làm vậy.

Cầu mong tất cả chúng sinh đều được an lạc hạnh phúc trong ánh từ quang của Ðức Phật.

Chớ làm các điều ác

Hãy làm các việc lành

Giữ tâm ý trong sạch

Ðó là lời Phật dạy.

THÍCH CHÂN TÍNH

Dịch xong ngày 14-6 Mậu Dần


 

Phụ chú

 Ðại hội Phật giáo Thế giới họp tại Tokyo (Nhật Bản) năm 1952 đã thống nhất:

1/ Ðức Phật Thích Ca đản sinh năm 624 trước CN – nhập Niết bàn năm 544 trước CN.

2/ Phật lịch (PL) được tính từ năm Ðức Phật nhập Niết bàn: 544 trước CN.

Ðến năm 1960, Ðại hội Phật giáo Thế giới họp tại Phnom Penh (Campuchia) thống nhất ngày đản sinh của Ðức Phật là ngày trăng tròn, tháng Vesakh, là ngày rằm tháng Tư âm lịch.

Theo Phật giáo Bắc tông: Thái tử Tất Ðạt Ða xuất gia đêm mùng 8-2, Thành đạo ngày 8-12, Ðức Phật nhập Niết bàn ngày 15-2 âm lịch. Thái tử xuất gia năm 19 tuổi, 5 năm tìm thầy học đạo, 6 năm khổ hạnh rừng già, 49 ngày tự tu thiền định, thành đạo năm 30 tuổi – 49 năm hóa độ.

Theo Phật giáo Nam tông: Lấy ngày rằm tháng Tư để kỷ niệm ba Ðại lễ: Ðản sinh – Thành đạo – nhập Niết bàn. Thái tử xuất gia năm 29 tuổi, thành đạo năm 35 tuổi – 45 năm hóa độ.

Mấy lời tâm huyết 

Thuyết pháp giảng kinh, viết sách giáo lý nhà Phật hoặc in kinh sách đem phát cho mọi người xem, để họ sớm giác ngộ. Ðược như thế công đức vô lượng, đó gọi là pháp thí.

Nếu không đủ điều kiện làm những việc ấy, thì thỉnh một số kinh sách chịu khó đem đến từng nhà cho mượn đọc, rồi sau đó lại lần lượt cho nhà khác mượn nữa, hoặc đọc cho kẻ khác nghe, nhất là cho người không biết chữ nghe, cũng được công đức vô biên, đó cũng gọi là Pháp thí.

Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thí là công đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng”.

Tưởng về lợi cũng như về danh, chúng ta đừng lo nghĩ vội, mà điều tối cần là làm sao cho rạng rỡ chánh đạo trước cái đã. Ðó là mục đích chính và thiêng liêng cao cả của chúng ta. Nền móng đạo pháp cần nhờ sự chung lưng góp sức của chúng ta. Vậy mỗi người nên xây đắp vào đó một ít vôi, một ít nước, hoặc một tảng đá hay một viên gạch v.v… ngõ hầu cái nền móng ấy được thêm bền vững và kiên cố đời đời.

Chúng ta không nên quan niệm ở công đức vô lượng vô biên, mà điều cần thiết là nên nghĩ nhiều đến những người lầm đường lạc lối, sống trong vòng đầy tội lỗi không có lối thoát, hãy mau cứu vớt họ, cảnh tỉnh họ để cùng quay về chân lý. Nếu được như thế chính ta đã làm lợi ích cho Phật pháp vậy.

Với hoài bão cuộc đời, chúng ta hãy “Tất Cả Vì Phật Pháp”. Hy vọng mấy lời tâm huyết này được nhiều vị hảo tâm in kinh sách cho muôn dân xem.

Ðược như vậy công đức không gì sánh bằng! Tha thiết mong mỏi như thế!

Tặng cho thân nhân một số tiền nhỏ, lòng mình không vui.. Nhưng mình không đủ sức tặng nhiều hơn. Chỉ có một cách là tặng các loại sách tu hành để xây dựng cho đời sống thanh cao, thì dù một quyển sách giá chỉ có vài ngàn, nhưng vẫn còn quý hơn bạc vạn.

Quý vị nào muốn phát tâm ấn tống kinh sách xin liên hệ: CHÙA HOẰNG PHÁP, Xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh. ÐT: 7130002-7133827. Email: hoangphap@hcm.vnn.vn

— o0o —

Vi tính: Diệu Huệ, Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-06-2004 

——————————————-

Quân Đội của Sujata – Nữ Phật tử Dalit & Sự Tự Giải Phóng

(01/24/2012 04:23 AM) (Xem: 584)
PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI
NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam
Nhà xuất bản: PHƯƠNG ĐÔNG 2011

Phần III
CẢI CÁCH XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ

Quân Đội của Sujata
Nữ Phật tử Dalit & Sự Tự Giải Phóng

OWEN M. LYNCH

Ngày nay ở Ấn Độ, ít khi nào cầm lên tờ báo hằng ngày mà không thấy nói đến người Dalit (người bị đàn áp, chà đạp, hạ thấp). Từ khi độc lập, Ấn Độ đã theo chế độ chính phủ quốc hội, có hiến pháp tuyên bố rằng tất cả mọi công dân – nam, nữ, người có học, kẻ vô học, Dalit hay không phải Dalit – đều tự do và có quyền bình đẳng đi bầu.  Người Dalit, trước kia được gọi là Hạ Cấp, đã sử dụng quyền hạn và tự do mới này, để trở thành những thành viên ngày càng tích cực và tự tin trong nền dân chủ chính trị cạnh tranh khốc liệt của Ấn Độ. Một trong những hậu quả của việc này là họ phải chịu đựng ngày càng nhiều những lời chỉ trích từ những người chống đối sự tự giải phóng và quyết đoán của người Dalit. Bài viết này nhắm đến một phong trào ít được để ý đến, ít quyết liệt, và ít phát tán hơn, đó là sự tự giải phóng của người phụ nữ Dalit.  Cụ thể, nó đề cập đến một nhóm nhỏ, nhưng quan trọng của nữ Phật tử Dalit sống ở thành phố Agra, Ấn Độ.  Những người phụ nữ này đã tổ chức một “quân đội” để vận hành sự giải phóng của họ khỏi chế độ gia trưởng, giai cấp và sự u mê về giới tính. Tất cả những người phụ nữ này, cùng với vị lãnh đạo siêu việt của họ, Madhumaya Jayant, là thành viên của một cộng đồng người Dalit, mà ở Agra được gọi là Jatav.  Madhumaya và các chị em bạn gái của mình tìm kiếm sự giải phóng bằng cách bước vào những không gian và tầm ảnh hưởng công cộng, những điều mà trước đây truyền thống ngăn cấm họ bằng những tục lệ phong kiến trong chính cộng đồng của họ và bởi vì giai cấp Dalit của họ.

Những Người Chiến Sĩ

Phong trào mà Madhumaya là người sáng lập, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Trung Ương Ấn Độ, hay còn được biết đến dưới tên lả “Quân Đội Của Sujt”.  Madhumaya giờ là chủ tịch của Hội Phụ nữ Uttar Pradesh, chi nhánh tiểu bang. Madhumaya đã gọi quân đội của bà là Sujata, vì chính là Sujata, theo kinh điển là người đầu tiên đã dâng cúng thực phẩm cho đức Phật ngay trước khi Ngài đạt được Giác ngộ. Madhumaya giải thích thêm rằng trong một chuyện kể khác khi đức Phật đang đi tìm giải thoát, Giác ngộ, khi Ngài đang phân vân phải làm điều gì kế tiếp, Ngài đã thả chiếc chén bạc mà Sujata đã dâng cúng thực phẩm trong đó xuống dòng sông. Khi Ngài nhìn thấy nó chảy ngược dòng sông, Ngài đã có thêm can đảm và quyết chí đạt được Giác ngộ. Do đó, biểu tượng của tên gọi mà Madhumaya đã chọn hàm ý rằng phụ nữ đã và vẫn có một vai trò quan trọng trong việc mang sự Giác ngộ Phật đà đến cho thế giới. Giờ nhiệm vụ của quân đội Sujata là mang đến sự giải thoát cho phụ nữ Dalit, để cải thiện hoàn cảnh xã hội trong cuộc đời họ, trong thế giới hiện tại, như ngài Ambedkar mong muốn.

Madhumaya trong độ tuổi bốn mươi hơn hay năm mươi, đã lên chức bà, đã được con dâu gánh vác việc nhà thay bà, và quan trọng hơn cả là được lập gia đình với một người trí thức, thông thạo tiếng Pháp và Anh, làm việc trong một công ty du lịch lớn.  Phu quân của Madhumaya, cũng như những người chồng của các thành viên khác trong Hội, đã ủng hộ sự nỗ lực của bà, cũng như việc bà phải đi đây, đi đó xa thành phố Agra. Sự ủng hộ tích cực này đã khiến cho các phụ nữ trong Hội không có số phận giống như những người phụ nữ Dalit kém may mắn khác.  Quan trọng hơn nữa, Madhumaya đã hoàn tất chương trình học phổ thông, có học cũng giống như các phụ nữ khác trong Hội. Nhờ có tri thức bà có thể giao thiệp rộng rãi, đọc sách báo và thỉnh thoảng còn gửi bài viết của bà đến cho báo chí đăng tải. Sự có học cũng giúp bà cũng như các bạn nữ nhi khác có thể đọc những tài liệu như các đạo luật của chính phủ để có thể giúp những goá phụ mù chữ cũng như những người cần giúp đỡ khác.  Không giống như một số ít phụ nữ có trình độ đại học trong cộng đồng bà, những người này thường làm việc trong các cơ quan chính phủ, do đó bị cấm tham gia vào các hoạt động chính trị, Madhumaya và các môn đồ của mình vẫn làm công việc nội trợ, nhưng được tự do tham gia vào các hoạt động công nơi họ có thể âm thầm tìm cách ảnh hưởng đến những chị em phụ nữ kém may mắn và/ hay kém Giác ngộ hơn, cũng như những vị nam nhân trong cộng đồng của họ.  Nói tóm lại, họ là những nhà hoạt động cơ sở.

Mẫu người lý tưởng mà Madhumaya noi gương theo chính là Mẹ Theresa.  Dầu bị bịnh tiểu đường hành hạ, đức tính nổi bật nhất của bà là tính khôi hài, mà bà thường sử dụng với những lời lẽ xác đáng để đối phó với những người chống đối, hay để làm lắng dịu những tình huống căng thẳng, trong khi vẫn giữ vững lập trường của mình. Bà cùng thường tự chế diễu mình, như khi bà nói với tôi, trong tiếng cười, “Ấy dà, khi mình còn trẻ, họ ve vuốt, ngắm nghía mái tóc đen huyền của mình, nhưng khi mình già rồi thì chỉ một sợi tóc bạc rớt trong đồ ăn, họ cũng than phiền”.

   

Những Lời Dạy Hợp Pháp Của Bác Sĩ Ambedkar

Trước khi Ấn Độ được độc lập, thành viên trong cộng đồng của Madhumaya được coi là thuộc giai cấp Hạ Tiện (Untouchables). Những người này thuộc giai cấp thấp nhất trong hệ thống giai cấp của Ấn Độ. Vì họ làm việc với các chất ô nhiễm như da, quần áo dơ cần giặt, cắt tóc, cắt móng, xác súc vật, chất thải của người và rác, nên bản thân họ và sự tiếp xúc của họ bị coi là ô uế đối với giai cấp cao cấp hơn. Do đó họ bị khinh bỉ, tránh né, bị buộc phải sống trong các chòi riêng và chỉ được uống nước ở giếng của họ, không được tham dự các nghi lễ tôn giáo, nếu bước chân vào các chùa dành cho giai cấp quý tộc, có thể bị phạt khổ sai hay những hình phạt tàn bạo khác, bị bắt làm những công việc khổ cực nhất, có thể bị đuổi học, không được tham dự các chương trình giáo dục. Số phận của họ thật cay nghiệt. Những người thuộc giai cấp quý tộc, chính thống tin rằng, cũng giống như giai cấp hạ tiện, tất cả đều đã được tôn giáo định sẵn. Do đó giai cấp hạ tiện vốn ô uế, bị ô uế cũng như bị đọa làm những công việc ô uế.

Madhumaya cũng như các môn đệ là những người tin theo bác sĩ B.R. Ambedkar. Ambedkar xuất thân là người Dalit, trải qua một số những hoàn cảnh đặc biệt phi thường, đã tiến lên làm vị bộ trưởng Luật Pháp đầu tiên của nước Ấn Độ độc lập. Người Dalit xem ông như là vị cha đẻ của hiến pháp để họ trở thành những người công dân bình đẳng. Quan trọng hơn nữa, ông cũng là người chống lại sự đàn áp, tranh đấu để bao gồm trong hiến pháp quyền bầu cử để họ có thể tranh đấu cho quyền lợi của mình, để có thể nói lên tiếng nói của họ và tham dự vào quốc hội dân chủ của Ấn Độ bằng sức mạnh của lá phiếu của họ. Trước khi mất năm 1956, Ambedkar đã cải đạo sang Phật giáo, từ bỏ đạo Bà-la-môn của Ấn Độ giáo, mà theo ông là nguyên nhân khiến ông và người Dalit trở thành “hạ tiện”.  Bác sĩ Ambedkar đã viết một quyển sách giảng giải về đạo Phật rất sâu sắc và uyên bác, The Buddha and His Dhamma (Đức Phật và Phật pháp), khiến ông trở thành một vị Bồ-tát của Phật tử Dalit. Theo sự giảng giải của Ambedkar, đức Phật đã trao cho phụ nữ quyền được có tri thức và được biến tiềm năng của mình thành hiện thực giống như nam giới.  Ông đã từng viết:

Kể từ khi tôi bắt đầu làm việc với giai cấp Dalit, tôi quyết mang lại sự bình đẳng cho nữ giới giống như nam giới. Đó là lý do tại sao quý vị thấy trong các cuộc họp của chúng tôi đều có mặt của hai giới. Tôi đo lường sự tiến bộ của cộng đồng bằng tiến độ phát triển mà phụ nữ đạt được…. Trên hết hãy để mỗi người phụ nữ đã lập gia đình có thể đứng ngang hàng với chồng của họ, là bạn của chồng, bình đẳng và từ chối không làm nô lệ của họ. Tôi chắc rằng nếu bạn tuân theo lời khuyên này, bạn sẽ mang lại danh dự, vinh quang cho bản thân và các giai cấp bị áp bức.

Gần như tất cả thành viên trong cộng đồng của Madhumaya, trong và ở các vùng phụ cận của Agra, đều là những “môn đồ” của Ambedkar, tuân hành theo những lời dạy về chính trị và các vấn đề khác của ông. Mỗi ngày càng có nhiều môn đồ Ambedkar noi theo gương và lời khuyên của Ambedkar bằng cách cải đạo sang Phật giáo, mà họ tin là đạo ‘thật sự” của tổ tiên họ. Vì thế sự chuyển đạo thực sự là sự chuyển trở lại, và là một sự khám phá trở lại Phật tánh, tín ngưỡng, và văn hóa thực sự của họ, tất cả bắt nguồn từ mảnh đất cổ xưa của chính đất nước Ấn Độ.  Trong phong trào đấu tranh của mình, Madhumaya đã sử dụng, vì chính bà cũng hết lòng tin tưởng như thế, lời khuyên của Ambedkar để “giáo dục, tổ chức, phấn khích”.  Lời khuyên nhủ đó và những lời dạy khác đã hợp thức hoá nỗ lực của bà và các chị em phụ nữ trong việc phá vỡ những hình thức phong kiến, gia trưởng của nam giới trong chính cộng đồng của họ và để mang sức mạnh đến cho họ và các chị em phụ nữ để họ có thể thay đổi cuộc đời.  Họ đã làm như thế bằng nhiều cách.

 

Vận Động Giải phóng Bodh Gaya

Hằng năm sinh nhật của bác sĩ Ambedkar (Ambedkar Jayant­) được tổ chức vào ngày 14 tháng 4 ở thành phố Agra với đoàn diễn hành vĩ đại qua các con đường của thành phố. Buổi lễ bắt đầu từ 8:00 tối, kéo dài đến 9:00 sáng hôm sau. Năm 1991 là năm đặc biệt: đó là kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bác sĩ Ambedkar. Trước năm đó, Madhumaya và các chị em phụ nữ đã chuẩn bị cho sự kiện này bằng các tổ chức “Đi bộ Hành hương [mang] Ngọn lửa Giáo Lý [của đức Phật] (Dhamma Jyoti Pad Yytrđến tất cả các khu vực có Phật tử Dalit ở thành phố Agra.  Bà Madhumaya đã mô tả cuộc hành hương bằng những lời sau:

Cuộc diễn hành [đi] khắp Agra. Thí dụ, mỗi Chủ nhật, nó bắt đầu ở chùa Phật giáo của khu vực này, Chakki Path, và đi đến Jagdishpura. Dọc đường, ở đâu có chùa Phật giáo là có thuyết pháp. Họ [phụ nữ] sẽ bước đến một nơi để đốt ngọn lửa của Giới luật và sau khi đốt một cây đèn sáp từ ngọn lửa Giới luật, họ sẽ ra đi…. Họ sẽ khởi hành đến một nơi khác, rồi kinh được tụng, pháp được giảng, và phụ nữ được choàng vòng hoa. Tôi bắt buộc mấy chị phụ nữ phải mặc đồng phục pa–ca±il [năm giới] trắng có phù hiệu pa–ca±il.  Trong tay họ cầm cờ pa–ca±il. Tôi đã rao truyền thông điệp rằng các chị em phụ nữ phải đóng góp tích cực cho lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bác sĩ Ambedkar. Bắt đầu từ ngày 6 tháng 12 [1990] và kết thúc vào ngày 14 tháng 4, 1991, họ phải đi khắp thành phố Agra.  Rồi vào ngày 14 tháng 4, khi đoàn diễn hành mừng lễ phát xuất, đó là lần đầu tiên các chị em trong nhóm của chúng tôi đã tháp tùng theo đó.

Trước năm 1991, lễ diễn hành là việc xảy ra nơi công cộng, chỉ có toàn nam giới. Vào ngày lịch sử đó, phụ nữ Dalit ở Agra cùng lên sân khấu với đàn ông Dalit. Việc họ phải làm là công khai rằng Ambedkar là lãnh đạo của họ, và đồng tuyên bố ông là nhà giải phóng Phật giáo mà những lời dạy của ông đã khiến cho sự tham gia của họ vào cuộc diễn hành này là hợp pháp và được dễ dàng, thuận lợi.

Một phụ nữ Dalit tham gia vào cuộc đi bộ diễn hành này đã mô tả sự kiện đó như sau: “Người đi xem diễn hành đã bất ngờ khi nhận thấy một ý thức mới và sự Giác ngộ nơi các phụ nữ tín tâm này, cũng như nỗ lực của họ trong việc truyền bá Phật giáo”. Dưới sự dẫn dắt của Madhumaya, phụ nữ công khai bước vào nơi công cộng.  Quan trọng hơn nữa, họ cùng nhau bước vào những nơi công cộng của đời sống xã hội và tôn giáo để truyền bá thông điệp của đức Phật, và sự diễn giải của thông điệp này qua lăng kính của người phụ nữ. Tất cả các khu vực của người Dalit trong thành phố Agra, chứ không chỉ Phật tử, đã nối vòng tay, đoàn kết nhau lại. Họ cũng hợp nhau lại thành một tăng đoàn Phật giáo, dầu chỉ có tính cách biểu tượng, bằng cách đốt những ngọn nến sáp từ ngọn đuốc Giới luật, giống như nó diễn ra ở thế vận hội Olympic. Cuộc đi bộ hành hương cũng là một sự kiện trọng đại về phụ nữ. Những người phụ nữ tuần hành khẳng định và biểu lộ khả năng tổ chức độc lập không cần đến sự hỗ trợ của nam giới, dầu những sự kiện này từng thuộc độc quyền của họ (nam giới). Thực vậy, các nữ Phật tử này đang cố gắng để thay đổi văn hóa của người phụ nữ Dalit ở thành phố Agra bằng cách mang họ đến những nơi công cộng và bày cho những chị em phụ nữ nhút nhát hơn rằng sự giải thoát là điều khả thi và có một con đường đi đến đó, ít nhất là đối với một số người.

Phụ nữ Dalit của thành phố Agra cũng đã bước vào lãnh vực công cộng trên toàn đất nước qua sự tham gia của họ vào phong trào giải phóng Bodh Gaya (Liberate Bodh Gaya Movement – LBGM).  Từ năm 1992, Phật tử Dalit từ nhiều nơi trên Ấn Độ đã tham gia vào phong trào giải phóng để dành lại chủ quyển của Chùa Mahabodhi, nơi đức Phật đã thành đạo ở Bodh Gaya. Đối với người Phật tử Dalit, Bodh Gaya là trung tâm điểm của tôn giáo của họ, nhưng không giống như các trung tâm tín ngưỡng của các tôn giáo khác ở Ấn Độ, nó không thuộc về sự quản lý của những người mà đối với họ nó là thánh địa. Trong khi, cho đến gần đây nhất, nó vẫn dưới sự quản lý của hội đồng quản trị mà đa số thành viên là người Ấn Độ. Năm 1993, phong trào bành trướng thành một cuộc vận động trên khắp đất nước của Phật tử Dalit để dành lại chủ quyền của ngôi chùa ở Bodh Gaya. Nói là dành lại vì Phật tử Dalit theo giáo thuyết của Ambedkar tin rằng họ gốc là Phật tử, nhưng tín ngưỡng và di sản văn hóa của họ đã bị tước đoạt bằng sự lừa dối và mưu mô của những người theo đạo Bà-la-môn Ấn Độ giáo, là tôn giáo của giai cấp và sự bất bình đẳng theo quan điểm của Ambedkar.

Năm 1994, tôi tham dự một cuộc vận động giải phóng Bodh Gaya lần thứ ba. Các nữ Phật tử Dalit ở thành phố Agra, lần nữa dưới sự dẫn dắt của Madhumaya, đã tổ chức một cuộc đi bộ hành hương khác, và đã mang ngọn đuốc Giới luật của đức Phật đến Bodh Gaya, nơi có hàng ngàn nam nữ Phật tử Dalit đã tụ hội lại. Phụ nữ Agra tự khẳng định mình bằng cách tuần hành lên sân khấu, nơi Ganga Devi, vị ‘chiến binh’ già nhất của quân đội đã trao ngọn đuốc cho những người phụ nữ cao quý này. Tất cả họ đều mặc quân phục của quân đội Sujt: sa-ri trắng với cầu vai pa–ca±il năm màu tượng trưng cho năm giới của đức Phật.  Bộ quân phục khẳng định một cách tượng trưng cho một ẩn ý không nói ra lời, của nữ Phật tử về việc giải phóng phụ nữ. Sau đó, Arati Baudh, một ‘chiến sĩ’ trong quân đội Sujata của thành phố Agra, đã đọc bài phát biểu đầu tiên nơi công cộng trên sân khấu. Các nữ Phật tử Dalit khác, nhất là những người đến từ bang Maharashtra, cũng đọc diễn văn và yêu cầu hai việc: trao trả chùa lại cho Phật tử quản lý và giải phóng phụ nữ.

Một nam Phật tử Dalit ở Agra nói một cách hãnh diện với tôi rằng với sự tham dự của rất nhiều phụ nữ trong cuộc vận động cho thấy là cộng đồng của họ cũng như phụ nữ trong cộng đồng đã thay đổi đến nhường nào. Nhiều phụ nữ đi chung với nhau đến Bodh Gaya. Nhiều người làm thế mà không cần phải có thân nhân là nam giới đi cùng, vì những người này phải vội vả trở về làm việc trong các nhà máy đóng giày ở thành phố Agra sau kỳ nghỉ dài hạn, không ăn lương trong dịp lễ Thần Thánh Ấn Độ.  Không có người phụ nữ nào trong đám tuần hành mang khăn che mặt, một thông lệ rất phổ biến ở thời điểm năm 1962 khi tôi lần đầu tiên gặp họ, và vẫn còn áp dụng đối với phụ nữ Dalit của thành phố Agra ở nơi công cộng.  Sự tham gia của rất nhiều phụ nữ trong phong trào không phải hoàn toàn tình cờ, vì theo như tôi biết thì phụ nữ ít bị cảnh sát tấn công khi họ cố gắng để dẹp đám đông, và hành động của họ (phụ nữ) sẽ dễ được coi là bất bạo động.  Về phần của phụ nữ Dalit, việc tham gia này giúp họ thói quen xuất hiện nơi đám đông, được gặp gỡ, tiếp xúc với phụ nữ từ nhiều nơi khác, phát triển tính cách độc lập khi đi ra ngoài mà không cần phải có người nam đi theo bảo hộ, và kể cả để tự giải trí. Đây không phải là những ‘thắng lợi’ nhỏ nhoi trong một cộng đồng bảo thủ nơi phụ nữ nói chung phải lệ thuộc vào nam giới, những người tự coi là mình có quyền để nói thay cho phụ nữ nơi đám đông và để ‘bảo vệ’ họ.  Mỉa mai thay, phụ nữ không thực sự thích thú với sự hãnh diện của nam giới đối với sự thay đổi bành trướng của những người phụ nữ “của họ”, vì họ không cần thiết phải hảnh diện vì những lý do chánh đáng.  Nam Phật tử xem phụ nữ là công cụ để làm tất cả những việc mà nam giới có thể được ghi điểm.  Tuy nhiên, những nữ Phật tử hoạt động chính trị này xem nam giới là một vấn đề và phong trào Phật tử là một cơ hội để họ được giải phóng khỏi vấn đề đó.

 

Cấm Chương Trình Xổ Số

 Một sự kiện nghiêm trọng hơn cũng đã xảy ra. Nữ Phật tử Dalit, không thuộc quân đội của Madhumaya, đã tuần hành vào ngày 21 tháng 1 năm 1995, trong một cuộc biểu tình chống lại những nơi buôn bán vé số ở Jaipur House của thành phố Agra.  Theo một tờ báo địa phương, các đại lý bán vé số đã trở thành một vấn đề “sau khi hàng trăm người đã bị thiệt hại [vì mua vé số]”. Nhiều thanh niên Dalit đã nghiện mua vé số, nên đổ gần hết tiền kiếm được vào hy vọng trúng số độc đắc, trong khi gia đình họ lâm vào cảnh khốn đốn không có gạo mà ăn. Khi những người phụ nữ Dalit bước vào khu thương mại của các đại lý bán vé số, họ không chỉ bước vào một nơi đáng ghê tởm về mặt đạo đức đối với họ, mà còn là một nơi công cộng, toàn là nam giới, nơi mà sự bài bác chống lại những người Dalit theo chủ nghĩa Ambedkar ở thành phố Agra đã nhen nhúm từ lâu. Các đại lý bán vé số đã phản ứng kịch liệt bằng cách ném đá và dùng cây gộc đánh đuổi các nữ Phật tử Dalit này. Theo một tờ báo địa phương:

Tám [phụ nữ Dalit] bị thương, ba người trong số đó bị thương nặng phải chuyển đến bệnh viện; những người còn lại sợ hãi bỏ chạy khỏi hiện trường. Khi thông tin của vụ tấn công đến tai bạn bè và những người lân cận, họ…đã giận dữ đập phá khu thương mại và san bằng các đại lý đó…. Những người tấn công [phụ nữ] bị phạt vạ và….chỉ sau khi đám đông cuồng nộ [của bạn bè, láng giềng của những người phụ nữ] đến bao vây ty cảnh sát địa phương, thì cảnh sát mới hứa là sẽ bỏ tù những người tấn công phụ nữ trong 12 giờ tới.

Kể từ đó, phụ nữ thuộc mọi giai cấp, thượng hay hạ lưu, đều tham gia và hoàn toàn hợp tác với phong trào.  Đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử của thành phố Agra là phụ nữ Dalit đã thành công trong việc nhóm lên một phong trào với nhiều thành phần giai cấp, đa đảng tham gia trong một hoạt động chung. Dầu cuối cùng phong trào cũng thất bại, nhưng cuộc tranh đấu là một cuộc nổi dậy quyết liệt trong văn hóa của thành phố Agra nơi người Dalit đã bị bài xích từ lâu đời và phụ nữ bị cấm có mặt ở những nơi công cộng, nhất là khi họ tự phát khởi hành động như trong trường hợp này. Một tờ báo địa phương đã báo cáo về một cuộc họp, qua đó phụ nữ Dalit đã có cái nhìn tích cực về kết quả của cuộc biểu tình:

Các chị phụ nữ không buồn về sự việc xảy ra ở Jaipur House; đúng hơn nó đã đánh thức họ. Ở thành phố Agra một phong trào lớn chống lại việc xổ số sẽ được tiến hành.  Không có nơi nào được phép bán vé số.  Các diễn giả đã kêu gọi phụ nữ tham gia ngay vào cuộc biểu tình.

Tuy nhiên, mục tiêu đích thực phía sau cuộc vận động của nữ Phật tử Dalit là kể từ đó họ có thể làm điều chưa từng làm bao giờ, là công khai chỉ trích chồng con họ, những người đã trở thành con nghiện vé số vô trách nhiệm, không sống theo lời dạy của bác sĩ Ambedkar và đức Phật.

 

Vận Động Lật Đổ Phong Kiến

Đôi khi ngược với chủ định tốt đẹp của họ, đàn ông Dalit đã tạo ra các chướng ngại lớn đối với sự nổi dậy và giải phóng của phụ nữ. Khi bắt đầu công cuộc khảo sát, tôi đã dự một buổi họp của Hội Phật giáo Ấn Độ ở thành phố Agra. Cuộc họp được diễn ra trước một ngôi chùa Phật giáo trong khu Chakki Path. Khi tôi đến cuộc họp đang sôi nổi trong cuộc tranh luận về việc chọn lựa một ngày cho cuộc biểu tình năm 1994 ở Bodh Gaya. Ngay lúc đó, Madhumaya, theo thói quen, cắt ngang cuộc tranh luận, cầm trong tay một mảnh giấy cho mọi người cùng thấy những gì được viết trên đó, “Nếu nó [cuộc biểu tình] không thể xảy ra, thì sao tôi có tờ rơi này với ngày giờ khi nào nó được bắt đầu”.  Lúc gần cuối cuộc họp, bà đứng lên, giảng cho cánh đàn ông về những khó khăn của phụ nữ trong việc tổ chức cuộc biểu tình Mahabodhi, trong khi đàn ông không thể quyết định ngày biểu tình. Cánh đàn ông trong phòng họp tìm cách khoá miệng bà bằng cách la ó, cho rằng bà đang làm mất thời gian của mọi người với những vấn đề nhỏ nhặt của phụ nữ, là những điều không cần đem ra nơi cuộc họp này. Trước khi ngồi xuống, Madhumaya đã bào chữa một cách cứng rắn với những lời, “Thái độ đúng đắn sẽ đưa đến thành công, Hội Liên Hiệp Nữ Phật tử sẽ vượt qua khó khăn”.  Đó là một lời chỉ trích ám chỉ rằng cánh đàn ông không có chánh nghiệp theo như lời dạy của đức Phật.

Madhumaya và các chị em phụ nữ chỉ liên kết với Hội Phật giáo Ấn Độ do toàn nam giới đứng đầu, là do họ yêu cầu. Sau buổi họp, bà đã nói với tôi, khi bà bắt đầu rớt nước mắt nghẹn ngào vì thất vọng và tức giận, “Nước mắt này, nước mắt này, sao trước đây không chảy ra?  Sao rơi nước mắt vào lúc này – vì khổ đau.  Từng chuyện, mọi thứ họ đều gây ra [đem đến bực tức cho bà]”.  Bà cảm thấy cánh đàn ông đang kết tội chống lại bà một cách bất công.  Nhưng sau đó, bà lấy lại can đảm, như bà vẫn thường như thế, và có lần nói với tôi, “Hãy đối xử với tôi như một người có trí (clk), thì tôi sẽ thành người có trí”.

Tại sao một số nam giới lại bực tức, hằn hộc với Madhumaya? Không chỉ vì những vấn đề bà đã nêu lên.  Nếu một nam nhân cũng nêu cùng vấn đề đó thì chẳng khiến ai nổi giận. Hơn nữa, Madhumaya đã phạm tới hai lỗi lầm. Trước tiên, bà đã ngang nhiên bước vào một nơi từ trước tới giờ là nơi công cộng dành cho nam giới Dalit, đó là trước cửa chùa, và còn ngồi xuống cạnh họ.  Thứ hai, còn ghê gớm hơn, đó là bà đã đứng lên nơi công cộng đó, để không chỉ nói thẳng với họ, mà còn thách thức họ quyết định dựa trên thông báo đã được in sẵn từ chánh văn phòng của LBGM mà bà đang có trong tay. Dầu phụ nữ Ấn Độ, kể Madhumaya, cũng từng phát biểu nơi công cộng về những đề tài khác, nhưng phụ nữ trong cộng đồng này được xem là không có quyền để làm như thế ở một nơi công cộng chỉ dành cho nam giới, nhất là nói về những đề tài như quyền lực, quyết định chung, và tư cách đại biểu.  Do đó, “Quân Đội Sujata” là tên gọi khéo chọn của Madhumaya. Đó là cuộc chiến tôn giáo; nhưng nó cũng là một cuộc chiến cam go, để giải phóng phụ nữ mà bom mìn xã hội chôn giấu khắp nơi trên bước đường đi của các chiến binh.

Ở các cuộc họp Phật giáo hay không Phật giáo trong thành phố, nam giới Dalit thường theo lời dạy của bác sĩ Ambedkar, chống đối ba kẻ thù của nhân loại: đó là lòng tin mù quáng, dị đoan và chủ nghĩa truyền thống hay sự bám víu vào những phong tục cổ hũ. Lòng tin mù quáng, là lòng tin không dựa trên lý trí như tin vào thần thánh, vào chủ thuyết giai cấp đã được định sẳn; dị đoan là lòng tin vào những thứ như là mắt quỷ và sự ô uế qua xúc chạm; và những hũ tục như là mạng che mặt, chế độ của hồi môn, và sự hạ tiện. Dựa theo giáo lý Phật giáo, cả nam và nữ giới đều lên án những điều xấu xa này, nhưng phụ nữ nói đến chúng với những ý nghĩa rộng hơn, để bao gồm cả mọi cách hành xử của nam giới mà tôi đã kể qua như rượu chè, cờ bạc, đánh vợ, không quan tâm đến sự học của phụ nữ.  Theo như nhà khoa học chính trị Dalit, Gopal Guru đã viết một cách sâu sắc, “Tất cả mọi thứ đều buộc chúng ta phải bảo vệ quyền được nói khác đi của người phụ nữ Dalit”.

Madhumaya công nhận rằng bà đã sử dụng một số vũ khí của nam giới để chống lại họ.  Một trong những chiến thuật đó là bắt đầu một tổ chức mới, tách biệt và luôn đi cả nhóm khi cánh đàn ông định đảo ngược tình thế bằng cách cài đặt vào các vị trí đầu não những người phụ nữ của họ, dầu những người này không có khả năng cần thiết.  Không may cho cánh đàn ông, giờ họ thường rơi vào những trường hợp mà họ phải dựa vào Madhumaya và các chị em hội viên của bà để kêu gọi phụ nữ tham gia tổ chức các sự kiện như là phong trào LBGM.

Tri thức là vũ khí của kẻ yếu. Madhumaya và các chị em hội viên đã sử dụng tri thức để tự giúp mình và các chị em phụ nữ khác, nên Madhumaya cũng nhanh chóng sử dụng tri thức trong việc bảo vệ Phật giáo. Năm 1992, có tin đồn rằng Mira Nair, người làm phim Salaam Bombay (Khu ổ Chuột Bombay), dự định làm phim mà trong đó đức Phật sẽ xuất hiện như là một tái sinh của thần Hindu.  Madhumaya lập tức gửi tuyên bố đến các tờ báo địa phương để nhờ họ đăng tải.  Qua đó, bà đã đe doạ sẽ biểu tình chống lại cuốn phim minh hoạ đức Phật theo cách đó.  Tương tự, năm 1995, Mayavati được bổ nhiệm làm chánh bộ trưởng của bang Uttar Pradesh một thời gian ngắn.  Mayavati là người phụ nữ Dalit đầu tiên giữ một chức vụ như thế. Nhân dịp đó, Madhumaya và một số nam Phật tử phát đi một tuyên bố với báo chí địa phương rằng:

Xưa kia một vị vua Phật tử [Asoka] đã ngồi ở ghế của người cầm quyền. Trải qua bao thế kỷ, giờ việc đảm nhiệm chức vụ chánh bộ trưởng của cô Mayavati đã khôi phục lại thời cổ xưa đó. Niềm hy vọng [rồi] đã trở thành hiển nhiên qua việc cô Mayavati được lèo lái con thuyền bang Uttar Pradesh theo con đường Phật giáo, thì giấc mơ của vị bồ-tát, cha già Saheb Ambedkar, về một xã hội cải cách và đoàn kết xã hội sẽ trở thành hiện thực.

A±oka là vị lãnh đạo lý tưởng mà các Phật tử ở thành phố Agra dùng để so sánh với các viên chức chính quyền hiện nay. Tuy nhiên, hai sự kiện về cuốn phim của Mira Nair và về việc đề cử Mayavati cho thấy Madhumaya đã khéo phản ứng theo các sự kiện xã hội như thế nào, và bà mới nhanh nhạy làm sao khi biến chúng thành một lợi thế cho Phật giáo và nữ giới, dầu bà chỉ có trình độ học vấn đến lớp tám.

Kết Luận

Ý nghĩa và ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống của những phụ nữ siêu phàm này rất sâu sắc và đáng kể.  Những lời truyền dạy của bác sĩ Ambedkar về Phật giáo đã giải phóng và hợp pháp hoá các nữ Phật tử Dalit, họ bắt đầu tạo dựng quyền lực cho bản thân. Trong tiến trình đó, những người chiến binh của quân đội Sujata chiến đấu ở ba mặt trận.  Đầu tiên là lãnh vực công cộng của thành phố Agra, nơi họ chiến đấu chống cái xấu ác đe doạ tất cả mọi cộng đồng, như là các đại lý bán vé số.  Ở mặt trận thứ hai, họ tranh đấu cho quyền được tín ngưỡng, được làm chủ những công trình tâm linh, và sự nhìn nhận nguồn gốc Phật giáo của họ. Đồng thời, họ cũng mở ra một mũi nhọn để tham gia vào phong trào phụ nữ toàn quốc, dầu họ làm điều đó với tiếng nói riêng của họ. Và cuối cùng, họ đã bước vào chiến trường của những vấn đề chung của cả cộng đồng như giới tính, xã hội phong kiến, hũ tục và dị đoan.  Họ đã tạo nên một văn hóa Phật giáo nữ tính nổi bật của sự giải phóng khỏi, hơn là chống đối lại, những người đàn ông phong kiến của họ.  Trên tất cả các mặt trận, họ đã chứng tỏ cho mọi người thấy một số dân tộc bị kỳ thị nhất ở Ấn Độ, như dân Dalit, và một số người bị gạt ra ngoài lề xã hội nhất như phụ nữ, vẫn có thể là những nhà lãnh đạo và sáng tạo như thế nào.  Với sự ủng hộ có chừng mực của các ông chồng, họ đã chiến đấu không phải bằng súng, bom, nhưng bằng những vũ khí mạnh mẽ của tri thức, và thông điệp giải thoát của Phật giáo qua sự diễn giải của bác sĩ Ambedkar….

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-91_4-15149_5-50_6-1_17-48_14-1_15-1/

———————————————————————————

LỊCH SỬ KHÁI LUẬN
CHƯƠNG HAI – ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI

Sự xuất hiện đức Phật THÍCH CA MẬU NI trong thế giới loài người là một vinh hiển cho con người và cuộc đời. Ngài là kết tinh của muôn ngàn hương hoa “từ bi” và “trí tuệ”, là hiện thân của chân lý, một điềm lành cho hết thảy chủng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới. “Nếu cõi đời không đau khổ, tối tăm, đức Phật đã chẳng xuất hiện ở đời”. Ngài ra đời, vì mục đích trọng đại là Khai thị ngộ nhập Phật tri kiến[1] cho chúng sinh, nên dù chúng ta có là Phật tử hay không, thiết tưởng cũng cần biết sơ lược về lịch sử, những diễn biến lớn của cuộc đời Ngài, là đức Phật THÍCH CA MÂU NI, vị giáo chủ khai sáng đạo Phật.

Ở đây, ta hãy tìm hiểu những nét chính của lịch sử ấy:

· NIÊN ĐẠI ĐẢN SINH

Có nhiều thuyết khác nhau[2]. Theo thuyết phổ thông hiện nay, đức Phật đản sinh, thành đạo, Niết Bàn nhằm ngày trăng tròn tháng Vesak của sứ Ấn Độ, tức là ngày 15 tháng 4 âm lích năm 623 trước Jésus Chirst ra đời. Như vậy, tính từ khi đức Phật đản sinh đến nay là 2.595–1971, nhưng cuộc đại hội nghị Phật giáo thế giới kỳ II tại Tokyo (Nhật Bản) năm 1952, đã quyết định lấy năm đức Phật Niết Bàn làm ngày kỷ niệm “Phật lịch” thống nhất cho toàn thế giới=2.515–1971.

Và, từ ngày ấy đến nay, trong lịch sử nhân loại, đã trải qua bao nhiêu biến cố hưng suy, nhưng với đạo Phật vẫn tồn tại và triển khai, vẫn sống và vẫn sáng.

· THÂN THẾ VÀ NƠI SINH THÁI TỬ

Thái tử Siddhartha (Sĩ Đạt Ta)[3], thuộc giai cấp Satriya (Sát Đế Lị) giòng Cakya (Thích Ca), một đại quí tộc ở Ấn Độ, con hoàng đế Suddhodana (Tịnh Phạn) và hoàng hậu Mâyâdevi (Tịnh Diệu). Sử chép, khi gần ngày sinh thái tử, hoàng hậu phải trở về kinh đô Devadaha nước Koli (Câu li)–theo cổ tục đàn bà có mang phải về quê cha mẹ mình để sinh–và đản sinh thái tử ở vườn hoa Lumbini (Lâm Tì Ni), bên gốc cây Asaka (Vô ưu), nay là xã Ruminidhehi, thuộc quản hạt Aouth, phía tây nam của xứ Népal và phía đông Papti. Toàn cõi Ấn Độ chia làm nhiều tiểu quốc… Kinh thành chính nhà vua lúc bấy giờ có tên là Kapilavastu (Ca Tì La Vệ), nơi phát sinh đấng Đại từ bi phụ của hết thảy chúng sinh trong cõi tam thiên đại thiên thế giới.

Đản sinh thái tử được 7 ngày thì hoàng hậu Mâyâdevi tạ thế. Sau nhờ bà dì là Mahâprajâpati (Ma Ha Ba Xà Ba Đề)[4] trông nom, nuôi dưỡng thái tử cho đến khi trưởng thành.

Năm 1806, người ta tìm ra được một trụ đá của vua Asoka có kắc hàng chữ: “Chỗ này là vườn Lumbini (Lâm Tì Ni), nơi đức Phật đản sinh.

· HÌNH TƯỚNG VÀ TƯ CHẤT

Thái tử có 32 tướng quí, 80 vẻ đẹp. Nhà tiên tri Asita (A Tư Đà) khi xem tướng thái tử, có nói: “Nếu thái tử ở tại gia sẽ là một vị vua trên hết các vị vua chúa trong hoàn cầu, ngự trị cả năm châu; nhưng chữ vạn nổi ở trên ngực là điềm báo trước thái tử sẽ xuất gia thành Phật, làm chủ cả tam giới, dắt đường chỉ nẻo cứu độ cho hết thảy chúng sinh”.

Năm thái tử lên 7 tuổi, vua cha mời các đạo sĩ trứ danh thời bấy giờ vào dạy: Như học văn ông Visvamistra (Tì Sa Mật Đà La) và học võ ông Ksantidiva (San Đề Đề Bà), không bao lâu thái tử trở nên bậc văn võ toàn tài, tinh thông, và sở trường hơn hết là các môn nghị luận, triết lý, văn chương… Thái tử là vị thiếu niên bác học đương thời!

Năm 16 tuổi, thái tử vâng lệnh vua cha kết hôn với công nương Yasôddhara (Da Du Đà La)[5] và sinh hạ được một người con trai là Rahula (La Hầu La).

LÝ DO XUẤT GIA

Hiện trang xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ luôn luôn sống trong tình trạng báo động, nghi ngờ, áp bức, bất công do giai cấp Bà La Môn giáo gây ra, nền luân lý cổ truyền gần như sụp đổ. Thái tử đau buồn nỗi đau nhân thế. Vốn là người giàu tư tưởng, khi tuổi mới lơn là tuổi hay thắc mắc, hoài nghi tất cả. Hơn nữa, thái tử là một thanh niên thông minh tuyệt vời, ưa tìm hiểu mọi việc. Nên, sau khi du ngoạn bốn cửa thành, thái tử đã cảm nhận bao nỗi thống khổ của trần gian: già, đau, sống, chết; bốn cảnh buồn tê tái ấy là những duyên cớ đã thúc giục chí xuất gia của Ngài mà không một sức mạnh nào có thể ngăn cản được. Không một con đường đầy hoa nào dẫn ta đến vinh quang mà không có sự thử thách. Mọi phán đoán đã định, người chí khí cao cả ấy nhất quyết từ giã hoàng gia, cắt ngang sợi dây tình ái với công nương Yasôddhara và Rahula, vượt thành, xuất gia[6], tu đạo giải thoát, hòng đưa muôn loài từ đau khổ, mê mờ tới hạnh phúc và ánh sáng chân lý.

Năm 29 tuổi,[7] lúc đương đêm, thái tử cùng với tên hầu cận Chandaka (Xa Nặc) trung thành giong ruổi lên đường đến bờ sông Anoma, thì trời vừa hừng sáng, thái tử dừng lại nơi đây, đưa lưỡi kiếm lên ngang đầu xén mớ tóc của mình, cởi tấm áo cẩm bào vứt đi, khoác trên vai mảng y vàng của bậc xuất trần; rồi quay lại bảo Chandaka: “Chính vì đêm tối ta mới đi tìm ánh sáng”.

Qua bao nhiêu tháng năm, thái tử đã đi khắp đó đây tìm học ở các đấng tiên hiền, đạo sĩ trứ danh. Nhưng triết lý của vị nào cũng không được siêu thoát, nên thái tử đành bỏ đi nơi khác.

· SÁU NĂM TU KHỔ HẠNH

Rồi từ đấy thái tử dấn thân trên con đường thiên lý, đến một khu rừng, gần làng Ouroubilva (cũng gọi là Dukarakrya, có nghĩa là Khổ Hạnh Lâm), nơi có con sông Nairanjani (Lilani), bên tháp núi Râdjagriha (Vương Xá), cảnh trí hữu tình, thái tử cùng 5 người Bhadravarglyas, đệ tử của ông Rudraka tu ở đây 6 năm. Trong bọn năm người[8] có Kaundinya (Kiều Trần Như) là hơn cả.

Bồ tát[9] tu ép xác cho đến nỗi gầy gò ốm yếu, có đôi khi tưởng đến sắp chạy theo tử thần. Mà nào có hiệu quả gì đâu? ngài nghĩ: “Thân thể có cường tráng thì tinh thần mới sảng khoái. Quá sướng hay quá khổ đều không phải lối tu chân chính[10]. Con đường dẫn đến giải thoát là Phải tránh xa hai thái cực ấy”.

Có một hôm, nàng Sujatâ, con gái của Nadica, vợ của trưởng giả Senani, thấy Bồ tát sức đã kiệt mới khuấy sữa với mật ong, đựng trong một cái bát bằng vàng dâng cúng, Bồ tát ăn xong bát sửa thấy người khỏe lại như thường. Năm đệ tử của Rudraka bỏ thầy theo Bồ tát, thấy thể lấy làm bất bình, lánh đi sang thành Béranès, ẩn tu trong rừng Mragadâ (Lộc Uyển)[11].

Bồ tát lúc này một mình một bóng đến xứ Goya, trải nệm cỏ bên một gốc cây Bodhi (Bồ đề)[12], ngồi thiền định ở đó và tự thệ nguyện lớn: “Nếu ta ngồi đây mà không tìm ra đạo lý nhiệm mầu, không tìm ra lẽ huyền bí của vũ trụ vạn pháp thì dù thịt nát, xương tan, ta quyết không rời bỏ chỗ ngồi này”.

Suốt trong 49 ngày suy tưởng, đến ngày cuối cùng khi vầng sao mai hiện lên lộng lẫy giữa bầu trời xanh thẳm, Bồ tát thấy thân tâm trở nên vắng lặng và sáng suốt, bao nhiêu cặn bã mê mờ và phiền não đều khoảnh khắc rũ sạch,giải quyết một lần những lẽ huyền bí của vạn pháp về vũ trụ, con người, về quan niệm sống chết, cả về tâm lý lẫn vật thể. Hàng triệu triệu điềm lành quyện lại bên gốc cây “bồ đề”, trái đất như chuyển mình, mây ngừng bay, gió ngừng thổi, tất cả như nghiêng mình kính cẩn tôn Ngài lên ngôi Đại Giác.

Ngài đã thành Phật với danh hiệu THÍCH CA MÂU NI (Cakyamuni). Năm ấy ngài 35 tuổi.

Công hạnh tu chứng của đức Phật, đánh dấu một quá trình cao cả: qua bao nhiêu chặng đường gai gốc nhưng rất huy hoàng của một đấng toàn giác.

Ngài đã thành công viên mãn!

· 45 NĂM THUYẾT PHÁP ĐỘ SINH

Trong năm thời thuyết giáo, hơn 45 năm ròng, lần đầu tiên, đức Phật đặt chân trên giải đất Béranès,bên bờ sông Nairanjanà, nơi rừng Mrigadâva, giáo hóa cho năm người đệ tử thuở xưa cùng tu với Ngài ở đây, mà lịch sử gọi là “Chuyển Pháp Luân=Dhammacakkharasutta”, cho tới khi giảng kinh Pháp Hoa, kinh Đại Niết Bàn.

Kinh Ariyapariyesana Suttam XXVI chép:

“Này các tỳ khưu, ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng đạo lộ, hướng đến tịch mịch, tuần tự du hành tại nước Magadha và đến tụ lạc Uruyelà. Tại đây, ta thấy có một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng (Neranjara) chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và chung quanh có làng mạc bao bọc, dễ dàng đi khất thực. Này các tỳ khưu, rồi ta tự nghĩ: “Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và chung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng khi khất thực. Thật là một chỗ vừa đủ cho một Thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh tiến. Và này các tỳ khưu, ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ: “Thật là vừa đủ để tinh tiến”.

Rồi này các tỳ khưu, ta tự mình bị sinh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sinh, tìm cầu cái không sinh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn, và đã chứng được cái không sinh vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn; tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn, và đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ác Niết Bàn; tự mình bị bệnh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị bệnh, tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn, và đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ác, Niết Bàn; tự mình bị chết, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị chết, tìm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách Niết Bàn, và đã chứng được cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn; tự mình bị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sầu, tìm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn, và đã chứng được cái vô sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn; tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn, và đã chứng được cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn. Và tri và kiến khởi lên nơi ta. Sự giải thoát của ta không bị dao động. Nay là đời sống cuối cùng của ta, không còn sự tái sinh nữa’.

“Này các tỳ khưu, rồi ta suy nghĩ như sau: “Pháp này do ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng thì phần nhiều ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Đối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Đối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý. Idapaccayatà Paticcasamuppàda (Y tính duyên khởi pháp); thật khó mà thấy được định lý tất cả hành là tịch tịnh, tất cả sinh được trừ bỏ, ái được đoạn tận, ly dục, ái diệt. Niết Bàn. Nếu nay ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu ta, thời như vậy thật khổ não cho ta, như vậy thật bực mình cho ta! “Này các tỳ khưu, rồi các bài kệ bất khả tự nghị, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi ta:

“Sao ta nói chính pháp,

được chứng ngộ khó khăn?

Những ai còn tham sân,

Khó chứng ngộ pháp này.

Được ngược dòng thâm diệu,

Khó thấy, thật tế nhị,

Kẻ ái nhiễm vô minh,

Không thấy được pháp này”

Rồi này các tỳ khưu, với những suy tư như vậy, tâm của ta hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp. Này các tỳ khưu, lúc bấy giờ Phạn Thiên Sahampati khi biết được tâm tư của ta với tâm tư của mình, liền suy nghĩ: “Than ôi, thế giới đã tiêu diệt, thế giới sẽ bị hoại vong, nếu tâm của Như Lai, bậc A La Hán, Chính Đẳng Giác hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp”. Rồi này các tỳ khưu, Phạn Thiên Sahampati, như một nhà lực sĩ duỗi thẳng cánh Tay đã co lại, hay co lại cánh tay duỗi thẳng; cũng vậy, vị ấy biến mất từ thế giới Phạn Thiên và hiện ra trước mắt ta. Này các tỳ khưu, rồi Phạn Thiên Sahampati đắp thượng y một bên vai, chắp tay hướng vái ta và bạch rằng: “Bạch Thế Tôn hãy thuyết pháp! Bạch Thế Tôn hãy thuyết pháp! Có những chúng sinh ít nhiễm bụi trần sẽ bị nguy hại, nếu không được nghe Chính Pháp. (Nếu được nghe), những vị này có thể thâm hiểu Chính Pháp”. Sau khi nói vậy, lại nói thêm như sau (lược dẫn):

… “Xưa, tại Magadha

Bậc thanh tịnh chứng ngộ

Như đứng trên núi cao

Nhìn xuống đám quần sanh

Hãy đi khắp thế giới

Bậc Thế Tôn Chánh Giác

Hãy thuyết vi diệu pháp

Người nghe sẽ thấu hiểu”.

“Này các tỳ khưu, sau khi biết được lời Phạn Thiên yêu cầu, vì lòng từ bi đối với chúng sinh, với Phật nhãn ta nhìn quanh thế giới. Này các tỳ khưu, với Phật nhãn ta thấy có hạng chúng sinh ít nhiễm bụi đời nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn động căn, có hạng thiện tính ác tính, có hạng dễ dạy khó dạy, và một ít thấy sự nguy hiểm phải tái sinh thế giới khác và sự nguy hiểm có những hành động lỗi lầm. Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng hay hồ sen trắng có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sinh ra dưới nước không bị nước đẫm ướt. Cũng vậy, này các tỳ khưu, với Phật nhãn, ta thấy có hạng chúng sinh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, có hạng độn căn, có hạng thiện tính ác tính, có hạng dễ dạy khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sinh thế giới khác và sự nguy hiểm có những hành động lỗi lầm…

“Này các tỳ khưu, rồi ta tự suy nghĩ: “Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên, ai sẽ mau hiểu Chính Pháp này?” Này các tỳ khưu, rồi ta tự suy nghĩ: “Nay có Alàra Kãlãma là bậc tri thức, đa văn, sáng suốt đã từ lâu ít nhiễm bụi đời. Ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho Alàra Kãlãma, vị này sẽ mau hiểu Chính pháp này! “Này các tỳ khưu, rồi chư thiên đến ta và nói như sau: “Bạch Thế Tôn, Alàra Kãlãma đã mệnh chung bảy ngày rồi”. Rồi tri kiến khởi lên nơi ta: “Alàra Kãlãma đã mệnh chung bảy ngày rồi”. Này các tỳ khưu, ta nghĩ: “Thật là một thiệt hại lớn cho Alàra Kãlãma: Nếu nghe Pháp này, Alàra Kãlãma sẽ mau thâm hiểu! “Rồi này các tỳ khưu, ta lại nghĩ: “Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ mau hiểu Chính Pháp này?” rồi này các tỳ khưu, ta lại nghĩ: “Nay có Uddhaka Rãmaputta là bậc tri thức, đa văn, sáng suốt, đã từ lâu sống ít nhiễm bụi đời, ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho uddaka Rãmaputta. Vị này sẽ mau hiểu Chính Pháp này”. Rồi chư Thiên đến ta và nói như sau: “Bạch Thế Tôn, Uddaka Rãmaputta đã mệnh chung ngày hôm qua!”Rồi tri kiến khởi lên nơi ta: “Uddaka Rãmaputta đã mệnh chung ngày hôm qua!” Này các tỳ khưu, ta nghĩ: “Thật là một thiệt thòi lớn cho Uddaka Rãmaputta. Nếu nghe Pháp này, Uddaka Rãmaputta sẽ mau thâm hiểu”. Này các tỳ khưu, rồi ta suy nghĩ: “Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ mau hiểu Chính Pháp này?”. Rồi này các tỳ khưu, ta lại nghĩ: “Nay nhóm năm vị tỳ khưu ở tại đâu?” Này các tỳ khưu, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, ta thấy nhóm năm vị tỳ khưu hiện ở Bàrãnaĩ, tại Isipatana, vườn Lộc Uyển. Rồi này các tỳ khưu, sau khi ở tại Uruvelà lâu cho đến khi mãn ý, ta lên đường đi đến Bàrãnasĩ.

“Này các tỳ khưu, rồi ta tuần tự đi đến Bàrãnasĩ, Isipatana, vườn Lộc Uyển, đi đến chỗ nhóm năm vị tỳ khưu ở. Này các tỳ khưu, nhóm năm vị tỳ khưu khi thấy ta đằng xa đi đến, đã cùng nhau thỏa thuận như sau: “Này các Hiền giả, nay Sa môn Gotama đang đi đến; vị này sống trong sự sung túc, đã từ bỏ tinh cần, đã trở lui đời sống đầy đủ vật chất, chúng ta chớ có đính lễ, chớ có đứng dậy. Hãy đặt một chỗ ngồi, và nếu vị ấy muốn, vị ấy sẽ ngồi”. Này các tỳ khưu, nhưng khi ta đi đến gần, năm vị tỳ khưu ấy không thể giữ đúng điều đã thỏa thuận với nhau. Có người đến đón ta và cầm lấy y bát. Có người sắp đặt chỗ ngồi. Có người đem nước rửa chân đến.Nhưng các vị ấy gọi ta bằng tên với danh từ Hiền giả (Avuso). Này các tỳ khưu, khi nghe nói vậy, ta nói với nhóm năm vị tỳ khưu: “Này các tỳ khưu, chớ có gọi ta bằng tên và dùng danh từ Hiền giả. Này các tỳ khưu, Như Lai là bậc A La Hán, Chính Đẳng Giác. Hãy lắng tai, pháp bất tử đã chứng được. Ta giảng dạy, ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các người không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại, mục đích vô thượng của Phạn hạnh mà các Thiện nam tử xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các người sẽ an trụ”. Này các tỳ khưu, khi nghe nói vậy, nhóm năm vị tỳ khưu nói với ta: “Hiền giả Gotama, với nếp sống này, Hiền giả đã không chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến đặc thù xứng đáng bậc Thánh; thì nay làm sao hiền giả, với nếp sống sung túc, với sự từ bỏ tinh cần, với sự trở lui đời sống vật chất đầy đủ, lại có thể chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến đặc thù xứng đáng bậc Thánh”. Này các tỳ khưu, khi nghe nói vậy ta nói với nhóm năm vị tỳ khưu, Như Lai sống không sung túc, không từ bỏ tinh cần, không trở lui đời sống vật chất đầy đủ. Này các tỳ khưu, Như Lai là bậc A La Hán, Chính Đẳng Giác. Này các tỳ khưu, hãy lắng tai nghe Pháp bất tử đã chứng được. Ta giảng dạy, ta thuyết pháp…, và ta đã làm cho năm vị tỳ khưu chấp nhận”.![13]

Đức Phật đã chu du khắp nước Ấn Độ, từ cực bắc, dưới chân núi Himalaya, đến cực nam, bên ven sông Gange, nơi hang cùng ngõ hẻm, ở đâu có ánh sáng mặt trời là có dấu chân Ngài ở đó.[14]

Hơn 300 hội nói pháp, Ngài đã thâu nhận số đông đệ tử xin vào giáo hội, không phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn, thanh niên, già cả, nam hay nữ, người trí thức hay kẻ ngu si, tất cả… đều được đức Phật đưa vào Chính Pháp và coi như nhau, khác nào như cơn gió lốc thổi dồn các thứ lá lại một chỗ, đức Phật thuyét pháp cho hết thảy.

Với đức hy sinh, với lý tưởng cao cả, và với lòng thương vô biên của đức Phật, hàng vô lượng chúng sinh trên khắp hành tinh, đã tìm được lẽ sống cao đẹp cho mình, ngay trong cuộc đời đầy tội lỗi, xấu xa, ác độc…

Trải qua bao sương tuyết cuộc đời, đức Phật đã thắng trong mọi hoàn cảnh vẻ vang, vô cùng cao đẹp; đã tô đậm nét son trên trang sử nhân loại, tuyệt nhiên không vướng chút bạo tàn, với đức hiếu sinh và lòng từ bi quảng đại, đã xoay lại bất công muôn chế độ tàn bạo, phi nhân tính, để lại cho hậu thế một gương sáng láng vô cùng!

Và nét son rất tươi ấy, tươi mãi, đã mở đầu cho cuộc đời cao rộng đầy hương hoa trong một Kỷ nguyên Công Bằng, Tự Do và Chính Nghĩa.

· ĐỨC PHẬT NIẾT BÀN

Năm 543 trước kỷ nguyên TL, bấy giờ đức Phật đã 80 tuổi, khi chí nguyện ước muốn đã thành, một hôm, ngài cho triệu tập các đệ tử từ khắp bốn phương lại mà di chúc những lời tối hậu:

“Này các con, hãy tôn kính tịnh giới, tịnh giới còn, đạo Ta còn. Những kinh luật, Ta đã dạy từ khi Ta thành Phật tới giờ, sẽ là nơi nương tựa, che chở cho các con. Những giáo pháp của Ta có những lợi ích, các con hãy cố gắng học và làm theo. Ở núi rừng, nơi bùn lầy nước đọng, bên bờ sông, dưới gốc cây, trong tĩnh thất, hoặc bất cứ nơi nào trầm lặng, các con hãy tưởng nhớ giáo pháp của ta. Đừng sao nhãng, vì một đời luống qua, không làm gì…, chỉ kết liễu trong ân hận hối quá!”.

 – “Các con, hãy vì lòng từ bi rộng lớn, đi gieo rắc hạnh phúc cho đời, Đừng đi trùng nhau trên một ngả đường. Các con, hãy truyền đạo mầu nhiệm cho đời hiểu thế nào là cuộc sống cao cả, trong sạch, hoàn toàn và gương mẫu”.

Những lời vàng ngọc của đức Phật truyền dạy làm rung động đến tận cùng tâm thức của những người đệ tử mến yêu, cần phải suy nghĩ.

Trên đường đức Phật chỉ bảy, mỗi bước đi lên là mỗi bước tới gần ánh sáng chân lý.

Sau khi đã dạy bảo các đệ tử mọi lẽ, Ngài liền từ giã thành Sravasti (nay là thành Sateth Maheth) mà sang thành Kusinagarâ giữa hai cây Sala (tục gọi là cây bông vải: mộc miên), trong một khu rừng ở mé núi Hiranyavati và tịch diệt ở đây o


[1] Chữ trong kinh Pháp Hoa (Suddhamapundarika): Thế tôn, duy dĩ nhất đại sự nhân duyên cố, xuất hiện ư thế.

[2] Những niên đại đức Phật đản sinh theo các thuyết: 1023, 685, 624, 623, 566, 563, 561, 559, 557, 487 trước tây lịch, theo Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, trang 31.
Ở Việt Nam, đạo Phật từ khởi thủy cho đến ngày nay vẫn thường kỷ niệm trong những ngày:
– 8 tháng 4 đức Phật đản sinh
– 8            –               2              –               xuất gia
– 8            –               12            –               thành đạo
– 15          –               2              –               niết bàn
Theo sử Trung Hoa ghi chép: Đức Phật đản sinh vào đời Chu Linh Vương trước kỷ nguyên khoảng 557 năm đồng thời với đức Khổng Tử.
Nước ta thuở xưa bị Bắc thuộc hàng nghìn năm; sự ảnh hưởng về tôn giáo, chính trị, văn hóa là những tập quán cố hữu, mà Đạo Phật Việt Nam hiện tại chưa thể một sớm một chiều xóa bỏ những ngày lễ trên, khi đã in sâu trong lòng những người con Phật kính yêu.

[3] Những tiếng riêng trong sách này đều được tôn trọng tính chất đặc biệt của chúng, trừ những chữ nào Việt hóa hoàn toàn, như tiếng Phật THÍCH CA MÂU NI. Ngoài ra, chúng tôi không phiên âm những chữ ấy, như người Trung Hoa đã phiên âm từ chữ Sanskrit (Phạn) ra chữ Hán.

[4] Mahaprajâpati Gautami là vợ lẽ của vua Suddhodana. Không biết tục lệ này có tự bao giờ: hai giòng họ Cakya và Koli đời đời thông gia với nhau. Vua Suddhodana cũng y theo tục lệ ấy mà lấy hai chị em con vua Anucakya nước Koki, là Mahamaya và Mahaprajapati Gautami.

[5] Công nương Yasôddhara, cũng gọi là Gopa, là em cô cậu với thái tử, và là con của bà Amita và vương tước Suprabuddha.

[6] Kinh Ariyapariyesanasuttam XXVI trang 163 chép: “…Sau một thời gian, khi ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt thân khóc, ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta xuất gia như vậy, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng đạo lộ, hướng đến tịch tịnh”

[7] Có thuyết nói: Thái tử, 19 tuổi xuất gia, 30 tuổi thành đạo. Nhưng nay, căn cứ theo bộ Trường A Hàm (Digha Nikaya) quyển IV trong đại tang kinh Phật giáo, thì Ngài xuất gia 29 tuổi.

[8] 1. Ájnàta Kaundinya (Kiều Trần Như), 2. Asvajit (A Thấp Bà), 3. Bhadrika (Bạt Đề), 4. Dasabala Kâsyapa (Thập Lực Ca Diếp), 5. Mahânâman (Ma Ha Nan).

[9] Từ đây gọi ngài là Bồ tát mà không gọi là thái tử nữa.

[10] Juvénal cũng nói câu tương tự: “Mans sa–na–in corpore sano=“Một tâm hồn trong sạch trong một thân thể tráng kiện”

[11] Nay đổi là Sarnath

[12] Trong cuốn “Triết Học Phật Giáo”, trang 42, Phan Văn Hùm có viết về cây bồ đề như sau:
“Cây Pippala, sau người ta gọi là Boddhidruma nghĩa là cây giác ngộ (Bodhi, ta đọc là bồ đề, nghĩa là giác ngộ. Druma nghĩa là cây). Còn chỗ đất ấy gọi là Bodhimanda, nghĩa là: Trường giác ngộ.
“Năm  623 sau kỷ nguyên, thầyy Hsan Tsang (Huyền Trang) qua Ấn Độ có tả cảnh cây Boddhidruma như sau: “Cây bồ đề này ở gần con sông Nairanjana. Đứng trong thành Ràjagriha trông thấy nó ở 15 dặm ngoài xa. Cội cây trắng xóa, lá xanh ngời”.
“Trong khoảng tiền thế kỷ XIX một người Anh, tên là Cunningham, có đến xem cây bồ đề, bảo rằng: “Cây Bodhi trứ danh ấy hiện nay vẫn còn, mà nó xơ xác rất mực: một cỗi to còn xanh tươi, có ba cành quay về hướng tây, còn mấy cành kia đã tróc sạch vỏ và mục rồi. Cây ấy có lẽ thường đổi thay, trồng đi trồng lại nhiều lần, bỡi vì cây pippala hiện nay đứng trên một cái giàn cao ít nữa là “30 pieds” trên cuộc đất chung quanh”.
Ông Oldenberg, người Đức, tác giả quyển Lịch Sử Đức Phật, bảo rằng năm 1976 cây boddhiruma bị bão, trốc gốc mất. (Arochaeel, Reports 1, 5 p 110 note, nouvelle édition)

[13] Trích kinh dẫn thượng, trang 167–172, trong bộ Najjhina Nikaya–tỳ khưu Th. Minh Châu dịch

[14] Lịch sử ghi – Trong thời gian mới xuất gia, thái tử đã tham học với các đạo sĩ trứ danh như các ông: Bhagàva, Aràlakàlama, Udraka Ramaputta, nhưng xét thấy tư tưởng triết lý của các vị này chưa được siêu thoát nên Ngài đã tự tìm cho mình một lối đi…

Và, sau khi giác ngộ, lần đầu tiên “chuyển pháp luân” tại vườn Lộc Uyển, thuộc nước Bàrànasi, đức Phật thuyết giảng về bốn chân lý (Catuariyasacca): Khổ, Tập, Diệt, Đạo để độ coh 5 pháp hữu đồng tu với Ngài thuở trước đó là các ông: Ajnàta Kaudinya, Aùsavjit, Bhadrika, Mahânâman, Dásbala Kàsyap. Ngôi Tam Bảo có từ đấy=Phật (Buddha) là Phật bảo, Pháp (Dharma) là Pháp bảo, Tăng (Sangha) là Tăng bảo. Cũng tại nơi đây, đức Phật còn độ cho trưởng lão Yasas và song thân của ông làm cư sĩ, gọi là Phật tử tại gia. Nam giới gọi là Upàsaka (Ưu Bà Tắc), Nữ gọi là Upàsika (Ưu Bà Di).

Đức Phật và đệ tử  vân du các nơi để hóa đạo. Trước hết, ngài đến nước Magadha gặp 3 anh em ông Kàsyapa, thuộc hệ phái Bà La Môn giáo. Được ngài thuyết pháp cho nghe, lấy làm hoan hỷ nên cả 3 ông đã cải giáo quy y theo Phật. Đồng thời 1000 đệ tử của các ông cũng được Ngài hóa độ. Do đó, giáo đoàn của đức Phật mỗi ngày thêm bành trướng. Vua Bimbisàra (Tần Bà Sa La) của nước Magadha thì hết lòng sùng kính đức Phật nên đã cho xây Trúc Lâm Tịnh Xá (Venuvana Vihàra) ở núi Ghridhrakuta để cúng dường đức Phật làm nơi an trụ thuyết pháp. Cũng tại Tịnh Xá này, đức Phật đã độ cho 3 ông: Sàriputra (Xá Lợi Phất), Maudgalyvàyana (Mục Kiền Liên). Mahakàsyapa (Đại Ca Diếp) và đồng thời 250 đệ tử của ông Sàriputra và Maudgalyàyana cũng xin gia nhập tăng chúng. Từ đấy đệ tử của đức Phật đã tăng lên 1250 vị.
Lúc trở về kinh thành Kapilavastu thăm lần đầu, kể từ khi xuất gia tới sau ngày thành đạo, đức Phật đã hóa độ cho cả hoàng gia, trong đó phụ hoàng Suddhodana, Nanda (người em khác mẹ). Anada, Devadatta và Anurudha (cả 3 đều là em họ)…

Sau đó, đức Phật đến Rajagrha (Vương Xá Thành) hóa đạo cho vua Prasenajit (Ba Tự Nặc), thái tử Jita (Kỳ Đà) và trưởng giả Sudatta (Tu Đạt Đa) thuộc nước Kosala; sau ông này phát nguyện xây dựng Kỳ Viên Tịnh Xá (Jitavana Vihàra) để cúng dường đức Phật. Ngoài ra, vua nước Vesali cũng xây dựng một Đại Lâm Tịnh Xá (Mahàvana Vihàra) và thành lập 2 giảng đường=1) Mragàramàtuh Pràsada); 2) Kùtàgàrasàla để dâng cúng Phật. Nhưng 2 tịnh xá Venuvana Vihàra và jetavane Vihàra là nơi đức Phật đình trụ thuyết pháp nhiều hơn cả.
Sau 5 năm đức Phật thành đạo, thì phụ vương Ngài băng hà, chính phi Mahapajapati (kế mẫuu đức Phật) và công chúa Jasoddhara cũng được độ cho xuất gia làm bhiksuni. Khi nói tứ chúng tức là chỉ cho bốn giới đệ tử: Tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc và ưu bà di.

Hàng đệ tử xuất sắc của đức Phật thì nhiều nhưng 10 có tên dưới đây là trứ danh hơn cả; trong kinh gọi là Thập đại đệ tử:

1. Đại Ca Diếp (Kasyapa) tôn giả, bậc tu định đệ nhất.

2. Xá Lị Phất (Sariputra) tôn giả, trí tuệ đệ nhất.

3. Mục Kiền Liên (Maudgalyàyana) tôn giả, thần thông đệ nhất.

4. Ca Chiên Diên (Kàtyàyana) tôn giả, nghị luận đệ nhất.

(4 vị này thuộc giai cấp Bràhmanah (Bà La Môn giáo).

5. A Nan Đà (Ananda) tôn giả, đa văn đệ nhất.

6. A Nâu Lâu Đà (Anusuddha) tôn giả, thiên nhãn đệ nhất.

7. La Hầu la (Rahula) tôn giả, mật hạnh đệ nhất.

(3 vị này xuất thân từ giai cấp Ksatrya–hoàng tộc)

8. Tu Bồ Đề (Subhùti) tôn giả, Thiền định đệ nhất.

9. Phú Lâu La (Purna) tôn giả, biện tài đệ nhất.

(2 vị này thuộc giai cấp Vaisya, giai cấp bình dân…)

10. Ưu Ba Li (Upàli) tôn giả, trì luật đệ nhất.

(vị này từ giai cấp Sùdra, giai cấp tiện dân, vốn đời làm nô lệ!)

Các đệ tử tại gia hộ trì chánh pháp về nam giới, có vua Bimbisàra và vua Ajàtasatru thuộc nước Magadha; vua Prasenajit của nước Kosala. Nữ giới có Videhi, Srimàla và vợ ông Tu Đạt là Sujàtà v.v…

Người đệ tử cuối cùng, trước giờ đức Phật Niết Bàn, được hóa độ là ông Tu Đạt Đà La (Sudhadra), 120 tuổi, thuộc Bà La Môn giáo.

———–

LỊCH SỬ KHÁI LUẬN
CHƯƠNG BA – LỊCH SỬ TRUYỀN BÁ

Ánh sáng Chính Pháp bắt đầu chiếu khắp nhân gian, cách nay hơn 2.500 năm, do đức THÍCH CA MÂU NI thành lập Phật giáo ở Ấn Độ, sau một thời gian tìm được “bên gốc cây Bodhi”.

45 năm giáo hóa, lần đầu tiên, đức Phật hóa độ cho năm vị Tỳ khưu (Bhikkhu) rồi lên đến 1.250 vị, lập thành một đoàn truyền giáo. Đức Phật và các đệ tử vân du khắp đây đó, đi đến đâu là được dân chúng hoan nghênh đến đấy, dòng người tin tưởng theo sau…

Còn cuộc cách mạng nào đẹp hơn thế nữa! Đức Phật không dùng uy quyền thế lực, ngài chỉ cảm hóa mọi người bằng giáo lý nhiệm mầu… Không ai bảo ai, họ tự động… đến với đức Phật và tất cả đều được Ngài hóa độ. Bốn giai cấp ở Ấn Độ đồng thời phải sụp đổ một lượt, Ngài đã phá tan những thành kiến sai lầm về vũ trụ nhân sinh, về quan niệm cuộc sống, về đạo đức, luân lý, về chính trị, nhất là đã gây một quá trình tiến triển giữa chúng sinh cõi Sa bà (Sabaloka), lấy Ấn Độ làm trung điểm. Uy danh đức Phật mỗi ngày thêm lừng lẫy, bọn ngoại đạo (Bà La Môn giáo) sinh lòng nghen ghét tìm đủ cách để chống đối nhưng đã hoàn toàn thất bại. Ánh đạo vàng của đức Phật mỗi ngày thêm tỏa sáng và lan rộng từ những miền heo hút lạnh lẽo xa xôi tới các nước văn minh tân tiến đều đã thấm nhuần, không ít thì nhiều, nguồn giáo lý Giác Ngộ và Giải Thoát.

· NGUỒN GIÁO LÝ NHÂN BẢN ĐẠO PHẬT

Sau khi thành đạo, đức Phật thấy việc trước hết, nói theo từ ngữ bây giờ, là thực thi một cuộc cách mạng xã hội toàn diện. Ngài thấy các hệ tư tưởng cũng như sự hiện diện của các giáo phái, các thế lực chính trị đương thời đã không giải quyết được gì cho con người và xã hội. Mà muốn cải tiến xã hội điều căn bản là giáo hóa các vị lãnh đạo tinh thần, để các vị này ý thức trách nhiệm mình và chuyển hóa xã hội: Đức Phật đã độ cho giới tu sĩ, trong số có năm vị pháp hữu đồng tu với Ngài xưa kia tại rừng Mrigadàyà mà Kaundinya (Kiều Trần Như) làm huấn sư, để khai đạo. Sau ba tháng an cư tại Béranès, số đệ tử mỗi lúc một đông, đức Phật đã giáo dưỡng được số đôn đệ tử tu chứng thánh quả A La Hán (Arahat), trong đó có Ananda. Một mặt, nhằm vào trung điểm của cơn lốc xã hội để cảm hóa và điều ngự: các vị đạo trưởng thời danh được đức Phật dang tay tế độ, như: ba anh em ông Kasyapa (Ca Diếp) rồi đến hai ông Sariputra (Xá Lị Phất) và Maudagalyâyana (Mục Kiền Liên). Sau giới tu sĩ là giới cầm quyền, vuaBimbasara (Tần Bà Sa La) của vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà) và vuaPasenadi nước Kosala đều được đức Phật âu yếm hóa độ. Sau hết là giới tài phiệt, thương nhân và thường dân cũng được đức Phật hóa độ một cách bình đẳng.

Đạo của đức Phật phát huy tại rừng vắng rồi truyền về các thủ phủ, kinh thành, và cũng chính tự nơi đây tỏa đi khắp nơi khắp chốn. Từ đô thị đạo Phật đã truyền tới thôn dã, do các tăng sĩ sứ giả truyền đạo nhiệt tâm hoằng pháp và do sự hưởng ứng của mọi lớp người ở Ấn Độ từ vua chúa đến thương gia, tỷ phú v.v… rồi đến các giai cấp thường dân đều nhất tâm quy hướng đấng giáo chủ siêu việt của thời đại: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Công cuộc hóa đạo mà đức Phật chú ý là, tìm một giải pháp hữu hiệu để hóa giải các mối ưu tư của tâm thức con người và các bế tắc của xã hội. Đức Phật đã bắt mạch cho thuốc rất đúng, đã vạch định một chương trình hành động hợp lý, đáp ứng được hoàn cảnh ngưỡng vọng của mọi tầng lớp xã hội. Đức Phật đã thẳng thắn chỉ trích những tệ đoan xấu xa trong xã hội. Đó là hành hạ cực hình thân xác một cách phi lý, vì người ta nghĩ rằng cuộc sống này là tạm bợ, điều quan hệ là sau khi chết được nhập vào một thực thể siêu hình đại ngã củaBrahama=Phạn Thiên, (linh hồn của vũ trụ). Đức Phật cũng không quên những hạn người vô lý tưởng, buông trôi kiếp sống trong giòng luân lưu lãng bạc, để kéo họ về thực tế cuộc đời.

Đấy là những yếu tắc chỉ đạo nhằm xây dựng một xã hội nhân bản văn minh và tiến bộ. Sự phân phối các hàng tăng sĩ đi muôn nơi giáo hóa là đức Phật đã trực tiếp khai sinh ra một cách thức hoằng pháp mới: đó là việc đưa các sứ giả đạo pháp đi vào cuộc đời để trực kiến trực giải các thắc mắc của quần chúng, để giúp mọi người, mỗi người sớm được “chuyển mê khai ngộ”.

Sự nghiệp vĩ đại của đức Phật là sự khai phá rừng lý thuyết âm u tào tạp sẵn có và đã mở ra một hướng đi hợp với lý trí, tình cảm, hành động và khả năng của mỗi con người và xã hội loài người.

Ý thức “trung đạo=Majjhimàpatipadà” của đức Phật là một ý thức mới mà từ trước chưa hề có[1]. Thuyết Trung Đạo dạy con người ý thức được cái “khổ” (Dukhha) rồi tự mình chiến thắng nó một cách vinh quang, theo sự diễn biến cụ thể của luân lý biện chứng, là sự quan sát và truy nguyên cái Khổ để tìm cách giải thoát.

Theo thuật ngữ chuyên môn trong giới Phật học thì, những điều ta vừa diễn tả trên, có tên gọi “Tứ Diệu Đế: Catuani yasacca” hay là bốn chân lý căn bản: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Tập làm nhân cho Khổ. Đạo làm nhân cho Diệt. Muốn đạt đến phần nhì của chương trình giải thoát khổ cảnh là DiệtĐạo thì phải trải qua phần đầu của chương trình là Khổ, Tập.

Chân lý thứ nhất: SỰ KHỔ (Dukhha).–Cội nguồn của khổ gồm có hai: phần căn bản là các yếu tố nội tại (tức thân ngũ uẩn)[2] và phần phụ là hoàn cảnh chung quanh mà con người (có thể) cố gắng (sẽ) vượt thoát được. Phần căn bản của Khổ là sinh, già, ốm, chết. Phần phụ gồm những điều, như: ta phải thân cận; phải xa cách những người mình yêu mến; bất mãn vì điều mình ao ước mà không được. Sự khổ vốn sẵn có lại làm phát sinh cái khổ phiền não, gọi là khổ khổ. Mọi loại phiền não khác như thời tiết: nóng, lạnh, dịch lệ, bão lụt, động đất, chiến tranh… làm cho mất sự vui sướng, gọi là hoại khổ. Khi con người mang theo trong mình cái tính cách vô ngã, vô thường, dời đổi, hợp tan… gọi là hành khổ. Tất cả nỗi khổ não ấy là kết quả tích lũy của cái Nghiệp (karma) luân hồi.

Chân lý thứ hai: NGUYÊN NHÂN SỰ KHỔ (Dukkhasamudaya).–Căn nguyên của sự khổ, mà đầu mối tạo ra sự khổ ở đời là Vô minh, Tham, Sân, Si, Vọng động. Chính đấy là nguyên nhân của sự sa lầy trong sự ngừng đọng ý thức tiến hóa trên chiều hướng giải thoát.

Chân lý thứ ba: SỰ DIỆT KHỔ (Dukkhanirodha hay Nirvàna).–Là sự giải thoát khỏi hết mọi hệ lụy khổ đau, bất luận nguyên nhân gần hay xa nào có thể gây ra sự khổ, làm xao động cuộc sống chân hạnh phúc, và để đưa mình ra khỏi giòng thác lũ sinh tử. Ái dục và những gì liên quan đến ái dục phải cương quyết loại bỏ.

Chân lý thứ tư: CON ĐƯỜNG DIỆT KHỔ (Dukkhanirodhagàminipatipadà). Đó là con đường đưa đến sự giải thoát vĩnh viễn kiếp thân đau khổ, gồm có tám nhánh, cũng gọi là Bát Chính Đạo (Àryàstàngamàraganàmànì): Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm và chính định.

Chính kiến (Samyadrstih).–Sự thấy biết chân chính; trái lại là tà kiến, hiểu biết sai lầm. Chính Tư Duy (Samyaksamkalpah), suy nghĩ chân chính là sự suy nghĩ dựa trên lý trí để làm thăng hoa cuộc sống, giải thoát mọi khổ đau. Chính Ngữ(Samyagvàh), lời nói chân chính, từ hòa, không đặt điều, xu nịnh, dèm pha, độc ác, là để tránh những gì không đúng như thật, có dụng ý gây đau khổ cho tha nhân và có tính cách diệt mầm mống giải thoát, mầm mống tiến hóa chung, đều không được nói. Chính Nghiệp (Samyakkarnantah), là hành động một cách minh chính để không gây ra sự tổn thương, làm đau khổ cho kẻ khác, hoặc cho chính bản thân. Chính Tinh Tiến (Samyagvàhàmah), khai trừ khỏi tâm thức những ý nghĩ xấu, những hành động xấu, luôn luôn nghĩnói, và làm những việc tốt lành. Chính mệnh (Samyagàjivàh), sự mưu sinh một cách chính đáng, không gây phiền nhiễu hoặc vi Phạn đến quyền lợi của người khác, với ý định cạnh tranh bất chính, trong những mưu mô gây trợ duyên cho các điều kiện sát hại sinh linh, như: nghề bán khí giới, thuốc nổ, làm đồ tể v.v… Chính niệm(Samyaksmrtih), là sự phản tỉnh, sự nuôi dưỡng thường xuyên một ý thức tốt đẹp, nỗ lực tiêu diệt khổ đau. Chính Định (Samyaksmàdhih) sự lắng đọng tâm tư để được yên tĩnh, trong sáng; nhằm tập trung các sức mạnh vĩ đại bắt nguồn từ vô thức, hay từ tiềm thức để đưa vào ý thức và làm bừng nở các năng khiếu siêu việt, sáng tạo, hòng cởi mở các vòng dây sinh tử, khổ đau triển miên, tức là GIẢI THOÁT.

Ta thấy “Bát Chính Đạo” bắt đầu bằng Chính Kiến, Chính Tư Duy để kết thúc bằng Chính Định, Như vậy là yếu tố tinh thần quyết định đầu tiên. Ta cũng nên nhớ rằng đấy là một sự mới mẻ mà từ trước ở Ấn Độ, chưa có. Các giáo phái đương thời, kể cả các nguồn tư tưởng cổ sơ, chỉ mới chú trong đến các vấn đề đạo đức, thúc liễm thân tâm, phần lớn gần như toàn vẹn thuộc về vật chất, hoặc có khuynh hướng vật chất mà thôi. Các giai đoạn Phệ Đà, Phạn Thư và Áo Nghĩa Thư chỉ là những sự mua chuộc, đe dọa và cưỡng bức con người, bắt con người phải phục tòng vào một Đấng Vô Hình, qua các hình thức thuần túy duy vật, như tu ép xác, hoặc cúng tế các thần thánh bằng những lễ vật cụ thể. Đạo đức của xã hội đương thời là tận tụy lễ bái, phục vụ thần linh. Đạo Phật, trái lại, bắt nguồn từ ý thức trước, ý thức đi trước hành động, thanh lọc ý thức là thanh lọc hành động. Đạo đức, theo quan niệm đạo Phật, là trọng đức thanh khiết để đừng dồn ép con người sa ngã vào vòng danh, lợi và những tham vọng thấp hèn. Nói thế không có nghĩa đạo Phật bỏ quên các yếu tố vật chất phục vụ nhân sinh; nhưng không đặt nặng phần vật chất hơn tinh thần để con người phải nô lệ vì nó.

Chính vì vậy mà ta thấy đạo Phật là trung tâm phát huy đầu tiên ở Ấn Độ một tinh thần mới, một nghệ thuật sống rất cao đẹp, mang một yếu tính giáo dục thanh nhã, dưới hình thức các dụ ngôn bóng bẩy đầy hiệu năng. Kinh Bách Dụlà kho tàng của loại này. Duyệt xét lại kho tàng văn hóa cổ Ấn Độ chúng ta thấy –trừ đạo Phật–các kinh điển các pháp gia đạo giáo đều chỉ ghi chép một cách trực tả mà thôi. Đó là một sự nghèo nàn về kỹ thuật khai hóa.

Bát Chính Đạo đã mở ra cho ta con đường “Trung Đạo” rất rộng rãi làm mờ át các con đường nhỏ hẹp của các đạo giáo hiện hữu. Nó mang tính cách toàn diện và phổ cập tính. Do đó, Bát Chính Đạo vừa giải quyết được các vấn đề thuộc cá nhân lẫn cộng đồng xã hội. Chính vì vậy mà đức Phật, lần chuyển pháp luân đầu tiên, được các bậc thạc đức đương thời có trực giác cho rằng Bát Chánh Đạo là một giải pháp thực tế hữu hiệu nhất để cải hóa con người, xây dựng xã hội.

Đạo Phật gạt bỏ những gì là cực đoan, tệ đoan, trục lợi, ích kỷ. Hay nói cách khác, về mặt hình nhi hạ, đạo Phật xây dựng Một xã hội người văn minh, giác ngộ và giải thoát bằng con đường Bát Chính Đạo, nhằm đưa con người vượt lên cao để không còn đắm chìm vào vật chất và khỏi là tù nhân cho xã hội, và bị cuốn theo các sự tranh chấp thấp hèn, chỉ gây ra đau khổ mà thôi; về mặt hình nhi thượng, triết lý đạo Phật là nguồn giải thích, cắt nghĩa hiện tượng siêu hình xuất thế một cách sáng bén. Đó là hệ thống “Thật Nhị Nhân Duyên=Dvàdasàngah pratityasamutpàdah”[3]

Thập Nhị Nhân Duyên là: Vô Minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc Thụ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão Tử. Nếu đi từ trên xuống dưới thì ta thấy Thập Nhị Nhân Duyên sẽ là kết thúc bằng cái chết. Đó là hậu quả của Nghiệp (Karma). Mà khởi điểm của Nghiệp là Vô Minh (Avidyà), nên phải kết thúc bằng cái chết. Nhưng nếu đi ngược lại từ dưới lên trên, tức là muốn thoát Sinh thì phải cắt đứt Hữu, Thủ, Ái… để tiến lên đến đỉnh chót cây thang Thập Nhị Nhân Duyên là thoát khỏi Vô Minh (giải thoát) tức đã đạt được trạng thái Chân Lý, không còn bị vướng mắc vào vòng nghiệp quả tương đối vay, trả, lặn hụp trong giòng thác lũ sinh tử.

Thập Nhị Nhân Duyên là một hệ thống luân lý có thể tính ngược hay xuôi, có thể tính toàn chuỗi hay phần lẻ (từng đoạn) để tùy nghi áp dụng vào mỗi trường hợp; nó có thể giải thích được các sự vụ về tâm linh, tình cảm, lý trí, hành động, hữu hình hay vô hình của mỗi cá nhân hay đoàn thể, đã tiến hóa hoặc chưa tiến hóa, và ngay cả hoàn cảnh thụt lùi nhanh hoặc chậm nữa. Các bài toàn thuộc về cá nhân, gia đình và xã hội về kinh tế, chính trị, khoa học v.v… đều có thể giải thích qua công thức Thập Nhị Nhân Duyên.

Đặc biệt là vào thời đại thánh kinh Áo Nghĩa Thư của Ấn Độ, tình trạng tâm linh con người rất đen tối, sự xáo trộn về trật tự gia đình, xã hội, tín ngưỡng, đã bộc phát một cách mãnh liệt ở ngay nội tâm và ngoại giới, gây ra một chuỗi dây chuyền tác hướng lẫn nhau. Con người lúc ấy chỉ còn là nạn nhân của các thánh kinh và các đạo pháp… Chính vì sự (có thể) áp dụng được một cách rộng rãi “Pháp”[4] của đức Phật mà người dân Ấn Độ thời thượng–từ các vị tổ sư ngoại đạo, vua chúa, phú gia đến bình dân–đều ngưỡng mộ, tin theo và thực hành.

Thập Nhị Nhân Duyên bác bỏ các yếu tố thần quyền can thiệp vào các sự việc ở trần gian, đặt các vị thần linh bình đẳng với con người, trên phương diện luân lý và nhân quả biện chứng.

Như trên, cho ta thấy, pháp của đức Phật hẳn nhiên đã là Nguồn Sống của mọi sự sống và là Tình Thương, Ánh Sáng và Niềm Tin làm nở hoa cuộc đời…

– Một Giáo Lý Nhân Bản Toàn Diện.

SÀRNÀTH

Carved stone umbrella dedicated by Friar Bala Kushan period

· KẾT TẬP KINH ĐIỂN

Sau khi đức Phật Niết Bàn (Nirvàna) được vài tuần[5], các bậc trưởng lão A La Hán; chừng độ 500 vị tự động hội  họp nhau lại ở xứ Magadha (Ấn Độ); đồng thời suy tôn đức Ma ha Ca Diếp (Maha Kasyapa) làm Thượng thủ. Ngài Upali là bậc trưởng lão uyên thâm giới luật thì trùng tuyên Luật Tạng mà khi xưa đức Phật chế ra để răn dạy hàng thất chúng đệ tử[6]. Con ngài Ananda, bậc đa văn đệ nhất và là người hầu cận (thị giả) đức Phật suốt 25 năm, có nhiệm vụ thuyết trình về Kinh Tạng. Tôn giả Purna lĩnh trách nhiệm trùng tụng về Luận Tạng. Kỳ kết tập này kéo dài đúng 7 tháng thì hoàn thành. Tuy nhiên, thuở ấy vẫn chưa chép Tam Tạng, chỉ mới có tính cách ôn lại những lời vàng của đức Phật.

Cuộc đại hội được mệnh danh là: “Đại Hội Kết Tập Kỳ Nhất”.

Cách Phật nhập diệt khoảng 100 năm, tăng chúng hai thành Vesàli và Vajji (Ấn Độ), vì có sự bất đồng ý kiến về những điều trong Luật Tạng; đấy là nguyên nhân chính cho sự phân phái sau đây:

Trong kinh Đại Niết Bàn chép, đức Phật cho phép: “Nếu chư tăng đồng ý cùng nhau, là thấy điều nào ít quan trọng, mặc dầu Như Lai đã chế định, nhưng sau chư tăng xét rằng không có thể thụ trì được nữa thì được phép sửa chữa”. Căn cứ vào điều dạy này, một nhóm các thầy tỳ khưu do Đại đức Vajjiputra đứng đầu trong nhóm, họp chúng lại và đã tu chỉnh mười điều luật căn bản:

1. Không được trữ thức ăn từ ngày này qua ngày khác.

2. Phải ăn đúng ngọ.

3. Ăn rồi, đã đứng dậy, không được ngồi lại ăn nữa.

4. Khi đi qua các làng mạc, có người dâng cúng các thứ vật dụng, nếu ăn rồi không được nhận mà có nhận, phải đem cho kẻ khó.

5. Quá trưa, thì không dùng gì cả, dù là sữa hay mật ong cũng vậy.

6. Không được uống ruợu.

7. Chăn, màn phải có kích thước nhất định, không được hẹp quá hay rộng quá.

8. Đã xuất gia, không được đàm thoại đến những việc thế tục.

9. Khi ban bố điều gì, phải được sự thỏa thuận của toàn thể Tăng mới được thi hành.

10. Không được trử tiền bạc.[7]

Nhưng, một nhóm khác, do các ngài Đại đức: Yasas, Acarya, Sabbakami và Revata lãnh đạo, gồm 1.200 vị hiện diện, trong đó có 700 bậc trưởng lão xuất sắc cùng họp nhau ở thành Vaisali để nghị định về mười điều của nhóm Vajjiputra đã cải cách, và tất cả các vị này đều không chấp thuận. Vì, kỳ Đại Hội Kết Tập lần thứ nhất có đầy đủ các vị thánh tăng, đã quyết định: “Tuy đức Thế Tôn đã di huấn, song cũng chẳng nên sửa đổi cho sai điều luật của Ngài đã truyền răn.”

Mặc cho sự phản đối, nhưng ngài Vajjiputra vẫn một mực thi hành những điều luật do nhóm đã tu chỉnh. Đằng khác, ngài Yasas thì nhất quyết giữ theo mười điều luật đã được các vị thánh tăng nghị quyết, nên mới có sự chia ra hai phái:

(1). Phái do đại đức Yasas giữ giới luật như cũ, gọi là phái Nguyên Thủy hayThượng tọa bộ (Thevavadins).

(2). Phái đại đức Vajjiputra giữ theo mười điều luật do Đại chúng đã tu chỉnh, tức là phái Tiến thủ, nên cũng gọi là Đại chúng bộ (Mahasanghikas).

Thế là từ đấy đạo Phật chia ra hai phái rõ rệt: Hai phái này làm cội rễ cho hai mươi bộ phái[8] sau này thành lập.

Như ta đã hiểu kỳ Đại Hội Kết Tập thứ nhất tại Ràjagriha và lần thứ nhì tạiVesàli, chỉ mới trùng tụng Phật ngôn, chứ chưa chép thành kinh điển gì cả. Kết quả “Đại Hội Kết Tập Kỳ II” chỉ mới giải quyết những nghi vấn trong giới luật mà thôi.

Thuở đạo Phật được 218 năm, Asoka (A Dục), vị vua anh hùng trị vì toàn cõi Ấn Độ, đã làm cho đạo Phật sáng tỏ! Sự nghiệp của hoàng đế Asoka có ba việc lớn đáng kể:

1. Lập đại hội kiết tập Tam Tạng Thánh Diển.

2. Tạo Phật Tháp

3. Ký hiệp ước 5 năn ở Cận Đông để truyền bá Chính Pháp

Trong Đại Tạng Luật có ghi: “Khi bọn ngoại đạo thấy chư tăng được nhà vua kính trọng, bọn họ lại giả dối len lõi vào hàng ngũ Giáo Hội Tăng Già để âm mưu gây rối nội bộ, phá hoại Phật giáo, làm giảm uy tín các vị chân tu thực học…”

Việc xảy ra đến tai hoàng đế Asoka, vua ra chiếu truyền cho mở cuộc khảo hạch về giáo lý nếu vị tỳ khưu nào đáp không thông, phải trục xuất khỏi giáo hội. Qua một thời kỳ chọn lọc, trong giáo hội chỉ còn lại những cao tăng tài đức. Đồng thời, hoàng đế Asoka còn cho triệu tập các vị đại đức lại để kết tập kinh điển một lần nữa tại thành Pataliputra, tức Biha và Patna ngày nay, do ngàiMoggaliputrissa, là bậc chứng ngộ đệ nhất, thuộc lòng Tam Tạng, được bầu làm chủ tịch. Hội thánh kỳ này gọi là “Đại Hội Kết Tập Kỳ III

Truyền rằng với kỳ kết tập này gồm có 1.000 vị đại trưởng lão chọn lọc và kéo dài trong vòng 9 tháng. Về ngôn ngữ thì vẫn dùng tiếng Magadhia (Pali) như hai kỳ kết tập lần trước. Nhưng có phần kết quả rực rỡ và rất long trọng.

Trải qua ba thời kỳ ấy, nghĩa là cách 433 năm sau Phật nhập diệt, vua Kaniska, noi gương hoàng đế Asoka, lập hội kết tập Tam Tang tại Malayajanapada (Tích Lan) cho chư tăng hợp nhất, nhưng không kết quả. Chư tăng giữa hai phái vẫn duy trì theo truyền thống riêng. Vua Kaniska liền cho phép phái phía Bắc hội tại thành Purusapuri, dùng tiếng bắc Phạn (Sanskrit) để kết tập, cho nên mới có Tam Tạng bằng tiếng Sanskrit. Còn phái Nam thì vẫn giữ như xưa dùng tiếngPali để kết tập. Kỳ kết tập này gọi là “Đại Hội Kết Tập Kỳ IV

Cách hai nghìn bốn trăm mười bốn năm (2.414) sau Phật nhiết bàn, Myanmar(Miến Điện) cũng triệu tập một đại hội kết tập kinh điển, nên kỳ kết tập này gọi là “Đại Hội Kết Tập Kỳ V

Và, cách Phật nhập diệt 2.498 năm, tại Miến Điện, một Đại Hội Kết Tập Kỳ VI được long trọng khai mạc ngày 21.5.1954 đến ngày 25.5.1956 tại thạch độngMa Pasana Guha, cách kinh đô Rangoon mười hai cây số. Kỳ kết tập này cả thảy có 2.500 vị tì khưu của hầu hết các quốc gia Phật giáo tham dự, như: Myanmar, Sri Lanka, India, Thailand, Laos, Kampuchia, Tibet, Chine, Japan, Việt Nam v.v…đặt dưới sự chủ tọa của đức Tăng thống Phật giáo Myanmar.

Thể thức kết tập theo như kỳ nhất, ngoài vị chủ tọa có hai vị Thượng tọa “vấn đáp” tất cả tiết mục trong các Kinh, Luật, Luận.

“Một vị Sư đọc từng điều luật hoặc pháp môn, trong khi ấy những vị khác cầm bản thảo đã kiểm duyệt rồi, vị chất vấn đứng lên hỏi; vị phúc đáp phải trả lời ngay khi đó. Các vị thượng tọa này thuộc nằm lòng và thônghiểu từng chi tiết ba tạng Kinh, Luật, Luận, không thể tưởng tượng được”[9].

Đại Hội Kết Tập kỳ này được mệnh danh là “Kỳ kết tập thứ VI của lịch sử truyền bá Phật giáo[10], và chắc chắn sẽ còn có những kỳ Đại Hội Kết Tập khác nữa. (được biết, kỳ kết tập này do chứng thư số 56 (1950) của chính phú Miến Điện, và chư tăng Phật giáo Miến Điện cùng hợp lực tổ chức, sự tốn phí trên 3.500 triệu bạc Việt Nam).

Đó là một công trình đáng ghi nhớ cho toàn thể Phật giáo Thế giới vậy.

· BA TẠNG THÁNH GIÁO

Trong 5 thời thuyết giáo[11] hơn 45 năm trường nói pháp, đức Phật đã để lại những gì? Sự thật như ta đã thấy: khi Phật ở đời chỉ là tùy bệnh cho thuốc, tùy cơ nói pháp chứ không dùng đến kinh sách. Đức Phật dạy: “Ta nói pháp 45 năm nhưng thực ra chừa từng viết một chữ[12], vì tránh sự hiểu lầm cho chúng sinh, vì e rằng: chúng sinh phần nhiều hay cố chấp trong những lời nói, câu văn, mà phải xa đạo! Đức Phật chỉ trực tiếp giáo hóa, chứ (tuyệt nhiên) không dùng đến văn tự biên chép gì cả. Mãi về sau, khi đức Phật nhập diệt rồi, vì sợ thất truyền… nên các đệ tử mới họp nhau lại để ghi chép những lời vàng giáo huấn của Phật làm thành Ba Tạng Thánh Giáo (cũng gọi là Nhất Thiết Kinh hayĐại Tạng Kinh). Nghĩa là, tổng quát cả toàn bộ giáo điển đạo Phật, trong đó gồm có hai thể văn: Pali và Sanskrit (Phạn).

“Các kinh điển thuộc văn hệ Pali, khi truyền bá qua Nam phương, lấy đảo Tích Lan làm trung tâm điểm, và qua Miến Điện, Thái Lan, Ai Lao v.v… gọi là Nam Phương Phật Giáo.

“Kinh điển thuộc văn hệ chữ Phạn, thì truyền bá qua bắc phương, lấy trung Ấn Độ (hiện nay là lãnh thổ Népal), Tây Tạng, và các nước ở Ấn Độ, Trung Hoa làm tâm điểm, rồi truyền lần đến các nước Cao Li, Nhật Bản, Việt Nam, v.v… gọi là Bắc Phương Phật giáo.

“Sở dĩ gọi Nam Phương Phật giáo, Bắc Phương Phật Giáo, là theo địa lý mà nói, chứ không có ý nghĩa là vạch chia Nam phương là Tiểu Thừa, Bắc phương là Đại Thừa. Chẳng qua Phật giáo ở Bắc phương phần nhiều đì về lối tung hoành phát triển, mà Nam phương đi về lối nguyên thủy của Phật giáo–tức là Phật giáo lúc ban đầu. Cũng vì trong các thời kỳ kết tập, dùng lời nói, câu văn không giống nhau, và lối truyền bá ra các nơi khác nhau, nên đối với kinh điển kết tập của hai bên hoặc cũng có chỗ dị đồng–tuy chỗ nghĩa lý cốt yếu thì vẫn in nhau”–Trích Phật Giáo Khái Luận, bản dịch của Thích Mật Thể, trang 11-12.

Như chúng ta biết: Đạo Phật là một đạo Giác Ngộ, mà giáo lý của đạo Phật là NHƯ THẬT.

Phần tinh ba của giáo lý ấy được xây dựng trên hai tiêu chuẩn: Từ Bi và Trí Tuệ –Một nguồn Đạo uyên thâm, rất sống và rất sáng, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng, cách nay trên hai thiên niên kỷ.

Những lời vàng ngọc giáo huấn của đức Phật sau này được các đệ tử ghi chép thành Ba Tạng Thánh Điển:

1. KINH (Suttam), là chép những lời thuyết pháp của đức Phật về những giáo lý căn bản, như, Tứ Diệu Đế, Chân Như, Niết Bàn, Phật Tính, luật Nhân Quả, Luân Hồi, Nghiệp Báo… của chúng sinh trong ba cõi sáu đường, cùng những sự tu chứng của chư Phật, Bồ tát ở quá khứ, hiện tại và vị lai, tức thuyết minh về nguyên lý Phật học, gồm Giáo, Lý, Hành, Quả[13], đúng chân lý, khế hợp với căn cơ, trình độ của mọi lớp người và mọi trào lưu tư tưởng thời đại.

2. LUẬT (Vingayah), là trình bày những nghi thức, phương pháp, giới luật do chính đức Phật chế định, nhằm hướng dẫn sự tu trì cho các đệ tử y vào đó mà thực hành. Mà căn bản của giới luật là:

* Chấm dứt mọi việc ác,

* Nguyện làm những điều lành,

* Trong sạch ý nghĩ, lời nói và hành động.

Luật Thiện Kiến ghi: “Luật Tạng được coi như sinh mệnh của Phật Pháp”.

Vậy, Luật có mục đích làm thăng hoa đời sống thánh thiện của con người và cuộc đời.

3. LUẬN (Abhidharma, hay Prajna paramita), là những tác pháp văn chương nghị luận do các bậc, Thánh tăng trứ tác, biện giải mọi lẽ chính tà, chân vọng, là những đạo lý nghiên cứu về sự vật, nêu rõ Tính, Tướng của các Pháp, cốt làm hiển lộ nghĩa lý sâu xa mầu nhiệm của Kinh và Luật.

Kho tàng Luận học rất lớn, do sự đóng góp của các triết gia, học giả Phật tử, qua từng thời đại, khiến cho Tạng Luận vốn dĩ đã giàu có đồ sộ lại càng thêm phong phú, sáng, đẹp.

Và, dưới đây, ta hãy tìm về nguồn gốc Đại Tạng Kinh căn bản được ghi chép bằng Phạn ngữ, văn thể Pali và Sanskrit.

Kinh Tạng Pali (Suttapitaka) gồm có:

1. Luật Tạng Vinayapitakam:

– Parajika (Patimokha): Căn Bản Giới.

– Pacithiya (Suttavibhanga): Tiểu Giới (3 quyển)

– Parivara: Phương Pháp Yết Ma và Truyền Giới.

– Mahavagga: Đại Phẩm

– Cullagga: Tiểu Phẩm

2. Kinh Tạng Suttapitaka:

– Digha Nikàya: Trường A Hàm.

– Majjhima Nikàya: Trung A Hàm.

– Samytta Nikàya: Tạp A Hàm.

– Ànguttara Nikàya: Tăng Nhất A Hàm.

– Khudhaka Nikàya: Tiểu A Hàm.

Trong Khudhaka Nikàya có 15 quyển nhỏ:

Kệ và văn tuyển

– Niddesa: Nghĩa Thích.

– Sutta nipàta: Kinh Tập.

– Therègàtha: Trưởng Lão Kệ.

– Theragatha: Trưởng Lão Ni Kệ.

– Dàna: Tự Thuyết.

– Dhammapada: Pháp Cú Kinh.

– Khuddakapàtha: Tiểu Bộ Tập.

– Itivuttaka: Như Thị Ngữ.

Loại truyện toàn thân

– Nimànavatthu: Thiên Cung Sự.

– Peta vatthu: Ngã Quỉ Sự.

– Jàtaka: Bản Sinh.

– Apadàna: Thí Dụ.

– Patisambhidàmagga: Vô Ngại Giải Đạo.

– Cariyàtaka: Sở Hành Tạng.

– Buddhavamsa: Phật sự.

3. Luận Tạng Abhidhammapitaka:

– Dhammasangani Pháp Tụ

– Vibhang Phân Biệt

– Dhàtukatha: Giới Thuyết

– Puggalapannatti: Nhân Thi Thiết.

– Kathàvathu: Biện Giải

– Yamaka: Song Luận

– Patthàna: Phát Thú

Ngoài Tamg Tạng (Tripitaka) còn có các thánh điển trọng yếu:

– Dipavamsa: Đảo Sử (…?.)

– Mahàvamsa: Đại Sử

– Cùlavamsa: Tiểu Sử

– Visuddhimgga: Thanh Tịnh Đạo Luận

– Milindapanha: Na Tiên Kinh

– Abhidhammatthasangaha: A Tì Đạt Ma Nghĩa Luận

Tam Tạng Sanskrit gồm có:

1. Kinh tạng Sùtrapitakam:

– Avatamsaka: Hoa Nghiêm

– Prajãnapàramità: Bát Nhã

– Lalikavistara: Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm

– Suramgama: Lăng Nghiêm

– Lankàvatàra: Lăng Già

– Gandavijuhattathagathagunajạna: Viên Giác

– Maharatnakuta: Đại Bảo Tích

– Samàdhiraja: Tam Muội

– Da’sabhumis’varà: Vô Lượng Thọ

– Vajirasuci: Kim Cương

– Mahaparinibbana: Đại Niết Bàn v.v…

2. Luật Tạng Vinayapitakam:

– Pràtimoksa: Đại Giới Bản

– Bodhisatvacaryànirdesa: Bồ Tát Giới v.v…

3. Luận Tạng Abhidhammapitakam:

– Prajnãparamitacastra: Bát Nhã

– Mahayãnasamparigraha: Nhiếp Đại Thừa

– Madhyamikacastra: Tam Luận Tông

– Yogacaryàbhũmicastra: Du Già Sư Địa

– Da’sabhũmikasũtrasãsatra:: Thập Địa Kinh

– Abhidharmakosa: Câu Xá

– Satyasiddhi: Thành Thật

– Vaibhasika: Tỳ Bà Sa

– Abhidharmahridaya: A Tỳ Đàm

– Dharmaskanda: Pháp Uẩn Túc

– Àlambanapariksẽcastra: Quán Sở Duyên Duyên

– Mahayanas’raddhoipada: Đại Thừa Khởi Tín

– Vijnãptimutratasiddhi: Thành Duy Thức v.v…[14]

Kinh điển đạo Phật như ta được biết–ngoài Tạng nguyên bản ghi chép bằng hai thể văn Pali và Sanskrit–hiện nay các quốc gia, như Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Đức, Anh, Pháp, Mỹ, Liên Bang Nga, v.v… cũng đã phiên dịch ra ngôn ngữ của mỗi quốc gia (hoặc dịch trọn Tạng hay chỉ mới dịch từng phần…).

Tại nước Việt Nam ta, đạo Phật truyền bá đến nay đã có trên dưới XX thế kỷ thế mà cho tới ngày nay nước ta vẫn chưa có tạng kinh tiếng Việt!

Chúng tôi đốt hương cầu nguyện Đạo Phật Việt (sẽ) sớm có một Đại Tạng Kinh bằng ngôn ngữ nước mình để góp mặt với các quốc gia Phật giáo trên thế giới, và cũng là để xây dựng nền văn hóa dân tộc mỗi ngày thêm sáng, đẹp.

Riêng Luận Tạng (Abhidhamma pitaka) được rất nhiều học giới nghiên cứu và thịnh hành nhất vào thế kỷ thứ II, III T.L, và qua nhiều thế hệ tiếp nối, các học giả, văn nghệ sĩ, triết gia Phật giáo đã đóng góp phần mình cho Luận Tạng mỗi ngày thêm to lớn, khác nào sa mạc Sahara, tuy khô khan nhưng… đã  làm cho người đời phải choáng ngợp, kính nể vì cái mênh mông của nó. Những vị đại luận sư như các ngài: Asvaghosa (Mã Minh), Vasubandhu (Thế Thân), Nãgãrjuna(Long Thọ), Asanga (Vô Trước)… là những bậc thánh thời danh, và chính tên tuổi, tác phẩm của các ngài đã được các triết gia Tây phương đặc biệt lưu tâm nghiên cứu.

Phần tinh ba của đạo pháp đều chứa đựng trong Ba Đại Tạng Kinh, một nền văn hóa Nhân Bản Giác Ngộ Giải Thoát đã hướng dẫn cho một phần ba nhân loại sống an lành, và biết thương yêu nhau hơn.

· MƯỜI HAI BỘ KINH

Trong Ba Tạng Kinh Điển của đạo Phật theo thể tài chia làm mười hai bộ. Người Trung Hoa thường gọi là Thập Nhị Bộ Phần Giáo.

1.–Tu Đa La (Sustram: Kinh).

“Khế Kinh”: Đức Phật thuyết pháp dùng lối văn trường thiên cho dễ hiểu mà gọn, ta thường gọi là tản văn hay văn xuôi, không có sự cầu kỳ hoa mỹ như những lối văn từ phú… nhưng rất hợp với thời, hợp lý, hợp cơ.

2.–Kỳ Dạ (Geyam: Ứng Tụng, cũng gọi là Mỹ Âm Kinh): tổng luận, chú thích những ý nghĩa của văn trường hàng (văn chỉnh cú). Lối văn thuộc văn từ phú, văn biền ngẫu, có tính cách văn chương, vì đức Phật muốn cho chính pháp được truyền bá sâu rộng thì phải dùng mọi thể văn, giúp đệ tử dễ ghi nhớ.

3.–Hòa Già La Na (Vyàkàranam: Thụ Ký): Những lời truyền dạy do đức Phật thụ ký, chứng nhận cho các vị Bồ tát, các bậc Thanh văn, đệ tử mai sau thành Phật; và thuyết lý những việc sẽ xảy ra…

4.–Già Đà (Gàthàm: cũng gọi là Ký Chú Kinh hay Phúng Tụng): Nghĩa là không thuật lại văn trường hàng, mà chỉ làm từng bài kệ, tức là lối văn thi cả để nói riêng cho mỗi bộ kinh.

5.–Ưu Đà La (Udànam: Tán Thán Kinh, cũng gọi là Tự Thuyết): Những kinh do đức Phật dùng trí tuệ xem xét căn cơ chúng sinh rồi tự nói ra các pháp, không phải đợi có người thưa thỉnh, yêu cầu mới nói.

6.–Ni Đà Na (Nidàna: Quảng Thuyết Kinh cũng gọi là Nhân Duyên): Những kinh văn nói về nhân duyên khi đức Phật thuyết pháp và người nghe pháp, hoặc nói rõ những nơi có nhân duyên mà Ngài đến hóa độ. Những kinh văn do đức Phật dạy về “lý căn hội duyên”, khởi điểm của vũ trụ vạn hữu, thuyết lý Nhân Duyên Sinh.

7.–A Ba Đà Nà (Avadanam: Diễn Thuyết Giải Ngộ Kinh, cũng gọi là Thí Dụ): Những pháp của Phật nói rất mầu nhiệm, người căn cơ thấp kém khó có thể lĩnh hội, nên đức Phật cần phải lấy sự vật hiện hữu làm tỉ dụ, chứng minh cho đạo lý cao siêu để chúng sinh dễ hiểu. Những lời ví dụ tượng trưng bát ngát trong các kinh điển đạo Phật.

8.–Y Đế Mục Đa Gia (Itivrttakam: Như Thị Pháp Hiện Kinh cũng gọi là Bản Sự): Những thuyết giáo của đức Phật nói về sự tu nhân chứng quả của các vị Bồ tát, đệ tử trong các đời quá khứ, vị lai.

9.–Xà Đà Gia (Jatakam: Đản Sinh Kinh hay gọi Bản Sinh): Lời đức Phật nhắc lại những công hạnh tu chứng ở đời quá khứ của các vị Phật, Bồ tát.

10.–Tỳ Phật Lược (Vaipulyam: Quảng Đại Kinh, cũng gọi là Phương Quảng): Những kinh điển thuộc Đại Thừa Phương Quảng, với nghĩa lý rộng lớn cao thượng và thâm thúy.

11.–A Phù Đà Đạt Ma (Addhutadharmah: Hy Pháp, cũng gọi là Vị Tằng Hữu): Những kinh điển nói về thần lực của chư Phật thị hiện, cùng những việc bất khả tư nghị trong những nơi nói pháp và những cảnh giới kỳ diệu, hy hữu mà trí người phàm không thể hiểu.

12.–Ưu Ba Đề Xá (Upad’sah: Cận Sự Thỉnh Vấn Kinh cũng gọi là Luận Nghị): Những lời văn có tính cách vấn đạp và biện luận cho rõ các lẽ tà, chính, nghĩa là, giữa đức Phật và các đệ tử đàm luận đạo lý bằng cách tranh luận, giải thích từng giảng mục.

Tuy chia ra 12 phần giáo, 3 loại trên là thể tài chính của các Kinh; còn 9 loại sau chẳng qua theo các điều kiện chép ở trong kinh, lập ra.

Trong 12 phần giáo nói trên không phải Kinh nào cũng có đủ cả, có Kinh chỉ có 5, 6 phần, ấy là tùy theo cơ duyên mà đức Phật nói pháp có sai khác. Nhưng trong tất cả Kinh, không nhiều thì ít, đều có ghi chép mọi kinh nghiệm về giáo lý cũng như công hạnh tu chứng của các đức Phật và đệ tử…

· ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA

Đạo Phật bao giờ cũng chủ trương chỉ có pháp Nhất Thừa.

Trong kinh Pháp Hoa (Saddhama–pundarikam) ghi:

“Khắp mười phương các đức Phật, chỉ có pháp Nhất Thừa (Ekayànam), không hai, cũng không ba; trừ khi đức Phật phương tiện nói: “Thập phương Phật độ trung, duy hữu nhất Phật thừa, vô nhị diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết.”

Đức Phật ra đời thuyết pháp ý chính là dạy cho chúng sinh pháp NHẤT THỪA. Nhưng vì căn cơ của chúng sinh có cao, thấp bỡi tư tưởng không đồng: nên giáo lý của Phật cũng theo đó chia ra Đại Thừa, Tiểu Thừa.

Kinh Lăng Già (Lankàvatàra sutra) chép:

“Đại Thừa và Tiểu Thừa đều tùy tâm lượng chúng sinh mà đặt tên vậy”.

Chữ Thừa (Thặng): nghĩa là cỗ xe để chuyên chở người ta từ nơi này qua nơi khác. Giáo lý Phật Đà có đủ công năng, phương pháp dắt đường chỉ lối và chuyên chở chúng sinh từ bến mê mờ lầmlạc tiến lên bờ giác, không còn bị đắm chìm trong biển luân hồi sinh tử. Và, vì sự tu chứng có khác nhau, nên đức Phật đã phương tiện đặt ra năm thừa để hóa độ chúng sinh. Những gì gọi là Năm Thừa?

1. Nhân Thừa

2. Thiên Thừa

3. Thanh Văn Thừa

5. Duyên Giác Thừa

7. Bồ Tát Thừa

Như trên đã nói, đấy chẳng qua vì căn tính chúng sinh không đồng, nên đức Phật mới phương tiện nói Pháp năm thừa để tùy cơ hóa độ chứ thực ra duy chỉ có NHẤT PHẬT THỪA.

Nói về Tiểu Thừa (Hirayana) là những hàng đệ tử tu theo lối “tự lợi”, mong cầu sự giải thoát trong Phạm vi cá nhân, ví như cỗ xe nhỏ, sức vận tải được ít… và như vậy, chưa thể phá trừ được “pháp chấp” (chấp vạn vật là thực tại tuy có sai khác nhưng “pháp thể thường có”) nên chỉ mới trừ được “ngã chấp” (cái chấp có “ta”), bỡi giới luật và các tu của Tiểu Thừa giáo hãy còn nện vào hình thức (Phạm vi tu trì) nên sự tu chứng cũng rất hạn hẹp, cùng tột là chứng thánh quả A La Hán; trái lại, những người tu theo pháp môn Đại Thừa (mahanaya) thì lại căn cứ vào sự hiểulàm, và thể chứng. Tuy cũng căn cứ vào giới luận tu trì, nhưng đó chỉ là phương tiện nhằm đạt đạo quả: tối cao Phật Đà. Khi đã giác ngộ, không còn câu nệ ở hình thức nữa, mà chỉ trực giác sự vật bằng những điều mình đã chứng ngộ sự thật, đồng thời giác ngộ mọi người, họ có tâm lượng rộng lớn bao trùm cả thái hư, nên thường lấy việc “lợi tha” làm nhiệm vụ chính (như đức Phật THÍCH CA tu khổ hạnh để tìm chân lý, thấy chân lý, Phật không cần tu nữa mà chỉ cần trực tiếp giáo hóa chúng sinh), bỡi họ không còn “chấp ngã”, “chấp pháp”. Quyền Đại Thừa giáo (chưa hoàn toàn là Đại Thừa) thì nói rằng: “Vạn vật sinh ra đều bỡi do Tâm[15], vạn tượng trong vũ trụ đều do Tâm phát hiện”. Nên lối kiến giải là “Ngoài Tâm không Pháp, ngoài Pháp không Tâm”.

Giáo pháp Đại Thừa chủ trương thuyết “không phải có, không phải không” không phải hai (Advaya) tức là không Nhất Nguyên, không Nhị Nguyên như triết học thuần lý chủ trương, cũng không có cái  “” của Tiểu Thừa quan niệm, lại không có cái “không” của Quyền Giáo Đại Thừa. Đó mới thực đúng với chân lý của các pháp, vì đã vượt ra ngoài những gì khuôn khổ nhất, cũng ví như cỗ xe lớn, sức chuyên chở được rất nhiều… Luật phái này rộng rãi hơn, không câu nệ, cố chấp, hẹp hòi…

Như trên, cho ta thấy, một bên trọng hình thức, một bên trọng tinh thần, thế tất nhiên tư tưởng không đồng, vì một cớ rất dễ hiểu là: các bậc Trưởng Lão và Đại Chúng Bộ, do sự bất đồng về 10 điều luật[16], đã mở màn cho cuộc phân chia thành hai phái: Đại Thừa–Tiểu Thừa. Cuộc phân chia này xảy ra ngay giữa thời kỳ Đại Hội Kết Tập Kinh Tạng kỳ II…

Nói về giáo nghĩa, Đại Thừa và Tiểu Thừa đều có Kinh, Luật, Luận.

-Những kinh điển của Đại Thừa cũng gọi là Bồ Tát Tạng (Bodhisattavapitakam). Kinh như: HOA NGHIÊM, BÁT NHÃ, PHÁP HOA v.v… Luật có PHẠM VÕNG, ĐẠI THỪA GIỚI KINH… Luận với những bộ A TỲ ĐÀM MA, KHỞI TÍN, ĐẠI TRÍ ĐỘ, THÀNH DUY THỨC và NHÂN MINH…

-Những kinh điển về Tiểu Thừa gọi là Thanh Văn Tạng (Sràvakapitakam). Kinh như: TRƯỜNG A HÀM, TĂNG NHẤT A HÀM… Luật: TỨ PHẦN, THẬP TỤNG… Luận có: CÂU XÁ và THÀNH THẬT…

Sở dĩ có sự phân chia Đại Thừa, Tiểu Thừa la do tâm lượng chúng sinh có sai khác, nên giáo lý của Phật cũng tùy duyên chia ra có rộng hẹp, cao thấp… nên sự tu chứng cũng do đấy mà có sự khác biệt. Tuy nhiên, chân lý thì đồng nhấtbất biến. Tiểu Thừa cùng cực chỉ đạt đến quả A LA HÁN. Còn Đại Thừa thì tu lên mãi cho đến bao giờ chứng ngộ quả vị tối cao: PHẬT ĐÀ.

Trong kinh điển đạo Phật có chỗ gọi Nhị Thừa giáo tức chỉ Thanh Văn vàDuyên Giác. Song Thanh Văn lại chia làm 4 quả vị:

  • Tư Đà Hoàn (Srotàpanna)
  • Tu Đà Hàm(Sakrdàgani)
  • A Na Hàm(Arigami)
  • A La Hán(Arahat)

Duyên Giác duy chỉ có một quả vị: Thanh Văn hay Bích Chi Phật.

-Những người thực hành “Tam Qui[17], Ngũ Giới[18], gọi là Nhân Thừa.

-Những người tu theo pháp “Thập Thiên[19], gọi là Thiên Thừa.

-Những người trực tiếp gián tiếp nghe Phật thuyết pháp,hoặc học theo giáo lý “Tứ Diệu Đế”[20] mà tu hành chứng ngộ, gọi là Thanh Văn (Sràvaka).

-Những người tự mình có đủ trí tuệ hoặc nương nơi giáo pháp xét biết tự thân tâm mình cho đến sự vật trong vũ trụ không cái gì không do nhân duyên sinh, theo phép quán “Thập Nhị Nhân Duyên[21] tu hành chứng ngộ, gọi là Duyên Giác (Pratyckabuddhi).

-Những người thực hành hạnh Bồ Tát (Boddhisatta) cũng phải nương vàoTứ Diệu Đế làm quan điểm chính, đồng thời tu các pháp môn “Lục Độ[22]. Vạn Hạnh”[23] để chứng quả vị tối cao: Phật Đà (Buddha).

(Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát, gọi chung là năm thừa).

Đức Phật nói pháp năm thừa chẳng qua tùy theo tâm trí chúng sinh có cao thấp khác nhau, kỳ thực đều qui về một Phật Thừa cả.

Như vậy, dù có chia giáo này giáo khác nhưng vẫn qui về một giáo duy nhất, cũng như nước trăm sông đều chảy về biển cả–Nhất Vị Thanh Tịnh.

· ÁNH SÁNG CHÍNH PHÁP TRUYỀN ĐI CÁC NGẢ…

Ngược dòng lịch sử, ta nhận thấy sau mấy thời kỳ Đại Hội Kết Tập Kinh Điển, đạo Phật đã chia ra hai phái: Đại Thừa Phật Giáo và Tiểu Thừa Phật Giáo.

Đạo Phật truyền ra ngoại quốc do hai ngả Nam phương và Bắc phương.

Nam phương truyền Phật giáo Tiểu Thừa:

a. Những người truyền bá Phật giáo thuộc nam Ấn Độ là nơi Tiểu Thừa Phật Giáo.

b. Các dân tộc chịu ảnh hưởng Tiểu Thừa như Sri Lanka, Myanmar, Kampuchia, Lào quốc v.v…

Bắc phương Phật giáo truyền bá Đại Thừa:

a. Những người truyền giáo thuộc bắc Ấn Độ, nói xuất phát Đại Thừa Phật Giáo.

b. Các dân tộc sớm được thấm nhuần Đại Thừa Phật giáo như Trung Hoa, Tây Tạng, Mông Cổ, Nhật Bản, Việt Nam v.v…

Dù sao, với điều này ta cũng không thể chối cãi: “Phật giáo là một tôn giáo[24] đứng trên tất cả quốc gia, dân tộc và ngay cả thế giới hệ. Đó là điều mà hết thảy học giả đông, tây đều công nhận. Do đó, sự truyền bá của Phật giáo bắt đầu từ Á châu rồi tràn qua Âu châu, Mỹ châu, Úc châu, gần khắp toàn thế giới. Tựu trung, người ta lấy Á châu làm bản đồ của Phật giáo. Phật giáo đồ Á châu, trong hơn hai nghìn năm truyền bá, từ sinh hoạt cá nhân, đến tổ chức xã hội đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Ngoài ra, Phật giáo ở Á châu tuy phát triển, nhưng lại có một màu sắc khác. Học giả Âu Mỹ đối với Phật giáo chỉ có thái độ nghiên cứu học thuyết, sự tín ngưỡng hãy còn là một vấn đề do dự, so với sự truyền bá Chính Pháp ở các nước Á Tế Á thì rất kém…”[25]

Suốt dọc dài lịch sử, cách nay ba trăm năm, đạo Phật đã thâm nhập sâu rộng hơn ở các nước tiến bộ Tây phương. Hiện nay ở Đức, Anh, Pháp, Mỹ… đều có Hội Nghiên cứu Đạo Phật, đã thu phục gần như hầu hết giới thượng lưu trí thức mà từ trước, họ thường thờ ơ nhìn đạo Phật với cặp mắt lạnh lùng thì, ngày nay, lại tìm hiểu một cách say sưa thích thú. Một người Mỹ, Myriam M. Salanave, trong nghiên cứu đạo Phật, đã hết lời xưng tụng: “Đạo Phật trải nghìn năm lịch sử, không lúc nào ngừng  phát triển, vì đạo Phật không những đi song đôi với khoa học, mà về một vài phương diện lại vượt hẳn khoa học, là vì đạo Phật lấy Chân Như làm căn bản, nên không bị các thể tướng điên đảo phá hủy”.

Gần đây, nơi phát tích đạo Phật đã vươn lên một cách mạnh mẽ: Năm 1950, gần 500 đại biểu thuộc 26 quốc gia Phật giáo qui tụ về thủ đô Sri Lanka (Ceylon) để thành lập Hội Liên Hữu Phật giáo Thế giới (World Fellowship of Buddhists). Đó là một điểm son ghi đậm nét trong trang lịch sử truyền bá Phật giáo thế giới.

Và dưới đây là nguyên văn Lời mở đầu bản Hiến Chương thành lập Hội Phật Giáo Thế Giới:

Chúng tôi, đại biểu của nhiều nước và của một số đông tổ chức rải rác khắp hoàn cầu, quyết định trong tinh thần thống nhất và kết hợp lực lượng, thành lập HỘI PHẬT GIÁO THẾ GIỚI, với chí nguyện là: hết sức tuân hành Phật Pháp để trở nên những tấm gương huy hoàng của lòng tín ngưỡng linh hoạt, sẽ làm những gì chúng tôi có thể làm để tuyên dương, giáo lý vô thượng của Đức PHẬT THÍCH CA MÂU NI, tức là đạo TỪ BI HỶ XẢ có năng lực giải thoát toàn thế giới, băng cách cảm hóa và hướng dẫn tất cả dân tộc và chính phủ của họ về nẻo sống đạo đức của người Phật tử, là con đường duy nhất của bất cứ thời đại nào, hầu tạo dựngcho nhân loại một cảnh thái bình, một nguồn hạnh phúc vô biên. Vì vậy hôm nay, ngày 8 tháng Asadha, Phật lịch năm 2949, nhằm 6 tháng 6 dương lịch, năm 1950, chúng tôi lập quyết định, tự thảo và tự ban hành bản HIẾN CHƯƠNG này”.

Sau đó vài tháng, Hội đã liên tục phát hành khắp các quốc gia Phật giáo trên thế giới hai tờ báo: News letter và The Buddhist World, nội dung với những tin tức và giáo lý phổ thông.

-Năm 1952, ở Nhật Bản cũng triệu tập một đại hội nghị kỳ II để thảo luận về những điều quan trọng: Phát triển đạo Phật ở các nước hội viên và toàn thế giới, theo một thể thức chung, do đại hội ấn định.

-Năm 1954, một đại hội thứ III của Phật giáo thế giới được long trọng khai mạc cùng lúc với Đại Hội Kết Tập Tam Tạng Kỳ VI ở kinh thành hoa lệ Myanmar.

-Năm 1956, tại Kathmandu, thủ đô nước Népal, cũng đã mở Đại Hội Phật Giáo Thế Giới lần thứ IV, với mục đích thảo luận các vấn đề: triết lý, văn chương, nghệ thuật và khoa học…”[26].

-Năm 1958, Đại Hội Phật Giáo Thế Giới kỳ V diễn ra tại Bangkok, thủ đô nước Thailand. Mục đích của đại hội là khai triển Phật giáo tại các quốc gia trên thế giới. (Kỳ đại hội này không có đại biểu Đạo Phật Việt Nam tham dự).

-Năm 1961, Hội Phật Giáo Thế Giới lại họp đại hội lần thứ VI tại Kampuchia, gồm 180 đại biểu của 33 quốc gia Phật giáo trên thế giới tham dự, dưới sự điều khiển của U Chan Thoon, trưởng phải đoàn Phật giáo Myanmar. Hội nghị cũng đã biểu quyết nhiều vấn đề quan trọng: (1) Xây dựng Học viện Phật giáo liên Á Châu. (2) Khuyến cáo các việc thành lập một phong trào Thanh niên Phật tử ở khắp thế giới. (3) Phúc quyết về ngày Phật Đản mà Đại Hội Phật Giáo Thế Giới tại Nhật Bản, năm 1952, đã ấn định (hằng năm) lấy ngày Phật Niết Bàn, nhằm ngày trăng tròn tháng 5 dương lịch là ngày cử hành Phật Đản trên thế giới. (4) Gửi thông điệp cho Liên Hợp Quốc phản đối việc thí nghiệm nguyên tử, và yêu cầu các cường quốc trên thế giới hoàn toàn đình chỉ mọi việc thí nghiệm nguyên tử.

Đặc biệt, Hội nghị kỳ này, ngoài các nước Á châu còn có các quốc gia xa xôi như Hoa KỳAnh, Pháp, Hòa Lan, Sweden và nhiều quốc gia Tây phương tham dự.

Năm 1964, Đại Hội Phật Giáo Thế Giới kỳ VII họi tại Sarnath (Ấn Độ) với sự tham gia của 120 đại biểu thuộc 26 quốc gia. Đại Hội tổ chức tại Sarnath, nơi xưa kia đức Phật đã thuyết pháp.

Các quốc gia có đại biểu tham dự đại hội là: Úc, Myanmar, Tích Lan, Đài Loan, Tiệp Khắc, Anh, Đức, Pháp, Hương Cảng, Ấn Độ, Nhật Bản, Đại Hàn, Đại Mã Lai, Mông Cổ, Nèpal, Hồi Quốc, Phi Luật Tân, Thụy Điển, Thái Lan, Hoa Kỳ, Nga, Bỉ, Gia Nã Đại, Phần Lan, Hòa Lan, Trung Hoa Quốc Gia và Việt Nam. Tham dự đại hội còn có sự hiện diện của đức Đạt Lai Lạt Ma (Tây Tạng), tổng thống Ấn Độ, triết gia Radakrishnan, đã đọc diễn văn khai mạc đại hội”[27]. Sau đó, đại hội đã thảo luận và biểu quyết những phần chính được tóm lược như sau:

1. Việc đối xử với Phật giáo ở Tây Tạng, Việt Nam và các nước khác.

2. Sinh hoạt phát triển văn hóa đạo Phật.

3. Hợp tác chặt chẽ giữa hai tông phái Tiểu Thừa và Đại Thừa.

Ngoài ra, được biết nhân dịp đại hội này, hàng vạn du khách từ nhiều nước đã đến Sarnath chiêm lễ thánh tích nơi đây.

“Phật giáo tồn tại và phát triển xuyên suốt chiều dài hơn 2500, vượt qua những thành trì thiên kiến, đã sống trong lòng mọi quốc gia, chủng tộc. Và ngày nay nơi đây, mặc dầu đã chậm chân hơn 1000 năm, trải qua bao thử thách của tiến bộ tri thức, Phật giáo đã tự khẳng định mình, vươn lên là một tôn giáo của vũ trụ một cách vẻ vang… Thật sự là một môn triết học, tâm lý học mang hình thức tôn giáo, đạo Phật chỉ ra những định luật khách quan mà không cần mang tội lỗi ra dọa ai… với đường lối hỷ xả, ngoài giáo luật và bất bạo động, với những phương pháp “hàng phục kỳ tâm” rất tỷ mỷ, Phật giáo đã làm hơn những lời hô hào khuyến thiện suông, về cả phương diện thế gian và xuất thế gian, nghĩa là đời sống nội tâm và cách ứng xử giữa con người (Ethik und Sammlung) đều được phân tích chỉ dẫn tường tận. Trong một thế giới càng ngày càng chật hẹp, điều đó thật sự là một bảo bối của thời đại mới mà Đạo Pháp (Dharma) tặng cho chúng ta vậy”[28].

Tin tưởng vào sự bành trướng của đạo Phật, chắc chắn trong tương lai sẽ còn có những đại hội tương tự được diễn ra tại các quốc gia khác nữa[29].

Chúng ta hãy hy vọng và chờ đợi o


[1] Cách khoảng 600 năm sau đức Phật niết bàn, Bồ tát Long Thọ (Nagarjuna) hệ thống hóa tư tưởng Bát Nhã, đưa ra thuyết lý “Không” nhằm xiển dương giáo lý Trung Đạo.
Trong Tam Luân Tông (Madhyamika)  Bồ tát đề ra tám cái Không (Bát Bất).
1. Bất sinh, diệc bất diệt
2. Bất thường, diệc bất đoạn
3. Bất nhất, diệc bất nhị
4. Bất lai, diệc bất khứ
Nguyên văn chữ Phạn:
“Anirodham anutpàdam.
“Annucikedam ásàsvatam
“Anekàrtham ananàrtham
“Anàgamama anirgamam.”
Theo thuyết “Bát Bất” trên đây, ta thấy: Vạn pháp do các nhân duyên hội ngộ mà sinh, nên gọi là bất sinh. Khi nhân duyên tán thì vạn pháp phải hủy diệt; nhưng đã không sinh thì làm gì có diệt, vì thế gọi là bất diệt. Và vạn pháp do nhân duyên sinh tất nhiên không tránh khỏi sự đổi thay, gọi là bất thường, vì vạn pháp không thật có nên cũng chẳng có gì là đoạn, nên gọi là bất đoạn. Vạn pháp sinh khởi chẳng giống nhau như mộng mạ và cây lứa, không phải là một, nên gọi là bất nhất. Nhưng cây lúa là do mộng mạ mà thành, nên gọi là bất dị. Vạn pháp vốn không có thật, nên gọi là bất lai, bất khứ. Theo quan niệm mê chấp của thế gian, người ta cho rằng vạn pháp có sinh, có diệt, có thường, có đoạn, có một, có khác, có lại, có đi…
Vì muốn khai thị cho thế nhân, nên Bồ Tát Long Thọ đã dùng tám thứ không là: không sinh, không diệt, không thường, không đoạn, không một, không khác, không lại, không đi để đả phá những nhận thức sai lầm của thế tục, tức phá bỏ triệt để các chấp tướng, chứ không phải phủ nhận cái “Thực Tướng Vô Tướng” của các pháp. Đây là lối dùng không môn để đi vào thực tướng Trung Đạo vậy.
Nền tảng Biện Chứng Pháp của Bồ Tát Long Thọ là nguyên lý nhân duyên và ngay từ đó ta đã thấy triết lý “Không” đưa tới chân lý Trung Đạo. Ở đầu cuốn Trung Luận, chép:
“Nhân duyên sở sinh pháp
Ngã thuyết tức thị KHÔNG
Diệc danh vi GIẢ danh
Thị danh TRUNG đạo nghĩa”
Vì tính của các pháp là “Không”, chẳng phải vì lý do này hay lý do khác mà nó lại như thế. Chỉ vì tự tính của nó bao giờ cũng vẫn như thế (Pháp nhĩ như thị: Dharmata). Lập thuyết của Tam Luận Tông về chữ “Không” dẫn tới chân lý “trùng trùng duyên khởi” và “một là tất cả”, “tất cả là một” sự sự vô ngại pháp giới của tông phái Hoa Nghiêm…

[2] NGŨ UẨN (Skandha) gồm có 5: Sắc (cơ thể của con người) (thuộc vật chất), Thụ (cảm giác), Tưởng (tri thức), Hành (tâm tự), Thức (nhận thức) (thuộc tinh thần).
1. SẮC UẨN (Rupaskandha) chia làm 5 căn, 5 cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) và vô biểu sắc.
a. SẮC là đối tượng của nhãn căn, gồm có 2 loại: 1. Hiển sắc như: xanh, vàng, đỏ, đỏ tím, đỏ lợt, biếc, màu lục, vàng sẫm, trắng, ánh sáng, tối, mây, khói, mù (sương) v.v… 2. Hình sắc: vuông, tròn, dài, ngắn, cao, thấp, thẳng, cong v.v…
b. THANH là đối tượng của nhĩ căn, chia làm 2: động vật tính (âm thanh: trong, đục, trầm, bổng, cao, thấp, chìm, khàn…và vô động vật tính: như khả giải (hữu tình danh) và bất khả giải (phi hữu tình danh).
c. HƯƠNG là đối tượng của tị căn, như: ngọt, hảo hương, ác hương, phương hương (mùi thơm)…
d. VỊ là đối tượng của thiệt căn, như: ngọt, bùi, chua, cay, mặn, chát, đắng, và lạt…
e. XÚC là đối tượng của thân căn, như cứng, ướt, ấm, động, hoạt tính (trơn tru), sáp tinh (sần sùi), trọng tính, khinh tính, lạnh, đói và khát v.v…
2. THỤ UẨN (Vedanàskandha): cảm giác, lĩnh thụ v.v…
3. TƯỞNG UẨN (Samjnàskandha): Các khái niệm, tưởng tượng phân biệt sự vui (lạc thụ), buồn (khổ thụ), không vui không buồn (xả thụ) v.v…
4. HÀNH UẨN (Samakaraskandha): Tất cả trạng thái, thái độ sinh hoạt của tinh thàn (có tất cả 51 “hành” chia làm 5 loại):
1. Tâm sở biến hành: 5
2. Tâm sở biệt cảnh: 5
3. Tâm sở thiện: 11
4. Tâm sở bất thiện: 26
5. Tâm sở bất định: 4
5. THỨC UẨN (Vijnànaskamdha): Nhận thức, phân biệt v.v…

[3] Xem tiếp phần Nhân Sinh Quan, trang 259 – 301

[4] Xem Đạo Phật là gì? (phần chú thích) trang 57

[5] Có chỗ nói đức Phật diệt độ được 4 tháng mới mở Đại Hội Kết Tập.

[6] Tỳ khưu (Bhiksuh), Tỳ khưu ni (Bhiksuni), Thức xoa ma na (Sikkhamànà), Sa di (Sràmanerah), Sa di ni (Sràmanerikà), Ưu bà tắc (Upàsakah), Ưu bà di (Upàsikà)

[7] Về danh mục của 10 điều luật trên, muốn rõ hơn xin xem:
– Luật Tứ Phần q.54, phẩm Thất Bách Tập Pháp Tỳ Ni. (ĐTK, Luật bộ, tập 212, trang 968)
– Luật Thiện Kiến q.1, phẩm Bạt Xà Tử (ĐTK, Luật bộ, tập 214, trang 677).
– Luật Thập Tụng q.60, 61 phẩm Ngũ Bách Tỉ Khưu Kết Tập Tam Tạng và phẩm Thất Bách Tì Khưu Tập Diệt Ác Pháp (ĐTK, Luật bộ, tập 213, các trang 450 – 542, 453 – 456)
Ở đây, chúng tôi chỉ lược lấy ý chính mà không đi sâu vào chi tiết.

[8] a. ĐẠI CHÚNG BỘ (Mahasanghikàh):
Nhất Thuyết Bộ (Ekavyahàrikàh)
I-            Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravàdinàh)
Kế Dận Bộ (Kaukutikàh)
II-            Đa Văn Bộ (Bàhusrutiyàh)
III –          Thuyết Giả Bộ (Prajnàptivàdinah)
Chế Đa Văn Bộ (Jetavaniyàh)
IV-           Tân Sơn Trụ Bộ (Aparásaiyàh)
Bắc Sơn Trụ Bộ (Uttarásailàh)
b. THƯỢNG TỌA BỘ (Sthavathàh):
I-             Tuyết Sơn Bộ (Haimavathàh)
II-            Độc Tử Bộ (Vàtsipoutriyàh)
1. Pháp Thượng Bộ (Dharmottaràh)
III-           2. Hiển Vũ Bộ (Bhadrayaniyàh)
3. Chinh Lương Bộ (Sànnagarikàh)
4. Mật Lâm Sơn Bộ (Sàmmagarikayah)
IV-           Hóa Địa Bộ (Mahisàsakàh)
V-            Pháp Tạng Bộ (Dhamaguptàh)
VI-           Ấm Quang Bộ (Kàsyapiyàh)

VII-   Kinh Lượng Bộ (Sautràntikàh)
Trong 20 bộ phái trên, theo ngài Huyền Trang (Hsan Tsang 600- 664), đời Đường, Trung Hoa, dịch bộ Di Bộ Tôn Luân Luận thì, cách Phật niết bàn chứng 100–200 năm, ĐẠI CHÚNG BỘ, lần thứ nhất: chia ra Nhất Thuyết Bộ, Thuyết Nhất Thế Bộ, Kế Dận Bộ, Lần thứ 2: Đa Văn Bộ. Lần thứ 3: chia ra Thuyết Giả Bộ. Lần thứ 4: chia ra Chế Đa Văn Bộ, Tây Sơn Trụ Bộ, Bắc Sơn Trụ Bộ; tức là một bộ phái căn bản chia làm 8 bộ phái chi mạt. Về THƯỢNG TỌA BỘ, lần thứ nhất: chia ra Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (cũng gọi là Tuyết Sơn Bộ). Lần thứ 2: từ Hữu Bộchia ra Độc Tử BộLần thứ 3: từ Độc Tử Bộ chia làm 4 bộ: Pháp Thượng BộHiền Vũ Bộ (có chỗ gọi là Hiền Trụ Bộ), Chính Lượng Bộ, Mật Lâm Sơn Bộ. Lần thứ 4: Hóa địa BộLần thứ 5: từ Hóa Đại Bộ chia ra Pháp Tạng Bộ. Lần thứ 6: từ Hữu Bộchia ra Âm Quang Bộ; ấy là một bộ phái căn bản chia ra 10 bộ phái chi nhánh.
sau khi THƯỢNG TỌA BỘ chia ra Thuyết Nhất Thuyết Hữu Bộ rồi, thì thế lực có phần não yếu kém, phải rời qua ở Tuyết Sơn, nên cũng gọi TUYẾT SƠN BỘ. Tổng cộng cả bộ phái căn bản lẫn chi mạt của Đại Chúng Bộ và Thượng Tọa Bộ, thành 20 bộ phái, như đã ghi ở trên.

[9] Thời Luận (số đặc biệt kỷ niệm 2500 lịch sử Phật giáo).

[10] Cả thảy có đến 12 lần kết tập. Nhưng sáu lần kia có tính cách địa phương, chẳng qua do Giáo Hội Tăng Già của mỗi xứ họp nhau lại ở một chùa viện nào đó rồi cùng nhau chỉnh đốn Tam Tạng và phiên dịch ra chữ của mỗi quốc gia, như Miến Điện, Thái Lan, Kampuchia, Ai Lao, Trung Hoa, Nhật Bản v.v… nên những lần ấy không được gọi là chính thức.

[11] Năm Thời Thuyết Pháp.
Theo ngài đại sư Trí Khải thì đức Phật thuyết pháp chia làm 5 thời kỳ:
1. Thời kỳ Hoa Nghiêm (Avatamsaka).–Sau khi mới thành đạo, đức Phật dùng tuệ nhãn nhìn thấy rõ tâm địa các vị đại Bồ tát và các bậc căn trí thượng thừa đã thuần thục, nên Phật nói kinh Hoa Nghiêm để giáo hóa và điều ngự họ. Trong số đó cũng có những hàng tiểu căn nghe, nhưng lại chẳng hiểu đức Phật nói gì cả.
2. Thời kỳ A Hàm (Agamas).–Thời kỳ đức Phật nói kinh “Tứ A Hàm”=
– Dirghàgamsa Sùtra (Trường A Hàm)
– Madhyamàgamas sùtra (Trung A Hàm)
– Ekottarikàgamas sùtra (Tăng Nhất A Hàm)
– Samyaktàgamas sùtra (Tạp A Hàm) v�
– Khudhana sùtra (Tiểu Tạp A Hàm) (Tạp Tạng) thì gọi là “Ngũ Uyển (Sarnath), nên sau này còn gọi là Thời kỳ Lộc Uyển, vì “căn cơ của các hàng Thanh văn còn thấp kém nên Phật nói pháp “Tứ Diệu Đế” (Catuariyasaca=Khổ, Tập, Diệt, Đạo); diễn giảng 4 bộ kinh A Hàm, để giáo huấn các bậc sơ cơ Tiểu Thừa.
3. Thời kỳ Phương Đẳng (Vaipulya).–“Phương Đẳng” có nghĩa là thời kỳ thuyết giáo chung cho hết thảy chúng sinh, gồm 4 giáo TẠNG–THÔNG–BIỆT–VIÊN. Về thời kỳ này, đức Phật nói kinh Vimalakirti (Duy Ma Cật) để giáo hóa các bậc Tiểu căn, rằng giáo pháp thuộc Nhị thừa giáo chưa phải là chỗ rốt ráo, cùng tột, đã vội cho là đủ, tức Phật có ý quở trách để họ biết tự hỏi mà ham mộ giáo lý Thượng Thừa.
– Tạng Giáo, tức Tam Tạng Thánh Giáo.
– Thông Giáo, tức có nghĩa là đức Phật thuyết pháp cho mọi người đều nghe. Hàng đệ tử căn cơ ám độn khi nghe giáo pháp ấy thì “thông” vào Tạng Giáo; bậc căn trí sáng láng, nghe giáo pháp ấy rồi thì được “thông” vào Biệt Giáo và Viên Giáo, nên gọi là Thông Giáo.
Biệt Giáo, tức là đức Phật nói phép cho hàng Bồ tát, khác với Tạng Giáo, Thông Giáo kể trên và Viên Giáo sau này, nên gọi là Biệt Giáo.
– Viên Giáo, Đức Phật đối với các bậc Bồ tát có căn trí thông tuệ mà nói ra giáo pháp cao siêu, mầu nhiệm, dạy đủ Viên, Đốn, cho nên gọi là Viên Giáo.
(trong 4 Giáo pháp nói trên, TẠNG, THÔNG, BIỆT là 3 giáo thuộc về Quyền Giáo. Viên giáo thuộc về Thật Giáo).
4. Thời kỳ Bát Nhã (Prajnãpàramità), tức thời kỳ đức Phật nói các kinh Bát Nhã để mở mang kiến, văn, giải, cho hàng Tiểu căn, có tâm hướng thượng; nhưng hãy còn có chỗ cố chấp, chưa dứt bỏ hết được, nên Phật nói pháp “Bát Nhã Không Tuệ” để phá chấp, giúp cho họ thông đạt lý CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU của các “pháp”. (Đấy chẳng qua là “giả tướng”, chứ thực ra không có cái gì là thật thể hiện hữu trên cõi đời này). Nhờ đó mà hàng Tiểu căn sớm đạt được giải thoát.
5. Thời kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn (Saddharmapundarikam–Nirvàna), tức thời kỳ Đức Phật nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa và kinh Niết Bàn cho mọi căn cơ, mọi lớp người (từ thượng căn, bậc căn trí thông tuệ, đến trung căn, bậc căn trí trung bình và hạ căn, bậc căn trí thấp kém), tất cả đều được nghe và hiểu, tùy mỗi căn tính chúng sinh; cũng gọi là “Hội Tam Qui Nhất” cho đến khi đã thuần thục, nên đức Phật trực chỉ nghĩa Khai, Quyền, Hiển, Thực, tức là chỉ thẳng Thật Tính, Thật Tướng, của các “pháp”; không ngoài mục đích: “Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật Tri Kiến cho chung sinh đều được chứng đạo quả” Vô Thượng Bồ Đề=Anuttara Samyak Sambodhi”. Ngoài ra, cũng có những căn cơ vì quá thấp kém thì Phật giảng kinh Niết Bàn để độ tận chúng sinh cùng vào bể “Đại Hải Thanh Tịnh”, chứng đạo quả “giác ngộ’ và “giải thoát”.

[12] Câu này ý nói:Chân lý chỉ có một–chân lý là chân lý–ta không thể mô tả nó trên giấy tờ chữ nghĩa, cũng không thể đem Cái Này, Cái Kia làm tỷ dụ. Chỉ khi nào con người trực giác mới thấu hiểu mà thôi.
 Kinh Văn Thù chép lời đức Phật (khẳng định): “Suốt 49 năm, Như Lai chưa từng nói một lời. Một lơi, là pháp chân thực thường nhiên, không thể diễn nói được, và Như Lai ở trong trạng thái vô sinh, không từ đâu đến

[13] Giáo: những lời dạy của Phật là Như Thật, đúng chân lý.
Lý: lý giải chân lý.
Hành: thực hành phương pháp thực hiện chân lý
Quả: thể hiện chân lý.

[14] Bảng phân phối mục lục này dựa theo cuốn Tư Tưởng Phật giáo và bàiPhật giáo Nam Phương (Van Hạnh Số X, tháng 2. 1966)

[15] Chữ “TÂM”, hiểu theo nghĩa rộng, tức chỉ cho Bản Thể Chân Không Diệu Hữu của vũ trụ vạn hữu…

[16] Xem trang 134, 135

[17] TAM QUI: qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng.

[18] NGŨ GIỚI: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.

[19] THẬP THIỆN: không giết hại chúng  sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói những lời ác xấu, thêu dệt, dèm pha, hung bạo, không tham, không giận, không si mê.

[20] Tứ Diệu Đế: Catuariyasacca:
1. Khổ Diệu Đế (Dukkha Ariyasacca) :  Sự khổ ở đời.
2. Tập Diệu Đế (Samudayat Ariyasacca) : Nguyên nhân sự khổ.
3. Diệt Diệu Đế (Nirodha Ariyasacca) : Sự khổ tiêu diệt (giải thoát: Apavaryah)
4. Đạo Diệu Đế (Magga Ariyaasacca) : Phương pháp diệt trừ nguyên nhân sự khổ gồm Tám Con Đường Chính (Bát Chính Đạo Aryàstaniga Màrgamàni) :
1. Samyagdrstih : thấy biết chân chính
2. Samyaksamkalpah: suy nghĩ chân chính
3. Samyagavàk: nghề nghiệp chân chính.
4. Samyagàjivàh: nghề nghiệp chân chính
5. Samyagvyayàmah: đời sống chân chính.
6. Samyaksmrtih: siêng năng chân chính.
7. Samyaksmrtih: nhớ tưởng chân chính

8. Samyaksamàdhih: định tâm chân chính.

[21] THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN=Dvàda’sàngah prtiyasamutpàdah.
xin xem mục Nhân Sinh Quan, trang 248 – 280

[22] LỤC ĐỘ:
1. Dànapàramita: Bố Thí

2. Silapàramita: Trì Giới

3. Ksàntiparamita: Nhẫn Nhục.

4. Viryanàramita: Tinh Tiến.

5. Dhyànapàratkita: Thiền Định.

6. Prajnãparamita: Trí Tuệ.

[23] VẠN HẠNH: làm mọi việc tốt lành có ích lợi cho bản thân và cho chúng sinh.

[24] Phật giáo là một tôn giáo nhưng không có tinh cách thần khải, thần quyền–chú thích của người viết.

[25] Trí Quang–Lịch Sử Truyền Bá Phật Giáo, trang VIII

[26] Những hội nghị trên đều có phái đoàn đại diện Đạo Phật Việt Nam.

[27] Luôn thể, tôi xin trích lược đoạn chính bài diễn văn của Tổng Thống Ấn Độ, đọc trước Đại Hội Phật Giáo Thế Giới kỳ VII, họp tại Sarnath từ 27–11 đến 4–12–1964, để cống hiến quí vị độc giả cùng thưởng lãm.

“… Thật không có gì ý nghĩa và thích hợp hơn kỳ hội nghị lần này tại vườnLộc Uyển (Sarnath). Vì chính nơi đây, khoảng 2500 năm về trước, đức Phật đãchuyển pháp luân (Dhamacakkarasutta), truyền giảng bốn chân lý (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) cho nhân loại. Đây là lần đầu tiên, một người Ấn Độ đã điều ngự được lòng sùng bái của nhân loại mà không cần đến một mũi tên, một ngọn giáo.

“Tôi tin tưởng rằng với kỳ hội nghị này mà đức Phật đã truyền giảng tại nơi đây, tượng trưng bởi “pháp luân” mà chính phủ Ấn Độ đã thành kính chọn làm quốc kỳ của mình, sẽ ngày càng sáng rỡ hầu làm ngọn đuốc dẫn dắt nhân loại đang quờ quạng trong bóng tối dầy đặc của tham, sân, si, đến Hòa Bình thịnh vượng.

“Đức Phật là lý tưởng của nhân loại, là một Người hoàn toàn nhất trong tất cả loài người từ cổ chí kim. Ngài là biểu tượng của những gì thanh cao, sáng suốt và tươi đẹp nhất hiện có ở thế gian.

“GIÁO LÝ CỦA NGÀI LÀ KẾT TINH TẤT CẢ NHỮNG GÌ GỌI LÀ TINH HOA CỦA LOÀI NGƯỜI, NHỮNG LỜI NGÀI DẠY LÀ NHỮNG LỜI NÓI VỀ SỰ THẬT, VỀ VŨ TRỤ VÀ VỀ CON NGƯỜI.

“… Tôi còn nhớ một người bạn của tôi, đại hiền triết Bertrand RUSSELL của Anh Quốc, đã có lần tuyên bố: “Đạo Phật hấp dẫn tôi chính vì khía cạnh thực tế (pragmatic), tự do và khoan dung của nó. Nếu tôi cần theo một tôn giáo, tôi sẽ chọn Đạo Phật”. Tôi cũng còn nhớ câu chuyện thủ tướng Anh Winston CHURCHILL kể cho tôi nghe về ảnh hưởng tốt đẹp của bức tượng Phật của ông trong thời đệ nhị thế chiến. Ông cho biết là suốt thời kỳ lãnh đạo cuộc chiến tranh chống lại Hitler, bức tượng Phật gia bảo để trên bàn trước mắt ông, đã đem lại cho ông không biết bao nhiêu là an lạc và can đảm. Một tôn giáo như thế, với một vị giáo chủ như thế, nhất định sẽ điều phục nhân loại để kiến tạo Hòa Bình và xây dựng một thế giới an lạc Từ Bi…

[28] Trích trong bản chương trình nghị sự giới thiệu sơ lược đạo Phật của Đại Hội Liên Đoàn Phật tử Châu Âu, họp tại Berlin, 9, 1992. tạp chí Lotus Blatter 8/92.

[29] “… vào cuối thời mạt pháp, đạo Phật sẽ phục hoạt trở lại”–Kinh Bảo Tích-

http://www.chuadieuphap.us/Tac_pham/Phathoccoban/Phathoctinhhoa_04.asp

 

Les commentaires sont fermés.